You are on page 1of 73

ĐỀ SỐ 01

I.ĐỌC HIỂU ( 3,0 điểm).


Đọc văn bản dưới đây và thực hiện yêu cầu :
1.Tranh tết Đông Hồ rất phong phú về nội dung, có
tranh đơn chiếc, nhưng đa số là tranh bộ đôi, bộ tứ,
dường như chịu ảnh hưởng từ thể biền ngẫu trong
văn học.Chúng đối với nhau từ màu nền, nội dung
và cả chữ trên tranh. Chủ đề trừ tà, cầu phúc, chúc
tụng như các tranh: Gà đại cát, Gà trống, Tiến tài
tiến lộc, ông tướng trấn môn…chủ đề cảnh vật, cảnh
sinh hoạt quan hệ gia đình, xã hội có: Lợn đàn, Gà
đàn, Thầy đồ có, Trạng chuột vinh qui, Đánh vật,
Rước trống, Hứng dừa, Đánh ghen, Rước rồng, Múa
kì lân…hay những tranh có nội dung ca ngợi anh
hùng dân tộc như : Hai bà Trưng, Ngô Quyền, Trần
Hưng Đạo, hoặc bắt nguồn cảm hứng từ các tác
phẩm văn học cổ điển như: Truyện Kiều, Truyện
Lục Vân Tiên…
2.Hầu hết tranh Đông Hồ đều có thơ hoặc phương
ngôn bằng chữ Nôm hay chữ Hán. Trong thơ có họa
và trong họa có thơ đã thể hiện mĩ cảm của người
phương Đông. Thơ và họa gắn bó với nhau vừa tạo
nên vẻ đẹp hoàn chỉnh của bố cục, vừa nói lên tâm
tư, tình cảm của người nghệ sĩ dân gian “ đối cảnh
sinh tình”.
( Đặng Thế Minh, thuyết minh Bảo tàng
Mĩ thuật Việt Nam, 2000).
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong
văn bản trên?
Câu 2 : Nêu nội dung chính của văn bản trên?
Câu 3 : Đoạn văn 1 tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ
gì? Nêu tác dụng của những biện pháp tu từ ấy.
Câu 4: Chỉ ra và phân tích tác dụng của các phép liên
kết trong đoạn trích trên.
ĐỀ 02
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản dưới đây và thực hiện các yêu cầu:
Chẳng ai muốn làm hành khất
Tội trời đày ở nhân gian
Con không được cười giễu họ
Dù họ hôi hám úa tàn

Nhà mình sát đường họ đến


Có cho thì có là bao
Con không bao giờ được hỏi
Quê hương họ ở nơi nào

Con chó nhà mình rất hư


Cứ thấy ăn mày là cắn
Con phải răn dạy nó đi
Nếu không thì con đem bán

Mình tạm gọi là no ấm


Ai biết cơ trời vần xoay
Lòng tốt gửi vào thiên hạ
Biết đâu nuôi bố sau này.
(Dặn con -
Trần Nhuận Minh)
Câu1. Xác định phương thức biểu đạt trong văn bản trên
?
Câu 2. Nêu ý nghĩa của cách dùng từ “hành khất” mà
không phải là “người ăn mày” trong câu đầu ?
Câu 3. Hãy lí giải tại sao người cha lại dặn con :
“Con không bao giờ được hỏi
Quê hương họ ở nơi nào?”
Câu 4. Những lời chia sẻ trong khổ cuối gợi cho anh chị
những suy nghĩ gì ?
ĐỀ SỐ 03
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến
câu 4:
Trong dòng đời vội vã có nhiều người dường như đã
quên đi tình nghĩa giữa người với người. Nhưng đã là
cuộc đời thì đâu phải chỉ trải đầy hoa hồng, đâu phải ai
sinh ra cũng có được cuộc sống giàu sang, có được gia
đình hạnh phúc toàn diện mà còn đó nhiều mảnh đời đau
thương, bất hạnh cần chúng ta sẻ chia, giúp đỡ.Chúng ta
đâu chỉ sống riêng cho mình, mà còn phải biết quan tâm
tới những người khác. (Đó chính là sự “cho” và “nhận”
trong cuộc đời này)
“Cho” và “nhận” là hai khái niệm tưởng chừng như
đơn giản nhưng số người cóthể cân bằng được nó lại chỉ
đếm được trên đầu ngón tay. Ai cũng có thể nói “Những
ai biết yêu thương sẽ sống tốt đẹp hơn” hay “Đúng thế,
cho đi là hạnh phúc hơn nhận về”. Nhưng tự bản thân
mình, ta đã làm được những gì ngoài lời nói? Cho nên,
giữa nói và làm lại là hai chuyện hoàn toàn khác nhau.
Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến
khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính
bản thân mình. Đâu phải ai cũng quên mình vì người
khác. Nhưng xin đừng quá chú trọng đến cái tôi của
chính bản thân mình. Xin hãy sống vì mọi người để
cuộc sống không đơn điệu và để trái tim cỏ những nhịp
đập yêu thương.
Cuộc sống này có qua nhiều điều bất ngờ nhưng cái
quan trọng nhất thực sự tồn tại là tình yêu thương. Sống
không chỉ là nhận mà còn phải biết cho đi. Chính lúc ta
cho đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất.
(Trích “Lời khuyên cuộc sống…”)
[Nguồn: radiovietnam.vn/…/xa…/loi-khuyen-cuoc-
song-suy-nghi-ve-cho-va-nhan]
Câu hỏi:
Câu 1. Trong văn bản trên, tác giả chủ yếu sử dụng thao
tác lập luận nào?
Câu 2. Nêu nội dung chính của văn bản trên?
Câu 3. Hãy giải thích vì sao người viết cho rằng: “Hạnh
phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi
bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính
bản thân mình’’
Câu 4: Thông điệp nào từ đoạn trích trên có ý nghĩa
nhất đối với anh/ chị?

ĐỀ SỐ 04
Phần I: Đọc - hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Nhiều người cho rằng có tiền là có tất cả. Tiền bạc
quả thật có sức mạnh lớn lao. Nhưng tiền bạc không
phải là vạn năng.
Nó có thể mua được chiếu giường, nhưng không mua
được giấc ngủ.
Nó có thể mua được châu ngọc, nhưng không mua
được sắc đẹp
Nó có thể mua được giấy bút, nhưng không mua
được ý thơ
Nó có thể mua được nhà cửa, nhưng không mua
được gia đình
Nó có thể mua được thức ăn, nhưng không mua được
sự ngon miệng
Nó có thể mua được trò chơi, nhưng không mua
được niềm vui
Nó có thể mua được xu nịnh, nhưng không mua được
lòng trung thành
Nó có thể mua được cánh hẩu, nhưng không mua
được tình bạn
Nó có thể mua được sự phục tùng, nhưng không mua
được lòng kính trọng
Nó có thể mua được quyền thế, nhưng không mua
được trí tuệ
Nó có thể mua được thể xác, nhưng không mua được
tình yêu
Nó có thể mua được vũ khí, nhưng không mua được
hòa bình.
(Theo Thác-cơ-rê, dẫn theo Ngữ văn 11 Nâng
cao, tập hai,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr. 17)
Câu 1 Đoạn trích trên sử dụng thao tác lập luận
nào?( 0,25 điểm)
Câu 2 Tác giả sử dụng thao tác lập luận đó nhằm
mục đích gì?( 0,5 điểm)
Câu 3 Hãy nêu cách hiểu của anh/ chị về một lí lẽ
được nêu trong đoạn trích trên.
(1,0 điểm)
Câu 4 Anh/ Chị có đồng tình với quan điểm "tiền
bạc không phải là vạn năng" không? Vì sao? (1,25
điểm)
ĐỀ SỐ 05
Đọc đoạn văn bản dưới đây và trả lới các câu hỏi:

1) Nhiều người cho rằng trẻ em ngày nay quá ám ảnh về


bản thân là do sự xuất hiện của mạng xã hội cùng các
công cụ chụp và đăng ảnh “tự sướng”. Tuy nhiên, thực
tế, căn bệnh “ái kỷ” này có thể nảy sinh từ rất sớm. Một
giả thuyết được đưa ra, cho rằng sự thiếu vắng tình
thương yêu của bố mẹ có thể khiến cho trẻ tự an ủi bản
thân bằng cách huyễn hoặc rằng mình hơn người và đòi
hỏi nhận được đối xử đặc biệt. Một giả thuyết khác lại
cho rằng các bậc phụ huynh đơn giản là thường đánh giá
quá cao con mình, khiến đứa trẻ nảy sinh lòng tự kiêu.
(2) Một nghiên cứu đã được thực hiện nhằm mục đích
so sánh tính xác thực của hai giả thuyết nêu trên. Các
chuyên viên đã tiến hành theo dõi 565 đứa trẻ ở độ tuổi
từ 7 đến 12 và 705 vị phụ huynh ở Mỹ và Hà Lan trong
vòng 18 tháng. Kết quả cho thấy, việc cha mẹ đánh giá
quá cao con cái vẫn có tác động tiêu cực nhiều hơn.
( 3) Những đứa trẻ tự yêu bản thân thường có xu hướng
phản ứng lại một cách mạnh mẽ hoặc thậm chí là sử
dụng bạo lực khi có ai đó đụng chạm đến cái tôi của
chúng. Chúng cũng dễ căng thẳng và rơi vào tình trạng
trầm cảm hơn các bạn cùng lứa. Tự yêu bản thân thực
chất là một chứng bệnh tâm lý khá nghiêm trọng…
( Trẻ mắc bệnh “ Tự yêu bản thân” do cha mẹ ngợi
khen quá nhiều-
Báo điện tử
Dân Trí, 13/12/2015)
Câu 1 (0,5 điểm) : Đoạn văn bản được viết theo phong
cách ngôn ngữ nào?
Câu 2 (1,0 điểm ): Dựa vào văn bản, anh/ chị hãy nêu
ngắn gọn hậu quả của bệnh ái kỷ.
Câu 3 (0,5 điểm): Nội dung chính của đoạn văn bản
trên là gì?
Câu 4 1,0 điểm): Theo anh/ chị bệnh ái kỷ còn gây ra
những hậu quả nghiêm trọng nào khác?
ĐỀ 06
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Cái quý giá nhất trên đời mà mỗi người có thể góp phần
mang lại cho chính mình và cho người khác đó là “năng
lực tạo ra hạnh phúc”, bao gồm năng lực làm người,
năng lực làm việc và năng lực làm dân.
Năng lực làm người là có cái đầu phân biệt được thiện –
ác, chân – giả, chính – tà, đúng – sai…, biết được mình
là ai, biết sống vì cái gì, có trái tim chan chứa tình yêu
thương và giàu lòng trắc ẩn.
Năng lực làm việc là khả năng giải quyết được những
vấn đề của cuộc sống, của công việc, của chuyên môn,
và thậm chí là của xã hội. Năng lực làm dân là biết được
làm chủ đất nước là làm cái gì và có khả năng để làm
được những điều đó. Khi con người có được những
năng lực đặc biệt này thì sẽ thực hiện được những điều
mình muốn. Khi đó, mỗi người sẽ trở thành một “tế bào
hạnh phúc”, một “nhà máy hạnh phúc” và sẽ ngày ngày
“sản xuất hạnh phúc” cho mình và cho mọi người.
Xã hội mở ngày nay làm cho không có ai là “nhỏ bé”
trên cuộc đời này, trừ khi tự mình muốn “nhỏ bé”. Ai
cũng có thể trở thành những “con người lớn” bằng hai
cách, làm được những việc lớn hoặc làm những việc nhỏ
với một tình yêu cực lớn. Và khi biết chọn cho mình
một lẽ sống phù hợp rồi sống hết mình và cháy hết mình
với nó, mỗi người sẽ có được một hạnh phúc trọn vẹn.
Khi đó, ta không chỉ có những khoảnh khắc hạnh phúc,
mà còn có cả một cuộc đời hạnh phúc. Khi đó, tôi hạnh
phúc, bạn hạnh phúc và chúng ta hạnh phúc. Đó cũng là
lúc ta thực sự “chạm” vào hạnh phúc!.”
(Trích Để chạm vào hạnh phúc – Giản Tư Trung,
Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, 3/2/2012)
Câu 1 (0,5 điểm). Xác đinh phong cách ngôn ngữ của
văn bản.
Câu 2 (0,5 điểm). Nêu nội dung chính của văn bản .
Câu 3 (1,0 điểm). Trong văn bản có nhiều cụm từ in
đậm được để trong ngoặc kép, hãy nêu công dụng của
việc sử dụng dấu ngoặc kép trong những trường hợp
trên. Từ đó, hãy giải thích nghĩa hàm ý của 02 cụm
từ “nhỏ bé” và “con người lớn”
Câu 4 (1,0 điểm). Theo quan điểm riêng của mình,
anh/chị chọn cách “chạm” vào hạnh phúc bằng
việc “làm những việc lớn” hay “làm những việc nhỏ với
một tình yêu cực lớn”. Vì sao? (Nêu ít nhất 02 lý do
trong khoảng 5 – 7 dòng)
ĐỀ 07
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Thái độ sống
Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó
Sao ta không tròn ngay tự trong tâm ?

