You are on page 1of 14

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG

TỔ NGỮ VĂN

BỘ ĐỀ ÔN TẬP HKII CHO HS LỚP 12


ĐỀ 1
I. ĐỌC- HIỂU (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4
Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí tuệ…
Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa. Và khi không còn có nhu
cầu đó nữa, thì đời sống tinh thần của con người nghèo đi, mòn mỏi đi, tắt đi, và cuộc sống
đạo đức cũng mất luôn nền tảng. Đây là một câu chuyện nghiêm túc và dài, cần được trao đổi,
thảo luận rất nghiêm túc, lâu dài. Tôi muốn thử nêu lên ở đây một đề nghị: các tổ chức thanh
niên của chúng ta, bên cạnh những sinh hoạt thường thấy hiện nay, trong đó phải nói thật có
nhiều sinh hoạt rất hình thức, ồn ào và vô bổ, nên có một cuộc vận động đọc sách trong thanh
niên cả nước; và vận động từng nhà gây dựng tủ sách gia đình, tạo trở lại thói quen đọc sách
cho từng người, cho toàn xã hội, trước hết trong thanh niên. Gần đây có một nước đã phát
động phong trào trong toàn quốc mỗi người mỗi ngày đọc lấy 20 dòng sách. Chúng ta cũng có
thể làm như thế, hoặc vận động mỗi người trong một năm đọc được lấy một cuốn sách. Có thể
cứ đọc sách gì cũng được, để cho người ta trở lại thấy việc cầm đọc một cuốn sách không phải
là việc quá xa lạ. Rồi dần dần sẽ nói đến chuyện chọn sách, cách đọc sách... Cứ bắt đầu bằng
việc rất nhỏ, không quá khó, việc nhỏ đấy nhưng rất có thể là việc nhỏ khởi đầu công cuộc lớn.
(Theo Nguyên Ngọc – Tạp chí tia sáng)

Câu 1 ( 0.5 điểm) Nêu phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2 (0.75 điểm) Vì sao tác giả cho rằng: “Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc
sống trí tuệ nữa”.
Câu 3 (0.75 điểm) Theo anh/ chị việc nhỏ và công cuộc lớn tác giả đề cập đến trong đoạn văn
là gì?
Câu 4 ( 1.0 điểm) Nêu thông điệp tác giả gửi gắm qua đoạn trích.

Bài làm
Câu 1:
Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản là nghị luận
Câu 2:
Tác giả có quan điểm như vậy bởi đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu thường trực của con người có cuộc
sống trí tuệ
Câu 3:
Việc nhỏ được nhắc đến là mọi người trở lại cầm sách, đọc bất cứ thể loại nào
Việc lớn là việc chọn lựa sách, cách đọc sách và hình thành văn hóa đọc rộng rãi, phổ biến với mọi
người
Câu 4:
Giữa cuộc sống bộn bề, hối hả trong guồng quay bất tận của cách mạng công nghệ, thất đáng thương,
đau xót cho những trang sách mục nát ở góc phòng; thật ngậm ngùi, tiếc nuối cho những cuốn sách bị
lãng quên ở xó tủ. Sách, dù là một quyển truyện tranh ngỗ nghĩnh hay một cuốn tiểu thuyết sâu sắc,
không chỉ là những trang giấy, con chữ khô khan mà còn chứa đựng bài học quý giá, kinh nghiệm đáng
trân quý. Đọc sách không chỉ là một hình thức sinh hoạt mà còn thể hiện khát khao thâu tóm tri thức
vĩnh hằng của nhân loại, khắc họa nhu cầu làm giàu trí tuệ, trau dồi bản thân của mỗi người. Bởi vậy,
duy trì và phát triển văn hóa đọc là điều kiện cần thiết và tất yếu, đặc biệt giữa thời đại công nghệ, khi
những trang sách được đưa lên không gian mạng, nơi mạng xã hội là thứ tiêu khiển quan trọng nhất.
Mỗi người chỉ cần biết trân trọng giá trị của những trang sách, tôi luyện niềm đam mê với sách và bắt
đầu đọc sách, tìm tòi, nghiên cứu. Đó là những viên gạch đầu tiên được xây nên bằng tình yêu với sách
trong hành trình khai phá kho tàng đồ sộ này, là những bước chân chập chững đầu tiên của quá trình
khai mở tri thức nhân loại. Những bước đầu nhỏ, chậm rãi, từ từ đó rồi sẽ nở hoa thành tinh thần ham
đọc, nguồn năng lượng nội lực to lớn để cỗ vũ, khuyến khích, lan tỏa ra cả cộng đồng. Dần dần, ta
nghiền ngẫm, biết cách chọn đầu sách hay và cách đọc hiệu quả để khai quật được giá trị cốt lõi, trân
quý của sách. Sách không chỉ là sản phẩm mà còn là nét đẹp, là di sản cần được giữ gìn và phát triển,
từ những bước đầu chịu tìm tòi sách, nó sẽ lớn lên thành văn hóa đọc sách.

