You are on page 1of 19

ÔN THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN

PHẦN ĐỌC HIỂU


ĐỀ 1
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
.... "Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn.
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con"...
(Theo Ngữ văn 9, tập hai, trang 72, NXB Giáo dục, 2007)
Câu 1 (0.5đ): Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?
Câu 2 (0.5đ): Giải thích nghĩa của cụm từ “Người đồng mình”.
Câu 3 (1.0đ): Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh có trong đoạn thơ trên?
Câu 4 (1.0đ): Qua đoạn thơ, người cha mong ước ở con cách sống như thế nào?

ĐỀ 2
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
GIÁ TRỊ CON NGƯỜI
Pa-xcan
Người ta chẳng qua là một cây sậy, cây sậy mềm yếu nhất trong tạo hóa nhưng là một cây sậy có tư tưởng.
Cần gì cả vũ trụ đồng hành nhau mới đè bẹp cây sậy ấy? Một chút hơi, một giọt nước cũng đủ làm chết
người. Nhưng dù vũ trụ có đè bẹp người ta, người ta so với vũ trụ vẫn cao hơn, vì khi chết thì hiểu biết rằng mình chết
chứ không như vũ trụ kia, khỏe hơn mình nhiều mà không tự biết rằng mình khỏe.
Vậy giá trị của chúng ta là ở tư tưởng.
Ta cậy cao dựa vào tư tưởng, chứ đừng dựa vào không gian, thời gian là hai thứ chúng ta không bao giờ làm
đầy hay đọ kịp. Ta hãy rèn tập để biết tư tưởng cho hay, cho đúng, đó là nền tảng của nhân luân.
Tôi không căn cứ vào không gian để thấy giá trị của tôi, mà tôi trông cậy vào sự quy định của tư tưởng một
cách hoàn toàn, dù tôi có bao nhiêu đất cát cũng chưa phải là “giàu hơn”, vì trong phạm vi không gian này, vũ trụ
nuốt tôi như một đứa con, nhưng trái lại, nhờ tư tưởng, tôi quan niệm, bao trùm toàn vũ trụ.
(Theo Bài tập Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.114)
Câu 1 (0.5đ): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
Câu 2 (0.5đ): Văn bản trên đề cập đến vấn đề gì?
Câu 3 (1.0đ): Hãy chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng t rong câu văn: “Người ta chẳng qua là một
cây sậy, cây sậy mềm yếu nhất trong tạo hóa nhưng là một cây sậy có tư tưởng”?
Câu 4 (1.0đ): Qua hình ảnh “cây sậy có tư tưởng”, em rút ra bài học gì về cách nhìn nhận về con người?
ĐỀ 3
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Trong một tiết dạy vẽ, cô giáo đã bảo những học sinh của mình vẽ một bức tranh về điều mà các em thích
nhất. Cô thầm nghĩ : “Chắc rồi các em cũng vẽ những gói quà, những ly kem, những món đồ chơi, quyển truyện tranh,
…” Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước bức tranh lạ của em học sinh có tên Douglas, bức tranh vẽ một bàn
tay. Nhưng bàn tay đó là của ai? Cả lớp đều bị cuốn hút với hình ảnh trừu tượng đó. Một em đoán:
– Em nghĩ đó chắc là bàn tay của bác nông dân.
Một em khác cự lại:
- Bàn tay thon thả thế này là bàn tay của một bác sĩ giải phẫu
ÔN THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN

Cô giáo đợi cả lớp bớt xôn xao mới hỏi tác giả, Douglas mỉm cười ngượng nghịu:
- Thưa cô,đó là bàn tay của cô ạ !
Cô giáo ngẩn người ngỡ ngàng, cô nhớ lại những lúc ra chơi, cô thường dùng bàn tay để dắt Douglas bước ra
sân, em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không được xinh xắn như các bạn khác, gia cảnh lại nghèo. Cô chợt hiểu
ra, tuy cô cũng thường làm thế với những bạn khác nhưng hóa ra đối với Douglas bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa,
một biểu tượng của tình yêu thương.
(Quà tặng cuộc sống - Mai Hương, Vĩnh Thắng biên soạn )
Câu 1 (0,5đ): Chỉ ra thành phần biệt lập trong câu sau:
- Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ !
Câu 2 (0,5đ) : Xác định phép liên kết trong đoạn văn sau :
Cô thầm nghĩ : “Chắc rồi các em cũng vẽ những gói quà, những ly kem, những món đồ chơi, quyển truyện
tranh,…”. Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước bức tranh lạ của em học sinh có tên Douglas, bức tranh vẽ
một bàn tay.
Câu 3 (1đ) : Tại sao Douglas lại vẽ bàn tay của cô giáo ?
Câu 4 (1đ): Qua câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân ?