Đất ấp ôm cho những hạt nảy mầm


Nhưng chồi tự vươn mình tìm ánh sáng
Nếu tất cả đường đời đều trơn láng
Chắc gì ta đã nhận ra ta

Ai trong đời cũng có thể tiến xa


Nếu có khả năng tự mình đứng dậy
Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy
Đâu chỉ dành cho một riêng ai.
(Trích Tự sự – Nguyễn Quang Hưng)
1.Xác định phong cách ngôn ngữ trong bài thơ trên.
2.Cho biết tác dụng củahai biện pháp tu từ: ẩn dụ và
nhân hóa được sử dụng trong hai câu thơ:
“Đất ấp ôm cho những hạt nảy mầm
Nhưng chồi tự vươn mình tìm ánh sáng”
3.Vì sao tác giả lại cho rằng:
“Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy
Đâu chỉ dành cho một riêng ai.”
4.Thông điệp nào có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?
ĐỀ 08
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Hạnh phúc là
hành trình, không phải đích đến !
Có mấy ai nhận ra rằng khoảng thời gian hạnh phúc nhất
chính là những giây phút hiện tại mà chính ta đang
sống? Cuộc sống vốn chứa đựng nhiều thử thách, khó
khăn và nghịch cảnh. Cách tốt nhất thích ứng cuộc sống
này là chấp nhận thực tế và tin vào chính mình. Tự bản
thân mỗi chúng ta, trong bất kì hoàn cảnh nào, phải biết
cảm nhận và tìm lấy niềm hạnh phúc cho riêng mình.
Đừng trông đợi một phép màu hay một ai đó sẽ mang
hạnh phúc đến cho bạn. Đừng đợi đến khi bạn thật rảnh
rỗi hay đến lúc tốt nghiệp ra trường, đừng đợi đến khi
kiếm được thật nhiều tiền, có gia đình hoặc đến khi
được nghỉ hưu mới thấy đó là lúc bạn được hạnh phúc.
Đừng đợi đến mùa xuân, mùa hạ, mùa thu hay mùa
đông rồi mới cảm thấy hạnh phúc. Đừng đợi tia ánh
nắng ban mai hay ánh hoàng hôn buông xuống bạn mới
nghĩ là hạnh phúc. Đừng đợi đến chiều thứ bảy, những
ngày cuối tuần, ngày nghỉ, ngày sinh nhật hay một ngày
đặc biệt nào mới thấy đó là hạnh phúc của bạn. Tại sao
không phải lúc này? Hạnh phúc là một con đường đi,
một hành trình. Hãy trân trọng những khoảnh khắc quý
giá trong chuyến hành trình ấy. Hãy dành thời gian quan
tâm đến người khác và luôn nhớ rằng, thời gian không
chờ đợi một ai!
(Trích Hạt giống tâm hồn, NXB Văn học, 2012)
1.Xác định thao tác lập luận chủ yếu và trình tự lập
luận được sử dụng trong đoạn trích trên.
2.Anh/chị hiểu thế nào về câu nói: “Hạnh phúc là
một con đường đi, một hành trình”?
3.Tại sao tác giả cho rằng: “khoảng thời gian hạnh
phúc nhất chính là những giây phút hiện tại mà
chính ta đang sống”?
4.Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất
với anh/chị?
LUYỆN GIẢI ĐỀ 09
PHẦN ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Nếu bước chân vào bất kì bệnh viện nào và hỏi bác sĩ về
“bệnh vô cảm”, chắc chắn bạn sẽ không nhận được câu
trả lời. Bởi đó là căn bệnh tồn tại ngoài xã hội chứ
không phải đơn thuần trên giường bệnh. “Bệnh vô cảm”
là tình trạng chai sạn của tâm hồn, là thái độ sống thờ ơ,
lãnh đạm trước những gì diễn ra xung quanh mình.
Đáng sợ hơn là nó diễn ra ngay cả trước những đau khổ,
mất mát của con người. Một ngày, bạn không còn biết
yêu thương và cũng không căm ghét, không cảm nhận
được hạnh phúc và cũng không động lòng trước đau
khổ, không có khát vọng sống ý nghĩa… thì ắt hẳn, bạn
đang có những “triệu chứng” của căn bệnh vô cảm đáng
sợ kia. Nó không làm con người ta đau đớn hay chết đi
về thể xác nhưng lại làm trái tim và tâm hồn chết dần
trong sự lạnh lẽo. Và phải chăng “cái chết không phải là
điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời, sự mất mát lớn
nhất là bạn để tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống” như
lời Nooc-man Ku-sin đã khẳng định?
(Theo Bài tập Ngữ văn 12, tập Hai, tr.75, NXBGDVN-
2011)
1.Xác định phương thức biểu đạt và đặt nhan đề cho
văn bản?
2.Theo tác giả, những “triệu chứng” của thói vô cảm là
gì?
3.Tại sao tác giả lại cho rằng vô cảm là căn bệnh tồn
tại ngoài xã hội chứ không phải đơn thuần trên
giường bệnh?
4. Theo anh/chị mỗi người cần phải làm những gì để
tâm hồn không tàn lụi ngay khi còn sống? (Trình bày
trong khoảng 5-7 câu)
LUYỆN GIẢI ĐỀ 10
PHẦN ĐỌC – HIỂU:
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Hãy sống như đời sống để biết yêu nguồn cội
Hãy sống như đồi núi vươn tới những tầm cao
Hãy sống như biển trào, như biển trào để thấy bờ bến
rộng
Hãy sống như ước vọng để thấy đời mênh mông

Và sao không là gió, là mây để thấy trời bao la


Và sao không là phù sa rót mỡ màu cho hoa
Sao không là bài ca của tình yêu đôi lứa
Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư

Và sao không là bão, là giông, là ánh lửa đêm đông


Và sao không là hạt giống xanh đất mẹ bao dung
Sao không là đàn chim gọi bình minh thức giấc
Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư
Câu 1: Chủ đề bài hát là gì? Phương thức biểu đạt của
bài hát trên?
Câu 2: Chỉ ra và phân tích hiệu quả của những biện
pháp tu từ được sử dụng trong lời bài hát trên?
Câu 3: Những câu nào trong lời bài hát để lại cho anh
(chị) ấn tượng sâu sắc nhất?
Câu 4: Lời bài hát đem đến cho mọi người cảm xúc gì?
LUYỆN GIẢI ĐỀ 11
PHẦN ĐỌC HIỂU:
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi
NƠI DỰA
Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia ?
Khuôn mặt trẻ đẹp chim vào những miền xa nào..
Đứa bé đang lẫm chẫm muôn chạy lên, hai chân nó cứ
ném về phía trước, bàn tay hoa hoa một điệu múa kì lạ.
Và cái miệng líu lo không thành lời, hát một bài hát
chưa từng có.
Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi
dựa cho người đàn bà kia sống.
Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia?
Đôi mắt anh có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần
nhìn vào cái chết.
Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh bước tìmg bước
run rẩy.
Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn
đan vào nhau, mỗi nếp nhăn chứa đựng bao nỗi cực
nhọc gắng gỏi một đời.
Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơii
dựa cho người chiến sĩ kia đi qua những thử thách.
(Nguyễn Đình Thi, Tia nắng, NXB Văn học, Hà Nội,
1983)
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên.
Câu 2: Hãy chỉ ra nghịch lí trong hai câu in đậm của văn
bản trên.
Câu 3: Qua văn bản trên, anh/ chị hiểu thế nào là nơi
dựa của mỗi con người trong cuộc đời?
Câu 4: Xác định các dạng của phép điệp trong văn bản
trên và nêu hiệu quả nghệ thuật của chúng.
LUYỆN GIẢI ĐỀ 12
Văn bản 1: Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi từ câu
1 - 4:
“Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
Ôi tiếng Việt như đất cày , như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ

Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát


Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
Như gió nước không thể nào nắm bắt
Dấu huyền trầm , dấu ngã chênh vênh”
( Lưu Quang Vũ – Tiếng Việt )
1- Văn bản trên thuộc thể thơ nào?
2- Chỉ ra và phân tích biện pháp tu từ được sử dụng chủ
yếu trong văn bản.
3- Văn bản thể hiện thái độ, tình cảm gì của tác giả đối
với tiếng Việt.