II. LÀM VĂN ( 7.0 điểm)


Câu 1 ( 2.0 điểm)
Hãy viết đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến được nêu lên
trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của
con người có cuộc sống trí tuệ”.
Câu 2 ( 5.0 điểm)
Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng cây xà nu trong đoạn văn sau:
Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc. Chúng nó bắn đã thành lệ, mỗi ngày hai lần, hoặc
buổi sáng sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng và sẩm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy. Hầu hết
đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu, cạnh con nước lớn. Cả rừng xà nu hàng vạn cây
không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào
như một trận bão.Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè
gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện lại thành từng cục máu lớn.
Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã
có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng
có ít loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ
ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi
vàng từ nhựa cây bay ra thơm mỡ màng. Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người, lại
bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương
không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết. Nhưng cũng có những cây vượt
lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ.
Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân
thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã…Cứ thế hai ba năm
nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho làng…
Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi
xà nu nối tiếp tới chân trời. (SGK Ngữ văn 12 –NXB GD 2008- tr 38)

ĐỀ 2
I. ĐỌC HIỂU ( 3.0 điểm)
Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
(1) Hiện nay, công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa cũng còn nhiều bất cập.(2)
Nguy cơ thất truyền, mai một của nhiều loại hình di sản văn hóa phi vật thể và sự xuống cấp
của các di tích lịch sử vẫn còn ở mức báo động; việc phát huy giá trị các lễ hội truyền thống
còn nhiều hạn chế, hiện tượng thương mại hóa trong lễ hội chưa được ngăn chặn một cách
hiệu quả; sự hạn hẹp về kinh phí để bổ sung hiện vật cho bảo tàng; nạn trộm cắp buôn bán cổ
vật vẫn diễn ra phức tạp; tình trạng lấn chiếm di tích, danh lam thắng cảnh; hiện tượng xây
dựng trái phép, tu bổ di tích sai nguyên tắc chưa có biện pháp ngăn chặn kịp thời...
(Giáo dục ý thức bảo vệ di sản văn hóa cho thế hệ trẻ - Nguyễn Bá Khiêm)
Câu 1 ( 0.5 điểm) Hãy ghi lại câu văn nêu chủ đề của đoạn trích.
Câu 2 (0.75 điểm) Trong đoạn trích, tác giả đã sử dụng những thao tác lập luận nào?
Câu 3 ( 0.75 điểm)  Hãy tìm thành phần phụ trong câu văn số (1) và gọi tên thành phần đó.
Câu 4 (1.0 điểm)  Tác giả bài viết bộc lộ thái độ và tâm trạng gì trước vấn đề bảo vệ và phát
huy giá trị di sản văn hóa của nước ta?

Bài làm:
Câu 1:
Câu văn nêu chủ đề của đoạn trích là “Hiện nay, công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa
cũng còn nhiều bất cập”
Câu 2:
Trong đoạn trích, tác giả đã sử dụng các thao tác lập luận là thao tác chứng minh và thao tác bình luận
Câu 3:
Thành phần phụ trong câu văn số (1) là trạng ngữ “Hiện nay”
Câu 4:
-Tác giả bộc lộ thái độ
-Tác giả bộc lộ tâm trạng lo lắng trước những nét đẹp văn hóa đang bị mai một, cũng như không hài
lòng, thất vọng, chán nản trước những công tác bảo vệ không hiệu quả
II. LÀM VĂN
Câu 1 ( 2.0 điểm)
Từ thực trạng công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa được nêu lên ở phần Đọc hiểu,
anh/ chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) đưa ra các giải pháp hiệu quả cho vấn đề
trên.