ĐỀ 4
Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
Ngọn nến hi vọng
Trong một căn phòng, không gian tĩnh lặng tới mức người ta có thể nghe thấy tiếng thì thầm của những ngọn
nến. Cây nến thứ nhất than vãn: “Ta là biểu tượng của Thái Bình, Hòa Thuận. Thế nhưng đời nay những cái đó thật
chông vênh. Thế giới hiếm khi im tiếng gươm súng, người với người – thậm chí vợ chồng anh em trong một nhà cũng
chẳng mấy khi không cãi cọ”. Thế rồi ngọn nến leo lét, ngọn lửa mờ dần cho tới khi ánh sáng lụi tắt hoàn toàn.
Ngọn nến thứ hai vừa lắc vừa kể lể: ”Ta là Niềm Tin. Thế nhưng trong thế giới này hình như ta trở nên thừa
thãi, một món xa xỉ. Biết bao kẻ sống theo thời không cần tới niềm tin”. Nói rồi ngọn nến từ từ tắt tỏa ra một làn khói
trắng luyến tiếc.
“Ta là Tình Yêu – ngọn nến thứ ba nói – Nhưng ta không còn đủ sức để tỏa sáng. Người ta gạt ta ra một bên và
không thèm hiểu giá trị của ta. Cứ nhìn thế giới mà xem, không thiếu kẻ quên luôn cả tình yêu đối với những người
ruột thịt của mình”. Dứt lời phẫn nộ, ngọn nến vụt tắt.
Căn phòng trở nên tối tăm. Chỉ còn một ngọn nến nằm ở góc xa vẫn tiếp tục phát ra ánh sáng, như ngôi sao
đơn độc giữa bầu trời đêm âm u. Bất chợt một cô bé bước vào phòng. Thấy ba ngọn nến bị tắt, cô bé thốt lên: ”Tại
sao các bạn không cháy nữa? Cuộc sống này luôn cần các bạn. Hòa Bình, Niềm Tin, Tình Yêu phải luôn tỏa sáng
chứ”.
Cây nến thứ tư nãy giờ vẫn lặng lẽ cháy trong góc phòng, đáp lời cô gái: ‘‘Đừng lo. Tôi là Hy Vọng. Nếu tôi
còn cháy, dù ngọn lửa rất mong manh, chúng ta vẫn có thể thắp sáng lại Hòa Bình, Niềm Tin và Tình Yêu”.
Mắt cô bé sáng lên. Cô bé dùng cây nến thứ tư – Hy Vọng – thắp sáng trở lại các cây nến khác.
(Theo Hạt giống tâm hồn)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2. Hãy chỉ ra một lời dẫn trực tiếp có trong văn bản trên.
Câu 3. Hình ảnh “ Ngọn nến hi vọng” có ý nghĩa gì?
Câu 4. Em rút ra được bài học gì cho bản thân từ câu chuyện?
ĐỀ 5
Đọc câu chuyện sau và trả lời những câu hỏi bên dưới:
CÁ RÔ VÀ VỊT
Cá rô lóc lách lên bờ, đến khi nước rút, bị mắc cạn trên một vũng khô. Tưởng mình sắp chết, may mắn thấy
bầy vịt đi qua, cá rô bèn năn nỉ:
- Làm ơn cho xin ít nước, không tôi chết mất!
Bầy vịt đáp:
- Cứ nằm đợi đấy đi, để chúng tôi đi kiếm ăn một lát rồi chiều sẽ đem nước về cho cá bơi.
ÔN THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN

Nói xong, bầy vịt lũ lượt ra đồng. Cá rô nằm chờ suốt một ngày giữa trời nắng gắt. Chiều đến, bầy vịt đem về
cho đầy tràn một vũng nước nhưng khi đó cá đã chết khô rồi.
(Theo nguồn Internet)
Câu 1 (0.5 điểm) : Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?
Câu 2 (0.5 điểm): Trong câu chuyện, cá rô ở vào tình thế như thế nào?
Câu 3 (1.0 điểm): Ý nghĩa của câu chuyện trên?
Câu 4 (1.0 điểm): Nếu em là cá rô trong trường hợp trên, em sẽ làm gì?

ĐỀ 6: Em hãy đọc kĩ nội dung đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi.
Anh nhìn ngắm nó một lúc rồi quay về phía tôi nói:
- Đừng bao giờ giữ lại bất cứ điều gì để chờ đợi một dịp đặc biệt. Mỗi ngày tồn tại trên đời chính là một dịp
đặc biệt rồi đó.
….Và tôi nghiệm ra: cuộc sống chất chứa bao hương vị ngọt ngào để ta thưởng thức bất cứ khi nào có thể,
chứ không phải để ta đối phó. Chắc chắn, tôi quyết định thay đổi!
Tôi bắt đầu đọc nhiều hơn và ít bận tâm đến những điều nhỏ nhặt. Tôi thích thú ngắm nhìn cảnh vật khi ngồi
trên boong tàu và không rối lên khi thấy đám cỏ dại trong vườn. Tôi dành nhiều thời gian cho gia đình, bạn bè hơn và
hạn chế tham dự những cuộc gặp gỡ chẳng mấy bổ ích.
Tôi không để dành bất cứ điều gì nữa: tôi dùng tất cả những món đồ sứ và đồ pha lê xinh đẹp của mình vào
mỗi dịp có ý nghĩa. Tôi mặc chiếc áo đẹp đi chợ nếu thấy thích. Khi tôi nghĩ mình trông sang trọng, tôi có thể trả
nhiều tiền hơn cho một túi rau nhỏ mà không cau mày. Tôi sẽ không để dành lọ nước hoa thơm nhất của mình cho
những dịp đặc biệt nào nữa, cho dù các cô bán hàng hay vài người nào đó xì xào bình phẩm.
Tôi đang bỏ dần những cụm từ “một ngày nào đó” hay “nội trong vài ngày” khỏi ngân hàng từ vựng của tôi.
Nếu có điều gì đáng xem, đáng nghe hoặc đáng làm, tôi sẽ làm ngay.
(Trích: Hạt giống tâm hồn )
Câu 1 (0,5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là gì?
Câu 2 (0,5 điểm): Tìm thành phần biệt lập và cho biết nó là thành phần gì ở trong đoạn văn sau: “…. Và tôi nghiệm
ra: cuộc sống chất chứa bao hương vị ngọt ngào để ta thưởng thức bất cứ khi nào có thể, chứ không phải để ta đối
phó. Chắc chắn, tôi quyết định thay đổi”
Câu 3 (1,0 điểm): Em rút ra điều gì qua câu chuyện trên?
Câu 4 (1,0 điểm): Em có tán thành với quan điểm: “Mỗi ngày tồn tại trên đời chính là một dịp đặc biệt rồi
đó”không? Vì sao?

ĐỀ 7: Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:


"Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu được đi xa lắm cơ đấy, hóa lại không. Cháu có
ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một - không. Nhân
dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú
lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ
đựơc bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy
bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một - hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống
thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác
đáng cho bác vẽ hơn...."
Câu 1: Đoạn trích trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?
Câu 2: Nhân vật được đề cập đến trong đoạn trích này là ai?
Câu 3: Câu: "Không, không, đừng vẽ cháu!" thuộc kiểu câu gì?
Câu 4: Phản ứng của nhân vật qua câu nói: " Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người
khác đáng cho bác vẽ hơn.... " thể hiện phẩm chất gì của nhân vật?