LUYỆN GIẢI ĐỀ 13
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên
dưới:
Dạo này, dường như ngày càng có nhiều người,
nhất là lớp trẻ, khi nói và viết tiếng Việt thường chen
tiếng nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh. Hồi nước ta
còn thuộc Pháp, thói quen chen tiếng Pháp cũng khá
phổ biến và được gọi là “tiếng lai”.
Phải nhận rằng, trong sự phát triển mau lẹ của
khoa học và công nghệ, nhất là của tin học và công
nghệ thông tin, nhiều thuật ngữ mới ra đời, mà do
chưa kịp có từ tương ứng trong tiếng Việt, nên buộc
phải dùng thuật ngữ bằng tiếng nước ngoài khi nói
cũng như khi viết. Song điều đáng nói là, đang có
nhiều người cứ thích nói bằng tiếng Anh những từ
hoàn toàn có thể diễn đạt được bằng tiếng Việt, và
hãnh diện coi đó là thời thượng, là “sành điệu”.
… Có ý kiến cho rằng hiện tượng nên khuyến khích,
vì đấy là một cách học và thực hành tiếng Anh, một
công cụ không thể thiếu để hội nhập quốc tế. Một ý
kiến thoạt nghe tưởng chừng rất có lí. Thế nhưng
người học ngoại ngữ phải chăng có quyền coi thường
tiếng mẹ đẻ, phải chăng không cần giữ gìn sự trong
sáng của tiếng nói Việt Nam? Nói tiếng lai có thể tăng
sức nhớ một số từ nước ngoài, nhưng chưa hẳn đã có
lợi cho việc học ngoại ngữ. Vì muốn hiểu sâu ngoại
ngữ thì phải biết được từ đồng nghĩa hoặc từ tương
ứng trong tiếng Việt; dùng từ tiếng nước ngoài mà
không chuyển được thành tiếng Việt thì chưa phải đã
nắm chắc tiếng nước ngoài. Đâu phải ngẫu nhiên mà
những người giỏi tiếng nước ngoài rất ít khi dùng
tiếng lai; còn những người sính dùng tiếng lai thì
hoặc là cho rằng tiếng Việt không đủ sức diễn tả,
hoặc là không thật sự hiểu sâu tiếng nước ngoài nên
không dùng được sang tiếng Việt.
(Theo Bài tập Ngữ văn 11, Tập hai,
NXB Giáo dục, 2008, tr.21-22)
Câu 1. Đoạn trích trên đề cập đến vấn đề gì?
Câu 2. Theo tác giả, muốn hiểu sâu ngoại ngữ thì
người học cần điều kiện gì?
Câu 3. Tác giả bày tỏ thái độ như thế nào đối với
những người khi nói và viết tiếng Việt thường chen
tiếng nước ngoài vào?
Câu 4. Từ đoạn trích, anh/chị suy nghĩ gì về trách
nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt?
LUYỆN GIẢI ĐỀ 14
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên
dưới:
Thiên nhiên đóng vai trò hết sức quan trọng đối với
sự học tập ở trẻ bởi nguyên nhân mấu chốt xuất phát
từ nguồn gốc loài người. Trong hơn 99% lịch sử tiến
hóa của chúng ta,
con người chủ yếu phải tìm cách thích nghi với các
thế lực tự nhiên. Chúng ta dần dần có xu hướng liên
kết với thiên nhiên, xu hướng này được gọi biophilia.
Để phát triển được thì
biophilia đòi hỏi kinh nghiệm và sự dưỡng dục cả về thể
chất lẫn tinh thần.
Tuy nhiên, ngoài một nhận thức mơ hồ rằng “ngoài
trời” là tốt cho trẻ em, chúng ta chỉ mới bắt đầu khám
phá vai trò của thiên nhiên trong học tập và phát
triển. Các bằng chứng khoa học còn hạn chế nhưng
những phát hiện về y tế, giáo dục, công việc, giải trí
và cộng đồng chỉ ra rằng tiếp xúc với thiên nhiên vẫn
là điều quan trọng không thể thay thế đối với sự phát
triển của trẻ. Ví dụ, một nghiên cứu về trẻ em trong
độ tuổi từ 5 đến 12 với sự tham gia của 90 trường học
ở Úc phát hiện ra rằng sinh hoạt ngoài trời giúp trẻ
em tự tin, tăng khả năng làm việc với người khác, cải
thiện sự quan tâm, mối quan hệ và sự tương tác với
người lớn (C. Maller and M. Townsend Int. J. Learn.
12, 359-372; 2006).
Việc được chìm đắm trong sự giàu có về cảm xúc
và thông tin cũng như vẻ sống động của cánh rừng,
bờ biển, đồng cỏ… sẽ thúc đẩy những phản ứng học
tập cơ bản như xác
định, phân biệt, phân tích và đánh giá. Trẻ em phân
biệt cây lớn với cây nhỏ, cây trong nhà với cây ngoài
vườn, dây leo với dương xỉ, kiến với ruồi, vịt với chim
sẻ, sinh vật thật với những con thú tưởng tượng. Trẻ
phát triển các kỹ năng định lượng bằng cách đếm côn
trùng và hoa; thu thập kiến thức về vật chất khi chơi
trong cỏ và bùn; tìm hiểu vật lý khi nhìn nước suối
chảy qua chướng ngại và khe hở. Khi nhận biết đồi,
thung lũng, hồ, sông, núi, trẻ em học về các dạng địa
chất. Khi tương tác với các sinh vật khác, từ cây cối
đến
động vật, trẻ em tiếp xúc với nguồn cảm hứng vô
tận, nảy sinh sự gắn bó về cảm xúc và
động lực để học tập. Quá trình thích ứng với thế giới
tự nhiên thay đổi không ngừng, và thường không thể
dự báo, sẽ giúp trẻ em học cách thích nghi và giải
quyết vấn đề.
(Trích Thiên nhiên, người
thầy ưu việt - Barbara Kiser,
www.tiasang.com.
vn, 06/8/2015)
Câu 1. Vấn đề được đề cập đến trong đoạn trích là
gì?
Câu 2. Quá trình thích ứng với thế giới tự nhiên
thay đổi không ngừng, và thường không thể dự báo
mang lại lợi ích gì đối với trẻ em?
Câu 3. Việc tiếp xúc với thiên nhiên sẽ giúp trẻ em
phát triển như thế nào?
Câu 4. Anh/Chị suy nghĩ gì khi ngày càng có nhiều
trẻ em thu mình, tách biệt với thế giới bên ngoài?
LUYỆN GIẢI ĐỀ 15
. Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
CHẤT GÂY NGHIỆN
Không phải chỉ có thuốc phiện hay heroin mới là
những chất gây nghiện. Bia rượu và thuốc lá và ngay
cả cà phê, thuốc an thần, thuốc ngủ cũng được xem là
chất gây nghiện. Chất gây nghiện là những chất khi
đã dùng quen dùng, em sẽ rất khó từ bỏ và không hoạt
động bình thường nếu không có chúng.
Một số chất gây nghiện cực kỳ có hại cho em như
thuốc phiện, heroin, rượu và thuốc lá.
Em nên tránh xa.
Nếu em muốn chứng tỏ mình “nam tính”, hoặc bạn
bè khích “thử một lần cho biết”, hãy dừng lại và tự
hỏi bố mẹ và những người thân nghĩ gì về điều đó?
Nó có ảnh hưởng đến gia đình em và chính bản thân
em không?
Nghĩ về hậu quả việc mình làm là dấu hiệu đầu tiên
của sự trưởng thành.
Rất dễ bị nghiện nhưng lại rất khó để từ bỏ. “Tôi
có thể bỏ bất cứ lúc nào tôi muốn” là câu mà em có
thể nghe tất cả những người nghiện rượu, thuốc lá
hay nói. Nhưng điều đó hoàn toàn khác xa sự thật.
Nếu quả đúng vậy thì họ đã bỏ được từ lâu rồi. Vì vậy
tốt nhất là đừng dính vào nó!
Thuốc lá
Em nghĩ hút thuốc trông rất oai. Tất cả bạn bè của
em đều hút vì thế mà em cũng không muốn mình “lạc
lõng”. Hay nói cách khác, làm sao em có thể không
hút khi tất cả mọi người đều hút? Họ sẽ nói gì? Ngoài
ra, em cho là mình trông đứng đắn và trưởng thành
hơn với một điếu thuốc lá trên tay. Tuy nhiên, đó chỉ
là ảo tưởng. Sự trưởng thành thể hiện qua suy nghĩ
chứ không phải bằng cách đốt thuốc. Và tại sao em
lại phải giống những người khác chứ? Hãy tạo sự
khác biệt, hãy là chính mình. Hãy học cách nói
KHÔNG.
Chất nicotine là thuốc độc - khói thuốc lá rất có hại
cho sức khỏe của em, cũng như sức khỏe của những
người xung quanh em. Khói thuốc làm xấu da, vàng
răng, hôi miệng. Khói thuốc không chỉ là cái mùi
khen khét vương lên tóc, quần áo gây khó chịu mà nó
còn độc hại hơn em tưởng nhiều. Có ít nhất 250 chất
độc trong khói thuốc. Phần nhiều trong số các chất đó
gây ra bệnh ung thư.
Con cái của những người hút thuốc sẽ đặc biệt đối
mặt với nguy hiểm. Nếu nghĩ đến “gia đình nhỏ”
trong tương lai, em đừng nên hút thuốc. Nếu phải
sống với những người hút thuốc, em hãy phát động
những chiến dịch chống hút thuốc và sau đó kêu gọi
bạn bè cùng tham gia.
Bia rượu
Tại sao các bạn trẻ lại thích rượu bia? Do khó từ
chối nên phải nâng ly trong các bữa tiệc? Quan trọng
nhất vẫn là từ phía gia đình. Những em sinh ra trong
gia đình có thói nhậu nhẹt sẽ có nhiều nguy cơ thử
đến bia rượu hơn là những em khác. Nếu bạn của em
thích uống rượu, em cũng muốn giống như họ.
Bia rượu gây choáng váng, làm chậm khả năng
phản xạ. Những người say thường bước lảo đảo, hét
la trên đường về, ói mửa, nói chuyện một mình; nói
một cách khác, họ cư xử hoàn toàn khác lạ. Nếu tiếp
tục uống, họ sẽ bất tỉnh. Nếu uống quá thường xuyên,
họ sẽ không thể làm bất cứ việc gì nếu thiếu rượu. Họ
đã lệ thuộc vào bia rượu.
Bia rượu sẽ phá hủy sức khỏe và ảnh hưởng đến
nhận thức cũng như cách cư xử của em. Một số người
trở nên thô lỗ; một số chết trên đường. Em có muốn
như họ không?
Bạn bè có thể gọi em là kẻ “chết nhát” nếu em
uống coca trong khi họ uống bia hoặc rượu. Đừng để
họ làm em dao động. Hãy cho họ biết rằng nhậu nhẹt
không phải là dấu hiệu của nam tính, mà nam tính
chính là bản lĩnh cưỡng lại những chuyện đó.
(Theo Cẩm nang con trai,
NXB Trẻ, 2014, tr.121-123)
Câu 1. Theo bài viết, thế nào là chất gây nghiện?
Câu 2. Tác hại của thuốc lá và bia rượu là gì?
Câu 3. Vì sao nghĩ về hậu quả việc mình làm là dấu
hiệu đầu tiên của sự trưởng thành.?
Câu 4. Anh/Chị sẽ làm gì nếu trong gia đình mình
có người sử dụng chất gây nghiện?

LUYỆN GIẢI ĐỀ 16
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Thái độ làm việc mới dẫn tới thành công
chứ không phải thông minh
Các nhà khoa học đã chứng minh: Thái độ làm việc
mới là yếu tố tiên quyết dẫn tới thành công trong công
việc chứ không phải là mức độ thông minh.
Nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà tâm lý học Carol
Dweck tại Đại học Stanford, người đã dành nhiều
năm nghiên cứu mối liên hệ giữa thái độ và hiệu quả
công việc.
Trong nghiên cứu lần này, bà đã đưa ra kết luận
rằng thái độ làm việc có thể được dùng để dự đoán sự
thành công, chứ không phải là chỉ số IQ.
Thái độ của con người thuộc một trong 2 trạng thái
cốt lõi: nhận thức cố định (fixed mindset) và nhận
thức phát triển (growth mind).
Đối với nhận thức cố định, bạn tin rằng bạn là ai
và bạn không thể thay đổi. Do đó khi đối mặt với
những thử thách mới, bạn sẽ cảm thấy rằng mọi thứ
vượt quá tầm kiểm soát của bạn, từ đó dẫn tới cảm
giác tuyệt vọng và bị choáng ngợp.
Những người có nhận thức phát triển lại tin rằng
họ có thể cải thiện bằng sự nỗ lực. Họ làm việc hiệu
quả hơn những người có nhận thức cố định ngay cả
khi có chỉ số IQ thấp hơn họ chủ động nắm bắt thử
thách, xem nó như một cơ hội để học được những thứ
mới.
Người ta thường nghĩ rằng có khả năng, có sự
thông minh sẽ truyền cảm hứng cho sự tự tin. Điều đó
chỉ đúng đối với công việc diễn ra một cách suôn sẻ.
Yếu tố quyết định trong cuộc sống là cách bạn xử lý
những thất bại và thách thức. Những người có nhận
thức phát triển sẽ dang rộng vòng tay để chào đón sự
thất bại.
Theo giáo sư Dweck, sự thành công trong cuộc đời
phụ thuộc vào cách bạn đối mặt với thất bại. Vậy
người có nhận thức phát triển nghĩ gì về sự thất bại?
Bà cho biết: “Sự thất bại là một dữ liệu, chúng ta
đặt tên nó là thất bại và nhưng hơn
nữa, nó còn nói với chúng ta rằng “cách làm này
không được và tôi là người giải quyết vấn đề, do đó tôi
sẽ cố gắng làm một cái gì đó khác hơn.” [...]
Chí
Hiếu
(Lược dịch từ bài viết của tiến sĩ Travis Bradberry,
đồng tác giả của cuốn sách bán chạy Emotional
Intelligence 2.0 và là tác giả của nhiều chương trình
huấn luyện trí tuệ cảm xúc -
Theo
Business
Insider)
(Theo
www.vietnamnet.vn,
18/9/2015)
Câu 1. Theo bài viết, đâu là yếu tố tiên quyết dẫn tới
thành công?
Câu 2. Theo nhà tâm lí học Carol Dweck, thái độ
của con người thuộc vào một trong những trạng thái
cốt lõi nào?
Câu 3. Anh/Chị có đồng tình với ý kiến của Carol
Dweck khi bà cho rằng: sự thành công trong cuộc đời
phụ thuộc vào cách bạn đối mặt với thất bại? Vì sao?
Câu 4. Để thành công trong học tập, anh/chị tự
nhận thấy cần xác định một thái độ học tập như thế
nào?
LUYỆN GIẢI ĐỀ 17
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên
dưới:
Priscilla và tôi rất hạnh phúc chào đón con gái
Max đến với thế giới này! Nhân sự kiện con gái của
chúng tôi chào đời, chúng tôi viết một lá thư gửi tới
cho Max để nói về thế giới mà chúng tôi kỳ vọng Max
sẽ trưởng thành từ đó.
Đó là một thế giới nơi chúng ta có thể phát triển
những tiềm năng của con người và thúc đẩy sự bình
đẳng - bằng những việc hữu ích như chữa trị bệnh tật,
chuyên biệt hóa việc học, sản xuất năng lượng sạch,
kết nối con người, xây dựng cộng đồng gắn kết, giảm
thiểu nghèo đói, đưa lại công bằng luật pháp và đem
tới sự thấu hiểu giữa các dân tộc.
Chúng tôi đang tận tâm thực hiện phần việc nhỏ
bé của mình để giúp tạo nên một thế giới lý tưởng như
vậy cho tất cả trẻ em. Chúng tôi sẽ hiến tặng 99% cổ
phần Facebook của mình - hiện tại có trị giá vào
khoảng 45 tỉ đô la - để trong suốt cuộc đời mình,
chúng tôi sẽ cùng tham gia với những người khác cải
thiện thế giới này cho thế hệ tiếp theo.
Cảm ơn tất cả các bạn vì tình cảm và sự động viên
mà các bạn đã dành cho chúng tôi trong suốt thời kỳ
Priscilla mang thai. Các bạn đã đem lại cho chúng tôi
hy vọng rằng cùng với nhau, chúng ta có thể xây dựng
thế giới lý tưởng cho Max và cho tất cả các trẻ em
khác.
(Trích Xúc động trước lá thư ông chủ
Facebook gửi con gái mới chào đời,
theo
www.dantri.com.vn, 02/12/2015)
Câu 1. Trong đoạn trích, người cha thể hiện mong
muốn về một thế giới như thế nào trong tương lai để
Max - con gái anh - và tất cả trẻ em trưởng thành từ
đó?
Câu 2. Để góp phần tạo nên một thế giới lý tưởng
(…) cho tất cả trẻ em, ông chủ mạng xã hội Facebook
đã có hành động cụ thể nào?
Câu 3. Vì sao ông chủ Facebook lại viết rằng: Các
bạn đã đem lại cho chúng tôi hy vọng rằng cùng với
nhau, chúng ta có thể xây dựng thế giới lý tưởng cho
Max và cho tất cả các trẻ em khác?
Câu 4. Anh/Chị có mong muốn về thế giới lý tưởng
mà người cha trong đoạn trích đã tưởng tượng không?
Vì sao?

