You are on page 1of 12

BỘ ĐỀ LUYỆN SỐ 4

ĐỀ 1
Phần I: Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

BÀN TAY YÊU THƯƠNG


Trong một tiết dạy vẽ, có giáo viên bảo các em học sinh lớp một vẽ về điều gì làm
cho em thích nhất trong đời.
Cô giáo thầm nghĩ "Rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc
những món đồ chơi, quyển truyện tranh". Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên
trước một bức tranh lạ của một em học sinh Douglas: bức tranh vẽ một bàn tay.
Nhưng đây là bàn tay của ai? Cả lớp bị lôi cuốn bởi một hình ảnh đầy biểu tượng
này. Một em phán đoán
- "Đó là bàn tay của bác nông dân".
Một em khác cự lại:
- "Bàn tay thon thả thế này phải là bàn tay của một bác sĩ phẫu thuật....".
Cô giáo đợi cả lớp bớt xôn xao dần rồi mới hỏi tác giả. Douglas cười ngượng
nghịu:
- "Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!".
Cô giáo ngẩn ngơ. Cô nhớ lại những phút ra chơi thường dùng bàn tay để dắt
Douglas ra sân, bởi em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không đuợc xinh xắn như
những đứa trẻ khác, gia cảnh từ lâu lâm vào tình cảnh ngặt nghèo. Cô chợt hiểu ra
rằng tuy cô vẫn làm điều tương tự với các em khác, nhưng hóa ra đối với Douglas
bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương.
(Mai Hương, Vĩnh Thắng – Quà tặng cuộc sống)

Câu 1 (0,5 điểm). Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
Câu 2 (0,5 điểm). Nội dung của đoạn trích trên là gì?
Câu 3 (1,0 điểm). Phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ tiêu biểu trong câu văn:
“ . Cô nhớ lại những phút ra chơi thường dùng bàn tay để dắt Douglas ra sân,
bởi em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không đuợc xinh xắn như những đứa trẻ
khác, gia cảnh từ lâu lâm vào tình cảnh ngặt nghèo.”
Câu 4 (1,0 điểm). Ngữ liệu trên chuyển tải thông điệp gì?
II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Từ tinh thần của văn bản ở phần I, em hãy viết một đoạn văn
(khoảng 200 chữ), trình bày suy nghĩ của bản thân về tình yêu thương đúng cách
trong cuộc sống.
1
ĐỀ 2
Phần I. Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Những người nghiện game, đặc biệt là giới trẻ, có thể bị suy giảm sức khỏe
thể chất và tâm lý, xao nhãng học hành, công việc, xa rời các quan hệ gia đình, xã
hội, thậm chí có những hành vi vi phạm pháp luật. Nhiều sự việc đau lòng xuất phát
từ nghiện game đã xảy ra. Ngay đầu tháng 6 vừa qua, nam sinh lớp 11 tại huyện
Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, giấu bé trai 5 tuổi dẫn đến cái chết thương tâm là do “làm
theo game”. Hay câu chuyện đau lòng về một sản phụ và con đột tử ở phòng sinh
trong khi chồng không hay biết vì mải chơi game khiến chúng ta cần suy ngẫm nhiều
hơn về vấn đề này.
(Theo Những hệ quả của nghiện game, vấn đề xã hội đáng báo động
– Báo Nhân dân điện tử)
Câu 1 (0.5 điểm).Theo đoạn trích, những người nghiệm game, đặc biệt là giới trẻ có
thể gặp phải những vấn đề gì?
Câu 2 (0.5 điểm). Em hiểu thế nào về hiện tượng “làm theo game” trong đoạn
trích.
Câu 3 (1.0 điểm). Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ liệt kê trong câu văn:
Những người nghiện game, đặc biệt là giới trẻ, có thể bị suy giảm sức khỏe thể chất
và tâm lý, xao nhãng học hành, công việc, xa rời các quan hệ gia đình, xã hội, thậm
chí có những hành vi vi phạm pháp luật.
Câu 4 (1.0 điểm). Thông điệp em tâm đắc nhất được rút ra từ đoạn trích. Vì sao em
chọn thông điệp đó?
Phần II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm). Từ nội dung của phần Đọc- hiểu, em hãy viết một đoạn văn
(khoảng 2/3 trang giấy thi), trình bày suy nghĩ về tác hại của việc nghiện game trong
giới trẻ hiện nay.

