You are on page 1of 5

SỞ GD&ĐT BẮC GIANG ĐỀ THI THÁNG 11 NĂM HỌC 2016 - 2017

TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC GIANG MÔN: NGỮ VĂN 10 NÂNG CAO
Dành cho các lớp 10: Sử - Địa, Anh, Pháp, Trung
(Đề thi có 01 trang) Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian phát đề

I. Phần Đọc hiểu (2.0 điểm)


Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Tôn sư trọng đạo là truyền thống tốt đẹp của con người trên khắp thế giới cũng như
ở nước ta. Trong sách “Lễ kí” có ghi: “Làm thầy được rồi sau mới làm kẻ lớn được, làm
kẻ lớn được rồi sau mới làm vua được, cho nên ông thầy ấy tức là ông vua của việc học
đó”. Tuân Tử thời chiến quốc nói: “Có thầy, có phương pháp đó là của quý của con người
ta, không thầy, không phương pháp đó là cái vạ lớn của người ta”. Ở Ấn Độ, người thầy là
người cha tinh thần của đứa trẻ, được coi là người sinh lần thứ hai ra nó. Kinh thánh
Talmud đòi hỏi học trò phải đặt thầy học trên cha mình vì họ tin rằng “Người cha chỉ cho
họ sống trên đời này còn ông thầy cho họ sự sống trong cuộc đời kiếp tới”.
Ở nước ta, truyền thống tôn sư trọng đạo cũng tồn tại hàng ngàn năm trong xã hội.
Mỗi người đều phải trải qua bổn phận làm con, nhờ công sinh thành, nuôi dưỡng của cha
mẹ mới nên người nhưng muốn thành danh trên cuộc đời thì nhất thiết phải cần đến sự dạy
bảo của người thầy - “Nhất tự vi sư bán tự vi sư:, “Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con
hay chữ phải yêu kính thầy”, “Không thầy đố mày làm nên”,…
(Trích: Bài phát biểu nhân ngày 20/11 của PGS.TS.TTND Vũ Đình Chính
– Hiệu trưởng trường Đại học kĩ thuật Y tế Hải Dương)
Câu 1. Văn bản trên đề cập đến vấn đề gì? (0.25đ)
Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn bản trên (0.5đ)
Câu 3. Qua câu văn: “…muốn thành danh trên cuộc đời thì nhất thiết phải cần đến sự dạy
bảo của người thầy”, tác giả bài viết muốn khẳng định điều gì? (0.5đ)
Câu 4. Thông điệp sâu sắc nhất mà anh/chị rút ra được từ đoạn văn bản trên (trình bày
trong khoảng 3 – 5 dòng) (0.75đ)
II. Phần Làm văn (8.0 điểm)
Câu 1 (3.0 điểm)
Viết một bài văn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về truyền thống
“Tôn sư trọng đạo” trong xã hội ngày nay.
Câu 2 (5.0 điểm)
Bàn về ca dao, PGS.TS Nguyễn Thị Bích Hà cho rằng: “Trong ca dao, có thể nói
những câu ca về tình yêu là những câu ca hay và bộc lộ tâm hồn thơ mộng của người bình
dân Việt Nam nhiều nhất”.
(Theo Cảm thụ và phân tích tác phẩm văn học 10, tập 1,
NXB Giáo dục, 2009, trang 42)
Qua bài ca dao Khăn thương nhớ ai (Sgk Ngữ Văn 10 Cơ bản, tập 1, NXBGD,
trang 83), anh/ chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

…………………………………………Hết…………………………….........

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM THI THÁNG 11
NĂM HỌC 2016-2017
TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC GIANG MÔN: NGỮ VĂN 10 NÂNG CAO
(Hướng dẫn chấm gồm có 04 trang) Thời gian làm bài: 150 phút
Đề dành cho các lớp: 10 Sử-Địa, 10 Anh, 10 Pháp, 10 Trung

