You are on page 1of 50

PHßNG GI¸O DôC vµ §µO T¹O Kú THI chän HäC SINH GiáI HUYÖN

líp 9
HUYỆN CẨM XUYÊN Năm học 2015- 2016
Đề thi môn: Ngữ văn
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao nhận đề)
..............................................................................................
ĐỀ CHÍNH THỨC

Câu 1: (6.0 điểm)


“Một người vĩ đại có hai quả tim: một quả tim chảy máu, một quả tim khoan dung.”
(Gibran)
Viết bài văn ngắn (khoảng 400 từ) nêu suy nghĩ của em về câu danh ngôn trên.

Câu 2: (14.0 điểm)


Bàn về văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975, có ý kiến
cho rằng: “Tình yêu quê hương tổ quốc là nguồn cảm hứng chủ đạo, sợi chỉ đỏ xuyên
suốt các tác phẩm làm nên sức sống bất hủ của văn học thời kỳ này.”
Bằng các tác phẩm đã học trong chương trình Ngữ văn 9 và những hiểu biết của
mình về văn học, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

.......................... Hết.........................

1
PHßNG GI¸O DôC vµ §µO T¹O HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ
VĂN
HUYỆN CÈM XUY£N KỲ THI HSG HUYỆN
LỚP 9
N¡M HäC 2015- 2016

Câu 1 (6.0 điểm)


1. Yêu cầu chung:
- Học sinh viết được bài văn nghị luận xã hội trình bày suy nghĩ của mình về
câu danh ngôn. Bài viết có bố cục chặt chẽ, hành văn mạch lạc, có tư duy lo gic, suy
nghĩ thực tế, chín chắn, thuyết phục.
- Nội dung nghị luận bàn về những phẩm chất cao quý của con người là lòng
yêu thương, tấm lòng khoan dung vị tha, sự hy sinh. Đây chính là vẻ đẹp của những
con người vĩ đại, con người chân chính.
2. Yêu cầu cụ thể:
A. Mở bài: (0.75 điểm)
Giới thiệu câu danh ngôn (bằng nhiều cách)
B. Thân bài: (4.5 điểm)
Ý 1: Giải thích khái quát câu danh ngôn. (1.0 điểm)
Câu danh ngôn ngắn gọn hàm súc chặt chẽ bàn về một con người vĩ đại. Đó
không phải là sự vĩ đại ở những chiến công hiển hách hay đỉnh cao danh vọng, quyền
lực chói lọi... Mà con người vĩ đại ở đây được hiểu rất giản dị đó là lối sống, là phẩm
chất, vẻ đẹp tâm hồn. Trong đó hình ảnh "quả tim chảy máu" mang tính ẩn dụ để
ngầm chỉ trái tim của con người ấy luôn nhạy cảm, chan chứa tình yêu thương con
người, yêu thương cuộc sống. Trái tim ấy luôn run lên thổn thức, chảy máu, nhỏ lệ,
xót thương cho những kiếp người bất hạnh, những cảnh ngộ trái ngang khổ đau với sự
hy sinh quên mình cùng với sự khoan dung, độ lượng, vị tha đầy cao thượng... Như
vậy, câu danh ngôn đề cao những phẩm chất cao quý của con người vĩ đại, con người
chân chính.
Ý 2: Nêu biểu hiện cụ thể của lòng yêu thương con người, của lòng vị tha, khoan
dung, đức hy sinh... (1.0 điểm) (Lấy dẫn chứng trong văn học và cuộc sống để chứng
minh)
- Lòng yêu thương con người là tình cảm chân thành, quan tâm sẻ chia giúp đỡ
giữa người này dành cho người khác không phân biệt ruột thịt, già trẻ, gái trai, địa vị,
tuổi tác, biên giới... Đặc biệt những con người vĩ đại thường mang nỗi đau của nhân
thế. Trái tim của họ quặn thắt xót xa, nhỏ lệ đau đớn trước những mảnh đời chan đẫm
nước mắt, trước bao cảnh lầm than, tủi nhục với sự hy sinh quên mình...
- Không chỉ có vậy, họ còn là những con người khoan dung, độ lượng, vị tha
với cách nhìn, cách cư xử đầy bao dung, nhân hậu, ấm áp tình yêu thương đối với
người khác. Họ chăm lo một cách vô tư đến người khác, vì người khác mà hy sinh lợi
ích, hạnh phúc của cá nhân mình. Đặc biệt họ sẵn sàng tha thứ, không oán hận, bỏ qua

2
tất cả những lỗi lầm thậm chí tội ác mà người khác gây ra cho mình. Đây chính là
những con người vĩ đại, cao thượng. Bởi những ai biết tha thứ là "những con người
dũng cảm" (Han-đa-rơ). Học cách sống khoan dung không phải dễ. Để tha thứ cho kẻ
thù của mình lại càng khó gấp bội. Khi ta tỏ ra bao dung trước tội lỗi của kẻ thù chính
là ta đang tự chiến thắng bản thân mình: "Tha thứ là bông hoa thượng hạng của chiến
thắng" (Arixtot)…
- Tuy nhiên, lòng yêu thương, sự khoan dung, hy sinh quên mình không có
nghĩa là hy sinh một cách mù quáng, nhắm mắt bỏ qua tất cả mọi tội lỗi để cái ác, sự
thấp hèn lại tiếp tục tái diễn. Đó gọi là sự ngu dốt. Tất cả phải dựa trên sự dẫn dắt của
lí trí khi chính những kẻ được tha thứ biết hối cải…
Ý 3: Tác dụng to lớn, ý nghĩa của lòng yêu thương con người, lòng vị tha, đức hy
sinh (phân tích, lập luận, đưa ra dẫn chứng minh họa) (1.25 điểm)
Những con người chân chính, vĩ đại với trái tim nồng ấm tình yêu thương, sự
bao dung độ lượng, sự hy sinh quê mình sẽ đem lại biết bao điều tốt đẹp cho cuộc đời:
- Sưởi ấm bao tâm hồn, bao cuộc đời đem lại niềm vui sống cho họ.
- Sẻ chia, giúp đỡ những con người bất hạnh, thiếu may mắn; giúp họ khắc phục
khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.
- Làm cho những người biết chia sẻ tình thương cảm thấy hạnh phúc, tìm được
lẽ sống khi mình đã đem niềm vui đến cho người khác.
- Giúp tâm hồn con người thanh thản, cảm thấy hạnh phúc khi mình sống nhân
hậu, yêu thương, bao dung với người khác, thậm chí cởi bỏ được những u uất, oán
hận, day dứt...
- Lòng khoan dung giúp những người đã từng phạm sai lầm nay được tha thứ
trở nên ân hận, biết rút ra cho mình bài học xương máu trong cuộc sống để tránh xa lỗi
lầm, tội lỗi từ đó tìm cách vươn mình đứng dậy sau khi ngã nhằm sống tốt đẹp hơn, có
ý nghĩa hơn... Vị tha giúp họ tìm lại chính mình, trở về với mọi người…
- Lòng yêu thương, khoan dung, đức hy sinh trở thành cầu nối đưa con người
đến gần con người tạo cho các mối quan hệ trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, cộng
đồng... trở nên ấm áp tình người hơn để từ đó góp phần xây đắp một xã hội trong
sáng, lành mạnh, mọi người luôn yêu thương nhau, tránh xa các tệ nạn xã hội, các tội
lỗi...
Ý 4: Phản bác, lật ngược vấn đề cần nghị luận: Nếu không có lòng yêu thương, lòng
khoan dung, sự hy sinh, con người và xã hội ra sao? (0.25 điểm)
- Con người sẽ trở nên ích kỷ, không biết quan tâm đến người khác, sống thờ ơ
vô tâm thiếu sự hy sinh làm cho tâm hồn khô héo...
- Con người sẽ luôn sống trong sự dày vò, thù hận tự làm khổ mình, không
chiến thắng chính bản thân mình...
- Con người trở nên độc ác, trong sự trả thù hèn hạ...
- Không có lòng yêu thương, lòng khoan dung, sự hy sinh, xã hội, nhân loại sẽ
đầy rẫy những điều xấu xa, tội lỗi vv...
Ý 5: Khái quát thành bài học nhân thức hành động cho bản thân. (1.0 điểm)

3
- Bản thân rất tâm đắc thấm thía lời nhắn gửi của câu danh ngôn khi nó khuyên
con người phải biết đề cao lòng yêu thương, lòng vị tha khoan dung, sự hy sinh. Đây
chính là lẽ sống hết sức giản dị nhưng cao quý của những con người chân chính mà
chúng ta, những người bình thường ai cũng có thể làm được.
C. Kết bài: (0.75 điểm) Khái quát, nâng cao
Câu danh ngôn mang mang bức thông điệp sâu sắc khi gửi tới mọi người lời
khuyên hãy biết sống đẹp, sống có ý nghĩa hơn ....
Câu 2 (14.0 điểm)
1.Yêu cầu chung:
- Học sinh viết được bài văn nghị luận văn học trên cơ sở phân tích chứng minh
một nhận định bằng một số tác phẩm văn học Việt Nam trong chương trình ngữ văn 9
hoặc thêm các tác phẩm văn học khác thuộc giai đoạn từ sau cách mạng tháng Tám
đến 1975.
- Nội dung nhận định đề cao tình yêu quê hương đất nước là nguồn cảm hứng
chủ đạo, sợi chỉ đỏ xuyên suốt các tác phẩm, làm nên sức sống bất hủ của văn học thời
kỳ này.
2.Định hướng cụ thể:
A.Mở bài: (1.0 điểm)
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận, trích dẫn nhận định.
B.Thân bài: (12.0 điểm)
* Giải thích khái quát nhận định: (1.5 điểm)
- Văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám đến 1975 ra đời trong bối
cảnh hết sức đặc biệt. Nó đồng hành với hai cuộc kháng chiến thần thánh, vĩ đại của
dân tộc ta chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ xâm lược. Để rồi, trên mỗi trang viết,
những người cầm bút chân chính đã bám sát từng bước đi của dân tộc, tái hiện sinh
động lịch sử đau thương đầy máu lửa và nước mắt nhưng cũng rất đỗi hào hùng của
thời đại Hồ Chí Minh.
- Trong nhiều nguồn cảm hứng, tình yêu quê hương Tổ quốc được xem là
nguồn cảm hứng chính, cảm hứng chủ đạo được đề cập ở hầu hết các tác phẩm văn
học kháng chiến. Như một sợi chỉ đỏ, đây là tình cảm ấm nóng, đẹp đẽ, cao quý,
thiêng liêng với sức sống mãnh liệt xuyên suốt trong các tác phẩm, làm nên sự lay
động lòng người, sức hấp dẫn của các tác phẩm; trở thành hồi kèn xung trận, "món ăn
tinh thần" không thể thiếu của mỗi con người Việt Nam. Đó chính là sức sống bất hủ
của văn học kháng chiến.
* Phân tích một số tác phẩm để chứng minh nhận định. (9.5 điểm)
Học sinh chọn các tác phẩm trong chương trình Ngữ văn lớp 9 làm dẫn chứng
chính: "Đồng chí" (Chính Hữu); "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" (Phạm Tiến
Duật); "Bếp lửa" (Bằng Việt); "Khúc hát ru em bé ngủ trên lưng" (Nguyễn Khoa
Điềm); "Làng" (Kim Lân); "Lặng lẽ Sa Pa" (Nguyễn Thành Long); "Đoàn thuyền
đánh cá" (Huy Cận); "Chiếc lược ngà" (Nguyễn Quang Sáng)... Hoặc có thể thêm một
vài tác phẩm như: "Lượm" (Tố Hữu); "Tiếng gà trưa" (Xuân Quỳnh); "Dáng đứng
Việt Nam" (Lê Anh Xuân); "Hãy nhớ lấy lời tôi" (Tố Hữu); "Hòn đất" (Anh Đức);
4
"Người mẹ cầm súng" (Nguyễn Thi); "Người con gái Việt Nam" (Tố Hữu), "Rừng xà
nu" (Nguyễn Trung Thành); "Đất nước đứng lên" (Nguyên Ngọc) vv... Với các tác
phẩm làm minh chứng các em phải làm nổi bật được tình yêu quê hương tổ quốc là
tình cảm cao quý, mãnh liệt, thiêng liêng, làm nên sức mạnh tiềm tàng kỳ diệu của con
người Việt Nam với các ý cơ bản sau:
Ý 1: Trong chiến tranh tàn khốc, đau thương: (4.5 điểm)
- Những con người Việt Nam với lòng căm hận quân thù, với tình yêu đất mẹ
tha thiết, họ sẵn sàng ra đi từ bỏ hạnh phúc riêng tư của mình theo tiếng gọi nồng nàn
của tổ quốc. Họ chiến đấu quả cảm, kiên cường tới hơi thở, giọt máu cuối cùng
"Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh" với niềm lạc quan, yêu đời phơi phới. Để rồi biết
bao người con kiên trung đã sanh dũng, thanh thản ngã xuống, máu thấm đỏ trên từng
tấc đất quê hương...
- Ở hâu phương từ những em bé đến cụ già, bà mẹ, từ người nông dân đến
người công nhân... họ luôn hướng về tiền tuyến, trở thành điểm tựa vững vàng chi
viện lương thực, vũ khí, thuốc men... Họ gồng mình gánh chịu bao thiệt thòi, khó
nhọc, hiến dâng cả những người ruột thịt cho tổ quốc yêu quý trong sự mất mát, trong
nỗi đau quặn xé không gì bù đắp nổi. Tuy vậy, những con người ấy vẫn không hề bi
quan, họ vẫn luôn hy vọng, luôn đợi chờ về một ngày mai tươi sáng với một niềm tin
son sắt, mãnh liệt...
Ý 2: Trong lao động sản xuất...(2.5 điểm)
- Tình yêu tổ quốc còn được thể hiện ở niềm đam mê nhiệt huyết, tình yêu lao
động, yêu cuộc sống tha thiết. Đó là những con người lao động mới hy sinh thầm lặng
trong công cuộc xây dựng quê hương. Niềm vui, niềm hạnh phúc của họ rất đỗi giản
dị đó là được làm việc, được âm thầm lặng lẽ cống hiến cho quê hương: "Khi ta làm
việc ta với công việc là đôi"...
- Tình yêu quê hương tổ quốc còn là niềm hăng say, khí thế phấn chấn, náo nức
trong khúc tráng ca lao động xây dựng miền Bắc yêu thương lên CNXH "Câu hát
căng buồm với gió khơi"; "Dọn tý phân rơi, nhặt từng ngọn lá/ Mỗi hòn than, mẩu sắt
cân ngô/ Ta nâng niu gom góp dựng cơ đồ"...
Ý 3: Tình yêu tổ quốc gắn với tình đồng đội, đồng chí son sắt, tình cảm gia đình bình
dị, thiêng liêng: (2.5 điểm)
- Chính nhờ tình yêu tổ quốc nên đã gắn kết những con người cùng chung một
chiến hào với nhau trong tình đồng chí giản dị nhưng vô cùng cao quý: cùng nhau chia
bùi sẻ ngọt, thành những người bạn tri âm tri kỷ, gồng mình gánh chịu bao thử thách
nghiệt ngã của chiến trường, thậm chí sẵn sàng hy sinh vì đồng đội yêu dấu: "Chia
nhau cuộc đời, chia nhau cái chết"...
- Cũng chính nhờ tình yêu tổ quốc nên tình cảm gia đình trở nên đẹp hơn, cao
quý hơn. Đó là tình vợ chồng thủy chung son sắt, tình cha con, mẹ con, bà cháu, anh
em... rất đỗi giản dị, đời thường, nồng ấm nhưng vô cùng cao cả. Thật cảm động khi
những con người Việt Nam đã sẵn sàng gạt bỏ tình nhà, hy sinh tình cảm gia đình vì
tiếng gọi của non sông. Để rồi, tình cảm gia đình tình bà con làng xóm, quê hương đã
nâng lên, hòa vào biển lớn đó là tình yêu Tổ quốc:
5
"Ôi! Tổ quốc ta yêu như máu thịt
Như mẹ, như cha, như vợ, như chồng
Ôi! Tổ quốc nếu cần ta chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông."
(Chế Lan Viên)
*Liên hệ, mở rộng, nâng cao: Học sinh có thể liên hệ với với một số lời bình về tình
yêu tổ quốc, về văn học thời kỳ này để bài viết sâu hơn ...(1.0 điểm)
C.Kết bài: (1.0 điểm) Khái quát, nâng cao
Cho đến nay, văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám đến 1975 đã đi
trọn chặng đường gần nửa thế kỷ, thế nhưng mỗi lần có dịp khám phá các tác phẩm
thời kỳ này, trái tim người đọc lại ngân lên bao cảm xúc, lại lặng mình rưng rưng xúc
động, đánh thức bao tình cảm trong sáng, cao quý, đẹp đẽ, thiêng liêng. Ta lại càng
yêu hơn, càng tự hào hơn về sức sống bất hủ của văn học cũng như vẻ đẹp cao quý
của con người Việt Nam với tình yêu tổ quốc nồng nàn, mãnh liệt, cháy bỏng, làm nên
sức mạnh thần kỳ ngỡ ngàng cả năm châu bốn biển:
"Chưa có nơi đâu đẹp tuyệt vời
Như sông, như núi, như người Việt Nam."
(Lê Anh Xuân)

Lưu ý: Dàn ý trên chỉ là định hướng, có thể thí sinh có nhiều cách làm khác nhau,
giám khảo cần linh hoạt khi chấm, cần khuyến khích những em có tố chất, có những
phát hiện sáng tạo; bài làm giàu chất văn.

................................ Hết..................................

6
PHßNG GI¸O DôC vµ §µO T¹O Kú THI chän HäC SINH GiáI HUYÖN
líp 9
HUYỆN CẨM XUYÊN N¡M HäC 2014- 2015
Đề thi môn: Ngữ văn
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao nhận đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC
..............................................................................................

Câu 1: (4.0 điểm)


Phân tích giá trị biểu đạt của các tín hiệu nghệ thuật đặc sắc được nhà thơ Lê
Anh Xuân sử dụng thành công trong đoạn thơ sau:
“Quê nội ơi
Mấy năm trời xa cách
Đêm nay, ta nằm nghe mưa rơi
Nghe tiếng trời gầm xa lắc...
Cớ sao lòng thấy nhớ thương.
Ôi cơn mưa quê hương
Đã ru hát hồn ta thuở bé,
Đã thấm nặng lòng ta những tình yêu chớm hé.
Nghe tiếng mưa rơi trên tàu chuối, bẹ dừa
Thấy mặt trời lên khi tạnh những cơn mưa,
Ta yêu quá như lần đầu mới biết
Ta yêu mưa như yêu gì thân thiết
Như tre, dừa, như làng xóm quê hương
Như những con người biết mấy yêu thương.”...
(Nhớ cơn mưa quê hương)
Câu 2: (6.0 điểm)
“Kiêu ngạo, ganh tị và tham lam là ba đốm lửa, chúng sẽ thiêu cháy lòng
người.”
(Dante)
Suy nghĩ của em về câu danh ngôn trên?
Câu 3: (10 điểm)
"Một tác phẩm nghệ thuật là kết quả của tình yêu. Tình yêu con người,
ước mơ cháy bỏng vì một xã hội công bằng, bình đẳng bái ái luôn luôn thôi
thúc các nhà văn sống và viết, vắt cạn kiệt những dòng suy nghĩ, hiến dâng
bầu máu nóng của mình cho nhân loại." (Lep Tônxtôi)
Bằng một tác phẩm đã học trong chương trình Ngữ văn 9 (hoặc chương
trình ngữ văn 8), em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
.................................... Hết .......................................