ĐỀ 3
I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc phần trích sau và trả lời các câu hỏi:
“ ... Tại hội nghị Phát triển du lịch miền Trung và Tây Nguyên được tổ chức tại Huế
vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phân tích, khu vực miền Trung biển rất
nhiều, rất đẹp nhưng môi trường biển bị xâm hại nghiêm trọng, rác thải nhựa và chất
thải rắn vô số có thể làm mất đi tài nguyên vô giá này.
Có tài nguyên du lịch, nhưng cứ thẳng tay xả rác, tấn công tiêu cực vào môi trường
thì sẽ mất đi tài nguyên.
2
Nhiều người đưa ra nhận định, Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều là cơ hội vàng cho
Việt Nam trong quảng bá du lịch và triển khai các chương trình khai thác du lịch.
Điều này không sai, nhưng muốn thực hiện có hiệu quả thì cần có nhiều kế hoạch
hành động cấp bách và có kết quả rõ rệt. Một nội dung quan trọng là tổng vệ sinh,
dọn rác trên toàn quốc, đặc biệt là các thành phố, bờ biển, địa danh du lịch.
Dọn rác chưa đủ, mà phải tuyên truyền sâu rộng, có chất lượng để toàn dân hạn chế
xả rác.
Không xả rác chưa đủ, mà hạn chế sản xuất và sử dụng các loại sản phẩm từ nhựa,
các doanh nghiệp nghiên cứu sản xuất những sản phẩm có chất liệu khác thay cho
nhựa, túi nylon.
Thân thiện với môi trường không chỉ là chỉ số phát triển bền vững của một quốc gia,
mà còn là chỉ số phát triển bền vững cho ngành du lịch.” (Theo Lê Thanh Phong,
Báo Dân trí, ngày 10/3/2019)
Câu 1 (0.5 điểm): Theo phần trích, ngoài dọn rác, cần phải làm gì để toàn dân hạn
chế xả rác?
Câu 2 (0.5 điểm): Em hiểu như thế nào về câu văn “Có tài nguyên du lịch, nhưng cứ
thẳng tay xả rác, tấn công tiêu cực vào môi trường thì sẽ mất đi tài nguyên”?
Câu 3 (1.0 điểm): Nêu tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê trong câu: Không xả rác
chưa đủ, mà hạn chế sản xuất và sử dụng các loại sản phẩm từ nhựa, các doanh
nghiệp nghiên cứu sản xuất những sản phẩm có chất liệu khác thay cho nhựa, túi
nylon.
Câu 4 (1.0 điểm): Những điều em rút ra từ phần trích trên.
II. LÀM VĂN
Câu 1 (2.0 điểm): Từ nội dung được gợi ra ở phần trích trên, hãy viết đoạn văn
khoảng 200 chữ, nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của lối sống thân thiện với môi
trường.

ĐỀ 4
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Một chiều thứ Bảy đầy nắng ở thành phố Oklahoma, tôi cùng người bạn dẫn hai
con của anh đến một khu vui chơi. Bạn tôi tiến đến quầy mua vé:“Bán cho tôi bốn vé
vào cổng. Mỗi vé là bao nhiêu nhỉ?”.
Người bán vé đáp:“Ba đô-la một vé. Chúng tôi miễn phí cho trẻ em dưới sáu
tuổi. Các cậu bé này bao nhiêu tuổi rồi?”.
“Đứa lớn bảy tuổi và đứa nhỏ thì lên bốn”, bạn tôi trả lời. “Vậy là tôi phải đưa
chị chín đô-la tất cả”.