TT YÊU CẦU CẦN ĐẠT Điểm


Câu 1 Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi 2.0
I. Yêu cầu chung:
- Câu này kiểm tra năng lực đọc hiểu văn bản của học sinh; đòi hỏi học sinh phải
huy động kiến thức và kĩ năng đọc hiểu một văn bản nhật dụng để làm bài.
- Trình bày mạch lạc, rõ ràng, đáp ứng đúng yêu cầu của câu hỏi.
II. Yêu cầu cụ thể:
Câu 1. Văn bản đề cập đến nét đẹp của truyền thống tôn sư trọng đạo. 0.25
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính: nghị luận 0.5
Câu 3. Qua câu văn: “…muốn thành danh trên cuộc đời thì nhất thiết phải cần đến
0.5
sự dạy bảo của người thầy”, tác giả bài viết muốn khẳng định vai trò quan trọng
của người thầy đối với sự thành đạt của mỗi người: Thầy chính là người trang bị
cho ta biết bao kiến thức; định hướng cho ta cách tự khám phá, chiếm lĩnh kho tri
thức phong phú của nhân loại… Sự định hướng, dẫn dắt, chỉ bảo của thầy là vô
cùng quan trọng và cần thiết đối với sự thành công của mỗi người.
Câu 4. Thông điệp sâu sắc nhất mà anh/chị rút ra được từ đoạn văn bản: 0.75
Học sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau song phải tập trung nêu
được suy nghĩ của mình về thông điệp mà mình cho là sâu sắc nhất đặt ra trong
đoạn văn:
Gợi ý: thông điệp về cách sống, cách ứng xử: cần phải biết trân trọng, yêu kính, biết
ơn thầy cô; cần phải biết phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo,…

Câu 2 Viết một bài văn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về truyền thống 3.0
“Tôn sư trọng đạo” trong xã hội ngày nay.

I. Yêu cầu về kỹ năng


- Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận (bàn về một đạo lí); kết hợp linh
hoạt các thao tác nghị luận, phương thức biểu đạt để làm rõ được vấn đề nghị luận
đặt ra ở đề bài.
- Lập luận chặt chẽ, mạch ý logic, văn viết có cảm xúc, trình bày sáng rõ.
II. Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh có thể làm bài theo nhiều hướng khác nhau nhưng về cơ bản, cần đảm bảo
một số nội dung chính sau:
1. Giải thích (ngắn gọn)
- Tôn sư: đề cao, tôn vinh, coi trọng người thầy.
- Trọng đạo: coi trọng đạo lí làm người. Chính môi trường giáo dục mà vai trò cụ
thể là người thầy đã góp phần quan trọng trong việc hình thành, bồi dưỡng đạo lí 0.5
làm người, nhân cách cho người học-> Trọng đạo: coi trọng, đề cao nghề dạy học
=> Tôn sư trọng đạo là một truyền thống tốt đẹp đem lại bài học về cách sống: Phải
biết đề cao những đạo lí tốt đẹp; phải biết tôn kính những người thầy đã dạy ta đạo
học, đạo làm người.
2. Bàn luận:
* Khẳng định: “Tôn sư trọng đạo” là một truyền thống tốt đẹp của đạo học từ bao
đời nay.