7
PHßNG GI¸O DôC vµ §µO T¹O HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ
VĂN
HUYỆN CÈM XUY£N KỲ THI HSG HUYỆN
LỚP 9
N¡M HäC 2014- 2015

Câu 1 (4.0 điểm)


1. Yêu cầu chung:
- HS viết được bài văn cảm nhận đoạn thơ có bố cục chặt chẽ, hành văn mạch
lạc, có cảm xúc.
- Xác định được nội dung cảm xúc bao trùm đoạn thơ là nỗi nhớ da diết và tình
yêu quê hương nồng nàn, cháy bỏng của người con xa quê được gợi về từ hình ảnh
cơn mưa.
2. Yêu cầu chi tiết:
A. Mở bài: (0.5 điểm)
HS có thể đi từ nhiều cách:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhận định khái quát về cảm xúc đoạn thơ.
- Từ đề tài tình yêu quê hương để giới thiệu vào đoạn thơ.
- Bằng một đoạn thơ cùng đề tài để từ đó dẫn dắt vào đoạn thơ.
- Bằng một lời nhận định về văn học, về thơ, về tác giả để giới thiệu. vv...
B.Thân bài: (3.0 điểm)
* Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được khơi nguồn cảm xúc trong hoàn cảnh nhà
thơ Lê Anh Xuân xa quê hương Bến Tre đồng khởi cùng gia đình ra Bắc tập kết. Bài
thơ viết năm nhà thơ 19 tuổi (1959) và đạt giải nhì cuộc thi thơ của tạp chí Văn nghệ
năm 1960... (0.25 điểm)
* Phân tích giá trị biểu đạt của các biện pháp tu từ đặc sắc trong đoạn thơ: có 2
ý:
Ý 1: 5 câu đầu: nỗi nhớ được khơi nguồn từ hình ảnh cơn mưa nơi xa qua các
tín hiệu nghệ thuật đặc sắc: (1.25 điểm)
+ Tiếng gọi lòng “Quê nội ơi” tha thiết cháy bỏng cất lên thân thương, gần gũi
từ thẳm sâu tâm khảm hay tiếng của quê hương nhắc nhở nhớ thương...
+ Từ “đêm” gợi ra hình ảnh nhân vật trữ tình trằn trọc, thao thức cồn cào vì
nhiều năm xa cách nay “nghe” tiếng mưa rơi thổn thức cả nỗi lòng hoài niệm. Lối ẩn
dụ chuyển đổi cảm giác qua điệp từ “nghe” diễn tả cõi lòng chơi vơi mong nhớ đến da
diết. Người con xa quê không chỉ còn nghe bằng thính giác nữa mà lắng nghe bằng cả
trái tim và tâm hồn mình...
8
+ Tiếng quê hương gọi về nghe như “tiếng trời gầm” xa lắc qua lối nhân hóa
độc đáo. Đó là tiếng gọi khắc khoải đến cồn cào bỏng cháy dường như không gì kìm
nén nổi trong lòng thi nhân hay tiếng quê hương đang thổn thức mời gọi...
+ Nỗi nhớ mạnh mẽ lớn lao như thành hình thành khối nhưng cũng khó lý giải
thành lời, nó như là nỗi nhớ đã in sâu từ trong máu thịt cuộc đời để khi xa quê, nghe
tiếng mưa rơi mà lòng không nguôi cào xé...
- Ý 2: 9 câu thơ còn lại: Kỷ niệm và tình yêu về quê hương về tuổi thơ với cơn
mưa tắm mát tâm hồn người con xa xứ qua các tín hiệu nghệ thuật đặc sắc: (1.25
điểm)
+ Từ cảm thán “ôi” cất lên tha thiết để từ đó nhà thơ trải hồn cảm xúc với
những kỷ niệm hiện về tươi nguyên, nóng bỏng.
+ Hàng loạt những động từ, tính từ: “ru hát”, “thấm nặng”; điệp ngữ “đã”, “ta”,
“nghe”... diễn tả cảm xúc yêu thương nồng thắm như đã ăn sâu vào tiềm thức nhà thơ.
Cơn mưa quê hương như lời ru ngọt ngào của mẹ đã đi vào ký ức êm đềm; thành dòng
cảm xúc tươi mát dạt dào của tuổi thơ; thành vầng ký ức ngọt ngào lung linh; thành
một phần máu thịt của tuổi thơ hồn nhiên, trong sáng, tinh nghịch...
+ “tiếng mưa”, “tàu chuối”, “bẹ dừa” “mặt trời lên” khi tạnh cơn mưa..., tất cả
những hình ảnh đều hết sức bình dị thân thuộc mà ở bất cứ miền quê nào ta đều có thể
bắt gặp nhưng với nhà thơ Lê Anh Xuân những hình ảnh đó lại hết sức gần gũi, trở
thành biểu tượng, gắn bó sâu nặng thiêng liêng như riêng của quê hương nhà thơ vậy...
+ Cơn mưa bình dị như một phần của hồn quê xứ sở, của tình yêu và nỗi nhớ
khi đi xa; như tre dừa thân thuộc, như những con người mộc mạc chân chất, hồn hậu,
chan chứa yêu thương. Lối so sánh giản dị nhưng hết sức gợi cảm, neo vào tâm hồn
người đọc niềm xúc động rưng rưng. Người viết không kìm nén được lòng mình thốt
lên da diết, cuộn trào “ta yêu” “ta yêu quá”. Những điệp ngữ xoáy sâu nỗi nhớ, tình
thương yêu mãnh liệt, nồng nàn, bỏng cháy... Để rồi tình yêu quê hương, yêu làng quê
đã bắt nguồn từ hình ảnh hết sức thân thuộc bình dị đó “tình yêu chớm hé”.
* Liên hệ: HS có thể liên hệ mở rộng thêm với những bài thơ về quê hương
cùng mạch cảm xúc như: “Dừa ơi”, “Trở về quê nội” của nhà thơ... hoặc các tác phẩm
viết về quê hương của các nhà thơ khác như: "Quê hương" (Tế Hanh), "Quê hương"
(Giang Nam), “Lòng yêu nước” (Iliaêrenbua) vv...(0.25 điểm)
C.Kết bài: (0.5 điểm) Khái quát, nâng cao
Đoạn thơ nói riêng và bài thơ “Nhớ cơn mưa quê hương” nói riêng được cất lên
từ ngòi bút tài hoa, vận dụng sáng tạo tinh tế những tín hiệu nghệ thuật đặc sắc như:
ẩn dụ, điệp ngữ, nhân hóa, so sánh; từ ngữ hình ảnh gợi cảm... Đặc biệt đó là khúc
nhạc lòng, là tình yêu quê hương nồng nàn cháy bỏng gắn bó đến máu thịt. Bài thơ đã
đánh thức trong tâm hồn người đọc những rung cảm cao đẹp về tình yêu quê hương
đất nước thấm đẫm cảm hứng nhân văn... Không giống như một số bài thơ mang màu
sắc bi lụy, buồn thương như: “Buồn đêm mưa” (Huy Cận), “Mưa Thuận thành”
(Hoàng Nhuận cầm)..., bài thơ của Lê Anh Xuân mang một sức sống tươi mát, hồn
nhiên về vẻ đẹp của tuổi thơ, của quê hương đáng yêu, đáng sống. Trải qua bao thăng
trầm, mãi mãi tác phẩm vẫn tươi xanh đi cùng năm tháng...vv
9
Câu 2. (6.0 điểm)
1. Yêu cầu chung:
- Học sinh viết được bài văn nghị luận xã hội trình bày suy nghĩ của mình về
câu danh ngôn. Bài viết có bố cục chặt chẽ, hành văn mạch lạc, có tư duy lo gic, suy
nghĩ thực tế, chín chắn, thuyết phục.
- Vấn đề bao trùm là học sinh hiểu rõ tác hại của sự kiêu ngạo, tính ganh tị, sự
tham lam đối với chính mình và với cuộc sông xung quanh.
2. Yêu cầu cụ thể:
A. Mở bài: (0.75 điểm)
Giới thiệu câu danh ngôn (bằng nhiều cách)
B. Thân bài: (4.5 điểm)
Ý 1: Giải thích khái quát câu danh ngôn. (1.0 điểm)
(Có thể đi từ khái quát nội dung đến giải thích từ ngữ, hình ảnh chi tiết hoặc ngược
lại)
- “Kiêu ngạo”: tự cao tự đại, kiêu căng, ngạo mạn; luôn tự cho mình hơn người
khác; coi thường người khác; thiếu đi sự khiêm tốn...
- “Ganh tị”: So sánh thiệt hơn và luôn khó chịu khi thấy người khác hơn mình.
- “Tham lam”: Muốn lấy, muốn vơ vét hết tất cả những gì tốt đẹp từ vật chất
đến tinh thần cho riêng bản thân mình
- “đốm lửa”: cháy âm ỉ, hình ảnh ẩn dụ ngầm chỉ nó luôn thường trực trong tâm
hồn con người, chỉ cần một ngọn gió là có thể thổi bùng lên.
- “thiêu cháy lòng người”: hủy hoại nhân cách con người, đẩy con người vào sự
tăm tối, đê hèn...
-> Khái quát nội dung câu danh ngôn: Câu danh ngôn phê phán, lên án thói kiêu
ngạo, sự ganh tị và tính tham lam của con người. Những thói xấu này thường luôn đi
liền với nhau; luôn thường trực ngự trị trong tâm hồn con người. Nếu ta không biết
chế ngự sẽ dẫn đến tác hại nghiêm trọng, hủy hoại tâm hồn con người.
Ý 2: Phân tích đánh giá, bàn luận ý nghĩa câu danh ngôn, tác hại của của các
thói tham lam, ganh tị, ích kỷ: (2.5 điểm)
- Câu danh ngôn ngắn gọn nhưng rất đỗi hàm súc, triết lý. Bản thân mỗi con
người dường như ai cũng mang trong mình ít hay nhiều sự kiêu ngạo, ganh tị, và tham
lam. Những thói xấu đó như “đốm lửa” luôn âm ỉ cháy trong ta, có khi ta không nhận
ra nó, có khi nó bùng phát chế ngự ta. Khi ta nhận ra những thói xấu đó và chế ngự
được nó thì nó sẽ là những đốm lửa nhỏ vô hại. Nhưng khi nếu ta để cho sự kiêu ngạo,
ganh tị, lòng tham trỗi dậy quá lớn nghĩa là nó đã biến thành ngọn lửa thiêu đốt tâm
hồn ta.
- Sự kiêu ngạo, tính ganh tị và lòng tham sẽ thiêu cháy tâm hồn ta bởi nó khiến
ta mất đi lý trí, sự sáng suốt; khiến ta không còn là chính mình, không còn sự khiêm
tốn, tình yêu thương, lòng bao dung, sự vị tha, sự quan tâm... đối với mọi người. Ta sẽ
chỉ luôn sống với sự ích kỷ hẹp hòi, với những đố kỵ ganh ghét, với những ham muốn
dục vọng đen tối của bản thân mà thôi. Tất cả sẽ biến ta thành kẻ xấu xa tồi tệ trong
mắt người khác, bị xa cách, coi thường; thậm chí ta sẽ sa vào vũng lầy của tội lỗi.
10
Những thói xấu đó không chỉ giết chết tâm hồn ta, biến ta thành kẻ tồi tệ mà còn dẫn
đến bao hệ lụy cho người khác, cho xã hội...
- Vậy làm thế nào để chế ngự những thói xấu đó? Ấy là khi bạn có bản lĩnh, có
lý trí sáng suốt, luôn khiêm tốn, luôn có trái tim nhân ái bao dung, yêu thương mọi
người, trân trọng những người xung quanh; luôn có tâm hồn trong sáng rộng mở với
đời với người...
- Liên hệ một vài tình huống hoặc câu chuyện thực tế minh họa.
Ý 3: Khái quát thành bài học nhân thức hành động cho bản thân. (1.0 điểm)
- Bản thân rất tâm đắc thấm thía lời nhắn gửi của câu danh ngôn khi nó khuyên
con người nên biết gạt bỏ, chế ngự những thói xấu với sự kiêu ngạo, sự ganh ghét,
lòng tham lam; đừng để nó “thiêu cháy” tâm hồn ta, biến ta thành nô lệ của những
tham vọng đố kỵ ích kỷ hẹp hòi...
- Bản thân luôn tự nhủ lòng mình hãy biết sống trong sáng, nuôi dưỡng tâm hồn
mình bằng những tình cảm bao dung, vi tha nhân ái, tình yêu thương con người...
C. Kết bài: (0.75 điểm) Khái quát, nâng cao
Câu danh ngôn mang mang bức thông điệp sâu sắc khi gửi tới mọi người lời
khuyên hãy tránh xa, chế ngự lòng tham, sự ganh tị, kiêu ngạo... Hay nói cách khác
biết sống đẹp, sống có ý nghĩa hơn ....
Câu 3 (10.0 điểm)
1.Yêu cầu chung:
- Học sinh viết được bài văn nghị luận văn học trên cơ sở phân tích chứng minh
một nhận định bằng một tác phẩm phù hợp trong chương trình ngữ văn 9 hoặc 8
- Nội dung nhận định đề cao giá trị của tác phẩm nghệ thuật chân chính và nhà
văn chân chính khi tác phẩm của họ được viết bằng tất cả trái tim, tình yêu, sự trải
nghiệm, đồng cảm và thấu hiểu con người và cuộc đời. Từ đó đề cao tinh thần nhân
đạo sâu sắc, cũng như sự cống hiến của nhà văn và tác phẩm của họ với cuộc đời.
2.Định hướng cụ thể:
A.Mở bài: (1.0 điểm)
Giới thiệu vấn đề, trích dẫn nhận định, giới thiệu tác phẩm chọn phân tích
chứng minh.
B.Thân bài: (8.0 điểm)
* Giải thích khái quát nhận định: (1.5 điểm)
- Tác phẩm nghệ thuật đích thực phải xuất phát từ tình yêu con người, từ ước
mơ về xã hội công bằng bình đẳng, bác ái. Nghĩa là tác phẩm đó phải ẩn chứa những
giá trị nhân đạo sâu sắc cao cả, phải đem đến cho con người và cuộc sống những giá
trị sống tốt đẹp của tình yêu thương, sự công bằng...
- Với mục đích đó, nhà văn chân chính phải là người luôn có ý thức, trăn trở
sống đẹp, sống có ý nghĩa và viết bằng cả máu, cả nước mắt với tất cả sự hiến dâng
những gì cao đẹp nhất cho con người, cho cuộc đời...
* Phân tích một tác phẩm trong chương trình ngữ văn 8, 9 để chứng minh. (6.5 điểm)
Học sinh có thể chọn bất kỳ tác phẩm nào trong chương trình Ngữ văn lớp 9
hoặc lớp 8 đã học mà các em tâm đắc để chứng minh như: “Truyện Kiều” (Nguyễn
11
Du); “Chuyện người con gái Nam Xương” (Nguyễn Dữ); “Lão Hạc” (Nam Cao);
“Chiếc lá cuối cùng” (Ohenri); “Cô bé bán diêm” (Anđécxen) vv... Với tác phẩm làm
minh chứng các em phải làm nổi bật được ngòi bút đầy đam mê tâm huyết, sự trăn trở,
tình yêu con người cao cả của nhà văn và giá trị nhân đạo của tác phẩm với các ý cơ
bản sau:
Ý 1: Nhà văn luôn yêu thương, cảm thông, sẻ chia, bênh vực những con người
bất hạnh bị chà đạp, bị xã hội xô đẩy vào ngõ cụt không lối thoát... Ngòi bút của tác
giả như run lên thổn thức. Mỗi câu mỗi chữ như có cả máu và nước mắt khi tái hiện
những số phận, những cảnh ngộ bi thảm của con người...(2.5 điểm)
Ý 2: Người viết căm phẫn, lên án, tố cáo xã hội đã chà đạp, ruồng rẫy con
người. Đó có thể là một xã hội lạnh lùng vô cảm với tình người khô héo; một xã hội
với bao bất công, ngang trái quan lại đốn mạt, lũ lưu manh vô học; xem đồng tiền là
thước đo cho mọi giá trị; hoặc một xã hội trọng nam khinh nữ với những tàn dư định
kiến khắt khe, tàn nhẫn; hay một xã hội sưu cao thuế nặng, bóp nghẹt con người; hoặc
một xã hội mà tài năng nhân cách khó có chỗ đứng; một xã hội mà chiến tranh như
một bóng đen ghê rợn chia rẽ bao mái ấm gia đình...(1.0 điểm)
Ý 3: Người viết đã đi tìm, nâng niu, trân trọng ngợi ca vẻ đẹp khuất lấp trong
bề sâu tâm hồn những con người bất hạnh. Đó có thể vẻ đẹp của tình yêu thương, lòng
vị tha, lòng tự trọng, khí tiết thanh cao, lòng hiếu thảo, tình yêu lứa đôi thủy chung,
trong sáng; sự hy sinh thầm lặng, là ước mơ một cuộc sống bình yên, giản dị vv... để
rồi dưới trái tim thắm đỏ tình yêu thương của nhà văn, vẻ đẹp của họ lấp lánh ngời
sáng trên mỗi trang viết và hóa thân vào cuộc sống đời thường...(1.0 điểm)
Ý 4: Nhà văn cất lên tiếng kêu đòi quyền sống, quyền hạnh phúc, ước mơ về lẽ
công bằng ở cuộc đời cho các nhân vật. Đó có thể là ước mơ về một cuộc sống yên
bình, không có bóng đen ám ảnh của chiến tranh; có thể là ước mơ về một xã hội mà ở
đó tài năng, nhân cách có chỗ đứng xứng đáng; hay là ước mơ về một xã hội con
người đến với nhau bằng tình yêu thương nồng ấm; một xã hội người phụ nữ không bị
ruồng rẫy, sỉ nhục; một xã hội không bị đè nén bởi miếng cơm manh áo; hay một xã
hội mà cái thiện, cái đẹp luôn chiến thắng, tỏa sáng... (2.0 điểm)
*Liên hệ, mở rộng, nâng cao: Học sinh có thể liên hệ với một số tác phẩm khác, với
một số lời bình về nhà văn, về văn học để bài viết sâu hơn ...(1.0 điểm)
C.Kết bài: (1.0 điểm) Khái quát, nâng cao
Văn học chân chính mãi mãi bám rễ tươi xanh trong cuộc đời, muôn đời làm
thổn thức bao trái tim độc giả. Bởi ở đó các tác phẩm được viết bằng niềm đam mê,
tâm huyết. Nhà văn như ngọn nến cháy hết mình, như con ong cần mẫn đi tìm mật
ngọt cho đời. Họ đã sống đã viết để không có gì phải hối tiếc khi “đứa con tinh thần”
của họ đến với độc giả bằng trái tim trĩu nặng tình yêu thương, luôn bênh vực, ngợi ca
và khát khao giải phóng con người; ước mơ về một xã hội công bằng... Đây chính là
cảm hứng nhân đạo, nhân văn làm nên sức sống cho văn học chân chính...