LUYỆN GIẢI ĐỀ 18
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên
dưới:
“BÔNG HỒNG GAI”
LÀNG NHIẾP ẢNH
Nguyễn Thị Phương
Dung
(chủ nhân thương hiệu đồ cưới Luciola và
tiệm thời trang Elpis)
Tốt nghiệp lớp 12, Dung không đăng kí thi đại học
như bạn bè. Đam mê nhiếp ảnh và từng được thử sức
ở lĩnh vực này suốt các năm cấp Ba, cô nàng quyết
tâm hiện thực hóa giấc mơ làm việc trong ngành thời
trang, ảnh cưới. Dùng tiền dành dụm ba năm từ việc
chụp ảnh chân dung và làm người mẫu cho các shop
thời trang, tạp chí, Dung mở một tiệm chụp ảnh cưới
nhỏ ở Biên Hòa.
Hoạt động một thời gian, cửa tiệm bị... đóng cửa vì
cô nàng chẳng có kinh nghiệm về quản lý hay tính
toán phương hướng kinh doanh. Sau thất bại đầu,
Dung tiếp tục tích góp bằng việc chụp chân dung, rồi
hùn vốn với một người bạn lần thứ hai kinh doanh
nhưng cũng mau chóng tan rã vì bất đồng quan điểm.
Dung vẫn kiên trì mở cửa tiệm ảnh cưới lần thứ ba
nhưng vẫn không thành công. Nản lòng, gia đình
cũng lo lắng, Dung tính gác lại giấc mơ chụp ảnh của
mình. Cô nàng bán chiếc máy ảnh yêu quý để mua xe
máy và bắt đầu công việc văn phòng tại Sài Gòn.
Sau một thời gian làm văn phòng, trái tay, lại nhớ
nghề, cô nàng nghỉ việc, bán xe để có vốn thử sức
mình lần nữa. Tiền vốn ít ỏi, không đủ kinh phí đầu tư
máy ảnh, đồ dùng. Con đường phía trước trở nên bế
tắc. Nhưng chính sự “máu lửa” và quyết tâm khiến
Dung có động lực tiếp tục theo đuổi đam mê. Không
có máy ảnh nên cô nàng thuê lại máy từ một người
bạn và chú ruột cho mỗi lần chụp, tích góp tiền bạc
làm vài bộ đầm cưới đơn giản. Những ngày đầu chụp
chỉ có hai người, Dung phải tự học luôn việc trang
điểm, làm tóc, tự mày mò photoshop, cắm hoa...
Không có tiền nhưng Dung cũng gom hết để đi học
những khóa ngắn hạn chuyên về kinh doanh và quản
lý - có những thứ cần phải học bài bản mới có thể
phát triển, đây là những gì Dung rút kinh nghiệm từ
vô số lần thất bại trước.
Nhỏ con, nhưng luôn phải mang theo một chiếc
máy nặng hơn 3 kí suốt 8 tiếng một ngày. Tối đến
thức đến 3-4 giờ sáng để chỉnh album, tự tay làm hoa
cưới. Một năm trời ngày nào cũng lặp lại chu trình
kinh khủng như vậy. Cuối cùng thì may mắn cũng
mỉm cười. Cửa tiệm nhỏ trong hẻm ngày nào của cô
nàng giờ trở thành một thương hiệu được biết đến.
Cái tên Luciola có chỗ đứng trong giới nhiếp ảnh.
Thậm chí cô nàng còn được các nghệ sĩ tin tưởng mời
chụp cho đám cưới của mình.
Hiện Phương Dung vừa cho ra mắt một thương
hiệu thời trang riêng của bản thân. Rõ ràng nếu bạn
đủ quyết tâm, đủ kiên nhẫn, mọi giấc mơ đều có thể
trở thành hiện thực.
(Theo Hoa học trò, số ra
ngày 24/8/2015, tr.16)
Câu 1. Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông,
Phương Dung lựa chọn con đường nào? Điều gì đã
thôi thúc Dung lựa chọn con đường đó?
Câu 2. Theo anh/chị, vì sao Phương Dung liên tục
thất bại?
Câu 3. Điều gì làm nên thành công hôm nay của
Phương Dung?
Câu 4. Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông,
anh/chị sẽ tiếp tục làm gì? Vì sao?

LUYỆN GIẢI ĐỀ 19
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên
dưới:
Điều gì làm giáo dục Phần Lan đứng đầu thế giới?
Hãy nghe GS Pasi Sahlberg, nhà giáo dục, Tổng
Giám đốc Trung tâm Luân chuyển và Hợp tác quốc tế
Phần Lan (National Centre for International Mobility
and Cooperation, CIMO) giải thích: “Chúng tôi
chuẩn bị cho trẻ em học cách để học chứ không phải
học cách để làm một bài kiểm tra”. Vị GS này nhấn
mạnh: “Người Phần Lan không hề coi trọng mọi kỳ
sát hạch học sinh. Họ không bao giờ mở các lớp
chuyên để đào tạo “gà nòi” đi thi như ở một số nước
khác”.
Qua những điều vị GS nói, có thể thấy giáo dục
Phần Lan không quá chú trọng vào việc đánh giá học
sinh qua điểm số, qua các đợt kiểm tra nặng nề cuối
mỗi học kỳ, năm học hoặc bậc học. Cũng do không
quá coi trọng phần đánh giá, xếp loại nên không có lý
do gì để bắt ép các em phải nhồi nhét nhiều kiến thức,
phải đi học thêm. Và như vậy, hệ thống trường
chuyên, lớp chọn cũng không còn lý do tồn tại.
Vì sao không xếp loại học sinh? Vì họ quan niệm
mọi học sinh đều có năng lực, không em nào giống
em nào, do đó đưa ra một chuẩn giống nhau để đo
năng lực các em là khập khiễng. Cũng như khi cho
khỉ, voi, chim cánh cụt và thỏ chạy đua xem ai nhanh
nhất thì không thấy được ưu thế của từng loài vật này.
Công việc của giáo viên là làm sao thấy được năng
lực của riêng từng học sinh và tìm cách phát huy hết
năng lực đó của các em.
Nghiên cứu công việc chính yếu của giáo viên Phần
Lan, người ta phát hiện ra điều thú vị này - cũng là
chìa khóa mở ra cánh cửa thành công của giáo dục
nước này: dạy học là quá trình khơi gợi lòng đam mê
tự học nơi học sinh. Khi học sinh yêu thích công việc
học hành của chúng thì rõ ràng giáo viên không cần
phải ra sức nhồi nhét kiến thức vào đầu chúng. Sự
nhồi nhét ấy nếu có, chẳng khác nào như khi ta tiếp
tục đổ nước vào cốc nước đã đầy, càng đổ càng tràn
ra ngoài mà thôi. Mọi trường chuyên, lớp chọn, mọi
hình thức kiểm tra, đánh giá hóa ra không còn quan
trọng là vì vậy.
Việc học tập của học sinh bây giờ trở thành quá
trình tự giác, thành niềm vui thích.
Vậy làm thế nào để học sinh đam mê việc học? Giả
sử bạn được yêu cầu giặt cái áo của mình. Thật không
gì chán bằng. Nhưng nếu giáo viên yêu cầu bạn tìm
cách giặt áo làm sao cho sạch nhất. Lúc này bạn bắt
đầu vắt óc suy nghĩ. Vâng, cũng là một công việc giặt
áo nhưng hai phương pháp khác nhau. Vấn đề của
giáo viên là tìm ra phương pháp giảng dạy để kích
thích học sinh ham học.
Nhưng trước khi để giáo viên làm được điều này,
giáo dục Phần Lan đã tạo điều kiện để giáo viên đủ
sự hào hứng cần thiết để tập trung vào chuyên môn.
Các nhà quản lý giáo
dục đã khéo léo không để giáo viên vướng bận quá
nhiều vào gánh nặng sổ sách, hội họp. Và cũng như
học sinh, giáo viên không bị đánh giá, xếp loại thi đua
so với giáo viên khác. Môi trường ấy đã tạo ra tính tự
giác cao trong giáo viên. Môi trường ấy dựa trên sự
tôn trọng người thầy; đề cao vai trò người thầy trong
xã hội. Những điều kiện trên sẽ khuyến khích người
thầy có nhiều ý tưởng, sáng tạo trong cách truyền thụ
kiến thức cho trò.
Tất nhiên, để đội ngũ giáo viên có đủ năng lực và
phẩm chất hoạt động trong môi trường giáo dục năng
động và dựa trên tinh thần trách nhiệm như vậy,
trước hết giáo dục Phần Lan làm cuộc sàng lọc khá
gắt gao đầu vào. Người giỏi mới được làm giáo viên.
Các trường sư phạm tuyển sinh rất khắt khe, tỷ lệ thi
đỗ chỉ đạt 10%.
Ở Việt Nam, nền giáo dục cũng đang có những
chuyển động theo hướng tích cực. Những đổi mới về
cách đánh giá, về phương pháp giảng dạy gần đây đã
bước đầu khơi gợi tiềm năng sáng tạo của học sinh và
giáo viên. Việc đổi mới cách nhận xét, xóa các danh
hiệu của học sinh tiểu học cũng nằm trong lộ trình đổi
mới ấy. Tất nhiên, giáo dục Việt Nam còn nhiều việc
phải làm và phải có thời gian để chuyển dần quá trình
học tập của học sinh từ bắt buộc qua tự giác.
(Theo Từ Nguyên Thạch, báo Giáo
dục và Thời đại, số 269, 2014, tr.5)
Câu 1. Đặt nhan đề cho bài viết.
Câu 2. Đâu là chìa khóa mở ra cánh cửa thành công
của giáo dục Phần Lan?
Câu 3. Vì sao ở Phần Lan, việc nhồi nhét kiến thức
cho học sinh không quan trọng?
Câu 4. Trình bày suy nghĩ của anh/chị trước những
đổi mới về cách đánh giá, về phương pháp giảng dạy
đang được thực hiện ở chính ngôi trường anh/chị học.