* Chứng minh, bình luận:
- Vì sao phải “Tôn sư trọng đạo”?
+ Thầy là người đem đến cho ta kiến thức; giúp cho mỗi chúng ta chiếm lĩnh 2.0
được kho tri thức phong phú của nhân loại, định hướng cho ta cách học, cách làm
người...
Từ bao đời nay, vai trò của người thầy luôn được xem trọng, đề cao ("Không thầy
đố mày làm nên", "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư","Muốn sang thì bắc Cầu kiểu - Muốn
con hay chữ thì yêu lấy thầy"...).
+ Vai trò của người thầy là vô cùng quan trọng, không thể thiếu đối với mỗi dân
tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Giáo
dục có phát triển, đất nước mới đi lên. Người thầy giỏi sẽ đào tạo ra một thế hệ học
trò xuất sắc, góp sức mình xây dựng đất nước.
Có biết bao người thầy mà danh tiếng còn lưu truyền mãi (dẫn chứng: Platôn,
Aritxtôt, Khổng Tử, thầy Chu Văn An, thầy Nguyễn Bỉnh Khiêm, thầy Cao Bá
Quát, thầy Nguyễn Tất Thành,...)
+ Dạy học là nghề đáng được coi trọng, đề cao, được coi là “nghề cao quý nhất”
vì sản phẩm của nghề này chính là con người. Nhân dân ta “trọng đạo” cũng chính
là trọng cái nghề “trồng người” cao quý ấy.
- Truyền thống “Tôn sư trọng đạo” biểu hiện ntn?
+ Tôn sư trọng đạo là tư tưởng bắt nguồn từ Nho giáo. Người thầy đại diện cho
những gì tôn kính nhất; đạo thầy trò là một trong những rường mối đạo đức quan
trọng nhất của xã hội phong kiến (quân, sư, phụ)... Tôn sư trọng đạo đã trở thành
một truyền thống văn hóa, đạo đức quý báu, luôn được coi trọng.
+ Tôn sư trọng đạo là biểu hiện của truyền thống hiếu học.
+ Ngày nay, truyền thống tôn sư trọng đạo vẫn được tiếp nối, phát huy (d/c)
- Ý nghĩa của truyền thống “Tôn sư trọng đạo”:
+ Thể hiện suy nghĩ, nhìn nhận đúng đắn và tiến bộ cùa nhân dân ta về nghề dạy
học – một nghề cao quý đáng được tôn vinh.
+ Là một biểu hiện của truyền thống hiếu học bởi tôn vinh người thầy là bằng
chứng hùng hồn của một dân tộc hiếu học (d/c)
+ Góp phần hình thành, rèn luyện nhân cách cho con người. Một người luôn nhớ
đến, luôn đề cao, biết ơn người thầy đã dạy dỗ mình là một người có nhân cách
đáng trọng, một lối sống đẹp (d/c)
.....
3. Mở rộng, lật lại vấn đề, rút ra bài học:
- Bước sang thế kỉ XXI, trước những biến đổi phức tạp cùa đời sống trong xã hội
hiện đại, chúng ta càng phải giữ gìn, phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo của dân
tộc và bổ sung cho truyền thống này những nội dung mới phù hợp với thực tiễn.
- Phê phán, lên án những hành động và lời nói “không đẹp”, xúc phạm đối với thầy
cô (d/c).
- Rút ra bài học, liên hệ bản thân: 0.5
(Khuyến khích những học sinh có liên hệ cụ thể, gần gũi với ngày 20.11 sắp tới)

