You are on page 1of 6

ĐỀ LUYỆN TẬP TỔNG HỢP SỐ 1

Câu 1 ( 8 điểm)

Suy nghĩ của anh/chị về câu nói của Napoleon: “Hãy xông trận đi rồi sẽ có cách
đánh tốt”.

Câu 2 ( 12 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về con người Nguyễn Trãi qua các sáng tác thơ văn của ông.

- HẾT -
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
GỢI Ý
Câu 1 (8 điểm)
1. Giải thích
- “Xông trận”: là bước vào một cuộc chiến với một tư thế chủ động.
- “Cách đánh tốt”: là phương pháp, là chiến thuật ứng phó trong cuộc chiến.
Câu nói của Napoleon nhằm cổ vũ, khích lệ tinh thần tướng sĩ trước trận chiến: Phải
có lòng quyết tâm, quả cảm đối mặt bước vào trận đánh rồi sẽ có cách tác chiến tốt.
Câu nói này còn có ý nghĩa: Con người phải can đảm đối mặt với khó khăn, thử thách
từ đó sẽ tìm ra hướng giải quyết tốt nhất.
2. Bàn luận
- Con người phải có sự tự tin và can đảm đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống.
- Một khi đã dám bước vào một cuộc thử thách, con người sẽ có cách giải quyết vấn đề một cách
tốt nhất để có thể vượt qua khó khăn và như vậy mới có cơ hội gặt hái thành công.
- Nếu không bao giờ dám“xông trận”, con người sẽ không bao giờ tìm được một “cách đánh
tốt”, như thế họ sẽ chẳng bao giờ chạm tay tới thành công.
- Có những con người chưa đánh đã bại, họ thất bại bởi ý chí. Họ chẳng dám đương đầu với khó
khăn, thấy gian nan đã nản lòng bỏ cuộc.
- Tuy thế, không phải lúc nào cứ “xông trận” là có “cách đánh tốt”. Nếu chúng ta không có ý
chí, không trang bị những điều kiện cần thiết, xem thường khó khăn… thì sẽ dễ rơi vào thất bại.
* Tóm lại, câu nói khẳng định con người phải luôn có ý thức đối mặt với những thử thách trong
cuộc sống. Khi đối mặt với nó, con người sẽ tìm ra các cách để vượt lên thử thách ấy.

1
(Lưu ý: Học sinh cần kết hợp được lí lẽ với các dẫn chứng tiêu
biểu để làm sáng tỏ vấn đề)
3. Bài học nhận thức và hành động
- Biết tự rèn luyện ý chí, nghị lực và một sức khỏe tốt nhất để đương đầu với những khó khăn
trong học tập và trong cuộc sống.
- Không nên chủ quan hay xem thường những thử thách đang diễn ra trong học tập cũng như
trong cuộc sống của mỗi chúng ta.
- Phê phán những người thiếu ý chí, thiếu niềm tin, thiếu sự quyết đoán. Nếu những phẩm chất
đó bị thiếu đi, con người sẽ khó có thể vượt qua những trở ngại, khó khăn.
Câu 2 (12 điểm)
1. Giải thích
- Tác phẩm thơ văn vừa phản ảnh hiện thực đời sống vừa là tấm gương phản chiếu tâm
hồn, tiếng nói của tình cảm, những rung động của trái tim thi nhân trước cuộc đời.
- Thơ văn Nguyễn Trãi là tấm gương phản chiếu tâm hồn, tình cảm, suy nghĩ của thi nhân.
2. Bàn luận
- Nguyễn Trãi với tấm lòng ưu dân, ái quốc sâu nặng:
+ Một con người thương dân sâu sắc: làm việc nhân nghĩa tất cả là vì dân, luôn
mong muốn nhân dân có một cuộc sống no ấm, yên vui, hạnh phúc.
+ Suốt đời ông luôn đau đáu nỗi niềm non nước.
- Nguyễn Trãi là một con người có nhân cách thanh cao, trong sạch:
+ Giữ cốt cách thanh cao ở chốn quan trường.
+ Sống một cuộc đời thanh bạch, giản dị khi về quê ở ẩn.
- Nguyễn trãi có tâm hồn tha thiết yêu thiên nhiên:
+ Tâm hồn giao hòa, rộng mở, say đắm với thiên nhiên tạo vật.
+ Nhận ra vẻ đẹp của thiên nhiên qua những hình ảnh gần gũi, mộc mạc
(lảnh mồng tơi, bè rau muống…) và sự khoáng đạt, hùng vĩ của thiên nhiên (cửa biển Bạch
Đằng…)
Tất cả những biểu hiện đó bộc lộ sự gắn bó, chan hòa, tha thiết với thiên nhiên trong hồn
thơ Nguyễn Trãi.