3
Cô bán vé hỏi đùa:“Con trai lớn của anh khá nhỏ con. Sao anh không nói bé chỉ
mới sáu tuổi? Như vậy có phải anh tiết kiệm được ba đô-la không?”.
Bạn tôi nhìn người bán vé rồi chậm rãi nói: “Tôi hoàn toàn có thể nói như vậy
và chị sẽ không nhận ra. Nhưng bọn trẻ nhà tôi biết rất rõ tuổi của mình. Tôi không
muốn bán đi sự tôn trọng của các con và lòng trung thực của mình chỉ để đổi lấy ba
đô-la”.
(First News, Hạt giống tâm hồn - Từ những điều bình dị, tập 4, Nhà xuất bản tổng
hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2020, trang 71, 72)
Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản.
Câu 2. (0,5 điểm) Nội dung chính của văn bản là gì?
Câu 3. (1,0 điểm) Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ liệt kê trong các câu văn sau:
“Tôi hoàn toàn có thể nói như vậy và chị sẽ không nhận ra. Nhưng bọn trẻ nhà tôi
biết rất rõ tuổi của mình. Tôi không muốn bán đi sự tôn trọng của các con và lòng
trung thực của mình chỉ để đổi lấy ba đô-la”.
Câu 4. (1,0 điểm) Từ văn bản trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
PHẦN II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Từ nội dung đoạn trích trong phần Đọc – hiểu, hãy viết đoạn văn
(khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của tính trung thực trong cuộc
sống.

ĐỀ 5
Phần I. Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu …ta quên mất thềm xưa dáng mẹ ngồi
hỏi: chờ
“Con sẽ không đợi một ngày kia… giọt nước mắt già nua không ứa nổi
khi mẹ mất đi mới giật mình khóc lóc ta mê mải trên bàn chân rong ruổi
Những dòng sông trôi đi có trở lại bao mắt mẹ già thầm lặng dõi sau lưng
giờ? Khi gai đời đâm ứa máu bàn chân
Con hốt hoảng trước thời gian khắc mấy kẻ đi qua
nghiệt mấy người dừng lại?
Chạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nua Sao mẹ già ở cách xa đến vậy
mỗi ngày qua con lại thấy bơ vơ trái tim âu lo đã giục giã đi tìm
ai níu nổi thời gian? ta vẫn vô tình
ai níu nổi bao giờ? ta vẫn thản nhiên?”
Con mỗi ngày một lớn lên (“Mẹ” – Đỗ Trung Quân)
Mẹ mỗi ngày thêm già cỗi
Cuộc hành trình thầm lặng phía hoàng
4
hôn.

Câu 1( 0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt của bài thơ trên?
Câu 2 ( 0,5 điểm): Nhà thơ đã nhận ra được điều gì trong những câu thơ sau:
Khi gai đời đâm ứa máu bàn chân
mấy kẻ đi qua
mấy người dừng lại?
Sao mẹ già ở cách xa đến vậy
trái tim âu lo đã giục giã đi tìm
Câu 3(1,0 điểm): Phân tích tác dụng của phép tu từ nhân hoá trong hai dòng thơ sau:
Con hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệt
Chạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nua
Câu 4 ( 1,0 điểm):Thông điệp em tâm đắc nhất sau khi đọc đoạn trích trên? Vì sao
em chọn thông điệp đó?
Phần II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn
(khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về bệnh vô cảm của con người trong cuộc sống
ngày nay.