12
Lưu ý: Có thí sinh không làm theo định hướng trên, giám khảo linh hoạt khi chấm, cần
khuyến khích những em có tố chất, có những phát hiện sáng tạo; bài làm giàu chất
văn.

................................ Hết..................................

PHßNG GI¸O DôC vµ §µO T¹O ĐỀ THI CHỌN HSG HUYỆN LỚP
9
CÈM XUY£N N¡M HäC 2013- 2014
Môn: Ngữ văn
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao nhận đề)
..............................................................................................
Câu 1: (6.0 điểm)
"Nếu người quay lại ấy là người khác thì thật là một trò cười tức bụng cho lũ bạn tôi, chúng
nó khua guốc inh ỏi và nô đùa ầm ĩ trên hè. Và cái lầm đó không những làm tôi hổ thẹn mà còn tủi
cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con
mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc."
(Trích văn bản: "Trong lòng mẹ" - Nguyên Hồng)
Nêu giá trị biểu đạt của các chi tiết nghệ thuật đặc sắc được tác giả sử dụng thành công trong
đoạn văn trên.
Câu 2: (6.0 điểm) So sánh ngòi bút miêu tả của đại thi hào Nguyễn Du qua hai đoạn thơ:
a. “Vân xem trang trọng khác vời, b. “Tà tà bóng ngả về tây,
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang Chị em thơ thẩn dan tay ra về.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang, Bước dần theo ngọn tiểu khê,
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da. Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.
Kiều càng sắc sảo mặn mà Nao nao dòng nước uốn quanh,
So bề tài sắc lại là phần hơn : Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.”
Làn thu thủy nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.”
Câu 3: (8.0 điểm)
Con chim ưng của Thành Cát Tư Hãn
Buổi sáng nọ, Thành Cát Tư Hãn và các thuộc hạ của ông đi săn. Ông mang theo trên cánh
tay con chim ưng mà mình vô cùng yêu quý. Đến trưa không được gì cả, Thành Cát Tư Hãn quay lại
chỗ cắm trại và để khỏi phải cáu kỉnh với đám thuộc hạ, ông rời nhóm, cưỡi ngựa đi một mình. Ông
khát nước nhưng dưới sức nóng của mùa hè, mọi dòng suối đều khô cạn. Thế rồi, hết sức ngạc nhiên,
ông nhìn thấy một dòng nước nhỏ chảy ra từ một tảng đá ngay trước mặt.
Ông lấy chiếc cốc bằng bạc ra hứng nước. Thật lâu nước mới chảy đầy cốc, ngay khi ông đưa
chiếc cốc lên môi thì con chim ưng bay lên lấy chân giật chiếc cốc rồi ném nó xuống đất. Thành Cát
Tư Hãn giận lắm, nhưng vì con chim ưng rất được ông yêu quý nên ông cúi xuống nhặt chiếc cốc
lên, lau sạch bụi và lại hứng nước. Khi nước chỉ mới được nửa cốc, con chim ưng lại lao đến tấn
công làm đổ nước. Lần này, ông rút kiếm ra khỏi vỏ, nhặt chiếc cốc và lại hứng nước, vừa canh
chừng dòng nước, vừa để ý đến con chim ưng. Ngay lúc ông có đủ nước trong cốc và sắp uống, thì
con chim ưng lại bay lên và lao về phía ông. Vô cùng giận dữ, Thành Cát Tư Hãn, với một nhát kiếm
đã đâm thủng lồng ngực con chim. Con chim ưng giãy giụa trong vũng máu. Dòng nước kia đã khô
cạn, Thành Cát Tư Hãn leo lên tảng đá để tìm. Ông kinh ngạc khi thấy trên tảng đá có một vũng
nước và ngay giữa vũng nước đó là xác một con rắn cực độc. Chỉ cần uống một ngụm nước đó, ông
đã chết rồi.

13
Thành Cát Tư Hãn quay lại chỗ cắm trại, buồn bã, đau khổ ôm theo xác con chim ưng. Ông
ra lệnh làm một bức tượng chim bằng vàng. Trên hai cánh chim, ông khắc hai dòng chữ...
(Trích tác phẩm: "Hạt giống tâm hồn")
Em thử đoán nội dung của hai dòng chữ trên hai cánh chim? Qua đó trình bày suy nghĩ của
em về câu chuyện trên.

PHßNG GI¸O DôC & §µO T¹O HƯỚNG DẪN CHẤM THI HSG HUYỆN
HUYỆN CÈM XUY£N N¡M HäC 2013- 2014
Môn: Ngữ văn 9

Câu 1: (4.0 điểm)


Học sinh phải viết thành bài văn ngắn phân tích các chi tiết nghệ thuật đặc sắc
lồng vào nội dung; phải đảm bảo các ý cơ bản sau:
1.Các chi tiết nghệ thuật đặc sắc: (2.0 điểm)
- So sánh tinh tế, gần gũi: “hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ”; cách nêu giả
thiết tạo ấn tượng: giá, là...
- Hàng loạt động từ mạnh, ngắn, gấp: đày đọa, vồ, cắn, nhai, nghiến...
- Nhiều tính từ gợi cảm: nát vụn, nghẹn ứ...
- Câu văn tách thành nhiều vế bằng các dấu phẩy tạo cho nhịp điệu đoạn văn
nhanh, dồn dập...
- Điệp từ “mà” nhắc lại 3 lần; các từ “quyết”; “mới thôi” đầy dứt khoát...
- Đoạn văn sử dụng nhiều thanh trắc (29/54) tạo sự nặng nề.
- Dùng câu phủ định để khẳng định: "Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn
ứ khóc không ra tiếng”
2.Giá trị biểu đạt của các chi tiết nghệ thuật đặc sắc: (2.0 điểm)
- Đoạn văn trích trong văn bản: “Trong lòng mẹ” của nhà văn Nguyên Hồng
khắc họa tâm trạng của bé Hồng trong cảnh đối thoại với bà cô. (0.5 điểm)
- Qua ngòi bút miêu tả tâm trạng tinh tế, sáng tạo với những rung động “tinh
vi”, đoạn văn lột tả tâm trạng căm phẫn, uất ức cực độ của bé Hồng trước những lời
xỉa xói, nhục mạ của bà cô nhằm bôi nhọ hình ảnh người mẹ đáng thương tội nghiệp
của cậu bé. Nỗi uất ức ấy bị kìm nén trong nỗi đau câm lặng, quặn xé: “khóc không ra
tiếng” để rồi bùng cháy thành hành động mạnh mẽ muốn đập tan những cổ tục thành
kiến khắt khe tàn nhẫn không chỉ riêng của bà cô mà là của cả một xã hội với tư tưởng
phong kiến luôn chà đạp những người phụ nữ bất hạnh. Qua đó, nhà văn muốn khẳng
định tình yêu thương sâu nặng luôn thường trực trong tâm khảm của bé Hồng. Dù bà
cô, dù xã hội có làm tổn thương tâm hồn non nớt của em qua việc cố tình sỉ nhục mẹ;
dù mẹ vẫn không một đồng quà tấm bánh... thì điều đáng trân trọng là đứa con côi cút
ấy vẫn luôn bênh vực tin yêu, trân trọng người mẹ của mình. Trong mắt bé Hồng mẹ
vẫn là người đẹp nhất. -> Đây chính là giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, nhân văn cao
cả làm nên chỗ đứng, sự rung động sâu sắc của tác phẩm trong trái tim người đọc.
(1.5 điểm)
14
Câu 2: (8.0 điểm)
Học sinh phải viết thành bài văn ngắn so sánh ngòi bút miêu tả của đại thi hào
Nguyễn Du qua hai đoạn thơ (không được sa vào phân tích riêng lẻ hai đoạn):
1.Giống nhau: (3.0 điểm)
- Cả hai đoạn thơ đều miêu tả chị em Thúy Kiều.
- Đều dùng yếu tố nhiên nhiên để miêu tả con người, cụ thể ở đây là chị em
Thúy Kiều.
- Cả hai đoạn đều sử dụng các chi tiết nghệ thuật đặc sắc như sử dụng hàng loạt
từ láy, các tính từ gợi cảm: trang trọng, đầy đặn, nở nang, sắc sảo, mặn mà, tà tà, nao
nao, nho nhỏ; xanh, thắm... Đều sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa: “mây thua”, “tuyết
nhường”, “hoa ghen”, “liễu hờn”; nao nao dòng nước...
- Cả hai đoạn đều hé mở, ngầm dự báo tương lai bất ổn của Kiều.
2.Khác nhau: (5.0 điểm)
- Đoạn (a) lấy thiên nhiên với bút pháp ước lệ tượng trưng làm chuẩn mực để
miêu tả, tôn vinh vẻ đẹp của con người. Còn đoạn (b) tuy cũng sử dụng yếu tố thiên
nhiên nhưng lại dùng thiên nhiên để làm nền khắc họa tâm trạng của con người với
bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc, cụ thể: (4.0 điểm)
+ Đoạn (a) dùng các hình ảnh ước lệ tượng trưng: khuôn trăng, hoa, ngọc, mây,
tuyết... để khắc họa sinh động vẻ đẹp thánh thiện, đằm thắm, phúc hậu, đoan trang,
căng tràn nhựa sống, tươi mát như nước suối đầu nguồn, rực rỡ như ánh trăng rằm...
của Thúy Vân. Hình ảnh thiên nhiên: thu thủy, xuân sơn, hoa, liễu... để lột tả vẻ đẹp
rực rỡ, lộng lẫy, mê đắm lòng người của Thúy Kiều. Đặc biệt nhà thơ sáng tạo độc đáo
khi dùng vẻ đẹp viên mãn của cô em để tô đậm, tôn vinh vẻ đẹp của cô chị qua các
phụ từ: “càng”, “so bề”, “lại là”, “phần hơn”. Không chỉ có vậy, đến với Thúy Kiều,
thi nhân không còn dùng bút pháp đặc tả nữa mà dùng lối điểm xuyết. Ống kính
đường ngắm của người nghệ sĩ dù quay cận cảnh Thúy Vân kỹ lưỡng đến đâu cũng
còn có chỗ trang trọng nhất dành cho Kiều đó là đôi mắt, cửa sổ tâm hồn. Đôi mắt
người con gái tuyệt mỹ ấy long lanh trong sáng, thăm thẳm như nước hồ mùa thu ẩn
chứa một tâm hồn tinh tế, đa cảm...
+ Còn ở đoạn (b) cảnh thiên nhiên không phải dùng để làm chuẩn mực miêu tả
vẻ đẹp của hai chị em mà cảnh nhuốm màu tâm trạng. Khung cảnh hiện lên hiu hắt,
nhạt nhòa, ảm đạm trong ánh hoàng hôn đầy yên bình, thơ mộng, thanh nhã nhưng lại
đượm buồm. Một nỗi buồn thầm kín không thể gọi thành tên đang nhẹ nhàng lan tỏa,
thấm sâu vào tận mọi ngõ ngách tâm hồn nhân vật trữ tình. Phải chăng đó là tâm trạng
lưu luyến pha chút nuối tiếc hụt hẫng, bâng khuâng, man mác của hai chị em thúy
Kiều khi phải chia tay cảnh du xuân đầy náo nức, sôi động...
- Ngoài ra hai đoạn còn có một số điểm khác nhau: VD: đoạn (a) sử dụng biện
pháp ẩn dụ còn đoạn (b) sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ: đưa các từ “tà tà”, “nao
nao” lên đầu các câu để gây ấn tượng, nhấn mạnh vv... (0.5 điểm)
-> Hai đoạn thơ nói riêng và tác phẩm nói chung thể hiện ngòi bút tài hoa bậc
thầy của đại thi hào Nguyễn Du trong được đưa ngôn ngữ dân tộc thăng hoa, góp phần
làm nên sức sống bất hủ của viên ngọc toàn bích “Truyện Kiều”... (0.5 điểm)
15
Câu 3: (8.0 điểm)
Yêu cầu chung: Học sinh phải xác định đúng đây là kiểu bài nghị luận xã hội
theo hướng mở về đạo lý tình cảm. Học sinh trình bày quan điểm, suy nghĩ của mình
về câu chuyện: “Con chim ưng của Thành Cát Tư Hãn”. Nội dung cần nghị luận: Hãy
biết kìm nén sự nóng giận, suy xét mọi việc một cách bình tĩnh thấu đáo nếu không
phải trả giá quá đắt. Yêu cầu bài viết phải có bố cục hài hòa, các ý rõ ràng, ngôn ngữ
trong sáng, diễn đạt mạch lạc, lập luận khúc chiết, sắc sảo…
A.Mở bài: (1.0 điểm) Giới thiệu vấn đề cần nghị luận, dẫn dắt câu chuyện vào
B.Thân bài: (6.0 điểm)
1.HS Phải đoán được nội dung hai dòng chữ: (1.5 điểm)
Dòng chữ trên cánh thứ nhất:
“Thậm chí khi một người bạn làm điều gì đó anh không thích, người đó vẫn cứ là
bạn của anh.
Dòng chữ trên cánh thứ hai:
“Bất cứ hành động nào được thực hiện trong sự giận dữ đều là hành động đưa đến
sự thất bại.”
(Lưu ý: chỉ cần học sinh đoán được hai dòng chữ trên cơ sở làm bật được nội
dung của câu chuyện thì vẫn cho điểm.)
2. Nêu suy nghĩ của bản thân về câu chuyện: (4.5 điểm)
Ý 1:
Lên án, không đồng tình trước hành động nóng giận đến mức mù quáng, tàn nhẫn
của Thành Cát Tư Hãn. Vì không bình tĩnh để suy xét thấu đáo sự việc, ông đã hồ đồ
giết chết con chim ưng mà mình vô cùng yêu quý. Đau đớn hơn khi đó là người đầy tớ
trung thành, người bạn tuyệt vời đã dùng tính mạng của mình để cứu mạng sống của
ông khi ông một mực nhất quyết uống nước có nọc độc của con rắn đã chết. Để rồi
suốt cả cuộc đời ông phải sống trong dằn vặt, ân hận, dày vò với cảm giác tội lỗi khi
chính mình đã đánh mất đi giá trị cao đẹp của cuộc sống; khi mình phải mang ơn một
con vật. Dẫu ông đã tạc tượng chim bằng vàng đầy trân trọng như vậy cũng không xóa
bỏ được nỗi ám aảnh, đau khổ của mình... (2.5 điểm)
Ý 2:
Cảm động trước hành động hy sinh cao cả của con chim ưng. Sự trung thành ấy,
tình bạn ấy giữa con người với con người đã đáng trân trọng còn ở đây là của một con
vật đối với con người lại càng đáng trân trọng hơn, khiến con người phải suy ngẫm...
(1.0 điểm)
Ý 3:
Soi vào câu chuyện, bản thân rút ra bài học xương máu trong cuộc sống: bất kỳ
trong hoàn cảnh nào cũng phải biết trân trọng lời khuyên của bạn tốt; phải kìm nén sự
nóng giận hồ đồ để bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân của sự việc, nếu không sẽ chuốc
lấy kết cục thất bại thảm hại, hậu quả khôn lường... (0.5 điểm)
*Liên hệ với văn học, với cuộc sống: (0.5 điểm)
Liên hệ với một số tác phẩm văn học, các câu chuyện từ cuộc sống đời thường có
liên quan đến nội dung câu chuyện trên…
16
C.Kết bài: (1.0 điểm) Khái quát, nâng cao:
Câu chuyện thật cảm động, có ý nghĩa giáo huấn, khuyên răn sâu sắc giúp ta
biết trân trọng tình bạn, biết sáng suốt kìm nén sự nóng giận để sống đẹp hơn, có ý
nghĩa hơn vv...

Lưu ý: Vì đây là đề “mở” nên dàn ý trên chỉ là định hướng, gợi ý. Người chấm phải
thật sự tôn trọng ý kiến của các em, không được áp đặt cách hiểu của mình. Tuy nhiên
cũng tránh cách nhìn nhận lệch lạc của học sinh nếu có. Giám khảo tuỳ vào thực tế
bài làm học sinh để linh hoạt cho điểm
..............................................................

17
PHßNG GI¸O DôC vµ §µO T¹O kú THI chän häc sinh giái huyÖn líp 9
CÈM XUY£N N¡M HäC 2012- 2013
Đề thi môn: Ngữ văn
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao nhận đề)
..............................................................................................
Câu 1: (3 điểm)
Ngòi bút độc đáo, sáng tạo của tác giả Phạm Tiến Duật qua nhan đề: "Bài thơ về tiểu đội xe
không kính".
Câu 2: (7 điểm)
Phân tích nghĩa biểu đạt của từ "trăng" được đại thi hào Nguyễn Du sử dụng tài hoa trong
các câu thơ sau của "Truyện Kiều":
a. “Vân xem trang trọng khác vời, c. "Tuần trăng khuyết đĩa dầu hao,
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.” Mặt mơ tưởng mặt lòng ngao ngán lòng."

b. “Đề huề lưng túi gió trăng, d. “Dưới trăng quyên đã gọi hè,
Sau chân theo một vài thằng con con.” Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông."
e. "Hoa tàn mà lại thêm tươi,
Trăng tàn mà lại hơn mười rằm xưa."
Câu 3: (10 điểm)
Cuộc sống tươi đẹp
Đó là một ngày hè oi bức với cái nắng đỏ lửa. Cạnh hồ bơi của một khách sạn lớn, người đàn
ông đã luống tuổi đang nằm dài trên chiếc ghế dựa, cặp kính râm lớn che gần hết gương mặt. Trông
ông rất đỗi thư thái, tựa như đang tận hưởng những giây phút dễ chịu nhất trong ngày.
Một cô giái trẻ bước tới chiếc ghế cạnh ông, quăng phịch túi đồ xuống đất rồi bực dọc kêu
ca:
- Rõ chán. Nắng gì mà như thiêu thế này!
Nghe vậy, người đàn ông mỉm cười rồi nhẹ nhàng nói:
- Trời nắng thật nhưng nó đẹp thế kia mà. Chính nắng đã làm màu hoa thêm đỏ thắm, nắng
đánh thức lũ ve dậy ca hát, nhờ thế chúng ta mới được thưởng thức những âm thanh tuyệt vời phải
không?
Thoáng ngạc nhiên, cô gái lặng im. Có lẽ cô cũng đang lắng nghe âm thanh râm ran đâu đó
trên vòm lá. Thế rồi, mưa bắt đầu lắc rắc. Cô quay sang người đàn ông vẻ tinh nghịch:
- Nhưng mưa thì rõ chán thật phải không bác? Giờ thì bác nói cho cháu lý do để không chán
ghét trời mưa khi phải nằm lỳ một chỗ thế này.
- Này cô gái, cháu không thấy những khóm cây đang nở rộ và bãi cỏ mới cắt kia đang rất cần
mưa đấy ư? Mưa sẽ cho chúng một sức sống mới.
Bỗng nhiên cặp vợ chồng ngồi trên chiếc ghế bên trái người đàn ông to tiếng với nhau.
Người chồng nhăn nhó: - Chán em thật đấy, có cái chìa khoá phòng cũng quên mang theo!
- Còn anh? Mang máy hình mà quên lắp pin thì làm được gì? Người vợ cũng hậm hực kể tội
chồng.