LUYỆN GIẢI ĐỀ 20
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên
dưới:
Trên thực tế, việc đám đông facebook hùa theo một
sự việc để ném đá, lên án, chia sẻ thông tin một cách
vô ý thức xảy ra rất nhiều trong thời gian gần đây.
Người ta sẵn sàng ném đá một nữ sinh bị quay cảnh
nóng, tích cực chia sẻ những tin đồn giật gân câu like,
hoặc thấy bạn bè đang lên án ai thì mình cũng lập tức
lên án người đó dù chưa biết thực hư ra sao. PGS.TS
Tâm lý Huỳnh Văn Sơn cho rằng, thái độ ném đá
thiếu cân nhắc, thái độ hùa theo, kích động quá mức
bởi những nhóm đông hay những nhóm cá nhân là
điều rất dễ xảy ra, đặc biệt là những người trẻ.
Theo Thạc sĩ Võ Xuân Hòa, Trung tâm Nghiên cứu
và đào tạo phát triển cộng đồng (RTCCD) có không ít
người đã bị đám đông trong thế giới mạng lôi cuốn,
dần dần họ quen với nhiều thói hư tật xấu. Nếu không
được kịp thời chấn chỉnh thì có thể sẽ dẫn đến một
dạng bệnh tâm lý - gọi là mất kiểm soát hành vi hoặc
lạc mất nhân cách.
Anh Hòa đưa ra dẫn chứng: “Kết quả nghiên cứu
chỉ ra rằng: những người thất nghiệp hoặc đang chán
với công việc hoặc ít tham gia các hoạt động văn hóa,
thể thao thường sử dụng Facebook và các trang mạng
xã hội nhiều hơn bình thường. Và càng lạm dụng các
trang mạng xã hội họ càng có ít thời gian nghỉ ngơi.
Ngược lại họ có nguy cơ bị rối loạn sinh hoạt (ăn,
ngủ, nghỉ thất thường) và thường mất kiểm soát hành
vi (dễ bị xúc động và cáu giận). Họ cũng có nguy cơ
cao rơi vào cảnh mắc nợ nần. Những người như thế
khi lên mạng xã hội, tâm lý của họ rất thất thường
nên cách giao tiếp, ứng xử của họ trên mạng thường
hay tiêu cực. Mặt khác, có một số người lên mạng là
để thể hiện mình hoặc gây sự chú ý đối với người
khác bằng cách viết ra những lời bình phẩm, chỉ trích
gay gắt”.
(Trích Tác hại của facebook và mối
nguy của tâm lý đám đông, K. Anh,
theo
www.vietnamnet.vn, 06/8/2015)
Câu 1. Từ đoạn trích, anh/chị hãy cho biết tâm lí
đám đông trên facebook có biểu hiện như thế nào?
Câu 2. Đoạn trích đã chỉ ra mối nguy hại nào của
tâm lí đám đông trên facebook và tác hại của facebook
đối với người lạm dụng?
Câu 3. Người sử dụng cần làm gì để tránh lạm dụng
facebook?
Câu 4. Anh/Chị có nghĩ facebook hoàn toàn có hại
không? Vì sao
LUYỆN GIẢI ĐỀ 21
Đọc bài viết sau và thực hiện các yêu cầu bên
dưới:
Người trẻ không vô cảm
(Thanh Thảo)
Tại nhiều địa phương, dọc các tuyến quốc lộ
thường xảy ra các tai nạn giao thông, những đội ứng
cứu nhanh tai nạn giao thông đã hình thành. Trong
đó, thanh niên đóng vai trò lực lượng nòng cốt. Đây
là một hình thức tình nguyện lần đầu xuất hiện tại
Việt Nam.
Điều này chứng tỏ những người trẻ bây giờ không
hề vô cảm với những nỗi đau của người khác. Ngược
lại, những cuộc xuống đường của những “đội phản
ứng nhanh” này khiến người dân không chỉ yên lòng,
mà còn rất tự hào. Vì con em mình đã tình nguyện làm
việc nghĩa. Vì con em mình làm việc nghĩa với sự vô
tư và tấm lòng cao cả, không màng danh lợi. Cũng
như phong trào thanh niên tình nguyện hiến máu,
hàng vạn đơn vị máu được những người trẻ hiến tặng
để cứu người bệnh, những bịch máu tươi thắm, trong
sạch như tâm hồn những người trẻ biết sống vì cộng
đồng.
Cùng với phong trào tình nguyện hiến máu cứu
người, việc thành lập và đi vào hoạt
động thường xuyên một cách tự nguyện những đội
ứng cứu nhanh tai nạn giao thông là hai phong trào
mang nét đẹp cao cả của thanh niên. Nó rất cần được
nhân rộng ra trên phạm vi toàn quốc. Đó thực sự là
những tấm gương chống lại sự vô cảm đang có nguy
cơ lan rộng trong xã hội.
Một khi có những thanh niên, trung niên hay cả
người lớn tuổi tình nguyện làm việc
nghĩa, thì hình ảnh của dân tộc được nâng cao, tôn
cao lên. Một dân tộc, một cộng đồng biết sống vì
nhau, mỗi người biết sống và giúp đỡ người khác, thì
dân tộc ấy, cộng đồng ấy còn có tương lai thực sự
sáng sủa. Nếu mỗi năm, việc các bệnh viện thiếu máu
cấp cứu người bệnh có thể dẫn tới tử vong của nhiều
người, thì mỗi năm tai nạn giao thông đã cướp đi sinh
mạng hàng vạn người Việt Nam. Nếu ở mỗi điểm nút
giao thông, mỗi đoạn đường
được cảnh báo “nguy hiểm - thường xảy ra tai nạn”
mà luôn có những đội tình nguyện ứng cứu nhanh tai
nạn giao thông, thì qua mỗi năm, số người tử vong vì
tai nạn giao thông sẽ
giảm rất đáng kể. Vì trong rất nhiều trường hợp, chỉ
cấp cứu sớm hay muộn một chút thôi, thì hoặc là sẽ
cứu sống được nạn nhân, hoặc là nạn nhân tử vong
hay tàn tật suốt đời.
Những thanh niên tự nguyện tham gia các đội ứng cứu nhanh tai nạn giao thông ấy, họ
không đòi hỏi bất cứ điều gì cho mình cả. Nhưng nhà nước và xã hội lại rất cần quan tâm
tới đời sống, công ăn việc làm hay những khó khăn
trong đời sống của họ. Bởi với công việc
hằng ngày của mình trên các tuyến đường giao thông,
họ không chỉ giúp ích cho cộng đồng, mà còn trợ lực
rất nhiều cho công cuộc giảm thiểu tai nạn giao thông
do nhà nước phát động và điều hành. Đó chính là sự
quan tâm lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau giữa nhà nước
và công dân.
(Theo
www.thanhnien.com.vn, 31/01/2015)
Câu 1. Lực lượng thanh niên trong các đội ứng cứu
nhanh an toàn giao thông đã làm được những việc
nghĩa nào?
Câu 2. Người dân đã có tình cảm, thái độ như thế
nào đối với những “đội phản ứng nhanh” này?
Câu 3. Chỉ ra ý nghĩa của công việc mà đội “phản
ứng nhanh” thực hiện.
Câu 4. Nêu suy nghĩ của anh/chị về nghĩa cử của
những người thanh niên tự nguyện tham gia các đội
ứng cứu nhanh tai nạn giao thông được nói đến trong
bài viết.
LUYỆN GIẢI ĐỀ 22
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên
dưới:
Hãy nhìn dòng người đang cuộn chảy trên đường
phố trong cái ngột ngạt của trưa hè nóng bức, ai cũng
nghẹt thở vì chất thải của động cơ xe máy, ô tô, cho
dù khẩu trang che kín mũi miệng. Hậu quả sẽ ra sao
với sức khỏe của con người? Khó mà lường được.
Nhưng trước mắt thì vẫn cứ phải tồn tại bằng cách
thở hít vào phổi cái khói bụi độc hại đó để mà bươn
chải với cuộc mưu sinh.
Ai đó mong có dịp về nông thôn để được hít thở
không khí trong lành, sẽ khó tránh khỏi cảm giác thất
vọng. Sự “trong lành” mà họ trông đợi đang bị hủy
hoại nghiêm trọng bởi chất thải công nghiệp, chất
thải vô tội vạ của làng nghề, chất thải từ “mạnh ai
nấy được” trong nuôi trồng thủy sản,… Sông Cầu tiếp
nhận thêm ít nhất 180 000 tấn phân hóa học, 1 500
tấn thuốc trừ sâu! Lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy bị
nước thải đô thị xối thẳng trực tiếp làm nước sông
đen ngòm và đang bốc mùi. Sông Thị Vải trong lưu
vực sông Đồng Nai đã có đoạn bị chết kéo dài sau
khu vực hợp lưu Suối Cả, Đồng Nai đến khu công
nghiệp Mĩ Xuân…
Trở lại với chuyện thường ngày ở cái vạch dừng xe
trên đường phố. Trong cái nóng thiêu đốt, tiếng gầm
gào của các loại động cơ ô tô, xe máy làm cho bầu
không khí càng thêm ngột ngạt. Rồi đây, “dân giàu”
lên thêm, ô tô càng nhiều thêm, nơi cái vạch dừng xe
của cái đường phố không thể mở rộng hơn để tương
thích với sự phát triển đó sẽ càng thêm ngột ngạt và
nghẹt thở.
Ở một số nước nghèo, bức xúc là chuyện tăng
trưởng kinh tế để giảm nghèo cái đã, việc môi trường,
tính sau. Người ta quên mất rằng, cái giá phải trả cho
sự hủy hoại môi trường sẽ cao hơn nhiều cho những
sản phẩm có được của sự tăng trưởng kia. Không thể
chỉ đơn thuần
quan tâm thúc đẩy sự tăng trưởng mà còn phải
thường trực đặt ra câu hỏi tăng trưởng như thế nào.
Chẳng thế mà người ta khuyến cáo sử dụng chỉ số
mới mang tên Tổng sản phẩm quốc gia “thuần” và
“xanh” chứ không chỉ sử dụng GDP. “Thuần” là đòi
hỏi phải điều chỉnh tổng sản phẩm sau khi đã khấu
trừ các tài sản của đất nước bị hao hụt trong quá
trình sản xuất. “Xanh”, nghĩa là phải chú ý đến mức
tiêu hao nguồn tài nguyên thiên nhiên đã bị khai thác
gắn với sự hủy hoại môi trường sống của con người
khi tính GDP.
(Theo Ngữ văn 12, Tập một,
NXB Giáo dục, 2008, tr.162)
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử
dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Không khí trong lành ở nông thôn đang bị
hủy hoại bởi nguyên nhân nào?
Câu 3. Anh/Chị hiểu thế nào là “hủy hoại”?
Câu 4. Theo anh/chị, cần làm gì để môi trường sống
không bị ô nhiễm?