Câu 2 (5.0 điểm)


Về hình tượng Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, có ý kiến cho
rằng: Tnú điển hình cho tính cách con người Tây Nguyên. Ý kiến khác thì nhấn mạnh: Tnú
điển hình cho con đường đấu tranh cách mạng của người làng Xô Man.
Từ cảm nhận của mình về hình tượng này, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên và nêu ý
kiến đánh giá về hình tượng Tnú.

ĐỀ 3
I. ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm)
 Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
(1) “Ai có thể đếm được đã bao năm tháng, bao đời người đã đi qua mà cái Tết về đại thể
vẫn là một? Tết gia đình. Tết dân tộc. Tết đậm đà phong vị cộng đồng, quãng giải lao giữa hai
chặng đường vất vả, gian nan.
(2) Vẫn là ngày hăm ba cúng ông Táo, đêm ba mươi cúng tất niên, hái cành lộc. Vẫn là
ngày mồng một he hé cửa đón đợi người xông nhà, dặn dò nhau ý tứ giữ gìn kiêng cữ cho khỏi
dông cả năm dài. Ngày đầu xuân, cơm nguội không rang để cho đời khỏi khô kháo, nhà không
quét cho tài lộc khỏi thất tán. Vẫn là mùi hương hoa ngan ngát nơi bàn thờ ấy. Vẫn là làn
không khí mới mẻ, hơi bỡ ngỡ, trịnh trọng ấy. Vẫn những gương mặt cởi mở, chan hoà giữa
khung cảnh trời đất tươi đẹp vì được niềm phấn chấn của con người thâm nhập giao hoà.”
( Trích Mùa lá rụng trong vườn - Ma Văn Kháng)
Câu 1 ( 0.75 điểm)  Đoạn văn bản trên khẳng định điều gì?
Câu 2 (1.0 điểm) Biện pháp nghệ thuật được sử dụng nhiều nhất trong văn bản trên là gì? Nêu
tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?
Câu 3 ( 0.75 điểm) Cụm từ hai chặng đường vất vả, gian nan ở (1) là để chỉ điều gì?
Câu 4 ( 0.5 điểm) Đặt tiêu đề cho văn bản trên.
Bài làm:
Câu 1:
Đoạn văn trên khẳng định nét đẹp trường tồn cùng những truyền thống ý nghĩa trong ngày Tết cổ
truyền.
Cau 2:
-Biện pháp nghệ thuật được sử dụng nhiều trong văn bản là điệp ngữ “vẫn là”
-Tác dụng:
+Giúp cho câu văn tăng sức gợi hình, gợi cảm
+Tạo cho câu văn tính nhạc, nhịp điệu hài hòa
+Nhấn mạnh nét đẹp, tập tục truyền thống, lâu đời qua nhiều thế hệ của dân tộc. Đó là những giá trị
phi vật thể không thể bị bào mòn, lãng quên.
+Thể hiện sự yêu quý cùng thái độ trân trọng, nâng niu với văn hóa dân tộc của tác giả.
Câu 3:
-Trước hết, “hai chặng đường vất vả gian nan” có thể hiểu là quãng thời gian vất vả, miệt mài lao động
của cả năm trước Tết và năm mới của những cố gắng, kiên trì sắp tới sau Tết.
-Nếu đặt trong phạm vi rộng hơn, nó cũng có thể hiểu là chặng đường nhiều khó khăn, hy sinh của cả
dân tộc để bảo vệ hòa bình và chặng đường nhiều thử thách, chông gai phía trước để xây dựng, phát
triển đất nước
Câu 4:
Tiêu đề cho văn bản: Nét đẹp trường tồn của Tết

II.LÀM VĂN (7.0 điểm)