18
- Anh chị cần pin chụp hình à? Cứ lấy của tôi mà dùng này! - Người đàn ông quay sang họ,
thân tình bảo: - Mà này, chìa khoá dự phòng ở ngay quầy tiếp tân ấy, còn pin có thể mua ở bất cứ
đâu. Cãi nhau sẽ mất vui trong khi chuyến du lịch của hai người đang tuyệt vời thế cơ mà.
Cầm viên pin, hai vợ chồng ngượng ngùng nhìn nhau bằng ánh mắt ấm áp. Mọi bực dọc
bỗng chốc tan biến. Thế nhưng sự yên tĩnh một lần nữa lại bị xáo trộn. Một cậu thiếu niên đỏ mặt tức
giận:
- Con không còn là trẻ con nữa mẹ à. Con có cuộc sống riêng của con. Con không thích mẹ
lúc nào cũng kè kè theo con để bảo con phải làm điều này, không được làm điều kia như thế!
Nói rồi cậu quay sang một bên tránh ánh mắt ngạc nhiên của người mẹ tội nghiệp.
Đợi một lúc cho cơn giận của cậu bé lắng xuống, người đàn ông nhỏ nhẹ:
- Cháu sai rồi, chàng trai trẻ à. Dẫu giận dữ thế nào đi nữa, cháu cũng không được nói với mẹ
như thế. Có thể bây giờ cháu không nhận thấy, nhưng trên thế giới có nhiều người sẵn sàng đánh đổi
tất cả để có mẹ ở bên cạnh cháu à!
Ngay lúc đó, một người phụ nữ ở trong sảnh khách sạn đẩy chiếc xe lăn đến bên người đàn
ông. Rất nhẹ nhàng, bà nhấc chồng mình - người đàn ông mù lòa và bị liệt hai chân lên xe, sửa lại
cặp kính râm cho ông rồi cẩn thận đẩy xe ra cổng
(Trích tác phẩm: "Hạt giống tâm hồn" - Tập 7)
Suy nghĩ của em về câu chuyện trên.

............................................... Hết.................................................

19
PHßNG GI¸O DôC vµ §µO T¹O Híng dÉn chÊm THI hSG huyÖn líp 9
CÈM XUY£N N¡M HäC 2012- 2013
Đề thi môn: Ngữ văn
..............................................................................................

Câu 1: (3 điểm)
Học sinh phải chỉ rõ ngòi bút độc đáo, sáng tạo của tác giả Phạm Tiến Duật qua
nhan đề: "Bài thơ về tiểu đội xe không kính":
- Nhà thơ chọn tứ thơ rất mới lạ, độc đáo dường như chưa xuất hiện trong thơ
ca để bộc lộ chiều sâu cảm xúc. Đó là hình ảnh “Tiểu đội xe không kính” xuyên suốt
bài thơ cũng như trở thành nhan đề tác phẩm. Trong chiến tranh, hình ảnh những chiếc
xe thường được mĩ lệ hoá, hình tượng hoá. Nhưng ở đây nhà thơ đã khai thác những
chi tiết đời thường với sự thật trần trụi, nghiệt ngã của chiến tranh mà không hề tô
hồng. Cứ thế hình ảnh “tiểu đội xe không kính” ám ảnh trong lòng người đọc về bộ
mặt tàn khốc, dữ dội, khủng khiếp của chiến tranh. (1 điểm)
- Không chỉ có vậy, với tứ thơ độc đáo, đậm chất hiện thực, tác giả đã tinh tế,
sáng tạo thêm cụm từ "bài thơ về" vào đầu để muốn nhắn gửi bức thông điệp sâu sắc:
trên nền chiến tranh đen tối, nghiệt ngã, vẫn có chỗ cho tâm hồn con người thăng hoa
với chất thơ bay bổng dạt dào. Cái đẹp vẫn kiêu hãnh chiến thắng, vẫn tỏa sáng giữa
bao đau thương mất mát. Bom đạn quân thù phải bó tay đầu hàng bất lực trước ý chí,
nghị lực phi thường và tâm hồn lãng mạn yêu đời, yêu cuộc sống phơi phới với một
niềm tin cháy bỏng, mãnh liệt về tương lai tươi sáng. Điều đó lý giải vì sao dân tộc
Việt Nam nhỏ bé có thể chiến thắng tên đầu sỏ đế quốc hung bạo nhất thế giới. Đó
chính là sức sống tiềm tàng kì diệu của một dân tộc anh hùng:
"Lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa."
(Huy Cận)
“Dây diều em cắm
Bên bờ hố bom...”
(Trần Đăng Khoa) (2 điểm)
Câu 2: (7 điểm)
- Học sinh phải biết đặt từ “trăng” trong các ngữ cảnh khác nhau của “Truyện
Kiều” để giải nghĩa gốc đặc biệt nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ. (giải nghiã
đúng 5 từ cho 5.0 điểm).
- Từ việc giải nghĩa, học sinh phải nêu được nội dung cơ bản của các câu thơ;
phải làm bật được ngòi bút sáng tạo bậc thầy của đại thi hào Nguyễn Du trong việc sử
20
dụng uyên bác, linh hoạt, tinh tế các từ ở nhiều ngữ cảnh khác nhau. Mỗi ngữ cảnh
mang một sắc thái biểu cảm khác nhau, chuyển tải một bức thông điệp riêng. Cùng
với từ “hoa”, từ “mưa”..., có tất cả 63 câu thơ viết về “trăng” trong "Truyện Kiều"
cũng được người viết sử dụng hết sức tài hoa thể hiện sự đa dạng, giàu đẹp của tiếng
Việt. Chính điều đó đã góp phần làm nên sức hấp dẫn đặc biệt say đắm lòng người của
“Truyện Kiều”:
“Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc
Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hoá thành văn.”
(Chế Lan Viên)
(2.0 điểm)
1.Từ “trăng” trong ví dụ (a) được tác giả dùng theo nghĩa chuyển theo phương
thức ẩn dụ để ngầm chỉ gương mặt của Thuý Vân tròn trịa, sáng rực rỡ, tươi mát, đẹp
tựa như ánh trăng rằm. Từ đó lột tả vẻ đẹp đằm thắm, đoan trang, căng tràn nhựa
sống… của nàng.
2.Từ “trăng” trong ví dụ (b) cũng được tác giả sử dụng theo nghĩa chuyển theo
phương thức ẩn dụ. Cụm từ “lưng túi gió trăng” dịch từ chữ Tàu “Bán nang phong
nguyệt”, phong nguyệt hay gió trăng ở đây là chỉ thi văn, vì các văn nhân thi sĩ thường
lấy gió, lấy trăng làm nguồn cảm hứng đề thơ vịnh cảnh. Túi gió trăng là có ý nói túi
thơ, để ngầm chỉ chàng thư sinh Kim Trọng. Đọc câu thơ trên, tác giả không dùng chữ
thư sinh, mà chỉ dùng 4 chữ “lưng túi gió trăng” trong đó có từ “trăng” để lột tả chân
dung chàng thư sinh hào hoa phong nhã:
“Nền phú hậu, bậc tài danh,
Văn chương nết đất, thông minh tính trời.”
3.Từ “trăng” trong ví dụ (c) cũng được tác giả sử dụng theo nghĩa chuyển với
phương thức ẩn dụ. “Tuần trăng khuyết” ý để chỉ thời gian một tháng từ lúc trăng tròn
đến khi trăng khuyết. Từ đó câu thơ lột tả tâm trạng tương tư, đêm ngày mơ tưởng,
mong ngóng bóng dáng Thuý Kiều đến nỗi không ngủ được với nỗi nhớ cồn cào dày
vò của chàng Kim Trọng sau khi gặp Kiều….
4.Từ “trăng” trong ví dụ (d) được dùng với nghĩa gốc chỉ vầng trăng của thiên
nhiên. Từ đó thi nhân khắc hoạ bức tranh mùa hè tuyệt đẹp, đậm đà phong vị làng quê
Việt Nam đầy thơ mộng, yên bình trong màu đỏ rực của những bông hoa lựu lấp ló
qua các kẽ lá, trong tiếng chim quyên (chim cuốc) đầy giục giã gọi mời dưới ánh trăng
huyền ảo, lung linh, báo hiệu một mùa hè đầy sức sống đang về.
5.Từ “trăng” trong ví dụ (e) được tác giả sử dụng theo nghĩa chuyển với
phương thức ẩn dụ ngầm chỉ nàng Kiều, vẻ đẹp, phẩm hạnh của nàng. Trong ngày
đoàn viên, từ Thuý Vân đến cả đại gia đình đều vun vén cho mối tình của nàng với
chàng Kim. Thế nhưng với lòng tự trọng cao quý, Kiều thấy mình không còn xứng
đáng với tình yêu thuỷ chung son sắt của chàng Kim:
“Thiếp từ ngộ biến đến giờ
Ong qua bướm lại đã thừa xấu xa.”
Và rồi, thật bất ngờ chàng Kim đã khẳng định: “Trăng tàn mà lại hơn mười rằm
xưa.” Trong cặp mắt của chàng, dù tấm thân của Kiều đã ô uế qua 15 năm đoạn
21
trường, thế nhưng tấm lòng hiếu thảo vô bờ, nhân cách cao quý của nàng vẫn đáng
trân trọng. Kiều vẫn đẹp hơn bao giờ hết bởi nàng đã đặt chữ hiếu lên làm đầu. Qua
cách dùng từ “trăng” đầy tinh tế, sâu sắc, câu thơ cho ta thấy tư tưởng nhân văn, tiến
bộ của đại thi hào Nguyễn Du về quan niệm tình yêu đôi lứa đạp qua rào cản lễ giáo
phong kiến đồng thời tô đậm sự trân trọng nâng niu của nhà thơ đối với những người
con gái tài sắc bị vùi dập trong xã hội lúc bấy giờ.
Câu 3: (10 điểm)
Yêu cầu chung: Học sinh phải xác định đúng đây là kiểu bài nghị luận xã hội
theo hướng mở về đạo lý tình cảm. Học sinh trình bày quan điểm, suy nghĩ của mình
về câu chuyện: “Cuộc sống tươi đẹp”. Nội dung cần nghị luận: cách nhìn nhận về
cuộc sống:
hãy biết vượt qua những mất mát, bất hạnh khó khăn trong cuộc sống để nhìn thế giới
xung quanh bằng cặp mắt yêu đời, lạc quan; để cảm nhận cuộc sống luôn luôn tươi
đẹp. Hãy biết vứt bỏ những bực dọc để trân trọng những gì mình đang có. Yêu cầu bài
viết phải có bố cục hài hòa, các ý rõ ràng, ngôn ngữ, trong sáng, diễn đạt mạch lạc, lập
luận khúc chiết, sắc sảo…
A.Mở bài: (1.0 điểm) Giới thiệu vấn đề cần nghị luận, dẫn dắt câu chuyện vào
B.Thân bài: (8.0 điểm)
1. Nêu suy nghĩ của bản thân về câu chuyện:
Ý 1: Câu chuyện dội vào lòng người đọc sự ngỡ ngàng thích thú về cách nhìn, cách
cảm nhận cuộc sống của người đàn ông: dù trời nắng hay trời mưa ông cũng nhìn
thiên nhiên luôn tươi đẹp: “Nắng đã làm màu hoa thêm đỏ thắm, nắng đánh thức lũ
ve dậy ca hát, nhờ thế chúng ta mới được thưởng thức những âm thanh tuyệt vời”;
“những khóm cây đang nở rộ và bãi cỏ mới cắt kia đang rất cần mưa… Mưa sẽ cho
chúng một sức sống mới.” Ông đã nhẹ nhàng giải thích để cô gái hiểu và yêu cuộc
sống hơn… Như vậy trong cuộc sống, chúng ta đừng nhìn thế giới xung quanh bằng
sự bi quan mà phải biết đi tìm, phát hiện vẻ đẹp của cuộc sống luôn ẩn chứa trong
lòng những hoàn cảnh không thuận lợi, thiếu may mắn. Cuộc sống có bao điều kì diệu
đang chờ đón ta, điều quan trọng ta có nhận ra hay không mà thôi… (1.5 điểm)
Ý 2: Câu chuyện còn đem đến cho người đọc sự bất ngờ về lời khuyên sâu sắc và
cách ứng xử khéo léo của người đàn ông đối với hai vợ chồng bên cạnh khi họ to tiếng
với nhau. Lời khuyên của ông giúp họ thấy mình thật hạnh phúc; giúp ta cảm nhận
được trong cuộc sống phải xóa bỏ sự bực bội, khó chịu để đến với nhau bằng sự nhẹ
nhàng, tôn trọng yêu thương nhau. Không có gì là khó khăn không vượt qua được mà
cuộc sống còn nhiều điều thú vị; phải biết trân trọng những gì mình đang có… (1.5
điểm)
Ý 3: Lời khuyên đầy ân cần mà thấm thía của người đàn ông đối với cậu thiếu niên
khi cậu ta làm tổn thương tình cảm của mẹ cậu giúp người đọc hiểu chân lý giản dị:
mẹ chính là người ta luôn cần bên cạnh dù ta đã trưởng thành, có thể tắm mình trong
hào quang hay vấp ngã giữa cuộc đời… Mẹ luôn là người nâng đỡ, là điểm tựa cho ta
trên hành trình dài rộng của cuộc đời. Ta vẫn mãi mãi nhỏ bé trong vòng tay dịu dàng

22
chan chứa yêu thương của mẹ: “Đi hết cuộc đời lòng mẹ vẫn theo con.” Bởi vậy phải
luôn biết trân trọng niềm hạnh phúc thiêng liêng khi có mẹ bên cạnh… (1.5 điểm)
Ý 4: Câu chuyện kết thúc bất ngờ trong sự xúc động sửng sốt của người đọc khi
biết được người đàn ông đã bị cuộc đời tàn nhẫn cướp đi ánh sáng từ đôi mắt và sức
mạnh từ đôi chân. Ông bị mù loà và bị liệt cả hai chân. Nỗi bất hạnh, mất mát quá lớn
so với một con người. Thế nhưng kì diệu thay, chính ông đã truyền niềm tin yêu cuộc
sống cho mọi người, đã nhìn thế giới xung quanh, lắng nghe, cảm nhận cuộc sống
bằng cả trái tim và tâm hồn nhạy cảm, tinh tế dạt dào tình yêu của mình. Nụ cười nhẹ
nhàng, những lời khuyên sâu sắc của ông với cặp mắt xanh rờn tình yêu cuộc sống đã
đem đến cho mọi người bao điều tốt đẹp. Tấm gương nghị lực phi thường, lòng yêu
đời lạc quan của ông đã cho ta bài học sâu sắc về cuộc sống để ta biết nâng niu, quý
trọng những gì xung quanh ta; để ta biết cảm nhận cuộc sống tươi đẹp, biết vươn lên
phía trước… (2.0 điểm)
2.Liên hệ với văn học, với cuộc sống, với bản thân: (1.5 điểm)
- Liên hệ với một số tác phẩm văn học, các câu chuyện từ cuộc sống đời
thường có liên quan đến nội dung câu chuyện trên…
- Bản thân rút ra được bài học sâu sắc về cách nhìn nhận cuộc sống bằng cặp
mắt yêu đời để cởi bỏ sự mặc cảm, tự ti, chán nản, bực dọc; biết trân trọng hạnh phúc
bình dị... từ đó biết sống đẹp, sống có ý nghĩa...
C.Kết bài: (1.0 điểm) Khái quát, nâng cao:
Câu chuyện thật sâu sắc cảm động giàu giá trị nhân văn, khơi dậy trong tâm hồn
người đọc những rung cảm cao đẹp, trong sáng dạy ta biết yêu cuộc sống, biết vươn
lên phía trước... hướng tới “chân, thiện, mĩ”...
Lưu ý: Vì đây là đề “mở” nên dàn ý trên chỉ là định hướng, gợi ý. Nngười chấm phải
thật sự tôn trọng ý kiến của các em, không được áp đặt cách hiểu của mình. Tuy nhiên
cũng tránh cách nhìn nhận lệch lạc của học sinh nếu có. Giám khảo tuỳ vào thực tế
bài làm học sinh để linh hoạt cho điểm
..............................................................