ĐỀ 6
PHẦN I. Đọc – hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Sức mạnh của ý chí
Tại ngôi trường làng nhỏ bé của một vùng quê nghèo thuộc bang Kansas, Mỹ,
có một cậu học trò bảy tuổi thường đi học sớm để đốt lò sưởi cho cả lớp.
Một sáng nọ, khi vừa bước đến cửa lớp, bọn trẻ nhìn thấy lửa cháy tràn lan
khắp phòng học. Chúng hốt hoảng khi nhìn thấy người bạn tốt bụng của mình đang
nằm bất tỉnh trên nền nhà. Mọi người nhanh chóng kéo cậu ra ngoài và đưa cậu đến
trạm xá trong tình trạng thập tử nhất sinh: cậu bị phỏng gần hết phần thân dưới. […]
Một lần nữa cậu bé dũng cảm hạ quyết tâm, rằng cậu sẽ chẳng chịu làm một
đứa trẻ tật nguyền, cậu phải đi, chạy, nhảy như các bạn của mình. Nhưng sự thật là
cậu chẳng thể cử động được gì từ thắt lưng trở xuống, toàn bộ phần dưới cơ thể cậu
chỉ là một sự bất động. […]
Một buổi sáng nọ, khi mẹ cậu đẩy cậu ra sân để hít thở khí trời và tắm nắng,
cậu vùng dậy nẩy người ra khỏi chiếc xe lăn rơi đánh phịch xuống đất. Cậu bò, cậu
trườn, cậu toài người vào đám cỏ, kéo lê đôi chân tật nguyền phía sau. Cậu nhắm

5
thẳng hàng rào mà bươn tới, rồi bằng một nỗ lực bất ngờ, cậu với nắm lấy bờ rào, và
đứng dậy.
Cứ thế, hết ngày này sang ngày khác, cậu ra vườn và men theo bờ rào tập đi.
Chẳng mấy chốc, quanh nhà cậu là một con đường mòn nhẵn thín. Trong lòng cậu
chỉ có một mong muốn duy nhất là phải sống trên chính đôi chân của mình.
Chính nhờ bàn tay dịu dàng của mẹ và ý chí kiên cường của chính bản thân,
cậu đã có thể đứng lên, bước đi, và… chạy.
Năm mười hai tuổi, cậu đi học trở lại, cậu chạy bộ đến trường, rồi cậu chạy thi
và đánh bại mọi vận động viên khác ở cùng lứa tuổi. Cậu chạy vì niềm vui được chạy
nhảy và cuối cùng, khi trưởng thành, cậu chạy với tư cách là một vận động viên
chuyên nghiệp giữa các sân vận động danh tiếng trên thế giới trong tiếng reo hò vang
dậy của hàng triệu triệu người hâm mộ.
Đó là chân dung nhà vô địch Glenn Cunningham, “Người đàn ông thép của
Kansas” (Kansas Ironman), “Cánh én Kansas” (Kansas Flyer), “Con ngựa sắt vùng
Kansas” (Iron Horse of Kansas), và “Con tàu tốc hành Elkhart” (Elkhart Express),
những biệt danh do báo chí và người hâm mộ đặt cho ông, người phá kỷ lục thế giới
cự ly chạy một dặm với thành tích 4’06”08 vào năm 1934, khi ông chưa đến tuổi hai
mươi lăm.
(Trích Chương 5, Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường, Nhiều tác giả)
Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
Câu 2 (0,5 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn trích trên.
Câu 3 (1,0 điểm): Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ liệt kê trong câu văn:
“Cậu bò, cậu trườn, cậu toài người vào đám cỏ, kéo lê đôi chân tật nguyền phía
sau.”
Câu 4 (1,0 điểm): Bài học sâu sắc nhất em rút ra từ đoạn trích là gì? Lí giải vì sao.
PHẦN II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Từ nội dung đoạn trích trong phần “Đọc – hiểu”, hãy viết đoạn văn
(khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý chí nghị lực trong cuộc sống.