Câu 1 ( 2.0 điểm)
 Trong một buổi toạ đàm của Bộ VH-TT và Du lịch với chủ đề: “Giáo dục với việc hình thành
nhân cách, đạo đức con người, văn hoá Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá”diễn ra ngày
22/1/2014 tại Hà Nội, nhà giáo Nguyễn Quang Kính ( nguyên chánh văn phòng Bộ GD&ĐT)
cho rằng: “ Nói dối tràn lan đang trở thành một vấn nạn của xã hội Việt Nam”.
Anh / chị hãy trình bày suy nghĩ của mình dưới hình thức đoạn văn (khoảng 200 chữ) về vấn
nạn trên.
Câu 2 ( 5 .0 điểm) 
Phân tích hai  phát  hiện của nhân vật  Phùng trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của
nhà văn Nguyễn Minh Châu.
ĐỀ 4
I. ĐỌC – HIỂU ( 3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Việt Nam đất nước ta ơi 
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn 
Cánh cò bay lả rập rờn 
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều 
Quê hương biết mấy thân yêu 
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau 
Mặt người vất vả in sâu 
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn 
Đất nghèo nuôi những anh hùng 
Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên 
Đạp quân thù xuống đất đen 
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa 
Việt Nam đất nắng chan hoà 
Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh 
Mắt đen cô gái long lanh 
Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung
(Trích Việt Nam quê hương ta – Nguyễn Đình Thi, dẫn theo Trần Đăng Khoa, Chân dung và
đối thoại, NXB Thanh niên, 1999)
Câu 1 (0.75 điểm) Xác định và nêu tác dụng của thể thơ được tác giả sử dụng trong văn bản
trên.
Câu 2 (0.75 điểm) Trong bốn dòng thơ đầu, tác giả đã chọn những hình ảnh nào để tái hiện
khung cảnh đất nước Việt Nam? Anh/chị có đồng tình với sự lựa chọn này của tác giả không?
Vì sao?
Câu 3 (0.5 điểm) Đoạn thơ đã thể hiện những tình cảm gì của tác giả với quê hương, đất
nước?
Câu 4 (1.0 điểm) Đọc đoạn thơ, anh/chị cảm nhận được những vẻ đẹp gì của nhân dân, đất
nước? Viết cảm nhận dưới hình thức đoạn văn 4-7 câu.
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm)
Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về phương châm hành
động: “Nói không với hành vi bạo lực và tệ nạn xã hội” của học sinh hiện nay.
Câu 2 (5.0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp riêng trong tâm hồn người phụ nữ ở truyện ngắn Vợ chồng A
Phủ của Tô Hoài và Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.

ĐỀ 5
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Trái tim hoàn hảo
Có một chàng thanh niên đứng giữa thị trấn và tuyên bố mình có trái tim đẹp nhất vì
chẳng hề có một tì vết hay rạn nứt nào. Đám đông đều đồng ý đó là trái tim đẹp nhất mà họ
từng thấy. Bỗng một cụ già xuất hiện và nói: "Trái tim của anh không đẹp bằng trái tim tôi!".
Chàng trai cùng đám đông ngắm nhìn trái tim của cụ. Nó đang đập mạnh mẽ nhưng đầy
những vết sẹo. Có những phần của tim đã bị lấy ra và những mảnh tim khác được đắp vào
nhưng không vừa khít nên tạo một bề ngoài sần sùi, lởm chởm; có cả những đường rãnh
khuyết vào mà không hề có mảnh tim nào trám thay thế. Chàng trai cười nói:
- Chắc là cụ nói đùa! Trái tim của tôi hoàn hảo, còn của cụ chỉ là những mảnh chắp vá đầy
sẹo và vết cắt.
- Mỗi vết cắt trong trái tim tôi tượng trưng cho một người mà tôi yêu, không chỉ là những cô
gái mà còn là cha mẹ, anh chị, bạn bè... Tôi xé một mẩu tim mình trao cho họ, thường thì họ
cũng sẽ trao lại một mẩu tim của họ để tôi đắp vào nơi vừa xé ra. Thế nhưng những mẩu tim
chẳng hoàn toàn giống nhau, mẩu tim của cha mẹ trao cho tôi lớn hơn mẩu tôi trao lại họ,
ngược lại với mẩu tim của tôi và con cái tôi. Không bằng nhau nên chúng tạo ra những nếp
sần sùi mà tôi luôn yêu mến vì chúng nhắc nhở đến tình yêu mà tôi đã chia sẻ. Thỉnh thoảng
tôi trao mẩu tim của mình nhưng không hề được nhận lại gì, chúng tạo nên những vết khuyết.
Tình yêu đôi lúc chẳng cần sự đền đáp qua lại. Dù những vết khuyết đó thật đau đớn nhưng tôi
vẫn luôn hy vọng một ngày nào đó họ sẽ trao lại cho tôi mẩu tim của họ, lấp đầy khoảng trống
mà tôi luôn chờ đợi.
Chàng trai đứng yên với giọt nước mắt lăn trên má. Anh bước tới, xé một mẩu từ trái tim
hoàn hảo của mình và trao cho cụ già. Cụ già cũng xé một mẩu từ trái tim đầy vết tích của cụ
trao cho chàng trai. Chúng vừa nhưng không hoàn toàn khớp nhau, tạo nên một đường lởm
chởm trên trái tim chàng trai. Trái tim của anh không còn hoàn hảo nhưng lại đẹp hơn bao giờ
hết vì tình yêu từ trái tim của cụ già đã chảy trong tim anh...
(Tác giả: Khuyết Danh )