23
PHßNG GI¸O DôC vµ §µO T¹O ®Ò THI chän hsg huyỆN líp
9
CÈM XUY£N N¡M
HäC 2011- 2012
Môn: Ngữ văn
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao
nhận đề)
..............................................................................................
Câu 1: (5 điểm)
Chỉ rõ bút pháp tả cảnh ngụ tình được tác giả Nguyễn Du sử dụng tài hoa trong sáu câu thơ
sau:
“Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung.
Bốn bề bát ngát xa trông,
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.”
(Truyện Kiều)
Câu 2: (5 điểm)
Kết thúc truyện ngắn: “Làng” (Kim Lân), ông Hai vui sướng tột cùng khoe với mọi người:
“Tây nó đốt nhà tôi rồi… Đốt nhẵn!”. Nêu ý nghĩa của chi tiết đặc sắc ấy?
Câu 3: (10 điểm)
Khát vọng của nàngViolet
Trong khu vườn nọ, có một bông hoa Violet xinh xắn, luôn toả ngát hương thơm. Nàng sống
hạnh phúc cùng với những người bạn láng giềng.
Một ngày nọ, ngắm nhìn chị Hoa Hồng kiêu sa với sắc đẹp rực rỡ làm sáng cả khu vườn, Violet
chợt thấy mình thật nhỏ bé liền than thở: “So với chị Hoa Hồng may mắn kia, mình chẳng là gì cả.
Giá như mình được làm Hoa Hồng một lần trong đời nhỉ, một lần thôi để không phải nằm sát mặt đất
thế này, mình cũng mãn nguyện lắm rồi.” Có một bà tiên tình cờ biết được sự tình bèn hỏi bông hoa
nhỏ bé:
- Chuyện gì xảy ra với con vậy? Nàng Violet cất giọng tha thiết:
- Con biết Bà luôn nhân từ và đầy lòng yêu thương. Con cầu xin Bà hãy biến con thành Hoa
Hồng!
Bà tiên chăm chú nhìn bông hoa:
- Con có biết mình đang đòi hỏi điều gì không? Một ngày nào đó con sẽ hối hận đấy.
Nhưng Violet vẫn một mực nài nỉ. Động lòng trước khát khao của nàng, cuối cùng bà tiên đồng ý.
Bà chạm ngón tay thần kỳ của mình vào thân Violet, ngay lập tức Violet biến thành cây hoa hồng
xinh tươi, kiêu hãnh vươn cao với những bông hoa đỏ rực trên cành.
Thế rồi một hôm, giông bão đi qua khu vườn, giật gãy các nhánh cây, làm bật gốc cả những cây
cao to. Cả khu vườn bị vùi dập tơi tả trong gió bão trừ những loài hoa nhỏ bé nằm sát mặt đất như
Violet.
Bão tan. Bầu trời lại trong xanh. Các nàng Violet vẫy cành hoa tím, vui đùa bên nhau. Một nàng
nhìn Hoa Hồng là Violet ngày nào, thương xót:

24
- Các bạn nhìn kìa, cô ấy đang phải trả giá cho những mong muốn nhất thời của mình đấy!
Nàng Hoa Hồng nằm quật dưới đất, thân hình gãy nát, tả tơi, dùng chút hơi thở cuối cùng thều
thào:
- Tôi chưa bao giờ biết sợ giông bão. Khi còn là một cành Violet bé nhỏ, đã có những lúc tôi cảm
thấy thoải mái và hài lòng với mình. Nhưng khi cứ mãi như vậy, tôi chợt thấy mình nhỏ bé, nhàm
chán và nhạt nhẽo. Tôi không muốn sống cuộc đời mà quanh năm chỉ biết bám mình vào đất với vẻ
sợ sệt, yếu đuối, và khi mùa đông đến sẽ vùi lấp dưới lớp tuyết trắng xóa. Hôm nay, tuy sắp phải từ
giã các bạn nhưng tôi rất vui sướng và mãn nguyện vì đã biết thế nào là thế giới muôn màu trên cao.
Tôi đã sống như một Hoa Hồng đích thực để làm đẹp, tô điểm cho cuộc đời; dám ngẩng cao nhìn
ánh Mặt Trời, nghe được lời thì thầm của chị Gió và vui đùa với các chị Sương Mai. Tôi có thể chạm
vào nếp áo của vị thần Ánh Sáng bằng cánh hồng thơm ngát. Tôi sẽ chết nhưng tôi đã đi đến tận
cùng của khát vọng sống. Tôi đã thực hiện được ước mơ của mình. Đó là điều ý nghĩa nhất trong
cuộc đời tôi.
Nói xong, nàng từ từ khép những cánh hồng héo úa và trút hơi thở cuối cùng với nụ cười mãn
nguyện trên môi.
(Trích TP: “Hạt giống tâm hồn”)
Suy nghĩ của em về câu chuyện trên.

………………….Hết……………….

25
Phòng giáo dục và đào tạo Cẩm Xuyên
Hướng dẫn chấm thi chọn HSG huyện lớp 9 năm học 2011-2012
Môn: Ngữ văn
Câu 1: (5 điểm)
Yêu cầu học sinh viết thành bài văn ngắn, trên cơ sở đảm bảo các ý sau:
Ý 1: Giải thích bút pháp tả cảnh ngụ tình: (1 điểm): đây là một trong những bút
pháp đặc trưng, quen thuộc của thơ ca trung đại: mượn việc tả cảnh để ngụ ý gửi gắm
bộc lộ tâm trạng của con người. Cảnh chỉ làm nền còn dụng ý sâu xa của thi nhân là
để khắc họa tâm trạng nhân vật trữ tình. Riêng đối với “Truyện Kiều”, đại thi hào
Nguyễn Du đã sử dụng thành công, xuất sắc bút pháp này góp phần làm nên sự quyến
rũ, sức sống bất hủ của tác phẩm:
“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.”
Ý 2: Phân tích bút pháp tả cảnh ngụ tình được tác giả sử dụng tài hoa trong sáu
câu thơ đầu đoạn trích: “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (3.5 điểm):
- Nêu qua về vị trí của đoạn trích trong tác phẩm “Truyện Kiều”
- Cảnh sắc trước lầu Ngưng Bích hiện ra dưới cặp mắt của nàng Kiều. Đứng
trên lầu, nàng phóng mắt ra xa, lên cao. Không gian được mở ra về cả chiều cao lẫn bề
rộng. Dưới ánh trăng mờ ảo thấp thoáng hình ảnh dãy núi. Để rồi nhân vật trữ tình có
cảm giác dãy núi xa và mảnh trăng như ở cùng nhau trong một vòm trời, như cùng
trong một bức tranh. Một bức tranh huyền ảo, khó nắm bắt qua các từ: “vẻ”, “xa”.
Thi nhân dùng cụm từ độc đáo: “tấm trăng gần” phải chăng đã hé mở cảnh sắc
nhuốm màu tâm trạng, trăng như thấu hiểu, sẻ chia với con người?…
- Không gian được quay cận cảnh hơn, xuống thấp hơn. Hàng loạt từ láy: “bốn
bề”, “bát ngát” kết hợp với “xa trông” gợi ấn tượng về sự mênh mông, vô tận, hoang
vắng, xa vời của không gian. Để rồi, các cụm danh từ: “Cát vàng cồn nọ”, “Bụi hồng
dặm kia” càng tô đậm sự hắt hiu, ảm đạm, nhỏ nhoi, lẻ loi của cảnh sắc, của cõi trần.
Dưới ánh trăng, khung cảnh hiện lên mênh mông rợn ngợp, lạnh lẽo không hề có một
chút màu xanh của sự sống hay một chút dấu hiệu hơi ấm của con người. Phải chăng
cái lạnh ấy toát ra từ sự lạnh lẽo trong tâm hồn của người ngắm cảnh?…
- Ngắm cảnh, Kiều chợt dội về trong tâm hồn bao bộn bề suy tư, bao cảm xúc.
Nàng chợt trở về đối mặt với chính mình. Chỉ một từ: “bẽ bàng”, đại thi hào Nguyễn
Du đã gọi ra sinh động, trọn vẹn tâm trạng của Kiều. Đặc biệt qua các cụm từ miêu tả:
“mây sớm”, “đèn khuya”, thi nhân vẽ ra sự tiếp nối vô tận, dài đằng đẵng của thời
26
gian. Một mình nàng làm bạn với bóng mây lúc tinh sương, với ngọn đèn vơi cạn lúc
đêm khuya đủ cho ta hình dung nỗi lòng cô đơn tột đỉnh, sầu não chứa chất tâm sự của
người con gái bị dồn vào ngõ cụt với bao rã rời tuyệt vọng, cay đắng ê chề, bao tủi
hờn, thẹn thùng, nhục nhã, xấu hổ, chua chát; bao đau đớn quặn xé khi mình trở thành
món hàng trong tay mụ Tú Bà ghê tởm, khi tương lai mù mịt bão giông đang chờ đón
phía trước. Đây là tâm trạng thường gặp của Kiều trong tác phẩm:
“Một mình âm ỉ đêm chày
Đĩa dầu vơi, nước mắt đầy năm canh.”
- Đặc biệt câu thơ: “Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng” thể hiện rõ nét tài
năng của người viết. Dường như nhà thơ đã hóa thân vào tận cùng tâm trạng của nhân
vật để đọc thấy sự giằng xé, đan xen trong tâm hồn nàng. Mắt dõi theo cảnh sắc nhưng
tâm hồn của Kiều lại dậy sóng bộn bề suy tư, trái tim nhạy cảm của nàng phải chăng
đang rỉ máu như bị xé đôi làm hai nửa: tình và cảnh?…
Ý 3: Ý nghĩa, tác dụng của bút pháp tả cảnh ngụ tình trong đoạn trích: (0.5
điểm)
Chỉ với ba cặp thơ lục bát nhưng bằng cặp mắt quan sát tinh tế, bằng ngòi bút
tài hoa bậc thầy, và đặc biệt bằng trái tim ấm nóng, trĩu nặng tình yêu thương, nhà thơ
Nguyễn Du đã khắc họa sinh động bức tranh tâm cảnh với tâm sự đau đớn, bi kịch,
tâm hồn nhạy cảm của người con gái tài hoa bạc mệnh bị chà đạp vùi dập trong xã hội
phong kiến với cảm hứng nhân đạo, nhân văn sâu sắc. Đoạn trích nói riêng và tác
phẩm “Truyện Kiều” nói chung mãi đi cùng năm tháng, tươi xanh trong lòng người
đọc:
“Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc
Nguyễn Du viết truyện Kiều đất nước hóa thành
văn.”
(Chế Lan Viên)
Câu 2: (5 điểm)
Yêu cầu học sinh viết thành bài văn ngắn (không được sa vào phân tích nhân
vật), trên cơ sở đảm bảo các ý sau:
Ý 1: Nêu xuất xứ chi tiết kết thúc tác phẩm: “Làng” (Kim Lân), ông Hai vui
sướng tột cùng khoe với mọi người: “Tây nó đốt nhà tôi rồi… Đốt nhẵn!” (1 điểm):
- Xa làng Chợ Dầu đi tản cư, ông Hai bàng hoàng nghe tin làng mình theo giặc.
Từ đó, ông đau đớn tột đỉnh, tủi nhục, giằng xé, co mình trong nỗi mặc cảm, sợ hãi…
Thế rồi một hôm đi đâu về, nghe được tin cải chính từ chính ông chủ tịch làng, ông trở
về nhà “lột xác” biến thành một con người khác hẳn. Bằng “cặp mắt hung hung đỏ
hấp háy”, “mồm bỏm bẻm nhai trầu”, “giọng bô bô”…, ông vui vẻ chia quà cho các
con, lật đật, háo hức chạy lên khoe với bác Thứ, xong lại tất tả khoe với ông chủ nhà,
xong lại “cứ múa tay lên mà khoe” với mọi người: “Tây nó đốt nhà tôi rồi… Đốt
nhẵn!”…
Ý 2: Nêu ý nghĩa chi tiết (3.5 điểm):
- Đây là chi tiết kết thúc tác phẩm đầy bất ngờ, thú vị, độc đáo có một không
hai trong truyện ngắn Việt Nam làm nên sức lôi cuốn, hấp dẫn, ấn tượng của câu
27
chuyện. Trước đó tác giả tạo tình huống gay cấn thắt nút câu chuyện khi ông Hai nghe
tin làng Chợ Dầu theo giặc để bộc lộ chiều sâu tâm trạng nhân vật tạo sự hồi hộp cho
độc giả. Để rồi người viết đã mở nút câu chuyện khi ông nghe tin cải chính và khoe
nhà mình bị đốt làm cho người đọc vỡ òa, thỏa mãn, thở phào nhẹ nhõm…
- Chi tiết này xem qua quá vô lý, nực cười vì chẳng có ai trên đời lại vui sướng
tột đỉnh khoe nhà của mình bị đốt bao giờ. Thế nhưng chính sự vô lý ấy mới tạo nên
sự có lý bởi nó phù hợp với lô gích tâm trạng nhân vật. Có đau đớn, căm uất, mặc
cảm, có giằng xé đấu tranh về làng hay ở lại kháng chiến, có những đêm trằn trọc
không ngủ, có những lời tâm sự với đứa con út hay tự bộc bạch lòng mình với dòng
nước mắt dàn giụa… thì nhân vật mới có niềm vui sướng vỡ òa như vậy khi nghe tin
làng Chợ Dầu mà mình luôn yêu quý, tự hào, kiêu hãnh, luôn tôn thờ giờ đây luôn
thủy chung với Cụ Hồ, với kháng chiến. Điều đó đồng nghĩa với việc làng và nhà
mình bị đốt…
- Đây là chi tiết tôn vinh, tô đậm vẻ đẹp của nhân vật ông Hai. Chính trong sự
cháy rụi của mái nhà thân yêu, làng của ông đẹp hơn bao giờ hết. Xứng đáng với tình
yêu máu thịt, sâu nặng ông dành cho nó. Mái nhà là tài sản quý báu của cả một đời
người. Là mồ hôi nước mắt của con người tích cóp và gìn giữ nâng niu suốt đời. Đặc
biệt đối với người nông dân, trước cách mạng họ bị chà đạp, bóc lột chỉ có hai bàn tay
trắng. Để rồi dưới ánh sáng của Đảng, Bác Hồ sau cách mạng Tháng Tám họ mới làm
chủ được chính mình và có một mái nhà theo đúng nghĩa của nó. Bởi thế mái nhà đối
với họ lại càng vô giá. Thế nhưng ở đây ông Hai thà để cho tài sản của mình bị mất
trắng, đốt nhẵn còn hơn mang tiếng làng theo Việt gian bán nước. Vì làng lúc này là
danh dự, chỗ đứng làm người của ông. Bởi sẽ có một mái nhà mới, sẽ có hàng triệu
mái nhà lại kiên cường mọc lên:
“Thấy trái rụng xin đừng vội khóc
Một trái rụng là muôn nghìn cây mọc.”
Chỉ từng ấy thôi cũng đủ tôn vịnh tình yêu làng, yêu quê hương, đất nước cao
quý, thiêng liêng đặt trên cả tình nhà. Nếu trước cách mạng, tình yêu của ông dành
cho làng chỉ xuất phát từ bản năng (khi ông khoe cả mộ phần viên tổng đốc), thì giờ
đây tình yêu ấy đã được giác ngộ, sâu sắc, trọn vẹn với sự hy sinh thầm lặng, đáng
trân trọng…
- Chi tiết kết thúc truyện đặc sắc đọng lại bao dư âm ngọt ngào trong lòng người
đọc góp phần làm nên bức thông điệp sâu sắc ca ngợi tình yêu quê hương đất nước
cao quý, thiêng liêng cháy bỏng của người nông dân trong những năm đầu kháng
chiến chống Pháp; ca ngợi vẻ đẹp của con người dân tộc Việt Nam trong chiến tranh
làm nên sức mạnh kỳ diệu của một dân tộc anh hùng.
Ý 3: Có thể liên hệ, mở rộng với một số chi tiết kết thúc tác phẩm đặc sắc, có ý
nghĩa trong các truyện ngắn khác; liên hệ với những câu thơ, câu văn tôn vinh tình yêu
làng, yêu quê hương, tổ quốc. (0.5 điểm) (có thể lồng vào ý 2)
Câu 3: (10 điểm)
Yêu cầu chung: Học sinh phải xác định đúng đây là kiểu bài nghị luận xã hội
theo hướng mở về đạo lý tình cảm. Học sinh trình bày quan điểm, suy nghĩ của mình
28
về câu chuyện ngụ ngôn: “Khát vọng của nàng Violet”. Nội dung cần nghị luận: khát
vọng, ước mơ lòng dũng cảm vươn tới những điều tốt đẹp để thay đổi chính mình hay
là tham vọng? Yêu cầu bài viết phải có bố cục hài hòa, các ý rõ ràng, ngôn ngữ, trong
sáng, diễn đạt mạch lạc, lập luận khúc chiết, sắc sảo… Vì đây là đề “mở” nên người
chấm phải thật sự tôn trọng ý kiến của các em, không được áp đặt cách hiểu của mình.
Tuy nhiên cũng tránh cách nhìn nhận lệch lạc của học sinh nếu có. Dàn ý sau đây là
định hướng, gợi ý:
A.Mở bài: (1 điểm)
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận, dẫn dắt câu chuyện vào
B.Thân bài: (8 điểm)
Ý 1: Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng của câu chuyện: (1 điểm)
Câu chuyện ngụ ngôn với những tình tiết hấp dẫn, bất ngờ, thú vị, lôi cuốn
người đọc kể về cuộc đời của một cây hoa Violet nhưng từ số phận của bông hoa nhỏ
bé phải trả giá khi biến thành hoa hồng, người viết hàm nghĩa ẩn dụ sâu sắc muốn gửi
gắm về quan niệm sống, cách sống của con người…
Ý 2: Trình bày suy nghĩ về quan niệm sống, cách sống của Violet – hoa hồng,
nêu biểu hiện của quan niệm sống, cách sống đó. (5 điểm)
Có thể học sinh trình bày theo hai quan điểm khác nhau, điều quan trọng các em
phải lập luận tạo sức thuyết phục người đọc:
+ Quan điểm thứ nhất cho rằng: Con người nên tự bằng lòng với chính mình
với những gì tạo hóa đã ban tặng, sống cuộc đời bình dị để lặng lẽ tỏa hương, lặng lẽ
làm đẹp cuộc đời. Hạnh phúc không phải kiếm tìm đâu xa mà ở ngay quanh ta. Việc gì
phải đánh đổi cả mạng sống để kiếm tìm ánh hào quang như bông Violet- hoa hồng
kia. Mùa đông Violet bị vùi lấp dưới lớp tuyết trắng xóa thì đã sao? Đó là thời gian để
ủ mầm sống cho mùa xuân vươn mình bừng tỉnh làm đẹp cho cuộc đời…(lấy ví dụ
trong văn học, cuộc sống để chứng minh)
+ Quan điểm thứ hai khẳng định (có thể đại đa số học sinh trình bày theo quan điểm
này): đồng tình với lòng dũng cảm, khát vọng, ước mơ cao đẹp của Violet-hoa hồng.
Khi chưa đọc xong câu chuyện, nghe câu nói: “các bạn nhìn kìa, cô ấy đang phải trả
giá cho những mong muốn nhất thời của mình đấy.” Người đọc cứ nghĩ vậy là Violet
thật đáng đời đang phải trả giá cho tham vọng của mình khi cầu xin bà tiên biến mình
thành hoa hồng mặc dầu đã nghe lời cảnh báo. Thế nhưng thật bất ngờ và cảm động
khi nghe lời thều thào đầy sâu sắc, tâm huyết của bông hoa để mỗi người giật mình soi
vào quan niệm sống của mình: “Tôi chưa bao giờ biết sợ giông bão… Tôi không
muốn sống cuộc đời mà quanh năm chỉ biết bám mình vào đất với vẻ sợ sệt, yếu
đuối… Tôi đã sống như một Hoa Hồng đích thực để làm đẹp, tô điểm cho cuộc đời…
Tôi sẽ chết nhưng tôi đã đi đến tận cùng của khát vọng sống… Đó là điều ý nghĩa
nhất trong cuộc đời tôi.” Đây chính là ước mơ cao đẹp, khát vọng cháy bỏng, sẵn
sàng đánh đổi cả mạng sống của mình để sống cho đúng nghĩa nhằm giải thoát sự đơn
điệu, tẻ nhạt, nhàm chán để vươn ra ánh sáng. Đó là lòng dũng cảm đón nhận những
bão giông, thử thách của cuộc đời để sống đẹp, sống có ích… (lấy ví dụ trong văn học,
cuộc sống để chứng minh)
29
Ý 3: Phản bác lật ngược vấn đề cần nghị luận (2 điểm)
+Với quan điểm thứ nhất: nếu sống cuộc đời bình lặng, êm đềm, giản dị như
vậy, con người sẽ có lúc cảm thấy nhàm chán, tẻ nhạt, đơn điệu. Cuộc sống sẽ tù ngục
quẩn quanh, bế tắc làm mai một hết niềm vui, không còn tìm thấy ý nghĩa của cuộc
sống, cảm thấy mình tầm thường biết bao… Điều quan trọng không phải con người
sống được bao nhiêu năm mà sống như thế nào…
+Với quan điểm thứ hai: dũng cảm thay đổi số phận của mình với ước mơ, khát
vọng cao đẹp là điều đáng quý. Thế nhưng liệu rồi phải trả giá cho mạng sống của
mình có đáng không? Điều quan trọng con người không chỉ biết không sợ bão giông,
mà còn phải biết cách vượt qua bão giông để tiếp tục sống, tiếp tục cống hiến… Câu
chuyện còn gửi gắm dụng ý sâu xa, bức thông điệp là ở chỗ đó…
C.Kết bài: (1 điểm) Khái quát, nâng cao, liên hệ bản thân
- Câu chuyện hàm ngôn sâu sắc dạy ta biết sống đẹp, sống có ích biết ước mơ,
khát vọng có lòng dũng cảm để vươn tới những gì tốt đẹp, để cống hiến cho cuộc đời.
Tuy nhiên phải biết đâu là tham vọng, đâu là khát vọng; biết vượt qua bão giông, thử
thách để đứng vững giữa cuộc đời để không phải trả giá quá đắt cho khát vọng ấy…
- Liên hệ bản thân

Lưu ý: Có thể đại đa số học sinh nghiêng về trình bày theo quan điểm thứ hai.
Riêng đối với những em trình bày theo quan điểm thứ nhất, nếu lập luận sâu sắc tạo
được sức thuyết phục người đọc, giám khảo vẫn phải tôn trọng chính kiến của các em.