Câu 3 Bàn về ca dao, PGS.TS Nguyễn Thị Bích Hà cho rằng: “Trong ca dao, có thể 5.0
nói những câu ca về tình yêu là những câu ca hay và bộc lộ tâm hồn thơ mộng của
người bình dân Việt Nam nhiều nhất”.
Qua bài ca dao Khăn thương nhớ ai (Sgk Ngữ Văn 10 Cơ bản, tập 1,
NXBGD, trang 83), anh/ chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
I. Yêu cầu về kĩ năng:
Học sinh biết vận dụng kỹ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn
bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy,
đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi về chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
II. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể khai thác theo nhiều cách khác nhau,
song cần đảm bảo những kiến thức cơ bản sau:
1. Mở bài: Dẫn dắt được vấn đề cần nghị luận
0.5
2. Thân bài:
4.0
a) Giải thích:
0.5
Ca dao là tiếng nói tình cảm, cảm xúc được cất lên từ trái tim của những người
bình dân trong xã hội cũ. Đó là những tiếng hát than thân cất lên từ cuộc đời còn
nhiều xót xa, cay đắng; những bài ca hài hước thể hiện tinh thần lạc quan của người
lao động sau lũy tre làng và đó còn là những lời ca yêu thương tình nghĩa đằm thắm
ân tình.
Trong những câu ca dao ấy, có thể nói, ca dao về tình yêu là những câu ca thể
hiện được sinh động, phong phú, sâu sắc nhất, bộc lộ được nhiều nhất tâm hồn thơ
mộng của người bình dân Việt Nam. Đó là những câu ca hay về tình yêu quê
hương, đất nước, gia đình,... và đặc biệt là tình yêu lứa đôi thơ mộng.
-> nhận định của PGS.TS Nguyễn Thị Bích Hà là một lời khẳng định về giá trị, vẻ
đẹp của mảng ca dao yêu thương tình nghĩa nói chung và ca dao về tình yêu nói
riêng.
3.0
b) Chứng minh: (Qua bài ca dao Khăn thương nhớ ai)
* Giới thiệu vài nét về bài ca dao Khăn thương nhớ ai:
Bài ca nằm trong chùm ca dao yêu thương tình nghĩa, mảng ca dao diễn tả nỗi
nhớ. Ca dao tương tư có cả trăm bài , phần lớn đều hay, rất hay nhưng mỗi bài một
vẻ. Khăn thương nhớ ai là bài ca dao tương tư độc đáo. Cái hay, vẻ đẹp của nó
không trùng khít với bất cứ một bài ca dao nào khác.
* Phân tích: Khăn thương nhớ ai là bài ca dao “hay và bộc lộ tâm hồn thơ mộng
của người bình dân Việt Nam nhiều nhất”.
Bài ca dao thể hiện nỗi niềm mong nhớ người yêu và tâm trạng lo phiền của cô gái.
Cái hay của bài ca dao được thể hiện ở cách bộc lộ, thể hiện tâm trạng của chủ thể
trữ tình (cô gái đang yêu).
- 10 câu đầu: Nỗi nhớ thương
Thương nhớ vốn là tình cảm khó hình dung – nhất là thương nhớ người yêu – vậy
mà trong bài ca dao này, nó lại được diễn tả một cách thật cụ thể, tinh tế, gợi cảm.
+ Nỗi nhớ thương được thể hiện qua các hình ảnh: khăn, đèn, mắt (phân tích cụ
thể các hình ảnh)
-> Hình ảnh chiếc khăn, chiếc đèn, đôi mắt là cái cớ, là phương tiện (ẩn dụ, hoán
dụ) để gửi gắm niềm tương tư kín đáo, tế nhị của cô gái.
+ Nỗi nhớ thương còn được cụ thể hóa bởi các thủ pháp nghệ thuật: điệp từ (khăn:
6 lần; đèn: 2 lần; mắt: 2 lần), điệp ngữ (khăn thương nhớ ai: 5 lần), điệp cấu trúc kết
hợp với câu hỏi tu từ (5 câu) .. -> diễn tả một nỗi nhớ đau đáu, da diết, khắc khoải
trong lòng cô gái. Những câu hỏi tu từ vang lên không có câu trả lời càng khẳng
định mạnh mẽ hơn, lại có ý vị hơn một nỗi nhớ khôn nguôi. Đó cũng là cách nói của
ca dao như Hoài Thanh đã từng nhận xét: Một phần khá lớn cái hay của ca dao là
không nói thẳng vào ý chính cần nói nhưng mấy ai không hiểu ý chính đó của câu
ca dao.
- 2 câu cuối: Nỗi lo phiền
Cô gái lo mẹ cha không đồng ý; lo không biết chàng trai có thật lòng không?...->
tâm lí chung của những người con gái đang yêu trong xh xưa.
=> Tâm trạng ngổn ngang, bộn bề giữa yêu thương, nhớ nhung cùng nỗi lo lắng
canh cánh trong lòng.
c) Đánh giá: 0.5
Nhận xét của PGS.TS Nguyễn Thị Bích Hà rất đúng với ca dao Khăn thương nhớ
ai. Bài ca dao này xứng đáng là một trong những viên ngọc thơ long lanh của người
bình dân Việt Nam...
(chú ý: Khuyến khích, cộng thêm điểm vào ý này cho những học sinh có kiến văn
sâu rộng, trích dẫn được một số nhận xét, đánh giá sâu sắc về cái hay của bài ca
dao. Ví dụ: lời bình của nhà phê bình Hoài Thanh: “Nếu chỉ có hai câu sau thì ta đã
thấy bài thơ hay rồi nhưng là loại hay có thể hiểu được. Còn như hai câu đầu thì
hay đến mức cơ hồ không hiểu được , không rõ hẳn là nói gì mà vẫn thấy hay. Tôi
xem đó là một trong những câu ca dao hay nhất Việt Nam”. ). 0.5
3. Kết bài: Khẳng định lại tính đúng đắn của ý kiến; nêu cảm xúc của bản thân

Lưu ý khi chấm bài:


Trên đây chỉ là những gợi ý cơ bản có tính định hướng, khi chấm bài giáo viên cần
vận dụng hướng dẫn chấm một cách linh hoạt. Khuyến khích những tìm tòi, sáng tạo riêng
của học sinh. GV chấm cần cân đối lại hệ thống điểm con cho phù hợp với đặc thù của lớp
mình dạy (trên HDC chỉ mang tính gợi ý)

You might also like