LUYỆN GIẢI ĐỀ 23
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên
dưới:
Giá trị con người
Người ta chẳng qua là một cây sậy, cây sậy mềm
yếu nhất trong tạo hóa nhưng là một cây sậy có tư
tưởng.
Cần gì cả vũ trụ phải tòng hành nhau mới đè bẹp
cây sậy ấy? Một chút hơi, một giọt nước cũng đủ làm
chết được người. Nhưng vũ trụ có đè bẹp người ta,
người ta so với vũ trụ vẫn cao hơn vì khi chết thì biết
rằng mình chết chứ không như vũ trụ kia, khỏe hơn
người nhiều mà không tự biết rằng mình khỏe.
Vậy thì giá trị của chúng ta là ở tư tưởng.
Ta tự cao dựa vào tư tưởng chứ đừng cậy ở không
gian, thời gian là hai thứ không bao giờ làm đầy hay
đọ kịp. Ta hãy rèn tập để biết tư tưởng cho hay, cho
đúng, đó là nền tảng của nhân luận.
Tôi không căn cứ vào không gian để tìm thấy giá trị
của tôi, mà tôi trông cậy vào sự quy định tư tưởng
một cách hoàn toàn; dù tôi có bao nhiêu đất cát cũng
chưa phải là “giàu hơn”, vì trong phạm vi không gian
này, vũ trụ nuốt tôi như một điểm con, nhưng trái lại,
nhờ tư tưởng, tôi quan niệm, bao trùm toàn vũ trụ.
(Theo Bài tập Ngữ văn 11, Tập hai,
NXB Giáo dục, 2008, tr.93)
Câu 1. Đoạn trích trên đề cập đến vấn đề gì?
Câu 2. Theo tác giả, giá trị của con người là ở đâu?
Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về câu: Người ta
chẳng qua là một cây sậy, cây sậy mềm yếu nhất
trong tạo hóa nhưng là một cây sậy có tư tưởng?
Câu 4. Qua đoạn trích, anh/chị suy nghĩ gì về vai
trò của tư tưởng đối với cuộc sống của mỗi người?
LUYỆN GIẢI ĐỀ 24
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên
dưới:
Thầy giáo đăng bài tập về nhà cho học sinh
nổi tiếng khắp thế giới
Một thầy giáo người Ý tên là Chezare Kata từ
trường Polo Scolastico Paritario Don Bosco ở thành
phố ven biển Fermo đã giao cho học sinh của mình
bài tập hè với 15 đề mục. Và, đó chính là những gì tốt
nhất ông đã làm cho bọn trẻ!
1. Hãy dạo chơi buổi sáng dọc bờ biển chỉ một mình

thôi, ngắm những ánh mặt trời trên mặt nước và hãy
nghĩ về việc cái gì làm cho các em hạnh phúc.
2. Hãy cố gắng sử dụng những từ mới, mà các em
đã học được trong năm nay. Càng nhiều từ các em có
thể nói, các em sẽ càng có thể nghĩ thú vị hơn, các em
càng có nhiều suy nghĩ hơn thì các em sẽ càng có
nhiều tự do hơn.
3. Hãy đọc! Nhiều nhất có thể. Nhưng không phải là

các em miễn cưỡng làm việc này. Hãy đọc, bởi vì mùa
hè chắp cánh cho những giấc mơ và những cuộc
phiêu lưu, còn việc đọc - nó như chuyến bay vậy. Hãy
đọc, bởi vì đó là hình thức nổi loạn tốt nhất. (Để được
khuyên nên đọc cái gì hãy đến gặp thầy).
4. Hãy tránh tất cả những gì mang đến cho các em
sự tiêu cực và cảm giác trống rỗng (Các đồ đạc, tình
huống và con người). Hãy tìm cảm hứng và những
người bạn làm phong phú các em, hiểu các em và quý
trọng các em, như các em vốn có. Nếu các em cảm
thấy buồn và lo sợ thì đừng lo lắng: mùa hè, cũng như
những thứ tuyệt vời khác của cuộc sống, có thể làm
cho tâm hồn mềm mại hơn.
5. Hãy ghi nhật ký, hãy mô tả các em cảm nhận như

thế nào (vào tháng 9, nếu các em muốn chúng ta sẽ


cùng đọc).
6. Hãy nhảy múa và đừng ngượng ngùng gì cả.

Khắp nơi, nơi nào tiện: trên sàn nhảy hay trong
phòng một mình. Mùa hè đó là một vũ điệu, và thật
dại dột nếu không tham gia nó.
7. Hãy đi dù chỉ một lần đón bình minh. Hãy đứng

im lặng và thở thật sâu. Hãy nhắm mắt và hãy cảm


nhận sự biết ơn.
8. Hãy tập thể thao thật nhiều.

9. Nếu các em gặp ai đó mà các em rất thích hãy nói

điều này cho cô ấy hay anh ấy một cách chân thành


và thuyết phục nhất mà các em có thể làm. Đừng sợ
người ta không hiểu. Nếu không thành công - có
nghĩa là số phận, còn nếu họ hiểu các em và đáp lại
thì mùa hè 2015 các em hãy dành cho nhau và đấy sẽ
là những thời gian vàng ngọc. (Trong trường hợp thất
bại quay trở về mục thứ 8).
10. Hãy đọc lại ghi chép những bài học của chúng
ta: hãy so sánh tất cả những gì chúng ta đã đọc với
những gì diễn ra trong cuộc sống của các em.
11. Hãy hạnh phúc như ánh mặt trời, tự do và khoáng
đạt như biển rộng.
12. Xin hãy đừng cãi cọ. Hãy là người lịch sự và đôn
hậu.
13. Hãy xem những bộ phim hay với những mẩu hội

thoại tình cảm sâu sắc (nếu có thể bằng tiếng Anh) để
cùng lúc vừa nâng cao trình độ tiếng Anh của mình
vừa phát triển khả
năng cảm nhận và mơ ước. Hãy đừng để bộ phim kết
thúc đối với các em cùng với phụ đề cuối cùng, hãy
làm bộ phim sống lại một lần nữa và một lần nữa,
biến nó thành một trải nghiệm mùa hè này.
14. Mùa hè - đó là một sự kỳ diệu. Trong ánh mặt

trời lấp lánh của buổi sáng và trong những chiều hè


nóng bỏng, hãy mơ ước về cuộc sống mai này của
mình có thể và cần phải như thế nào. Hãy làm tất cả
những gì trong khả năng của các em để không bao
giờ bỏ cuộc trên con đường vươn tới ước mơ.
15. Hãy là những người tốt.

(Theo
www.vietnamnet.vn, 07/11/2015)
Câu 1. Anh/Chị đã từng nhận được - từ thầy/cô giáo
của mình - một (hoặc nhiều hơn) bài tập nào như
những bài tập mà thầy giáo người Ý đã giao cho học
sinh của ông hay chưa?
Câu 2. Anh/Chị thấy những bài tập về nhà của thầy
giáo có gì đặc biệt?
Câu 3. Trong số mười lăm bài tập của thầy giáo
trên đây, anh/chị hứng thú với bài tập nào nhất? Vì
sao?
Câu 4. Cảm nhận của anh/chị về tâm hồn, nhân cách
người thầy trong bài viết.
ĐÁP ÁN 01
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Thuyết minh
Câu 2: Đoạn trích trên giới thiệu những nét khái quát về
tranh Đông Hồ
Câu 3: Biện pháp tu từ tác giả sử dụng: liệt kê ( liệt kê
hàng loạt các chủ đề chính xuất hiện ở tranh Đông Hồ).
Câu 4 *Các phép liên kết được sử dụng trong đoạn
văn:
- Phép điệp : Tranh, Đông Hồ
- Phép thế: Chúng
- Phép liên tưởng: tranh tết Đông Hồ, màu nền, bộ
đôi, bộ tứ, chủ đề…
* Tác dụng: Tạo sự liên kết, thống nhất cho chủ đề
chung, tránh sự trùng lặp không cần thiết
ĐÁP ÁN 02
Câu 1. Phương thức biểu đạt: biểu cảm, tự sự
Câu 2. “Hành khất”, “ăn mày”: đều chỉ người kém may
mắn trong cuộc sống, phải đi lang thang xin ăn.
Từ “Hành khất” là một từ Hán Việt thể hiện thái độ tôn
trọng của người cha đối với những người không may cơ
nhỡ trong cuộc sống đồng thời thể hiện niềm đồng cảm
chân thành với họ. Qua cách gọi ấy người cha cũng
muốn con mình nhận ra nên có thái độ hành xử như thế
nào cho đúng với những người cơ cực nghèo khổ
Câu 3. Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn của mỗi
người, những người hành khất vì cơ nhỡ mà có người
phải bỏ quê hương đi tha hương cầu thực, thậm chí còn
có những người không có quê hương. Người cha dặn dò
con không nên hỏi quê hương của họ bởi vì nhắc đến
quê hương là nhắc đến nỗi nhớ, nhắc đến niềm đau.. Từ
đó, người cha muốn con hiểu được, đồng cảm, sẻ chia
trong cuộc sống, quan tâm giúp đỡ những người tha
hương cầu thực, không chỉ về mặt vật chất mà trên hết
vẫn là sự đồng cảm về mặt tinh thần.
Câu 4. Những lời chia sẻ trong khổ cuối là lời dặn dò vô
cùng ý nghĩa của người cha dành cho con.
Gia đình mình chỉ là tạm no ấm hơn những người hành
khất tội nghiệp kia. Sự no ấm ấy chưa biết tồn tại được
bao lâu bởi cuộc sống luôn vần xoay biến đổi.
- con hãy sống giàu tình thương, sẻ chia, trân trọng
những người nghèo khổ, tu nhân tích đức, bởi biết đâu
sau này bố cũng rơi vào tình cảnh như họ, và cũng được
mọi người giúp đỡ trân trọng giống như con đã làm.
ĐÁP ÁN ĐỀ 03
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc – hiểu văn bản:
1. Trong văn bản trên, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác
lập luận: phân tích
2. Nội dung chính của đoạn văn: bàn về “cho” và
“nhận” trong cuộc sống.
3. Người viết cho rằng: “Hạnh phúc mà bạn nhận được
khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ
ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình” bởi vì đó là
sự “cho” xuất phát từ tấm lòng, từ tình yêu thương thực
sự, không vụ lợi, không tính toán hơn thiệt.
4. Thí sinh nêu thông điệp có ý nghĩa nhất với bản thân,
lí giải.
ĐÁP ÁN ĐỀ 04
Câu 1: Đoạn trích trên sử dụng thao tác lập luận bác bỏ
Câu 2: Thao tác lập luận bác bỏ được tác giả sử dụng để
bác bỏ quan niệm " có tiền là có tất cả". Đây là quan
niệm của nhiều người nhưng không phải lúc nào quan
niệm đó cũng đúng. Tiền bạc có thể mua được những
giá trị vật chất nhưng không mua được những giá trị tinh
thần.
Câu 3:HS có thể chọn một lí lẽ được nêu trong đoạn
trích và nêu lên cách hiểu của mình. Chẳng hạn, với lí lẽ
tiền bạc "có thể mua được chiếu giường, nhưng không
mua được giấc ngủ", "chiếu giường" là vật dụng ( vật
chất) để người ta nằm ngủ và người ta có thể dùng tiền
để mua, nhưng "giấc ngủ" thì không dùng tiền để mua,
bởi nhiều người mặc dù có, "chiếu giường" đầy đủ, sang
trọng nhưng vẫn " mất ngủ" vì buồn phiền, lo lắng, mệt
mỏi( tinh thần).
Câu 4: HS có thể đồng tình hoặc phản đối ( hoặc vừa
đồng tình vừa phản
đối ) quan niệm "tiền bạc không phải là vạn năng".
- Nếu đồng tình: Tiền bạc có thể mua được các giá trị về
vật chất
nhưng không mua được các giá trị tinh thần.
- Nếu phản đối: Nếu không có tiền thì ngay cả những
nhu cầu vật chất tối thiểu con người cũng không thể chi
trả.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 05
Phần I. Đọc - hiểu:
- Câu 1: Phong cách ngôn ngữ báo chí/ báo chí
- Câu 2: + Phản ứng lại một cách mạnh mẽ hoặc thậm
chí là sử dụng bạo lực khi có ai đó đụng chạm đến cái
tôi
+ Dễ căng thẳng và rơi vào tình trạng trầm
cảm hơn các bạn cùng lứa
- Câu 3: Trẻ mắc bệnh “Tự yêu bản thân” do cha mẹ
ngợi khen quá nhiều
- Câu 4: Những hậu quả nghiêm trọng khác của bệnh tự
yêu bản thân:
+ Tự cho rằng suy nghĩ và hành động của mình là
đúng đắn
+ Thiếu trách nhiệm, vô cảm với cuộc sống xung
quanh
+ Sống thu mình vào thế giới ảo, không có niềm tin
vào người khác
+ Có những hành động dại dột như tự tử…..
ĐÁP ÁN ĐỀ 06
Câu 1. Phong cách ngôn ngữ của văn bản: Phong cách
ngôn ngữ báo chí.
Câu 2. Nội dung chính của văn bản trên: Con người có
năng lực tạo ra hạnh phúc, bao gồm: năng lực làm
người, làm việc, làm dân. Để chạm đến hạnh phúc con
người phải trở thành “con người lớn” bằng hai cách: làm
việc lớn hoặc làm việc nhỏ với tình yêu lớn. Con người
tự tạo ra hạnh phúc bằng những vệc làm đúng đắn, phù
hợp với yêu cầu của xã hội dù đó là việc lớn hay nhỏ.
Câu 3. Công dụng của việc sử dụng dấu ngoặc kép: làm
nổi bật, nhấn mạnh đến một ý nghĩa, một cách hiểu khác
có hàm ý… Nghĩa hàm ý của hai cụm từ “nhỏ bé”: tầm
thường, thua kém, tẻ nhạt… và “con người lớn”: tự do
thể hiện mình, khẳng định giá trị bản thân, thực hiện
những ước mơ, sống cao đẹp, có ích, có ý nghĩa…
Câu 4. Nêu ít nhất 02 lí do thuyết phục để khẳng định
lối sống mình chọn theo quan điểm riêng của bản thân.
“Làm những việc lớn” gắn với ước mơ, lí tưởng hào
hùng, lối sống năng động, nhiệt huyết, tràn đầy khát
vọng. Còn “tìm những việc nhỏ với một tình yêu cực
lớn” lại chú trọng đến niềm đam mê, cội nguồn của sáng
tạo
ĐÁP ÁN ĐỀ 07
1.[Nhận biết]
– Phong cách ngôn ngữ: nghệ thuật.
– Giải thích lý do chọn: dựa vào đặc trưng của phong
cách ngôn ngữ nghệ thuật.
+ Tính hình tượng: “méo mó”, “tròn”, “đất”, “chồi”,
“đường đời”, “hạnh phúc như bầu trời”đều là những tính
hình tượng nghệ thuật.
+ Tính truyền cảm: giọng điệu nghi vấn nhưng khẳng
định quyết liệt một thái độ sống chủ động, có trách
nhiệm.
2.[Thông hiểu]
Tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa và ẩn dụ.
– Nhân hóa: rất sinh động, gợi cảm vì những thứ vô tri,
vô giác nhưng lại có tình cảm và những cử chỉ rất người.
– Ẩn dụ: “đất” và “chồi” có mối quan hệ mật thiết mà
trong đó đất đóng vai trò là nguồn cung cấp dinh dưỡng
nuôi cây cối, nhưng đất không thể cung cấp ánh sáng
cho chồi, mà chồi cần tự phải tự vươn mình tìm ánh
sáng để phát triển. Cách nói ẩn dụ như vậy giúp ta hiểu
hơn về mối quan hệ giữa người bảo bọc, che chở và
người được bảo bọc, che chở giống như đất và chồi. →
Đừng bao giờ sống ỉ lại, phụ thuộc vào người khác mà
hãy tự lực phát triển bằng chính khả năng của bản thân.
3.[Thông hiểu]
– Cách so sánh “Hạnh phúc cũng như bầu trời” giúp ta
hiểu rằng: hạnh phúc không dành cho riêng ai, hạnh
phúc có khắp nơi, hạnh phúc dành cho tất cả mọi người.
– Hai câu thơ như một lời khuyên: không có ai bất hạnh,
ai cũng có cơ hội hạnh phúc. Hãy chủ động, nổ lực đi
tìm hạnh phúc thì nhất định sẽ đạt được ý nguyện.
4.[Vận dụng]
Học sinh có thể chọn một trong những thông điệp sau và
lý giải tại sao thông điệp đó có ý nghĩa nhất với bản
thân:
– Dù là ai, làm gì, có địa vị xã hội thế nào cũng phải
sống từ những điều rất nhỏ; biết nâng niu, trân trọng
những điều nhỏ bé trong cuộc sống mới tích góp được
hạnh phúc lớn lao.
– Con người có trải qua thử thách mới hiểu rõ chính
mình và trưởng thành hơn.
– Muốn có được hạnh phúc phải tự mình nỗ lực vươn
lên.
– Cuộc sống không phải lúc nào cũng như ta mong
muốn, biết đòi hỏi nhưng cũng phải biết chấp nhận, biết
nhìn đời bằng con mắt lạc quan, biết cho đi thì mới được
nhận lại.
(Đề và đáp án trích từ sách Thủ thuật giải nhanh đề thi
Ngữ văn, Chí Bằng, NXB Tổng hợp TpHCM)
ĐÁP ÁN ĐỀ 08
1.[Nhận biết]
– Thao tác lập luận chủ yếu:
+ Phân tích.
+ Giải thích lý do chọn: để làm rõ luận điểm “khoảng
thời gian hạnh phúc nhất chính là những giây phút hiện
tại mà chính ta đang sống”, tác giả đưa ra những luận cứ
phân tích “Đừng trông đợi một phép màu hay ai đó
mang đến hạnh phúc”, “Đừng đợi…”,...
– Phương thức lập luận:
+ Tổng – phân – hợp (luận điểm – phân tích – luận
diểm).
+ Giải thích lý do chọn: luận điểm nằm ở vị trí đầu đoạn
văn: “khoảng thời gian hạnh phúc nhất chính là những
giây phút hiện tại mà chính ta đang sống”, rồi đi đến
phân tích cụ thể luận điểm đầu sau đó kết luận lại ở luận
điểm cuối đoạn văn: “Hạnh phúc là một con đường đi,
một hành trình. Hãy trân trọng những khoảnh khắc quý
giá trong chuyến hành trình ấy”.
2.[Thông hiểu]
– “Hạnh phúc là một con đường đi, một hành trình” vì
đó là quá trình sống, trải nghiệm cả đời như một con
đường chứ nó không chỉ là một khoảnh khắc. Từ sự trải
nghiệm trên hành trình ấy ta sẽ cảm nhận được hạnh
phúc.
3.[Thông hiểu]
– “khoảng thời gian hạnh phúc nhất chính là những giây
phút hiện tại mà chính ta đang sống” vì “Cuộc sống vốn
chứa đựng nhiều thử thách, khó khăn và nghịch
cảnh” nên những khoảnh khắc hạnh phúc rất khó có
được.
– Do vậy, biết trân trọng từng giây phút chúng ta đang
sống trên đời, biết hài lòng với thực tại và chọn sống
hạnh phúc cho hôm nay thay vì đau khổ, muộn phiền.
4.[Vận dụng]
– Thông điệp: Hạnh phúc ở hiện tại, hãy trân trọng.
– Ý nghĩa: hiểu được ra hạnh phúc không phải chỉ là
một khoảnh khắc mà là cả một quá trình, bản thân mỗi
người sẽ biết trân trọng cuộc sống, chắt chiu hạnh phúc
ở hiện tại.
(Đề và đáp án trích từ sách Thủ thuật giải nhanh đề thi
Ngữ văn, Chí Bằng, NXB Tổng hợp TpHCM)
ĐÁP ÁN ĐỀ 09
PHẦN ĐỌC HIỂU
1.ptbđ: nghị luận; nhan đề: Bệnh vô cảm