30
PHßNG GI¸O DôC vµ §µO T¹O kú THI chän häc sinh giái huyÖn líp 9
CÈM XUY£N N¡M HäC 2010-
2011
Đề thi môn: Ngữ văn
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao nhận đề)
..............................................................................................

Câu 1: (4 điểm)
Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của câu thơ sau:
"Mái gianh(1)ơi hỡi mái gianh
Ngấm bao mưa nắng mà thành quê hương."
(1) Mái gianh: mái tranh
(Trích TP: "Trường ca khúc hát người anh hùng - Trần Đăng Khoa)

Câu 2: (6 điểm)
Tại sao trong truyện ngắn: "Lặng lẽ Sa Pa", nhà văn Nguyễn Thành Long không đặt tên cụ
thể cho các nhân vật của mình? Nhan đề tác phẩm có gì đặc biệt?
Câu 3: (10 điểm)
"Người thợ làm bút chì nâng niu sản phẩm của mình trước khi cho nó vào hộp:
- Có năm điều con cần phải nhớ trước khi ta để con bước vào thế giới hỗn độn ngoài kia - Ông nói
với bút chì - Lúc nào con cũng phải nhớ và không bao giờ được quên những điều ấy, khi đó, con mới
trở thành một cây bút chì đẹp nhất, hiểu không?
- Thứ nhất, con luôn có thể tạo ra những thứ rất vĩ đại, nhưng chỉ khi nào con nằm trong tay một
ai đó.
- Thứ hai, con phải liên tục chịu đựng những sự gọt giũa rất đau đớn, nhưng hãy nhớ, tất cả đau
đớn ấy chẳng qua là để làm cho con đẹp hơn mà thôi.
- Tiếp theo, con phải nhớ lúc nào con cũng có thể sửa chữa những lỗi mà con ghi ra.
- Và một điều nữa, hãy biết phần quan trọng nhất trên cơ thể của con chính là phần ruột, phần
bên trong chứ không phải là lớp vỏ ngoài.
- Cuối cùng, con, bút chì, phải để lại vết chì của con trên bất cứ bề mặt nào mà con được sử dụng
để viết, và phải liên tục viết, bất kể chuyện khó khăn gì, được không?"...
(Trích câu chuyện: "Ngụ ngôn bút chì")
Suy nghĩ của em về lời dặn dò trên.

………………….Hết……………….

31
PHßNG GI¸O DôC vµ §µO T¹O Híng dÉn chÊm thi chän hSG huyÖn líp 9
CÈM XUY£N N¡M HäC 2010- 2011
Môn : Ngữ văn

Câu 1: (4.0 điểm)


Yêu cầu học sinh viết thành bài văn cảm nhận nêu bật được ngòi bút sáng tạo, tài
hoa của nhà thơ cũng như bức thông điệp sâu sắc mà người viết gửi gắm. Bài viết lồng
cảm nhận nghệ thuật và nội dung vào nhau nhưng phải đảm bảo các ý sau:
+ Ngỡ ngàng, khâm phục ngòi bút tinh tế của tác giả với các biện pháp nghệ thuật đặc
sắc: (1.5 điểm)
- Lối nhân hoá tự nhiên với tiếng gọi tha thiết, thân thương đầy kiêu hãnh cất
lên từ sâu thẳm trái tim “mái tranh ơi hỡi”...
- Điệp ngữ: “mái tranh” tô đậm, gây ấn tượng, nhấn mạnh...
- Động từ “ngấm” tinh tế, câu thơ hàm nghĩa ẩn dụ sâu sắc...
- Một cặp thơ lục bát mang âm hưởng mượt mà, sâu lắng, có sức ngân vang...
- Câu thơ mang tính triết lý sâu sắc...
+ Xúc động sâu sắc trước ý nghĩa của câu thơ: (2.0 điểm)
Với ngòi bút tài hoa, sáng tạo, hàm nghĩa ẩn dụ tinh tế, nhà thơ Trần Đăng Khoa
đã khẳng định chân lý sâu sắc: biểu tượng quê hương bắt nguồn từ những hình ảnh gần
gũi, bình dị, mộc mạc, gắn bó máu thịt bao đời với cuộc sống lam lũ tảo tần chịu thương
chịu khó, với tâm hồn người Việt. Để rồi cùng với cây đa, bến nước, mái đình... hình ảnh
mái tranh trải qua bao mưa nắng đã đi vào tiềm thức, làm nên phong vị quê hương, đậm
đà bản sắc dân tộc Việt Nam. Câu thơ neo đậu vào lòng người đọc dư âm ngọt ngào,
thân thương, bồi đắp trong ta tình yêu làng quê , yêu tổ quốc thiết tha, sâu nặng.
+ Liên hệ, so sánh với một số hình ảnh mái tranh, hình ảnh quê hương (0.5 điểm)
như:
“Trong làn nắng ửng khói mơ tan
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.’
(Hàn Mạc Tử)
hoặc: “Lòng yêu nước bắt nguồn từ lòng yêu những vật tầm thường nhất... yêu cái cây
trồng trước cửa nhà, yêu cái ngõ nhỏ đổ ra bờ sông. Tình yêu làng xóm, yêu miền quê trở
thành tình yêu tổ quốc.’’ (Iliaêren bua) vv...
Câu 2: (5.0 điểm)
ý 1: (2.0 điểm)
Nhà văn Thành Long không đặt tên cụ thể cho các nhân vật của mình mà chỉ gọi
phiếm chỉ: anh thanh niên, ông kỹ sư vườn rau, anh cán bộ nghiên cứu sét... Đây chính
là dụng ý nghệ thuật sâu sắc của người viết để gửi gắm bức thông điệp: không chỉ có
một anh thanh niên, một ông kỹ sư... mà có hàng triệu, hàng triệu những con người như

32
thế. Họ không có tên tuổi nhưng lại có mặt trên khắp mọi miền quê thân thương của
tổ quốc.... Ở đâu ta cũng bắt gặp những gương mặt bình dị nhưng rất đỗi cao quý, đáng
yêu ấy...
ý 2: (3.0 điểm)
Câu chuyện xoay quanh mảnh đất và con người Sa Pa. Nhà văn đặt nhan đề
truyện ngắn hết sức độc đáo hàm nghĩa ẩn dụ tinh tế, sâu sắc qua từ “lặng lẽ” được
đảo lên trước để gây ấn tượng, nhấn mạnh, tô đậm chủ đề, nội dung tư tưởng tác
phẩm: đằng sau vẻ lặng lẽ, yên bình của mảnh đất Sa Pa quanh năm mây mù bao phủ
đầy thơ mộng, êm đềm; có những con người ngày đêm âm thầm, miệt mài làm việc
với bầu nhiệt huyết chứa chan, với lý tưởng sống cao quý. Họ đam mê, say sưa hiến
dâng cả tuổi thanh xuân của mình cho cuộc sống mới đang lên men ngọt ngào trên quê
hương. Những con người đáng trân trọng ấy rất đỗi bình dị, khiêm nhường, lặng lẽ
cống hiến, lặng lẽ hy sinh như những người chiến sĩ vô danh trên khắp mọi miền quê
tổ quốc. Với nhan đề đặc biệt ấy, nhà văn Nguyễn Thành Long ca ngợi, tôn vinh cuộc
sống mới, con người mới trên miền Bắc yêu thương. Đây chính là vẻ đẹp cao quý của
một thế hệ, một thời đại trong công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc:
“Chưa có nơi đâu đẹp tuyệt vời
Như sông, như núi, như người Việt Nam.”
(Lê Anh Xuân)
Câu 3: (10 điểm) Yêu cầu chung:
Đây là kiểu đề nghị luận “mở” về tư tưởng, đạo lý, tình cảm dưới dạng người
viết trình bày suy nghĩ của mình về một vấn đề trong câu chuyện. Học sinh phải biết
lập luận chặt chẽ, bố cục hài hòa, ngôn ngữ trong sáng, mạch lạc, dẫn chứng tiêu biểu
chính xác, lối viết giản dị, tự nhiên nhưng sâu sắc...
Dàn ý, biểu điểm: phải đảm bảo các ý theo định hướng sau:
A.Mở bài: Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận theo cách của mình... (1 điểm)
B. Thân bài:
1.Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng của câu chuyện: (1 điểm)
Đoạn trích chủ yếu xoay quanh lời dặn dò của người thợ với chiếc bút chì. Lời
dặn dò rất chân tình phù hợp đặc điểm của chiếc bút chì như: dùng để viết, muốn đẹp
và sử dụng tốt phải thường xuyên gọt nhọn; cấu tạo có hai phần gồm phần gỗ bên
ngoài chỉ để bảo vệ còn phần lõi chì bên trong mới quan trọng nhất dùng để viết; bút
chì có thể viết lại những dòng khác nếu viết chưa tốt và viết đến khi thân bút không
còn, lõi chì hếtvv… Từ lời dặn dò chân tình, tha thiết trên, ta thấy thấp thoáng bóng
dáng của chính mỗi người trong những yêu cầu mà người thợ khuyên bút chì làm. Câu
chuyện không chỉ dừng lại ở nghĩa đen mà hàm nghĩa ẩn dụ sâu sắc gửi đến người đọc
bài học về sống đẹp, sống có ý nghĩa.
2. Đánh giá, bàn luận về ý nghĩa lời dặn dò của người thợ: (7 điểm)
* Đây là lời khuyên đúng đắn, sâu sắc, bổ ích và rất thiết thực, phù hợp với mọi
người với mọi thời đại (1.0 điểm)
* Phân tích và nêu biểu hiện của lời khuyên; lấy dẫn chứng minh hoạ trong
cuộc sống, trong thơ văn: (có 5 ý, mỗi ý 1.0 điểm) (5.0 điểm)
33
+ Con người luôn phải khiêm tốn. Dù mình có niềm tin trong cuộc đời mình có
thể thành đạt, có thể sống trong hào quang nhưng phải luôn tâm niệm một điều thành
công ấy có sự dìu dắt, giúp đỡ, động viên, có ánh mắt khích lệ, tin yêu… của biết bao
người thân xung quanh ta như chiếc bút chì nó có thể tạo ra những tác phẩm kiệt tác
nhưng phải nằm trong tay của một con người tài năng. Bởi vậy chúng ta luôn phải
khiêm nhường, một mình ta không thể tạo nên thành công.
+ Con người phải trải qua thử thách, phải đối mặt với bao thất bại khi đó mới
trưởng thành, lớn khôn. Chính những cọ xát, trải nghiệm trong gian lao, vất vả ta mới
rút cho mình bài học quý báu, mới đứng vững trước bao cạm bẫy của cuộc đời, để
sống đẹp hơn, tốt hơn (VD: bài thơ: “Nghe tiếng giã gạo” của Hồ Chí Minh; “Chỉ có
lửa mới tôi luyện nên những thanh sắt cứng rắn” (Lin Con vv…)
+ Con người luôn có thể sữa chữa được lỗi lầm trong quá khứ do mình gây ra
với điều kiện mình nhận rõ những khuyết điểm ấy và luôn có niềm tin để sữa chữa
làm lại từ đầu. (VD: “Điều đáng khâm phục lớn nhất của đời người là tự mình vươn
dậy sau khi ngã”…)
+ Giá trị lớn nhất, tài sản quý nhất của con người không phải là vỏ bọc hình
thức bên ngoài mà chính là ở trí tuệ, tâm hồn, trái tim, nhân cách bên trong…
+ Dù bất kể khó khăn gì, con người cũng phải sống hết mình, làm việc hết mình
để lại dấu ấn riêng của mình trong tâm hồn, trái tim người khác. (VD: “Con người
sinh ra không phải như hạt cát tan biến vào hư vô mà phải in dấu trên mặt đất, in dấu
trong trái tim người khác”)
*Phản bác, lật ngược vấn đề cần nghị luận: (1 điểm)
Nếu không có những đức tính trên, con người sẽ trở thành những kẻ khoe
khoang, thiếu bản lĩnh, thiếu tự tin, thiếu kinh nghiệm sống, không biết đề cao giá trị
bên trong mà chỉ xem trọng vỏ bọc bên ngoài; dễ ngã gục trước khó khăn, thử thách…
Cuộc đời sẽ trôi đi vô vị, tẻ nhạt…
Kết bài: (1 điểm)
- Khái quát nâng cao: ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề
Câu chuyện dạy ta bài học làm người sâu sắc: con người phải luôn xác định
đúng mục đích sống tốt đẹp cho chính mình từ lòng khiêm tốn; dũng cảm đối mặt với
khó khăn thử thách; biết vươn dậy sau khi ngã; biết cống hiến, sống hết mình; biết
nâng niu vẻ đẹp trí tuệ, tâm hồn bên trong... Có vậy ta mới được đón nhận sự trân
trọng của mọi người trong niềm hạnh phúc vô biên để sống cuộc đời không uổng phí;
để vươn tới “chân, thiện, mỹ”, tô điểm làm đẹp cuộc sống.
- Liên hệ bản thân

Lưu ý: Vì đây là đề mở tôn trọng ý kiến riêng của ccá em nên dàn ý trên chỉ là
định hướng, giám khảo không được quá phụ thuộc vào đáp án mà phải linh hoạt khi
chấm, khuyến khích những bài viết có tính sáng tạo, thuyết phục…

………………….Hết……………….
34
PHßNG GI¸O DôC vµ §µO T¹O §Ò THI chän ®éi tuyÓn HSG tØnh líp 9
CÈM XUY£N N¡M HäC 2010-
2011
Đề thi môn: Ngữ văn
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao nhận đề)
..............................................................................................

Câu 1: (3 điểm)
Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của đoạn thơ sau:
"Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ
Nơi nao qua lòng lại chẳng yêu thương?
Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hoá tâm hồn."
(Trích TP: "Tiếng hát con tàu” - Chế Lan Viên)
C©u 2: (7 điểm)
Vẻ đẹp của con người Việt Nam qua các tác phẩm: "Làng" (Kim Lân), “Bếp lửa” (Bằng
Việt), “Chiếc lược ngà” (Nguyễn Quang Sáng).
Câu 3: (10 điểm)
Bài học từ trái tim
Đó là bài học mà Sarah - cô con gái nhỏ mười tuổi của tôi phải luôn mang thanh nẹp ở chân
do một dị tật bẩm sinh - đã cho tôi. Hôm đó là một ngày mùa xuân tuyệt đẹp, Sarah vừa đi học về đã
kể ngay cho tôi nghe về việc cô bé đã tham gia thi đấu trong ngày hội thể thao ở trường.
Nghĩ đến đôi chân của Sarah, tôi liền chuẩn bị ngay những lời an ủi để cô bé không nản lòng.
Thế nhưng trước khi tôi chưa kịp nói lời nào, Sarah đã hào hứng: "Bố à, con thắng đến hai cuộc
đua!"
Tôi thật không thể tin được điều ấy! Và Sarah nói thêm: "Con có lợi thế hơn các bạn khác bố
ạ!"
À, thì ra là như thế. Tôi có thể tượng tượng rằng Sarah đã được ưu tiên đứng trước vạch xuất
phát so với các bạn... hay một điều gì tương tự như thế. Thế nhưng, lại một lần nữa cô bé lại nói
trước: "Bố ơi, không phải con được xuất phát trước đâu nhé... lợi thế của con là con luôn biết rằng
mình phải cố gắng thật nhiều!"
(Trích TP: "Chia sẻ tâm hồn và quà tặng cuộc sống")

Suy nghĩ của em về câu chuyện trên.

………………….Hết……………….