Câu 1 (0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2 ( 0.5 điểm) Anh/Chị hiểu thế nào về câu nói sau: “Tôi xé một mẩu tim mình trao cho
họ, thường thì họ cũng sẽ trao lại một mẩu tim của họ để tôi đắp vào nơi vừa xé ra.”
Câu 3 (1.0 điểm) Theo anh/chị, vì sao tác giả cho rằng: “Tình yêu đôi lúc chẳng cần sự đền
đáp qua lại.”
Câu 4 ( 1.0 điểm) Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?

Bài làm:
Câu 1:
Phương thức biểu đạt chính của văn bản là tự sự
Câu 2:
Câu nói gửi gắm một thông điệp về thái độ đầy yêu thương, sẵn sàng trao đi tình yêu dù không phải lúc
nào cũng được hồi đáp.
Câu 3:
Tác giả cho rằng “Tình yêu đôi lúc chẳng cần sự đền qua đáp lại” vì:
+Khoảnh khắc ta trao tặng tình yêu thương chính là lúc ta tự sưởi ấm trái tim của mình, tạo nên
những nét đẹp của tình người trong chính mình
+Bởi những vết khuyết để lại, có thể xấu xí, đau đớn âm ỉ nhưng vẫn ở đó những hi vọng, sự tử tế
Câu 4:
Trong sự bộn bề, xối xả của guồng quay bất tận mang tên cuộc sống, thật khó khăn, vất vả để tìm kiếm
chút yêu thương trọn vẹn, thuần khiết giữa người với người; thật đáng nâng niu, trân trọng những nghĩa
cử nhân hậu nhỏ nhoi len lói giữa góc khuất của đời. Trước hết, sự trao tặng tình yêu là thái độ sẵn
sàng cho đi, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ từ người thân, bạn bè rồi lan tỏa, mở rộng ra những người có
hoàn cảnh khó khăn, đáng thương trong xã hội. Tuy nhiên, chúng ta luôn thường trực mong muốn được
nhận lại yêu thương, được đền đáp những quan tâm của mình, được người khác thấu hiểu và ý thức
phải quan tâm ngược lại; chúng ta sợ sự thiệt thòi, sợ thua lỗ. Đó không chỉ là một đặc điểm của tâm lí,
là một khía cạnh ẩn giấu của tâm tư con người, mà nó còn như những gánh nặng vô hình, xiềng xích đè
nén trái tim nhân nghĩa của mỗi người; như rào cản mơ hồ, vách ngăn trĩu nặng xuống những đắn đo về
lợi ích cá nhân của mỗi người. Nó không xấu, càng không đáng để lên án, để bị chỉ trích. Xong, nếu ai
cũng làm việc tốt vì thái độ thích thể hiện, vì mong muốn sự trả ơn, ân nghĩa, giá trị của sự nhân từ sẽ
chỉ thu lại ở sự vị kỉ, ý nghĩa của lòng bao dung chỉ tóm gọn trong lợi ích cá nhân. Tình yêu, ngay ở
khoảnh khắc ta cho đi, đã giúp ta tự sưởi ấm, vun đắp trái tim mình, tạo nên những nét đẹp của tình
người trong chính mình. Tình yêu, ngay ở giây phút ta trao đi, đã chảy xiết,thắp sáng trong tâm hồn
của mình.Bởi vậy, tình yêu không phải lúc nào cũng cần sự đền qua đáp lại, mà là đền đáp của chính
bản thân mình với nhân cách, giá trị làm người của mình.
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm) Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về
câu: “Trái tim của anh không còn hoàn hảo nhưng lại đẹp hơn bao giờ hết vì tình yêu từ trái
tim của cụ già đã chảy trong tim anh…”
Câu 2 ( 5.0 điểm)
Phân tích bi kịch của nhân vật hồn Trương Ba trong tác phẩm “Hồn Trương Ba, da hàng
thịt” của Lưu Quang Vũ.