- Nguyễn Trãi là người thiết tha với tiếng nói của dân tộc:
+ Ông có ý thức sâu sắc trong việc sử dụng tiếng Việt để sáng tác thơ văn.

2
+ Ngôn từ trong thơ có sự tiếp thu của ca dao, tục ngữ…
- Nguyễn Trãi còn là một người nghệ sĩ đa tình, lãng mạn. Nhìn tàu lá chuối non còn cuộn
tròn, thi nhân có sự liên tưởng đến một bức thư tình còn phong kín; hình ảnh bóng tháp ở
núi Dục Thúy soi mình dưới dòng sông, thi nhân hình dung một chiếc trâm ngọc đang cài
lên áng tóc huyền buông xõa… Đó là một cái nhìn thấm đẫm chất phong tình của người
nghệ sĩ ngôn từ.
Lưu ý: Học sinh cần phải có những dẫn chứng thuyết phục.
3. Đánh giá
- Thơ văn Nguyễn Trãi được xem là một di sản của nền văn học dân tộc. Những sáng tác
của ông phản ánh một cách chân thật vẻ đẹp tâm hồn của một người có tấm lòng suốt đời
vì dân vì nước, tha thiết yêu thiên nhiên, yêu tiếng nói của dân tộc và là một người nghệ sĩ
tài hoa, lãng mạn.
- Người đọc thơ cần có tấm lòng biết trân trọng, yêu mến và tự hào về di sản thơ văn mà
Nguyễn Trãi để lại cho đời.

ĐỀ LUYỆN TẬP TỔNG HỢP SỐ 02

Câu 1 (8 điểm):

Đọc bản tin sau:


Cuộc khảo sát bất ngờ của thầy giáo dạy Toán
Trước thực trạng học sinh, sinh viên không đủ kỹ năng sống để ứng phó với những
áp lực xã hội, thầy Trần Đình Trợ, giáo viên Toán trường THPT Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã
làm một khảo sát vui với học sinh trong lớp mình chủ nhiệm.
Khảo sát này được thực hiện ở lớp 12A1 trường THPT Hương Sơn, kết quả gồm 6
ý được thầy Trần Đình Trợ chia sẻ trên mạng xã hội như sau:
1. Có 45/45 em đi học bằng xe đạp. Trong đó 3 em phân biệt được líp và đĩa, có 10 em
phân biệt được săm và lốp. Và không có em nào biết sửa xe.
2. Có 41/45 em thường đi qua sông suối. Trong đó chỉ 4 em biết bơi. Số còn lại chỉ biết
lặn, kiểu lặn "xuống nước, ba ngày sau mới nổi".
3. Có 45/45 em thường xuyên ăn cơm. Trong đó chỉ 15 em biết nấu cơm, nhưng trong 15
em biết nấu thì chỉ 5 em thường xuyên nấu cơm cho gia đình. Có 17/45 em thỉnh thoảng
rửa bát.
4. Có 45/45 em nhớ sinh nhật của 3 người bạn thân trở lên. Trong đó, chỉ 4 em là nhớ ngày
sinh của bố mẹ mình.
5. Có 45/45 em đọc sách (nhưng là đọc các sách giáo khoa). Trong đó 5 em có đọc sách
truyện, nhưng lại bị bố mẹ cấm đoán, phải đọc lén. Có 2 em đã đăng ký mượn sách thường
xuyên tại tủ sách miễn phí của thầy Trợ, nhưng sau khi bị bố mẹ phát hiện, lại xin thôi.

3
6. Có 45/45 em thường xuyên đi học thêm. Có 45/45 em có khả
năng vào ĐH và 45/45 em mong muốn trở thành cán bộ nhà nước.
(Dẫn theo Vn Express, 12/11/2014)
Từ vị trí của một học sinh THPT, anh/chị có suy nghĩ gì về hiện tượng được nói đến
trong bản tin trên?
Câu 2 (12 điểm):
Mỗi tác phẩm văn học chân chính phải là một lời đề nghị về lẽ sống.
Anh/chị suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên? Hãy làm rõ lời đề nghị về lẽ sống của
tác giả Phạm Ngũ Lão qua bài thơ Thuật hoài (Ngữ văn 10 Tập một, Nxb Giáo dục Việt
Nam, 2015).
---------- HẾT --------