2. “Bệnh vô cảm” là tình trạng chai sạn của tâm hồn, là


thái độ sống thờ ơ, lãnh đạm trước những gì diễn ra
xung quanh mình. Đáng sợ hơn là nó diễn ra ngay cả
trước những đau khổ, mất mát của con người. Một ngày,
bạn không còn biết yêu thương và cũng không căm ghét,
không cảm nhận được hạnh phúc và cũng không động
lòng trước đau khổ, không có khát vọng sống ý nghĩa…
thì ắt hẳn, bạn đang có những “triệu chứng” của căn
bệnh vô cảm đáng sợ kia. Nó không làm con người ta
đau đớn hay chết đi về thể xác nhưng lại làm trái tim và
tâm hồn chết dần trong sự lạnh lẽo.
3.Vì: Đây là một căn bệnh đang tồn tại phổ biến trong
con người của xã hội hiện nay, nó không tránh ở một
ngành nghề nào bởi vì nó tồn tại trong từng con người
trong xã hội hiện đại và như chính tác giả đúc kết “Và
phải chăng “cái chết không phải là điều mất mát lớn
nhất trong cuộc đời, sự mất mát lớn nhất là bạn để tâm
hồn tàn lụi ngay khi còn sống”

4.Chúng ta cần : Trau dồi nhân cách đạo đức từng ngày,
sống biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ mọi người,
thường xuyên tham gia các hoạt động từ thiện để bồi
đắp tâm hồn.Quan trọng hơn chúng ta đầu tiên là phải
biết yêu thương mọi người trong gia đình sau đó ta mới
có thể yêu thương đồng loại.
ĐÁP ÁN ĐỀ 10
Câu 1:
- Chủ đề: Khát vọng ước mơ cao đẹp của con người.
- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm, miêu tả.
Câu 2:
- Các biện pháp tu từ được sử dụng trong lời bài hát:
+ Điệp ngữ: Hãy sống như, và sao không là…
+ Câu hỏi tu từ
+ Liệt kê…
- Tác dụng: Các biện pháp tu từ trên nhấn mạnh vào
khát vọng cao đẹp của nhạc sĩ, đặc biệt còn khiến lời ca
như giục giã nhắc nhớ con người về lẽ sống tốt đẹp…
Câu 3:
Những câu nào trong lời bài hát để lại ấn tượng sâu sắc
nhất:
- Hãy sống như đời sống để biết yêu nguồn cội
- Sao không là đàn chim gọi bình minh thức giấc
- Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư.
Lời bài hát đều rất xúc động bởi ý nghĩa sâu xa. Ba câu
thơ trên cho ta bài học về đạo lí sống tốt đep uống nước
nhớ nguồn. Hơn thế, còn định hướng cho ta sống có ích
như mặt trời đối với vạn vật trên trái đất.
Câu 4:
Lời bài hát đem đến cho mọi người cảm xúc phong phú,
cảm phục tự hào về tình yêu cuộc đời tha thiết mà tác
giả gửi gắm. Đó là khát vọng hóa thân để cống hiến và
dựng xây cuộc đời.
GỢI Ý ĐÁP ÁN ĐỀ 11
Câu 1
Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật/ văn
chương.
Câu 2:
Nghịch lí trong hai câu in đậm của văn bản: Thông
thường người yếu đuối tìm nơi dựa ở người vững mạnh.
Ở đây ngược lại. Người mẹ trẻ khỏe dựa vào đứa con
mới biết đi chập chững. Anh bộ đội dạn dày chiến trận
dựa vào cụ già bước từng bước run rẩy trên đường.
Câu 3:
Nơi dựa của mỗi người trong cuộc đời mà bài thơ đề cập
đến là nơi dựa tinh thần, nơi con người tìm thấy niềm
vui, ý nghĩa sống, …
Câu 4:
Các dạng của phép điệp trong văn bản: điệp từ (đứa bé,
bà cụ, …), điệp ngữ (ai biết đâu, lại chính là nơi dựa,
…), điệp cấu trúc (câu mở đầu của 2 đoạn có cấu trúc
giống nhau, câu kết của 2 đoạn cũng vậy), điệp kết cấu
giữa hai đoạn.
Hiệu quả nghệ thuật: tạo sự cân xứng, nhịp nhàng, hài
hòa giữa hai đoạn thơ, góp phần khẳng định nơi dựa của
mỗi người trong cuộc sống chính là nơi ta tìm thấy niềm
vui và hạnh phúc.
GỢI Ý ĐÁP ÁN ĐỀ 12
1- Thể thơ tự do.
2- Biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong văn bản:
so sánh:
- Ôi tiếng Việt như đất cày , như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ
- Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát
- Như gió nước không thể nào nắm bắt
Tác dụng : hữu hình hóa vẻ đẹp của tiếng Việt bằng các
hình ảnh, âm thanh; tiếng Việt đẹp bởi hình và thanh.
3- Văn bản trên thể hiện lòng yêu mến , thái độ trân
trọng đối với vẻ đẹp và sự giàu có, phong phú của tiếng
Việt.

ĐÁP ÁN 13
Câu 1. Đoạn trích trên đề cập đến vấn đề lạm dụng
tiếng nước ngoài (chủ yếu là tiếng Anh) khi nói và
viết tiếng Việt.
Câu 2. Theo tác giả, muốn hiểu sâu ngoại ngữ thì
phải biết được từ đồng nghĩa hoặc từ tương ứng trong
tiếng Việt.
Câu 3. Tác giả bày tỏ thái độ không đồng tình đối
với những người khi nói và viết tiếng Việt thường
chen tiếng nước ngoài vào.
Câu 4. Thí sinh bày tỏ được suy nghĩ chân thành về
trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt: sử
dụng đúng các qui tắc, chuẩn mực trong tiếng Việt;
chỉ mượn từ nước ngoài khi trong tiếng Việt chưa có
từ biểu thị tương ứng...