ĐỀ 6

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

Trước khi các em nghĩ đến chuyện bay cao bay xa, hãy tập làm bất cứ thứ gì, có thể cả những
thứ chẳng có ý nghĩa gì chứ không phải chỉ là những điều các em thích hay cho là quan trọng.
Đừng bực bội vì những việc mà các em không tin tưởng, vì như thế các em sẽ cảm thấy nhàm
chán chính bản thân mình, cũng đừng đem bản thân so sánh một cách lệch lạc với những
người như Baltimore Orioles. Hãy giết chết cảm giác tự mãn và dễ dàng thoả hiệp, cảm giác
mọi thứ dường như đều có lí hay cảm giác tự bằng lòng trong trạng thái tinh thần u mê. Hãy
làm cho bản thân xứng đáng với những gì mà các em đang cố gắng. Và hãy đọc, đọc mọi lúc,
đọc như một nguyên tắc của bản thân và như một cách để tôn trọng chính mình. Coi việc đọc
như nguồn sống của cuộc đời. Hãy phát triển và bảo vệ một giá trị đạo đức bằng cách đưa ra
các lập luận để chấp nhận nó. Hãy mơ những giấc mơ vĩ đại. Hãy làm việc cật lực. Hãy nghĩ
cho bản thân mình. Hãy yêu tất cả những thứ các em thích và những người các em cảm mến
bằng tất cả tấm lòng của mình. Và hãy làm tất cả những điều đó, như thể các em đang bị thúc
giục, mỗi giây mỗi phút, từng chút một. Hãy tin bữa tiệc nào rồi cũng tàn nhưng các em đừng
bao giờ tham gia vào một cuộc vui khi đã đến lúc tàn, cho dù buổi chiều hôm nay có rực rỡ
đến thế nào.
(Trích Bài phát biểu tại buổi lễ tốt nghiệp trường trung học Wellesley – David McCullough,
theo http://www.ehapu.edu.vn, ngày 5/6/2012)
Câu 1. (0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2. (0.5 điểm) Ghi lại câu văn nêu ý khái quát của văn bản.

Câu 3. (1.0 điểm) Văn bản trên sử dụng chủ yếu kiểu câu nào? Nêu tác dụng của kiểu câu đó
trong việc thể hiện nội dung của văn bản.

Câu 4. (1.0 điểm) Anh/ chị hiểu như thế nào về câu:“Coi việc đọc như nguồn sống của cuộc
đời.”?

Bài làm:
Câu 1:
Phương thức biểu đạt chính của văn bản là nghị luận
Câu 2

Câu 3:

-Văn bản trên sử dụng chú yếu kiểu câu cầu khiến

-Tác dụng:

+, Giúp đoạn văn thể hiện được tính chất, đặc điểm của thông điệp mà người nói muốn truyền
tải: lời nhắc nhở, khuyên nhủ và thúc giục người trẻ hành động, sống hết mình

+, Thể hiện được thái độ của người nói, đó là sự hi vọng, mông muốn và tin tưởng vào những
thế hệ tương lai sẽ hành động đầy nhiệt huyết

Câu 4:

Trong sự bồn bề, ngổn ngang của guồng quay bất tận mang tên cuộc sống, thất đáng tiếc
thương, mủi lòng cho những trang sách bị bỏ quên ở góc nhà, thật xót xa, mỉa mai cho những
cuốn sách bị bụi giăng kín trong xó tiệm. Đọc sách không chỉ là một hành động, một việc làm
thỏa mãn sự yêu thích mà còn là một văn hóa đáng trân quý, một thói quen cần được bảo tồn,
nâng niu, gìn giữ. Sách khai sinh những giá trị mới bởi nó mở ra cánh cửa khai phá kho tàng tri
thức nhân loại, xây lên cây cầu đến nhà kho lưu trữ trí tuệ vĩnh hằng của loài người. Sách còn
truyền năng lượng, sức mạnh để duy trì sự sống bởi nó cung cấp cho chúng ta những kiến thức
bổ ích, bồi đắp những nhận thức ý nghĩa, nhen nhóm những tư tưởng uyên thâm giúp ta phát
triển, trưởng thành, hoàn thiện chính mình. Bởi vậy, đọc sách như là nguồn sống của cuộc đời,
vừa là nơi khởi nguồn và nuôi dưỡng sự sống.