35
PHßNG GI¸O DôC vµ §µO T¹O kú THI chän häc sinh giái huyÖn líp 9
CÈM XUY£N N¡M HäC 2009- 2010
Đề thi môn : Ngữ văn
Thời gian: 150 phút (không kể giao nhận đề)
..............................................................................................
Câu 1:
Phân tích sắc thái biểu cảm của từ “đi” được sử dụng trong các ngữ cảnh sau:
a, “Bầm ơi, sớm sớm chiều chiều
Thương con, bầm chớ lo nhiều bầm nghe!
Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.”
(Trích: “Bầm ơi” – Tố Hữu)

b, “Cái cò… sung chát đào chua…


Câu ca mẹ hát gió đưa về trời
Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.”
(Trích: “Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa…” – Nguyễn Duy)
Câu 2:
Em đọc thấy điều gì đằng sau lời nhắn gửi nhói buốt, cháy lòng của nàng Vũ Nương trên bến
Hoàng Giang: “Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa.” (Trích tác phẩm:
“Chuyện người con gái Nam Xương” – Nguyễn Dữ). Theo em, tại sao nhà văn không để Vũ Nương
trở về sum họp cùng chồng con?
Câu 3:
“Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người có xảy ra một cuộc
tranh luận, và một người nổi nóng không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm
thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã làm
khác đi những gì tôi nghĩ”.
Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo, và quyết định đi bơi. Người bị miệt thị lúc nãy bây giờ bị
đuối sức và chìm dần xuống. Người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Khi đã lên bờ, anh lấy một miếng
kim loại khắc lên đá: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi”.
Người kia hỏi: “Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại khắc lên
đá”? ”
(Trích: “Lỗi lầm và sự biết ơn” in trong TP: “Hạt giống tâm hồn” tập 4, NXB Tổng hợp
TP.Hồ Chí Minh, 2004)
Em hãy thay người bạn trong câu chuyện viết một bài văn trả lời câu hỏi trên.

………………….Hết……………..

36
PHßNG GI¸O DôC vµ §µO T¹0 Híng dÉn chÊm thi chän hSG huyÖn líp 9
CÈM XUY£N N¡M HäC 2009- 2010
Môn : Ngữ văn

Câu 1: (5 điểm)
Yêu cầu học sinh viết thành bài văn ngắn phân tích được sắc thái biểu
cảm của từ “đi” trong hai ngữ cảnh:
+ Từ “đi” trong thơ Tố Hữu chỉ đơn thuần mang nghĩa đen lột tả người lính cụ
Hồ đi chiến đấu bảo vệ quê hương dù vượt qua muôn vàn khó khăn gian khổ trèo đèo,
lội suối, dù trường kỳ kháng chiến nếm trải bao chông gai thử thách cũng không bằng
những năm tháng hy sinh đầy thầm lặng, vất vả, nhọc nhằn của người mẹ hậu phương.
Từ đó gửi gắm lòng biết ơn vô bờ, trĩu nặng tình yêu thương của người con dành cho
mẹ (1.5 điểm)
+ Từ “đi” trong thơ Nguyễn Duy hàm nghĩa ẩn dụ tinh tế sâu sắc:
- Từ “đi” trong câu: “Ta đi trọn kiếp con người” có nghĩa: sống
- Từ “đi” trong câu: “Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.”: có nghĩa: quên,
khám phá…
-> Với hàm nghĩa ẩn dụ sâu sắc, nhà thơ Nguyễn Duy ca ngợi tôn vinh ý nghĩa
thiêng liêng của lời ru đối với cuộc đời của mỗi con người. Dù ta sống trọn kiếp người,
dù nếm trải bao dư vị đắng chát hay ngọt ngào của cuộc đời; dù có lúc ta tắm mình
trong ánh hào quang hay gục ngã thất bại thì mãi mãi ta vẫn không bao giờ quên
được lời ru ầu ơ dịu dàng của mẹ, mãi mãi không bao giờ khám phá hết chiều sâu của
tình yêu thương, bài học làm người vô giá ẩn đằng sau lời ru ấy. Để rồi lời ru của mẹ
sẽ là điểm tựa nâng đỡ ta trên hành trình dài rộng của cuộc đời. Mỗi khi ta khổ đau,
mỗi lần ta vấp ngã, lời ru ấy như ngọn đèn soi rọi, sưởi ấm tâm hồn ta để dạy ta biết
sống đẹp hơn, có ý nghĩa hơn. Phải có một tâm hồn rất đỗi tinh tế nhạy cảm, một
ngòi bút tài hoa, Nguyễn Duy mới có những vần thơ đẹp đến như thế. (3.0 điểm)
+ Qua sắc thái biểu cảm của từ “đi” trong các ví dụ trên, ta thấy tiếng Việt rất đỗi
phong phú, đa dạng, tinh tế, giàu đẹp. (0.5 điểm)
Câu 2: (5 điểm)
ý 1: (2.0 điểm)
+ Lời nhắn gửi nhói buốt, cháy lòng của nàng Vũ Nương trên bến Hoàng Giang
“…thiếp chẳng thể trở về được nữa” đầy nuối tiếc, xót xa là minh chứng hùng hồn
cho khát khao cháy bỏng của nàng Vũ Nương ao ước được trở về trần gian. Thế nhưng
dù Trương Sinh có ăn năn, hối hận đến đâu dù Vũ Nương có mãi bất tử dưới thuỷ
cung với ngọn lửa khát khao mái ấm gia đình âm ỷ cháy thì sự thật vẫn cay đắng
nàng đã thành người thiên cổ, không bao giờ có thể trở về được nữa. Xã hội phong
kiến trọng nam khinh nữ đầy tàn nhẫn không bao giờ có chỗ đứng xứng đáng cho nàng.
Lời nhắn gửi thiết tha của nàng ghim vào lòng người đọc niềm thương cảm quặn xé.

37
ý 2: (3.0 điểm)
+ Khác với truyện cổ tích: “Vợ chàng Trương”, nhà văn Nguyễn Dữ đã sáng tạo
thêm đoạn kết mang màu sắc hoang đường kỳ ảo để gửi gắm ước mơ về lẽ công
bằng của cuộc đời về sự chiến thắng, toả sáng của cái đẹp, sự bất tử của con người. (1 điểm)
+ Thế nhưng nếu người viết để vũ Nương trở về sum họp cùng chồng con thì câu
chuyện kết thúc quá dễ dãi không còn ý nghĩa. Nhà văn đã tinh tế dung hoà giữa hai
yếu tố hiện thực và mơ ước. Ước mơ chỉ mãi mãi là mơ ước còn hiện thực vẫn là hiện
thực trần trụi nghiệt ngã. Bởi vậy với cách kết như thế nhà văn tăng sức tố cáo
của tác phẩm, tô đậm giá trị hiện thực sâu sắc. (2.0 điểm)
Câu 3: (10 điểm)Yêu cầu chung:
Đây là kiểu đề mở đòi hỏi học sinh phải biết thay lời người bạn (không cần
đóng vai) viết thành một bài văn trả lời câu hỏi của người kia. Nội dung bài văn bày tỏ
quan điểm về lòng vị tha, độ lượng, xoá bỏ mọi lỗi lầm, hận thù đồng thời khắc ghi
trong tâm khảm những ân tình, ân nghĩa với lòng biết ơn sâu sắc đi cùng năm tháng.
Đó chính là lối sống đẹp, sống có ý nghĩa. Học sinh phải biết lập luận chặt chẽ rõ
ràng, bố cục hài hòa, ngôn ngữ trong sáng, mạch lạc, dẫn chứng tiêu biểu chính xác,
lối viết giản dị, tự nhiên nhưng sâu sắc…
Dàn ý, biểu điểm: Phải đảm bảo các ý theo định hướng sau:
A.Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận theo cách của mình (1 điểm)
B. Thân bài:
ý 1: (3,5 điểm)
Cuộc sống với bao mối quan hệ mà con người không tránh hỏi những va chạm
để lại bao buồn bực, khổ đau, bao vết thương lòng nhức nhối. Thế nhưng chúng ta
không nên mang hận thù, ấm ức, dày vò về những gì không tốt đẹp mà người khác
đem đến cho ta, thậm chí làm ta tổn thương sâu sắc. Con người hãy mở rộng tâm hồn
mình, cởi trói, phóng thích những nỗi đau, lòng thù hận theo lớp bụi thời gian, để dễ
dàng xoá nhoà tất cả làm cho tâm hồn thanh thản, đem lại niềm vui cho người khác, từ
đó giúp họ biết sống đẹp hơn. Nếu ta mãi gặm nhấm nỗi đau, lòng thù hận, ta sẽ trở
nên ích kỷ, tàn nhẫn, lạnh lùng, cố chấp thậm chí độc ác, tàn bạo dễ lầm đường lạc lối
bán linh hồn cho quỷ dữ. Tha thứ, độ lượng đó chính là cách “trả thù” cao thượng và
đẹp đẽ nhất, có ý nghĩa nhất. Điều đó cũng giống như ta viết nỗi đau, lòng thù hận lên
cát để một cơn gió nhẹ, mấy giọt mưa hay một bàn chân ai đi qua… sẽ xoá sạch mọi
dấu vết để “Sau cơn mưa trời lại sáng”…
ý 2: (3,5 điểm)
Trong cuộc đời mình, ít nhất một lần ta phải mang ơn người khác. Ân nghĩa, ân
tình người khác đem đến cho ta thật đáng được nâng niu, trân trọng từ trong thẳm sâu
tâm khảm, trong trái tim. Dù chỉ là một cử chỉ tốt đẹp giản dị nhất ta cũng phải khắc
ghi để trả ơn, để mang lại những điều tốt đẹp cho mọi người, cho cuộc đời. Những kẻ
vô tâm dẫn đến vô ơn hay phản bội bao giờ cũng phải trả giá quá đắt cho những lỗi
lầm của mình để lại sự coi thường, khinh bỉ thậm chí nguyền rủa của mọi người. Họ
không bao giờ tìm thấy niềm hạnh phúc và ý nghĩa đích thực của cuộc sống. Còn
những ai sống trọn tình trọn nghĩa, thủy chung, luôn coi trọng ân nghĩa với lòng biết
38
ơn sâu sắc thì sẽ được đền đáp, sẽ cảm thấy lòng mình thanh thản, vui sướng. Bởi vậy
ta hãy khắc ghi những ân nghĩa lên đá, lòng biết ơn, ân tình sẽ đồng hành với chúng ta
suốt cuộc đời.
ý 3: (1.0 điểm): Liên hệ, mở rộng, minh họa bằng dẫn chứng (học sinh nên lồng
vào ý 1, ý 2)
Học sinh có thể liên hệ, lấy dẫn chứng từ những câu chuyện trong văn học,
trong cuộc sống đời thường hoặc những câu danh ngôn, câu nói đề cao lòng biết ơn,
lòng vị tha, độ lượng, ví dụ: “Ghim giữ nỗi đau hay phóng thích nó chẳng khác gì ban
đêm ta ngủ trên chiếc gối đầy gai nhọn hay trên chiếc gối phủ đầy những cánh hoa
hồng”vv…
C.Kết bài: Khái quát, nâng cao (1 điểm)
Vị tha, độ lượng, thanh thản cởi trói nỗi đau hay khắc ghi ân nghĩa, ân tình mãi
suốt cuộc đời là lối sống đẹp đáng trân trọng đáng được tôn vinh. Mỗi một con người
chúng ta phải biết hoàn thiện mình để sống đẹp hơn, có ý nghĩa hơn…

Lưu ý: Vì đây là đề mở rất tôn trọng ý kiến riêng của các em nên dàn ý trên chỉ là
định hướng, giám khảo không được quá phụ thuộc vào đáp án mà phải linh hoạt
trong khi chấm, khuyến khích những bài viết lập luận có sức thuyết phục.

………………….Hết……………..

39
Phßng gi¸o dôc vµ ®µo t¹o cÈm xuyªn
Kú thi chän häc sinh giái líp 9 N¨m häc 2008 – 2009
Đề thi môn: Ngữ Văn
Thời gian: 150 phút (Không kể giao nhận đề)
Câu 1: (6 điểm)
Nêu cảm nhận của em về bài thơ: Bàn chân thầy giáo
(Trần Đăng Khoa)

Thầy ngồi ghế giảng bài Bàn chân thầy gửi lại Khe Sanh
Xếp cạnh bàn đôi nạng gỗ Hay Tây Ninh, Đồng Tháp ?
Bàn chân đạp xuống đầu lũ giặc Cho lẽ sống làm người
Một bàn chân đâu rồi Em lắng nghe thầy giảng từng lời
Chúng em kh«ng rõ Rung động bao điều suy nghĩ

Sáng nào bom Mỹ dội Nghe thầm vọng bàn chân đi đánh Mỹ
Phượng đổ ngổn ngang, mái trường tốc ngói Nghe âm vang tiếng gọi của chiến
trường
Em đi suốt chiều dài yêu thương
Mặt bảng đen lỗ chỗ vết bom bi Chiều sâu đất nước
Thầy cầm súng ra đi Theo những dấu chân người thầy năm
trước
Và bàn chân thầy, bàn chân đã mất
Bài tập đọc dạy chúng em dang dở Vẫn dẫn chúng em đi trọn vẹn cuộcđời.......
Hoa phượng
Hoa phượng cháy một góc trời như lửa

Năm nay thầy trở về


Nụ cười vẫn nguyên vẹn như xưa
Nhưng một bàn chân ko còn nữa
Ôi bàn chân
in lên cổng trường những chiều giá buốt
In lên cổng trường những đêm mưa dầm
Dấu nạng hai bên như hai hàng lỗ đáo
Chúng em nhận ra bàn chân thầy giáo
Như nhận ra cái chưa hoàn hảo
Của cả cuộc đời mình.
Câu 1: (4 điểm)
Có giai thoại kể lại rằng: mặc dầu rất mê truyện Kiều, thế nhưng khi đọc đến câu thơ:
“Chọc trời khuấy nước mặc dầu
Dọc ngang nào biết trên đầu có ai.”
nhà vua đã đùng đùng nổi giận và cho rằng nếu Nguyễn Du còn sống sẽ đánh ông 100 roi cho hả
giận. Em hãy giải thích tại sao? và qua đó phân tích giá trị nhân văn của tác phẩm.
Câu 3: (10 điểm)Suy nghĩ của em về câu danh ngôn: “Con người sinh ra không phải như hạt cát
tan biến như hạt cát vô danh mà họ phải in dấu trên mặt đất, in dấu trong trái tim người khác.”
(Xukhômlinxki)

40
Phßng gi¸o dôc vµ ®µo t¹o cÈm xuy£N
Híng dÉn chÊm thi häc sinh giái huyÖn líp 9
n¨m häc 2008-2009
Môn: Ngữ Văn

Câu 1: (4 điểm)
Yêu cầu học sinh viết thành bài văn ngắn lột tả các tín hiệu nghệ thuật đặc sắc
cũng như bức thông điệp mà nhà thơ gửi gắm trong bài thơ:
ý1: Các chi tiết nghệ thuật đặc sắc (1,5 điểm)
- Bài thơ như một câu chuyện sống động đan xen giữa quá khứ và hiện tại qua thể
thơ tự do, giọng thơ tâm tình, sâu lắng, tha thiết.
- Các từ láy sinh động “ngổn ngang”, “lỗ chỗ”; điệp từ điệp ngữ: “hoa phượng”,
“in lên cổng trường…”, “nghe”, “chiều dài”, “chiều sâu”, “bàn chân”; nhiều động từ
mạnh.
- Lối so sánh gợi cảm, độc đáo: “phượng cháy…như lửa”, “ dấu nạng…lỗ đáo”,
“như nhận ra…mình”.
- Biện pháp tu từ ẩn dụ hết sức tinh tế: “Chúng em nhận ra…cuộc đời mình”, “cho
lẽ sống làm người”; “vẫn dẫn chúng em đi trọn vẹn cuộc đời”…
- Dấu chấm lửng kết thúc bài thơ có sức ngân vang.
- Chuyển đổi ngôi nhân xưng tinh tế: từ “chúng em” -> “em” -> “chúng em”…
ý2: Nội dung sâu sắc của bài thơ (1,75 điểm)
* Ca ngợi vẻ đẹp cao quý của thầy giáo:
- Từ trong khói lửa đạn bom, trong tàn khốc dữ dội của chiến tranh thầy đã phải
tạm biệt mái trường thân thương để lên đường đánh Mĩ. Để rồi một bàn chân thầy
vĩnh viễn để lại chiến trường.
- Bước ra từ khói lửa chiến tranh, thầy lại miệt mài ươm những mầm xanh yêu
thương, lại đem hết niềm đam mê, bầu nhiệt huyết ấm nóng chứa chan của mình trao
tặng cho đàn em thơ trong sự hi sinh rất đỗi thầm lặng.
* Tình cảm đặc biệt của học trò dành cho thầy giáo:
- Từ tình yêu Tổ quốc cháy bỏng, từ lòng dũng cảm, từ trái tim trĩu nặng tình yêu
thương, từ những lời giảng sâu sắc đặc biệt từ hình ảnh bàn chân bị mất đầy thân
thương của thầy, dội về trong tâm hồn học trò niềm yêu thương dâng trào, lòng biết ơn
ngưỡng mộ kính trọng thầy vô bờ, niềm xúc động rưng rưng.
- Chính hình ảnh bàn chân thầy giáo đã nhắc nhở học trò hướng về nguồn cội,
thắp sáng trong trái tim những rung cảm cao đẹp về cuộc đời, về lẽ sống, về tổ quốc
yêu quý. Hình ảnh thân thương ấy trở thành hành trang nâng đỡ cuộc đời em giúp em
biết sống đẹp hơn, có ích hơn, xứng đáng với sự hi sinh cao quý, thầm lặng… của
thầy, của bao cha anh đã hiến dâng mình cho quê hương đất nước.
ý3: Nêu được cảm nhận của người viết. (1 điểm)
- Bài thơ dội về trong tâm hồn người đọc niền xúc động sâu sắc trước vẻ đẹp bình dị
nhưng rất đỗi cao quý của thầy giáo, của con người, dân tộc Việt Nam.