ĐÁP ÁN14
Câu 1. Vấn đề được đề cập đến trong đoạn trích:
Vai trò của thiên nhiên đối với sự học tập và phát triển
của trẻ em.
Câu 2. Quá trình thích ứng với thế giới tự nhiên
thay đổi không ngừng, và thường không thể dự báo sẽ
giúp trẻ em học cách thích nghi và giải quyết vấn đề.
Câu 3. Việc tiếp xúc với thiên nhiên sẽ giúp trẻ em
phát triển các kĩ năng và cảm xúc,
GỢI Ý ĐÁP ÁN ĐỀ 15
Câu 1. Chất gây nghiện là những chất khi đã dùng
quen dùng, sẽ rất khó từ bỏ và không hoạt động bình
thường nếu không có chúng. Ví dụ: thuốc phiện,
heroin, bia rượu, thuốc lá, cà phê, thuốc an thần, thuốc
ngủ...
Câu 2
-Tác hại của thuốc lá: thuốc lá rất có hại cho sức
khỏe người hút và những người xung quanh; khói
thuốc làm xấu da, vàng răng, hôi miệng, để lại mùi
khen khét trên tóc, quần áo và chứa các chất đó gây ra
bệnh ung thư.
-Tác hại của bia rượu: Bia rượu gây choáng váng,
làm chậm khả năng phản xạ của người sử dụng, bia
rượu sẽ phá hủy sức khỏe và ảnh hưởng đến nhận thức
cũng như cách cư xử của con người.
Câu 3. Thường thì những người trẻ hay bồng bột,
sốc nổi, ít suy nghĩ về hậu quả của những việc mình
làm. Trong khi đó, những người lớn tuổi, do có kinh
nghiệm sống nhiều hơn và nhận thức về trách nhiệm ở
họ cao hơn nên trước khi làm việc gì, người lớn
thường nghĩ về kết cục của việc đó để tránh những sai
lầm đáng tiếc. Vậy nên, nghĩ về hậu quả của việc
mình làm là dấu hiệu trưởng thành của người trẻ tuổi.
Câu 4. Thí sinh đặt mình vào tình huống để đưa ra
được giải pháp tốt nhất cho vấn đề được nêu ra.

GỢI Ý ĐÁP ÁN ĐỀ 16
Câu 1. Theo bài viết, yếu tố tiên quyết dẫn tới thành
công là thái độ làm việc.
Câu 2. Theo Carol Dweck, thái độ của con người
thuộc một trong hai trạng thái cốt lõi: nhận thức cố
định (fixed mindset) và nhận thức phát triển (growth
mind).
Câu 3. Thí sinh bày tỏ thái độ đồng tình hoặc
không với ý kiến của Carol Dweck khi bà cho rằng:
sự thành công trong cuộc đời phụ thuộc vào cách bạn
đối mặt với thất bại và lí giải sự đồng tình/không đồng
tình bằng những lí lẽ thuyết phục.
Câu 4. Thí sinh xác định và trình bày về thái độ học
tập nghiêm túc của bản thân để giành được thành công
cho chính mình.
GỢI Ý ĐÁP ÁN ĐỀ 17
Câu 1. Thế giới trong tương lai mà người cha mong
muốn để con gái anh và tất cả trẻ em trưởng thành từ
đó là thế giới nơi chúng ta có thể phát triển những
tiềm năng của con người và thúc đẩy sự bình đẳng -
bằng những việc hữu ích như chữa trị bệnh tật,
chuyên biệt hóa việc học, sản xuất năng lượng sạch,
kết nối con người, xây dựng cộng đồng gắn kết, giảm
thiểu nghèo đói, đưa lại công bằng luật pháp và đem
tới sự thấu hiểu giữa các dân tộc.
Câu 2. Để góp phần tạo nên một thế giới lý tưởng
(…) cho tất cả trẻ em, ông chủ mạng xã hội Facebook
đã quyết định tặng 99% cổ phần Facebook, trị giá vào
khoảng 45 tỉ đô la để cùng những người khác cải thiện
thế giới.
Câu 3. Chính tình cảm và sự động viên, lòng yêu
mến, tình thân ái của mọi người đối với vợ chồng ông
chủ Facebook trong thời gian vợ ông - Priscilla -
mang thai bé Max đã khiến ông tin rằng ông và mọi
người (chúng ta) có thể chung tay xây dựng thế giới lý
tưởng cho tất cả trẻ em.
Câu 4. Thí sinh bày tỏ niềm mong muốn/ hoặc
không mong muốn về thế giới lý tưởng mà người cha
trong đoạn trích đã tưởng tượng không đồng thời có
sự lí giải một cách nghiêm túc, thuyết phục về suy
nghĩ của mình.
GỢI Ý ĐÁP ÁN ĐỀ 18
Câu 1. Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông,
Phương Dung làm việc trong ngành thời trang, ảnh
cưới. Lí do của sự lựa chọn này chính là niềm đam
mê, yêu thích.
Câu 2. Sở dĩ Phương Dung thất bại liên tục vì chị
có ít kinh nghiệm về quản lí, về tính toán phương
hướng kinh doanh và bất đồng quan điểm với bạn làm
chung.
Câu 3. Sự kiên trì, niềm đam mê, kinh nghiệm sau
mỗi lần thất bại cùng việc học hỏi không ngừng để bù
đắp những thiếu sót trong công việc là các yếu tố làm
nên thành công của Phương Dung ngày hôm nay.
Câu 4. Thí sinh chia sẻ chân thành sự lựa chọn và lí
do lựa chọn con đường đi tiếp cho tương lai của mình
sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông.

GỢI Ý ĐÁP ÁN ĐỀ 19
Câu 1. Có thể đặt nhan đề cho bài viết là Bài học từ
giáo dục Phần Lan hoặc Giáo dục Việt Nam học được
gì từ giáo dục Phần Lan?…
Câu 2. Chìa khóa mở ra cánh cửa thành công cho
giáo dục Phần Lan chính là khơi gợi lòng đam mê tự
học nơi học sinh.
Câu 3. Ở Phần Lan, việc nhồi nhét kiến thức không
quan trọng vì giáo dục Phần Lan quan niệm mỗi học
sinh đều có năng lực riêng và giáo viên cần phát hiện,
bồi dưỡng năng lực đó hơn là bắt học sinh phải thâu
nạp nhiều kiến thức không cần thiết.
Câu 4. Thí sinh trình bày suy nghĩ khách quan, trung
thực, thẳng thắn về những đổi mới về cách đánh giá, về
phương pháp giảng dạy đang được thực hiện ở trường
học của thí sinh.
nảy sinh động lực học tập.
Câu 4. Thí sinh trình bày suy nghĩ một cách khách
quan, thẳng thắn về vấn đề ngày càng có nhiều trẻ em
thu mình, tách biệt với thế giới bên ngoài.
GỢI Ý ĐÁP ÁN ĐỀ 20
Câu 1. Biểu hiện của tâm lí đám đông trên
facebook: một nhóm không ít người hùa theo một sự
việc để “ném đá”, lên án; chia sẻ thông tin một cách
vô ý thức (ví dụ: “ném đá” một nữ sinh bị quay cảnh
nóng; chia sẻ những tin đồn giật gân câu like, hùa theo
bạn bè lên án ai đó ngay cả khi chưa biết thực hư ra
sao).
Câu 2.
-Mức độ nguy hại của tâm lí đám đông trên
facebook: Nếu hùa theo đám đông trên facebook, rất
dễ mắc một dạng bệnh tâm lí là mất kiểm soát hành vi
hoặc lạc mất nhân cách.
-Việc lạm dụng facebook sẽ khiến người sử dụng ít
có thời gian nghỉ ngơi; có nguy cơ bị rối loạn sinh
hoạt và mất kiểm soát hành vi; có nguy cơ cao rơi vào
cảnh nợ nần; cách giao tiếp, ứng xử thường hay tiêu
cực.
Câu 3. Hoàn toàn có thể tránh lạm dụng facebook
bằng cách: tập trung vào công việc, vào hoạt động học
tập của mình; tham gia các hoạt động văn hóa - thể
thao lành mạnh để rèn luyện bản thân; đọc sách; trò
chuyện, giao lưu trực tiếp với bạn bè, người thân…
Câu 4. Facebook không có hại mà cách chúng ta sử
dụng facebook có thể đem đến những tác hại đối với
chính bản thân mình.
GỢI Ý ĐÁP ÁN ĐỀ 21
Câu 1. Lực lượng thanh niên trong các đội ứng cứu
nhanh an toàn giao thông đã tình nguyện tham gia
hiến máu cứu người và ứng cứu nhanh tai nạn giao
thông.
Câu 2. Người dân đã rất yên lòng và tự hào về đội
“phản ứng nhanh” vì con em họ đã tình nguyện làm
việc nghĩa với sự vô tư và tấm lòng cao cả, không
màng danh lợi.
Câu 3. Công việc mà các thanh niên trong đội
“phản ứng nhanh” có ý nghĩa vô cùng lớn lao đối với
sinh mệnh của những nạn nhân trong các vụ tai nạn
giao thông. Sự xuất hiện kịp thời của họ có thể sẽ giúp
cho số lượng người tử vong vì tai nạn giao thông giảm
đi đáng kể.
Câu 4. Thí sinh bày tỏ suy nghĩ chân thành của
mình với những người thanh niên tự nguyện tham gia
các đội ứng cứu nhanh tai nạn giao thông được nói
đến trong bài viết.

GỢI Ý ĐÁP ÁN ĐỀ 22
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng
trong đoạn trích là nghị luận.
Câu 2. Không khí trong lành ở nông thôn đang bị
hủy hoại bởi: chất thải công nghiệp, chất thải của các
làng nghề, chất thải trong nuôi trồng thủy sản...
Câu 3. “Hủy hoại” là làm cho hư hỏng, tan nát đi.
Câu 4. Thí sinh cần đưa ra được các giải pháp tích
cực về trách nhiệm của bản thân đối với việc giữ gìn
để môi trường sống không bị ô nhiễm, ví dụ: không
vứt rác bừa bãi, tiêu hủy rác đúng phương pháp kĩ
thuật, trồng nhiều cây xanh, tiết kiệm năng lượng...

GỢI Ý ĐÁP ÁN ĐỀ 23
Câu 1. Đoạn trích trên đề cập đến vấn đề giá trị của
con người là nằm ở tư tưởng.
Câu 2. Theo tác giả, giá trị của con người là ở tư
tưởng.
Câu 3. Câu văn Người ta chẳng qua là một cây sậy,
cây sậy mềm yếu nhất trong tạo hóa nhưng là một cây
sậy có tư tưởng có nghĩa là con người vốn là sinh vật
nhỏ bé, yếu mềm trong tự nhiên nhưng là sinh vật phát
triển cao nhất nhờ có tư tưởng.
Câu 4. Thí sinh phải bày tỏ được suy nghĩ chân
thành của mình về vai trò của tư tưởng đối với cuộc
sống của mỗi người.
GỢI Ý ĐÁP ÁN ĐỀ 24
Câu 1. Học sinh trả lời: Chưa/Rồi.
Câu 2. Những bài tập về nhà của thầy giáo đặc
biệt ở chỗ tất cả các bài tập của thầy không kiểm
tra kiến thức của học sinh mà ngược lại đều
khuyến khích học sinh trải nghiệm, khám phá,
“học mà chơi, chơi mà học”.Các bài tập của thầy
chứa đựng tư tưởng nhân văn sâu sắc, định hướng
học sinh đến các giá trị sống đích thực của cuộc
sống…
Câu 3. Thí sinh lựa chọn bài tập mình cảm thấy
hứng thú nhất và lí giải một cách thuyết phục lí do
hứng thú.
Câu 4. Người thầy trong bài viết là người rất
yêu học trò, hiểu tâm lí học sinh, có tâm hồn nghệ
sĩ vừa dạt dào yêu thương, vừa phóng khoáng, trẻ
trung, yêu đời…

You might also like