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1. (2.0 điểm)

Từ ngữ liệu ở phần đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của
anh/ chị về câu yêu cầu của tác giả:“Hãy nghĩ cho bản thân mình.”

Câu 2. (5.0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn “Chiếc
thuyền ngoài xa” của nhà văn Nguyễn Minh Châu (Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục –
2011).

ĐỀ 7
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
Bản lĩnh là khi bạn dám nghĩ, dám làm và có thái độ sống tốt. Muốn có bản lĩnh bạn cũng phải
kiên trì luyện tập. Chúng ta thường yêu thích những người có bản lĩnh sống. Bản lĩnh đúng
nghĩa chỉ có được khi bạn biết đặt ra mục tiêu và phương pháp để đạt được mục tiêu đó. Nếu
không có phương pháp thì cũng giống như bạn đang nhắm mắt chạy trên con đường có nhiều
ổ gà.
Cách thức ở đây cũng rất đơn giản. Đầu tiên, bạn phải xác định được hoàn cảnh và môi
trường để bản lĩnh được thể hiện đúng lúc, đúng nơi, không tùy tiện. Thứ hai bạn phải chuẩn
bị cho mình những tài sản bổ trợ như sự tự tin, ý chí, nghị lực, quyết tâm... Điều thứ ba vô
cùng quan trọng chính là khả năng của bạn. Đó là những kỹ năng đã được trau dồi cùng với
vốn tri thức, trải nghiệm. Một người mạnh hay yếu quan trọng là tùy thuộc vào yếu tố này.
Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người
xung quanh. Khi xây dựng được bản lĩnh, bạn không chỉ thể hiện được bản thân mình mà còn
được nhiều người thừa nhận và yêu mến hơn.
(Trích Xây dựng bản lĩnh cá nhân – Phương Mai, Tuoitre.vn)

Câu 1. (0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
Câu 2. (0.5 điểm) Theo tác giả, thế nào là bản lĩnh?
Câu 3. (1.0 điểm) Anh/Chị đồng tình hay không đồng tình với ý kiến: Bản lĩnh tốt là vừa
phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh của tác
giả? Giải thích ngắn gọn lí do đồng tình hay không đồng tình với ý kiến.
Câu 4. (1.0 điểm) Theo anh/chị, cần làm gì để rèn luyện bản lĩnh sống?

Bài làm:

Câu 1:
Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là nghị luận
Câu 2:
Theo tác giả, bản lĩnh là khi bạn dám nghĩ, dám làm và có thái độ sống tốt
Câu 3:
-Em đồng tình với ý kiến trên bởi
+, Khi có bản lĩnh, bản thân chúng ta sẽ trở nên hoàn thiện hơn, đạt được khát vọng của mình
+, Mọi người thường ngưỡng mộ, khâm phục những cá nhân có bản lĩnh nên khi đó ta sẽ
được sự hài lòng, tán dương
Câu 4:
Trong sự bồn bề, ngổn ngang của guồng quay bất tận mang tên cuộc sống, thật đáng xấu hổ,
buồn bã cho những người không có ý chí, sự quyết tâm; thật đáng mủi lòng, thương hại cho
những cá nhân không có bản lĩnh. Trước hết, bản lĩnh, không phải khái niệm dài đằng đẵng ta
học thuộc khi ngồi trên ghế giảng đường, không phải dòng khẩu hiệu hô hào trên tấm áp phích
treo trước cổng làng, mà là nội lực, sức mạnh tinh thần sâu thẩm, tiềm ẩn trong mỗi người
khiến họ dám nghĩ, dám làm và có thái độ sống tốt. Bản lĩnh như ngọn đèn hải vĩnh cửu soi
sáng vực thẳm tăm tối trong cuộc sống, như kim chỉ nan dẫn lối trong hố đen hun hút của
nghịch cảnh, như đôi cánh nâng bước hành trình chinh phục thành công của mỗi người. Có bản
lĩnh, chúng ta dám bước ra khỏi vùng an toàn, bồi đắp sức mạnh của ý chí để khai phá hết tiềm
năng, giá trị của chính mình. Bản lĩnh không phải những công thức vĩ mô trong sách vở, không
phải triết lí thâm sâu, uyên bác của những nhà hiền triết, bác học; nó bắt nguồn từ những điều
đơn giản, gần gũi nhất rồi lớn dần ra, mở rộng ra. Bản lĩnh là khi ta dám tự nhận mình chưa
hoàn thành bài tập về nhà, là khi dám ngủ một mình dù rất sợ, là khi ta dám nhận một nhiệm vụ
mới đầy thú vị mà cũng hết sức rủi ro, là khi ta dám từ bỏ một thói quen xấu. Hãy rèn luyện
bản lĩnh từ trong ý nghĩ, ý thức, bắt nguồn, bén rễ từ trong nhận thức, suy nghĩ của chính mình
rồi ươm mầm, bồi dưỡng thành hành động. Bản lĩnh không chỉ là một phần tính cách mà còn là
cả quá trình tôi luyện, một hành trình nuôi dưỡng, ấp ủ.