ĐỀ 7
Phần I: Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
“Mẹ ạ, nếu kiếp sau, con được chọn, con vẫn chọn là con của mẹ. Mẹ con ta cứ
yêu thương và bù đắp cho nhau mẹ nhỉ? Ở trên này, con ít khi thành công lắm nhưng
khi con mệt mỏi, con thất bại, con sắp gục ngã, con đã biết đi tìm mẹ…
Mẹ ơi, hãy là một bà tiên hiền dịu và cho con một điều ước nhỏ nhoi đi mẹ.
Con ước giản dị thôi, bà tiên ấy được sống lại với con một ngày, để con được chăm
sóc - việc mà trước đây con chưa hề làm. Con sẽ không làm mẹ khóc đâu, con hứa.
6
Và điều cuối cùng con muốn nói với mẹ rằng: “Con nhớ mẹ quá nhiều, nợ mẹ quá
nhiều…. Kiếp sau, dù sao đi nữa, mẹ sẽ mãi là mẹ của con. Con thương mẹ nhiều!”
(Trích Thư gửi mẹ hiền – Nguyễn Anh Thư, học sinh lớp 9 – Báo dantri.com
ngày 20/10/2016)
Câu 1 (0,5 điểm). Theo bức thư trong đoạn trích, điều cuối cùng mà con muốn nói
với mẹ là gì?
Câu 2 (0,5 điểm). Nêu nội dung chính của đoạn trích trên.
Câu 3 (1,0 điểm). Chỉ ra và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ nổi bật trong câu
văn sau: “Ở trên này, con ít khi thành công lắm nhưng khi con mệt mỏi, con thất bại,
con sắp gục ngã, con đã biết đi tìm mẹ…”
Câu 4 (1,0 điểm). Thông điệp tâm đắc nhất mà em nhận được từ đoạn trích trên là gì?
Hãy lí giải sự lựa chọn đó của em?
PHẦN II: Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc - hiểu, em hãy viết một đoạn
văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của lòng hiếu thảo với mỗi con
người trong cuộc sống.

ĐỀ 8
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Xây dựng văn hóa giao thông trong thanh, thiếu niên, học sinh

“Những năm qua, cùng với dạy và học văn hóa, các trường học trong tỉnh đã
triển khai nhiều giải pháp tích cực nhằm nâng cao ý thức của cán bộ, giáo viên, nhân
viên và học sinh, sinh viên trong việc chấp hành nghiêm Luật Giao thông đường bộ,
góp phần giữ gìn an ninh trật tự trong nhà trường, giảm thiểu tình trạng vi phạm, tai
nạn giao thông đối với học sinh.
Trước khi tìm hiểu những hành vi, việc làm thể hiện văn hóa khi tham gia giao
thông, chúng ta cần hiểu "Văn hóa giao thông" là gì? Văn hóa giao thông là một
trong những yếu tố quan trọng để giảm thiểu tình trạng tai nạn giao thông hiện nay.
Cụ thể hơn, đó là ý thức, thái độ, các ứng xử đúng mực và cách giao tiếp với nhau
của mọi người khi tham gia giao thông. Ngoài ra, văn hóa giao thông còn là một bộ
phận của văn hóa công cộng, là cách ứng xử, chấp hành cách quy định của Luật
Giao thông đường bộ. Các hành vi, ứng xử đó trước hết phải đặt tính tự giác lên
hàng đầu, tiếp đến là thực hiện đúng luật định, tôn trọng những người xung quanh và
đảm bảo an toàn về tài sản, tính mạng khi tham gia giao thông. Theo Ủy ban An
Toàn Giao Thông Quốc gia: “Văn hóa giao thông được thể hiện bằng hành vi đúng
7
pháp luật, theo chuẩn mực của xã hội về lẽ phải, cái đẹp, cái thiện của người tham
gia giao thông”.