GỢI Ý
Câu 1. (8,0 điểm)
1. Nêu vấn đề, hiện tượng cần nghị luận
- Thí sinh cần phân tích bản tin được trích và khái quát được hiện tượng xã hội được
đề cập. Đó là hiện tượng thiếu hụt trầm trọng về kỹ năng sống của HS THPT hiện nay.
2. Trình bày suy nghĩ về hiện tượng (phân tích có kèm dẫn chứng)
- Chỉ ra được những biểu hiện cụ thể của hiện tượng: Học sinh không có kiến thức
tối thiểu về các vật dụng thân thuộc trong đời sống hàng ngày; không có khả năng tự chăm
sóc bản thân và tham gia làm việc nhà; thiếu quan tâm đến người thân; chưa có ý thức đọc
sách để mở rộng vốn hiểu biết...
- Phân tích nguyên nhân của hiện tượng: Do nhận thức lệch lạc của bản thân học
sinh, chỉ chú tâm vào học kiến thức trong sách vở; quan niệm sai lầm của các bậc phụ
huynh, thầy cô trong nhà trường...
- Phân tích những tác động tiêu cực của hiện tượng đối với tương lai của mỗi học
sinh và đối với toàn xã hội...
- Đề xuất một số biện pháp cụ thể để khắc phục tình trạng này từ vị trí của một học
sinh THPT.
3. Bài học
- Học sinh tự liên hệ, rút ra bài học về nhận thức và hành động của bản thân.
Câu 2. (12,0 điểm)

4
1. Giải thích ý kiến
- Từ ngữ cụ thể: văn học chân chính, lời đề nghị, lẽ sống...
- Khái quát: Bằng cách nói khẳng định, ý kiến đã nêu lên đặc trưng, chức năng cao quý của
văn học trong việc bồi đắp và định hướng những giá trị sống cho con người.
2. Trình bày suy nghĩ về ý kiến
- Văn học bắt nguồn từ đời sống nhưng cũng thể hiện nhu cầu muốn bày tỏ, chia sẻ cảm xúc
hay quá trình nghiền ngẫm, lý giải hiện thực của mỗi nhà văn.
- Vì vậy một tác phẩm văn học chân chính bao giờ cũng gửi gắm một thông điệp về lẽ sống:
đó có thể là một triết lý sống, một cách ứng xử, một lý tưởng sống cao đẹp hay là lời bày tỏ
tình yêu với cuộc sống, lòng căm phẫn trước những lối sống giả tạo xấu xa không xứng đáng
với con người…
- Lời đề nghị về lẽ sống ấy trong một tác phẩm văn học chân chính có khả năng tác động mạnh
mẽ đến người đọc, khơi gợi cuộc đấu tranh vật lộn bên trong tâm hồn để lựa chọn những giá
trị sống tích cực, đẹp đẽ..
- Lời đề nghị về lẽ sống trong một tác phẩm không phải là bài giảng khô khan hay là lời thuyết
giáo về đạo đức. Trái lại, đó là một cuộc đối thoại, gợi mở thông qua hình tượng nghệ thuật
độc đáo và cảm xúc mãnh liệt của nhà văn…
3. Phân tích bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão để làm sáng tỏ ý kiến.
- Lẽ sống mà nhà thơ bày tỏ trong tác phẩm gắn liền với hoàn cảnh đặc biệt của dân tộc, đó là
cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần thứ hai, cả nước sục sôi khí thế đánh giặc..
- Lời đề nghị mà thực chất là lời bày tỏ về lẽ sống của tác giả Phạm Ngũ Lão: khao khát lập
chiến công, thể hiện trách nhiệm và tình đoàn kết cùng nhau giết giặc của một công dân trong
cộng đồng dân tộc; nỗi thẹn cũng chính là khát vọng muốn lập nên sự nghiệp anh hùng, phò
vua giúp nước…
- Lẽ sống ấy được thể hiện qua lời thơ hàm súc, hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng và giọng
điệu trầm hùng, chiêm nghiệm mang vẻ đẹp của hào khí Đông A - hào khí thời Trần…
- Vẻ đẹp của lẽ sống ấy gợi ra mối đồng cảm sâu xa của người đọc, làm thức tỉnh lối sống có
trách nhiệm, sống cống hiến, sống với những lý tưởng và hoài bão cao đẹp của bạn trẻ ngày
nay…
4. Đánh giá, mở rộng vấn đề:

5
- Yêu cầu đối với người sáng tác: Để tạo nên một tác phẩm chân
chính, mỗi người viết cần phải biết tự vượt lên những suy nghĩ tình cảm nhỏ hẹp mang tính cá
nhân để đạt đến những lẽ sống lớn, tình cảm lớn của thời đại; đồng thời không ngừng lao động
để tạo nên sự hài hòa cân xứng giữa nội dung và hình thức nghệ thuật…
- Yêu cầu đối với người tiếp nhận: Người đọc cần phát huy vai trò chủ động, tích cực của mình
trong việc tiếp nhận những giá trị nội dung tư tưởng của một tác phẩm văn chương, từ đó trau
dồi nhân cách, thu hẹp khoảng cách giữa văn học và cuộc đời.

You might also like