41
- Ta càng thấu hiểu sâu sắc những đau thương, mất mát của chiến tranh để càng nâng
niu cuộc sống bình yên hôm nay.
- Ngỡ ngàng khâm phục trước tài năng thần đồng Trần Đăng Khoa…
- Liên hệ bài thơ như “vết chân…cát”.
Lưu ý: học sinh viết lồng các ý vào nhau bài văn cảm nhận mới tự nhiên, có sức
thuyết phục.
Câu 2: (6 điểm)
1. Học sinh phải giải thích được giai thoại: (3 điểm)
- Đây là câu thơ đại thi hào Nguyễn Du miêu tả, ca ngợi vẻ đẹp, khí phách của
anh hùng Từ Hải. Gữa một xã hội phong kiến đầy bất công, ngang trái quan lại tham
tàn, đục khoét; lũ lưu manh vô học tởm lợm thả sức hoành hành khi đồng tiền có sức
mạnh ma quái đổi trắng thay đen… thì vẻ đẹp lẫm liệt oai phong, đặc biệt chí khí
ngang tàng cốt cách phi thường, ước mơ được vẫy vùng giữa bầu trời tự do của Từ
Hải đã sưởi ấm trái tim người đọc. Thanh gươm Từ Hải vung lên chính la thanh gươm
công lí đem lại niềm tin cho con người, cho cuộc đời…
- Sở dĩ vua Tự Đức nổi giận vì ông ta đứng trên lập trường của vua chúa, của
giai cấp phong kiến, giai cấp thống trị. Vua chính là thiên tử, đứng trên đầu mọi người,
có quyền lực tối cao buộc mọi người phải cúi đầu tuân phục. Vậy mà lần đầu tiên
trong lịch sử, nhà thơ Nguyễn Du đã “cả gan” “mạo phạm” vua chúa khi để Từ Hải:
“Dọc ngang nào biết trên đầu có ai.”
Khi dám tôn vinh “tên giặc cỏ”. Bởi vậy vua Tự Đức nổi giận và cho rằng nếu
Nguyễn Du còn sống sẽ đánh nhà thơ một trăm roi là điều dĩ nhiên.
2. Học sinh phải nêu được giá trị nhân văn của tác phẩm qua hình ảnh Từ Hải:
(3 điểm)
- Cùng với ước mơ về tình yêu đôi lứa, khát vong tự do, ước mơ về lẽ công
bằng chính là bài ca bất hủ của tác phẩm “Truyện Kiều”
- Đại thi hào Nguyễn Du đã gửi gắm ước vọng tự do của con người, ước vọng
con người không bị trói buộc, gò bó bởi bất kì rào cản nào; ước mơ con người thoả
sức vẫy vùng để thực hiện hoài bão đem lại sự bình yên, lẽ công bằng, niềm tin cho
cuộc đời.
- Ra đời trong bối cảnh XH phong kiến khi những tư tưởng nho giáo, đại quần
thần, “tam cương ngũ thường”… đang trị vì, lên ngôi bởi vậy tư tưởng giải phóng con
người, hướng con người tới tự do của Nguyễn Du là vô cùng mới mẻ, tiến bộ thấm
đẫm chất nhân văn, trở thanh bài ca đẹp đẽ, bất hủ của “Đoạn trường Tân Thanh”,
“chính cảm hứng nhân đạo và nhân văn đã đổi mới Truyên Kiều và nâng nó lên hàng
kiệt tác Thế giới” ( Trần Đình Sử)
Câu 3: (10 điểm)
Yêu cầu chung:
Đây là kiểu đề mở đòi hỏi học sinh phải biết bày tỏ cách đánh giá, suy nghĩ,
nhận thức của mình về quan niệm sống. Học sinh phải biết lập luận chặt chẽ rõ ràng,
bố cục hài hòa, ngôn ngữ trong sáng, mạch lạc, dẫn chứng tiêu biểu chính xác…
Dàn ý, biểu điểm:
42
A.Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận, trích nguyên câu danh ngôn vào (1 điểm)
B. Thân bài(7 điểm)
1, Giải thích câu danh ngôn: (1 điểm)
Đây là câu danh ngôn nổi tiếng của Khu lôm xki bàn về con người về cuộc
sống. Con người sinh ra trên cuộc đời không được trở thành kẻ vô vị bị quên lãng, trở
nên lạc lõng, nhỏ nhoi “tan biến như hạt cát vô danh”. Mà ngược lại con người phải
sống một cuộc đời thật sự có ý nghĩa, phải làm được những gì để lại cho mai sau, đặc
biệt để lại trong trái tim mọi người dấu ấn ngọt ngào đó là lòng yêu thương sự tin
tưởng, hay niềm ngưỡng mộ, kính trọng, khâm phục…Như vậy với lối nói so sánh, ẩn
dụ, tác giả muốn gửi tới tất cả chúng ta hãy biết trân trọng hai tiếng “con người” kỳ
diệu, hãy biết sống đẹp, sống có ích, có ý nghĩa.
2. Suy nghĩ về sống đẹp, sống có ý nghiã để vươn tới “chân, thiên, mĩ”: (5 điểm)
Con người là món quà vô giá tạo hoá ban tặng cho trái đất -> Vì đây là đề mở nên
người chấm phải thật sự tôn trọng suy nghĩ của các em. Có thể có em bàn về tất cả các
khía cạnh sống đẹp, sống có ích… với đầy đủ các phẩm chất cao quý của con người.
Thế nhưng có em có thể chỉ đi sâu bàn về một đức tính, một khía cạnh sống đẹp như
sống có lí tưởng hoặc sống giàu tình yêu thương, hay sống giàu đức hi sinh, hoặc lòng
vị tha…Bởi thế giám khảo phải thật sự linh hoạt cho điểm khi các em tự do bộc lộ
quan điểm của mình và đưa ra những dẫn chứng có sức thuyết phục.
3. Lật ngược phản bác vấn đề cần bàn bạc: (1 điểm)
Nếu không sống đẹp, sống có ích, sống có ý nghĩa con người sẽ tự huỷ hoại chính
mình. Họ chẳng khác gì một hạt cát vô danh tan biến vào hư không… sẽ bị cuộc đời
lãng quên hay thậm chí bị nguyền rủa, xa lánh…
C.Kết bài: Khái quát, nâng cao ( 1,5 điểm)
Câu danh ngôn giúp ta nhận rõ giá trị đích thực của con người, giúp ta biết
vươn lên , biết ước vọng, biết sống cuộc đời thật sự có ý nghĩa: “Hãy sống làm sao để
khi anh chào đời anh khóc mọi người cười, còn khi anh lìa đời mọi người khóc còn
anh cười.”
Lưu ý câu 3: Trên đây chỉ là định hướng, người chấm phải thật sự linh hoạt vì đây
là đề mở. Cần khuyến khích những bài viết tự nhiên, giản dị nhưng sâu sắc.
………………………………………………………………..

Phßng gi¸o dôc vµ ®µo t¹o cÈm xuyªn

43
Kú thi chän häc sinh giái huyÖn líp 9 n¨m häc 2006 – 2007
Đề thi môn: Ngữ Văn
Thời gian: 120 phút (không kể giao nhận đề)
Câu 1: (2 điểm)
Sinh thời cụ đồ Chiểu từng thốt lên lên tâm đắc:
“Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà.”
Từ lời tâm nguyện cháy bỏng trên, em hãy nêu những nét cơ bản về cuộc đời,
sự nghiệp thơ văn của tác giả?

Câu 2: (6 điểm)
Phân tích sắc thái biểu cảm của các biện pháp tu từ sử dụng trong đoạn thơ:
… “Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin giai dẳng…

Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa


Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kỳ lạ và thiêng liêng - bếp lửa!”
(Bếp lửa – Bằng Việt)

Câu 3: (10 điểm)


…“Truyện Kiều đã tố cáo tác hại của đồng tiền như một thứ ung nhọt trên sườn
lưng của chế độ phong kiến”(Đặng Thai Mai). Bằng đoạn trích: “Mã Giám Sinh mua
Kiều” và những hiểu biết của em về kiệt tác: “Đoạn trường tân thanh”, em hãy làm
sáng tỏ nhận định trên.

………………………………………………………………………………

44
Phßng gi¸o dôc vµ ®µo t¹o cÈm xuyªn
§¸p ¸n biÓu ®iÓm ®Ò thi chän HSG huyÖn líp 9
n¨m häc 2006 – 2007
Môn: Ngữ văn

Câu 1: (2 điểm)
HS phải nêu được những nét nổi bật về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của nhà
thơ Nguyễn Đình Chiểu, phải giải thích được ý nghĩa câu thơ: “Chở….tà”:
- Sống vào thế kỷ IXX (1822- 1888) quê ở Gia Định, cuộc đời quá nghiệt ngã
với ông khi bất hạnh liên tiếp dồn dập không chịu buông tha: 26 tuổi hai mắt bị mù
lòa cuộc sống chìm trong bóng đêm, đường tình duyên trắc trở, khát vọng dở dang,
đường công danh bị nghẽn lối… đặc biệt phải sống trong cảnh nô lệ cả dân tộc Việt
Nam oằn mình dưới gót giày khả ố, tàn bạo của quân thù.
- Thế nhưng thật kỳ diệu bằng nghị lực phi thường ông đã vượt lên chính cảnh
ngộ bi đát chiến thắng số phận, kiêu hãnh sống, hiến dâng mình cho quê hương tổ
quốc đến hơi thở giọt máu cuối cùng. NĐC trở thành người thầy thuốc, cụ đồ, nhà thơ,
nhà văn được đồng bào Nam bộ vô cùng yêu quý ngưỡng mộ. Giặc Pháp ra sức mua
chuộc dụ dỗ nhưng không lay chuyển được khí phách kiên cường, phong thái, khí tiết
thanh cao của ông với trái tim yêu nước nồng nàn và tinh thần bất khuất, kiên trung:
“Thà đui mà giữ đạo nhà”.
- NĐC đã để lại cho đời một sự nghiệp thơ văn khá đồ sộ như truyện thơ nôm:
“Lục Vân Tiên”, “Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc”, “Chạy Tây”… với tâm nguyện cháy
bỏng: “Chở…tà”, ông tâm niệm nhà văn chân chính phải dùng ngòi bút của mình để
lên án, tố cáo chiến đấu thắng kẻ thù, bên cạnh đó phải gửi gắm cảm hứng nhân đạo
cao cả, ca ngợi đạo lý cao đẹp của con người với một niềm tin mãnh liệt về sự tỏa
sáng của cái thiện, cái đẹp.… để rồi ước mong cháy bỏng ấy đã sưởi ấm bao trái tim
độc giả khi đến với những: “Đứa con tinh thần” bất hủ của ông.
- > Nguyễn Đình Chiểu chính là tấm gương sáng chói về nghị lực phi thường về
nhân cách cao cả, tài năng, tâm huyết của một thầy thuốc của nhà thơ nhà văn luôn
đấu tranh cho hạnh phúc của nhân dân, độc lập của dân tộc. Ông vẫn luôn sống mãi
trong trái tim của đồng bào Nam bộ và cả nước: “Trọn đời một tấm lòng son”…
Câu 2: (7 điểm)
Học sinh phải viết thành bài văn cảm nhận lồng nghệ thuật và nội dung vào nhau:
1, Nêu được các biện pháp tu từ đặc sắc trong bài thơ: (3 điểm): Lối ẩn dụ tinh
tế, hình tượng thơ mang tính biểu tượng khái quát, điệp ngữ bao trùm cả đoạn thơ:
“Một ngọn lửa”, “ Nhóm”; đảo ngữ: “ Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa”; câu cảm
thán thốt lên đầy xúc động, âm điệu đoạn thơ thiết tha, trầm lắng, ngắt nhịp độc đáo ở
câu cuối tạo ra khoảng lặng: “Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”; tứ thơ, hình ảnh,
ngôn ngữ thơ giản dị, gần gũi nhưng mang chiều sâu triết lý vv…
2, Phân tích sắc thái biểu cảm: ( 4 điểm)
Đoạn thơ nằm trong mạch chảy ấm nóng của bài thơ: “Bếp lửa” gửi gắm tình
yêu thương cháy bỏng, niềm biết ơn ngưỡng mộ vô bờ của đứa cháu dành cho người
bà kính yêu suốt một đời tảo tần, lam lũ, chịu thương chịu khó trong công việc thường
45
nhật rất đỗi giản dị: nhóm lửa: “ Rồi…giẳng”. Để rồi từ công việc đời thường ấy nhà
thơ đã khái quát thành một chân lý xúc động: với tấm lưng còm cõi theo năm tháng,
với bàn tay chai sạn, răn reo… bà đã gồng mình chống chọi trước bao thử thách của
cuộc đời, trước chiến tranh ly tán đầy máu và nước mắt để nuôi dạy cháu thành người
trong tình yêu thầm lặng. Và thật kỳ diệu biết bao nhiêu ngọn lửa từ trái tim ấm nóng
chan chứa tình yêu thương của bà, ngọn lửa của niềm tin mãnh liệt đã sưởi ấm cả
quãng đời ấu thơ của cháu, thắp sáng, bồi đắp trong cháu tình yêu làng xóm quê
hương đất nước, trở thành hành trang vẫy gọi để cháu biết sống đẹp hơn, nâng đỡ cháu
thành người trong hành trình dài rộng của cuộc đời. Đoạn thơ và bài ca đẹp, xúc động
về hình ảnh người bà, người phụ nữ Việt Nam về tình bà cháu nồng ấm hòa quyện
trong tình quê hương đất nước thiêng liêng cao cả…
Câu 2: (11 điểm)
Yêu cầu chung: HS phải xác định đúng yêu cầu đề ra: kiểu bài chứng minh .
Nội dung chứng minh: tác hại khủng khiếp, ghê ghớm của đồng tiền dưới chế độ
phong kiến được phản ánh trong Truyện Kiều và đặc biệt trong đoạn trích: “Mã Giám
Sinh mua Kiều”. Dẫn chứng phải chính xác, tiêu biểu. Lập luận phải chặt chẽ các ý rõ
ràng, mạch lạc không được sa vào phân tích tác phẩm hoặc đoạn trích. Bố cục bài viết
hài hòa…
Dàn ý - Biểu điểm:
A, Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần chứng minh, trích ý kiến vào ( 1, 5 điểm)
B, Thân bài:
1, Giải thích ý kiến:( 1, 5 điểm)
Bằng ngòi bút hiện thực sâu sắc của mình, đại thi hào Nguyễn Du đã khắc họa
sinh động, trọn vẹn bức tranh toàn cảnh của xã hội phong kiến. Cùng với bọn quan lại
tàn bạo, quỷ quyệt, tham lam, đốn mạt như: Hồ Tôn Hiến, lũ sâu mọt địa phương;
cùng với lũ lưu manh vô học, hợm hĩnh, đê tiện đến độ mất nhân tính như: Mã giám
Sinh, Tú Bà, Sở Khanh, Bạc Bà, Bạc Hạnh vv…đồng tiền có sức mạnh ma quái, hành
hoành dữ dội làm đảo điên nhân tình thế thái, “đổi trắng thay đen”, phá hoại bao mái
ấm gia đình, bóp vụn hạnh phúc con người, làm tha hóa bao nhân cách… Xã hội
phong kiến như một cơ thể già nua rệu rã bên trong với những căn bệnh trầm kha mà
đồng tiền chẳng khác gì một thứ ung nhọt nhơ nhớp, tanh tưởi sắp vỡ bung trên sườn
lưng. Đồng tiền có mặt ở mọi lúc mọi nơi trở thành một thế lực hắc ám xuyên suốt
toàn bộ tác phẩm mà đoạn trích: “Mã Giám Sinh mua Kiều” là một minh chứng sống
động.
2, Chứng minh ý kiến: ( Có 2 ý lớn, mối ý 3.25 điểm)
ý 1: Đồng tiền phá hoại bao mái ấm gia đình trong cảnh tan nát, biệt ly. Đồng tiền
tước đoạt hạnh phúc, xô đẩy con người vào vũng bùn nhơ nhớp: “Thanh lâu hai lượt
thanh y hai lần” trong nỗi cay đắng tuyệt vọng không lối thoát. Đồng tiền trở thành
ngọn nguồn của mọi tai họa đối với những con người lương thiện…:
- Vì tiền mà gia đình Vương ông đang sống trong cảnh: “Êm đềm trướng rủ
màn che” bỗng nhiên bị bọn quan lại địa phương vu oan, Vương ông và Vương Quan
bị đánh đập, tra khảo tàn tệ, gia đình ly tán:
46
“Một ngày lạ thói sai nha
Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền”
- Vì tiền mà người con gái tài sắc, nhạy cảm thủy chung hiếu thảo như Thúy
Kiều phải đau đớn hy sinh mối tình đầu đang lên men nồng nàn với Kim Trọng để bán
mình chuộc cha, câm lặng tủi nhục chấp nhận trở thành món hàng trong tay lũ buôn
người ghê tởm. Day dứt dày vò tội lỗi trong dòng lệ chứa chan như cái máy vô hồn:
“Nỗi mình thêm tức nỗi nhà
…. Ngừng hoa bóng thẹn trông gương mặt dày”
để rồi từ đây nàng bắt đầu 15 năm đoạn trường chan đẫm nước mắt mặc cho sự định
đoạt của đồng tiền. Đồng tiền đẩy nàng xuống tận đáy bùn lầy lụa…
ý 2: Đồng tiền biến con người thành những kẻ khốn nạn, mất hết tình người
sẵn sàng chà đạp lên luân thường đạo lý, sẵn sàng bán rẻ danh dự nhân phẩm của
mình. Đồng tiền là thước đo mọi giá trị đem lại sự hả hê, ngạo mạn cho lũ lưu manh
vô học, dốt nát lố bịch, vô liêm sỉ:
- Nhờ tiền mà một kẻ ngu si che đậy bằng bộ mặt nạ hóa trang hào nhoáng,
bóng lộn như Mã Giám Sinh dám chễm chệ, bảnh chọe ngồi ở vị trí cao nhất:
“Quá niên trạc ngoại tứ tuần
…Ghế trên ngồi tót sỗ sàng”
- Nhờ tiền mà Mã Giám Sinh có quyền cân đong đo đếm tài sắc của nàng Kiều như
một món hàng không hơn không kém. Vì tiền Mà gã họ Mã sẵn sàng vứt toẹt bức bình
phong để lộ nguyên hình là con buôn bủn xỉn riết róng keo kiệt đến trắng trợn:
“Đắn đo cân sắc cân tài
… Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm.”
- Để kiếm những đồng tiền nhơ bẩn trong bóng tối mà mụ Tú bà, Bạc Bà, Bạc
Hạnh... đã bòn rút không thương tiếc tấm thân tàn tạ của nàng Kiều, mà những kẻ lọc
lừa, độc ác như Sở Khanh, Khuyển Ưng… không từ bỏ bất kỳ một thủ đoạn hèn hạ
nào vv…
C, Kết bài:
Khái quát, nâng cao:( 1, 5 điểm)
- Liên hệ hình ảnh đồng tiền trong thơ ca:
“Còn bạc còn tiền còn đệ tử
Hết cơm hết rượu hết ông tôi.”
(Nguyễn Khuyến)
- Đại thi hào Nguyễn du trở thành bậc thầy tài hoa khi vạch rõ, lên án, tố cáo
gay gắt thế lực đồng tiền. Nhà thơ đã khái quát thành một chân lý rất đỗi giản dị:
“Trong tay sãn có đồng tiền
Dẫu mà đổi trắng thay đen khó gì.”
Để rồi từ đó người viết lên tiếng đòi quyền sống, quyền hạnh phúc cho những
kiếp người bị đồng tiền chà đạp, vùi dập. Đây chính là cảm hứng hiện thực đậm nét,
cảm hứng nhân đạo cao cả ấm nóng làm nên sức sống bền vững của kiệt tác.

47
Lưu ý: Có thể HS không làm theo mạch như trên. Giám khảo cần linh hoạt khi chấm.
Những bài sa vào phân tích tác phẩm hoặc đoạn trích không có luận điểm chỉ cho 5 –
6 điểm

48
49
50

You might also like