Câu 1 (0,5 điểm): Theo Ủy ban An Toàn Giao Thông Quốc gia, văn hóa giao thông
được thể hiện bằng những hành vi như thế nào?
Câu 2 (0,5 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn trích trên.
Câu 3 (0,5 điểm): Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử
dụng trong câu văn sau: “Cụ thể hơn, đó là ý thức, thái độ, các ứng xử đúng mực và
cách giao tiếp với nhau của mọi người khi tham gia giao thông.”
Câu 4 (1,0 điểm): Đoạn trích trên gợi cho em bài học gì về trách nhiệm của thanh,
thiếu niên trong việc xây dựng văn hóa giao thông?
PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, viết một đoạn văn
(khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ của em về văn hóa giao thông trong xã hội Việt
Nam hiện nay

ĐỀ 9
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Nhiều lần tôi khóc khi đọc sách, sách kể chuyện hay biết bao về con người, họ
trở nên đáng yêu và gần gũi biết bao. […] Như những con chim kỳ diệu trong truyện
cổ tích, sách ca hát về cuộc sống đa dạng và phong phú như thế nào, con người táo
bạo như thế nào trong khát vọng đạt tới cái thiện và cái đẹp. Và càng đọc, trong lòng
tôi càng tràn đầy tinh thần lành mạnh và hăng hái. Tôi trở nên điềm tĩnh hơn, tin ở
mình hơn, làm việc hợp lý hơn và ngày càng ít để ý đến vô số chuyện bực bội trong
cuộc sống.
Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú
để lên tới gần con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm
khát cuộc sống ấy.
(M.Gorki, Dẫn theo Tạ Đức Hiền, Tập làm văn THPT, Nxb Giáo dục, 1998)
Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
Câu 2 (0,5 điểm). Nêu ý hiểu của em về nội dung của câu văn: Mỗi cuốn sách đều là
một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người, tới
gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm khát cuộc sống ấy.
Câu 3 (1,0 điểm). Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ liệt kê được sử dụng trong
câu văn: Tôi trở nên điềm tĩnh hơn, tin ở mình hơn, làm việc hợp lý hơn và ngày càng
ít để ý đến vô số chuyện bực bội trong cuộc sống.
8
Câu 4 (1,0 điểm). Đoạn trích trên đã gửi đến chúng ta những thông điệp nào?
Phần II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Từ tinh thần của đoạn trích ở phần Đọc – hiểu, hãy viết một đoạn
văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về phương pháp đọc sách.

ĐỀ 10
I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc phần trích sau và trả lời các câu hỏi:
“ ... Tại hội nghị Phát triển du lịch miền Trung và Tây Nguyên được tổ chức tại
Huế vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phân tích, khu vực miền Trung biển rất
nhiều, rất đẹp nhưng môi trường biển bị xâm hại nghiêm trọng, rác thải nhựa và chất
thải rắn vô số có thể làm mất đi tài nguyên vô giá này.
Có tài nguyên du lịch, nhưng cứ thẳng tay xả rác, tấn công tiêu cực vào môi
trường thì sẽ mất đi tài nguyên.
Nhiều người đưa ra nhận định, Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều là cơ hội vàng
cho Việt Nam trong quảng bá du lịch và triển khai các chương trình khai thác du lịch.
Điều này không sai, nhưng muốn thực hiện có hiệu quả thì cần có nhiều kế hoạch
hành động cấp bách và có kết quả rõ rệt. Một nội dung quan trọng là tổng vệ sinh,
dọn rác trên toàn quốc, đặc biệt là các thành phố, bờ biển, địa danh du lịch.
Dọn rác chưa đủ, mà phải tuyên truyền sâu rộng, có chất lượng để toàn dân hạn
chế xả rác.
Không xả rác chưa đủ, mà hạn chế sản xuất và sử dụng các loại sản phẩm từ
nhựa, các doanh nghiệp nghiên cứu sản xuất những sản phẩm có chất liệu khác thay
cho nhựa, túi nylon.
Thân thiện với môi trường không chỉ là chỉ số phát triển bền vững của một quốc
gia, mà còn là chỉ số phát triển bền vững cho ngành du lịch.” (Theo Lê Thanh Phong,
Báo Dân trí, ngày 10/3/2019)
Câu 1 (0.5 điểm): Theo phần trích, ngoài dọn rác, cần phải làm gì để toàn dân hạn
chế xả rác?
Câu 2 (0.5 điểm): Em hiểu như thế nào về câu văn “Có tài nguyên du lịch, nhưng cứ
thẳng tay xả rác, tấn công tiêu cực vào môi trường thì sẽ mất đi tài nguyên”?
Câu 3 (1.0 điểm): Nêu tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê trong câu: Không xả rác
chưa đủ, mà hạn chế sản xuất và sử dụng các loại sản phẩm từ nhựa, các doanh
nghiệp nghiên cứu sản xuất những sản phẩm có chất liệu khác thay cho nhựa, túi
nylon.
Câu 4 (1.0 điểm): Những điều em rút ra từ phần trích trên.
II. LÀM VĂN