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)


Câu 1. (2.0 điểm)
Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến: Tuổi trẻ
cần sống có bản lĩnh để dám đương đầu với mọi khó khăn thử thách.
Câu 2. (5.0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn trích sau:
… Những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn, nếu không có bếp lửa sưởi kia thì Mi cũng
đến chết héo. Mỗi đêm, Mị đã dậy ra thổi lửa hơ tay, hơ lưng, không biết bao nhiêu lần. 
Thường khi đến gà gáy sáng Mị ngồi dậy ra bếp sưởi một lúc lâu thì các chị em trong
nhà mới bắt đầu ra dóm lò bung ngô, nấu cháo lợn. Chỉ chợp mắt được từng lúc, Mị lại thức
sưởi lửa suốt đêm. Mỗi đêm, khi nghe tiếng phù phù thổi bếp, A Phủ lại mở mắt. Ngọn lửa sưởi
bùng lên, cùng lúc ấy thì Mị cũng nhìn sang, thấy mắt A Phủ trừng trừng, mới biết A Phủ còn
sống. Mấy đêm nay như thế. Nhưng Mị vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay. Nếu A Phủ là cái xác
chết đứng đấy, cũng thế thôi. Mị vẫn trở dậy, vẫn sưởi, chỉ biết chỉ còn ở với ngọn lửa. Có đêm
A Sử chợt về, thấy Mị ngồi đấy, A Sử đánh Mị ngã ngay xuống cửa bếp. Nhưng đêm sau Mị
vẫn ra sưởi như đêm trước.
Lúc ấy đã khuya. Trong nhà đã ngủ yên thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng
sáng lên, Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh
bò xuống hai hõm má đã xám đen lại. Nhìn thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm năm
trước, A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống
miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt
mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng
nó thật độc ác. Cơ chùng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải
chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương
ở đây thôi... Người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ... Mị phảng phất nghĩ như vậy. 

Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi, cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình. Mị
lại tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đã trốn được rồi, lúc ấy bố con
Pá Tra sẽ bảo là Mị đã cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy, Mị phải chết trên cái
cọc ấy. Nghĩ thế, trong tình cảnh này, làm sao Mị cũng không thấy sợ...
Lúc ấy, trong nhà đã tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt, nhưng Mị
tưởng như A Phủ đương biết có người bước lại... Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây.
A Phủ cứ thở phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở
người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng, Mị chỉ thì thào được một tiếng “Đi ngay...”, rồi Mị nghẹn
lại. A Phủ bỗng khuỵu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A
Phủ lại quật sức vùng lên, chạy.
Mị đứng lặng trong bóng tối.
Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy,
chạy xuống tới lưng dốc, Mị nói, thở trong hơi gió thốc lạnh buốt: 
- A Phủ cho tôi đi.
A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói: 
- Ở đây thì chết mất.
A Phủ chợt hiểu. 
Người đàn bà chê chồng đó vừa cứu sống mình.
A Phủ nói: “Đi với tôi”. Và hai người lẳng lặng đỡ nhau lao chạy xuống dốc núi…
  (Trích Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài, Ngữ Văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục, 2016, tr. 13 -
14)

You might also like