9
Câu 1 (2.0 điểm): Từ nội dung được gợi ra ở phần trích trên, hãy viết đoạn văn
khoảng 200 chữ, nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của lối sống thân thiện với môi
trường.

BÀI VĂN

ĐỀ 1: Câu 2 (5.0 điểm): Viết bài văn trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi”
VĐNL :
+) Vẻ đẹp kì vĩ của cảnh hoàng hôn trên biển
+) Khí thế hào hùng của đoàn thuyền đánh cá lúc ra khơi
LĐ 1 : Trong cái nhìn lãng mạn của nhà thơ Huy Cận , cánh hoàng hôn trên biến
mang vẻ đẹp thật rực rỡ , tráng lệ
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
1. Phân tích cách nói “ mặt trời xuống biển ”
2. Biện pháp tu từ so sánh
3. Biện pháp tu từ nhân hóa
LĐ 2: Trên cái nền rực rỡ của cảnh biển lúc hoàng hôn , nhà thơ Huy Cận đã làm
sống dậy cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi với khí thế thật hào hùng , sôi nổi
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi”
1. Phân tích từ : “ đoàn thuyền ”
2. Phân tích cụm từ “ lại ra khợi ”
3. Phân tích câu hát căng buồm ( ẩn dụ )
Vocab : +) cảnh hoàng hôn : kì vĩ , tráng lệ , rực rỡ
+) khí thế : sôi nổi , hào hùng , tưng bừng , hồ hởi
+) tinh thần : phấn chấn , phấn khởi say mê
ĐỀ 2: Câu 2 (5 điểm): Viết bài văn trình bày cảm nhận về đoạn thơ sau:
“Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.”
VĐNL :+) Vẻ đẹp của hành trình lướt sóng
10
+) Công việc đánh cá trên biển của đoàn thuyền
LĐ1 : Trong cái nhìn lãng mạn của nhà thơ Huy Cận , cánh đoàn thuyền lướt sóng
ra khơi mang vẻ đẹp thật kì vĩ
“Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng,
1. Phân tích thuyền ta
2. Phân tích biện pháp tu từ ẩn dụ “ lái gió ” và “ buồm trăng ”
3. Phân tích hình ảnh ẩn dụ “ Lướt giữa mây cao với biển bằng ”
4. Nghệ thuật “ đối ”
LĐ2: Công việc đánh cá đêm trên biển qua cách thể hiện của nhà thơ đã mang
tinh thần của người lính trên ngư trường
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.”
1. Phân tích khái quát các hđ ở 2 câu thơ trước
2. Phân tích câu thứ 2
3. Làm nổi bật vai trò của các động từ

ĐỀ 3: Câu 2 (5 điểm): Viết bài văn trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
“Ta hát bài ca gọi cá vào,
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào

Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng


Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng
Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông
Lưới xếp, buồm lên đón nắng hồng”
ĐỀ 4: Câu 2 (5,0 điểm). Viết bài văn trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.”
ĐỀ 5: Câu 2 (5,0 điểm). Viết bài văn trình bày cảm nhận của em về khổ thơ sau:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.”
ĐỀ 6: Câu 2 (5,0 điểm). Viết bài văn cảm nhận về đoạn thơ sau:
11
“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa môt vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim.”
( Viếng lăng Bác – Viễn Phương)

12

You might also like