ĐỀ 8: Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:


Bỗng nhận ra hương ổi
ÔN THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN

Phả vào trong gió se


Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về

Sông được lúc dềnh dàng


Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu

Vẫn còn bao nhiêu nắng


Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
Câu 1: Tên bài thơ và tên tác giả của bài thơ trên?
Câu 2: Tìm và chỉ ra thành phần biệt lập có trong bài thơ.
Câu 3: Giải thích nghĩa của hai từ láy: chùng chình, dềnh dàng.
Câu 4: Em hiểu như thế nào về hai dòng thơ cuối bài:
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
ĐỀ 9:
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
"Nhuận Thổ dừng lại, nét mặt vừa hớn hở vừa thê lương, môi mấp máy, nhưng cũng nói không ra tiếng. Rồi
bỗng anh lấy một dáng điệu cung kính, chào rất rành mạch:
- Bẩm ông!
Tôi như điếng người đi. Thôi đúng rồi! Giữa chúng tôi đã có một bức tường khá dày ngăn cách. Thật là bi đát.
Tôi cũng nói không nên lời.
- Thủy Sinh. Con không lạy ông đi kìa!
Anh liền kéo đứa bé nấp sau lưng anh. Trông nó giống hệt anh hai mươi năm về trước, chỉ có điều vàng vọt,
gầy còm hơn một tí, cổ không đeo vòng bạc mà thôi.
- Thưa, đây là cháu thứ năm đấy ạ! Chưa đi đâu bao giờ, cứ thấy ai là lẩn tránh...".
Câu 1. Đoạn trích trên được trích trong tác phẩm nào, của ai? Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm có gì đặc biệt?
Câu 2. Nội dung chính của đoạn trích trên?
Câu 3. Hãy nhận xét về cách xưng hô của Nhuận Thổ.
Câu 4. "Giữa chúng tôi đã có một bức tường khá dày ngăn cách. Thật bi đát. Tôi cũng nói không nên lời."
“Bức tường ngăn cách” ở đây là gì, tại sao lại có bức tường đó?

ĐỀ 10: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
Một ông vua nọ rất có tài chăm sóc những cây hoa và ông đang muốn tìm một người kế vị mình. Ông quyết định
để những bông hoa quyết định, vì thế ông đưa cho tất cả mỗi người một hạt giống. Người nào trồng được những bông
hoa đẹp nhất từ hạt giống này sẽ được lên ngôi.
Cô gái nọ cũng muốn tham gia vào cuộc cạnh tranh để trồng được những bông hoa đẹp nhất. Cô gieo hạt giống
trong một cái chậu rất đẹp, chăm sóc nó rất kỹ càng, nhưng đợi mãi mà chẳng thấy hạt gống nào nảy mầm.
Năm sau, cô thấy mọi người tụ tập tại cung điện với những chậu hoa rất đẹp. Cô rất thất vọng, nhưng vẫn tới
cuộc tụ họp với chậu hoa trống rỗng. Nhà vua kiểm tra tất cả các chậu hoa, rồi dừng lại ở chậu hoa của cô. Ngài hỏi:
"Tại sao chậu hoa của cô không có gì? " . "Thưa điện hạ, tôi đã làm mọi thứ để nó lớn lên nhưng tôi đã thất bại"- cô
gái trả lời.
" Không, cô không thất bại. Những hạt giống mà ta đưa cho mọi người đều đã được nướng chín, vì thế chúng
không thể nảy mầm.Ta không biết tất cả những bông hoa đẹp này ở đâu ra. Cô đã rất trung thực, vì thế cô xứng đáng
có được vương miện. Cô sẽ là nữ hoàng của vương quốc này."
ÔN THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN

(Trích Bốn bài học quý giá về cuộc sống.)


Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?
Câu 2 (0,5 điểm): Xác định một lời dẫn trực tiếp và chuyển sang lời dẫn gián tiếp.
Câu 3 (1,0 điểm): Vì sao cô gái được nhà vua phong làm nữ hoàng?
Câu 4 (1,0 điểm): Đọc xong văn bản, em rút ra bài học gì cho bản thân, hãy viết ngắn gọn bằng vài câu văn.
ĐỀ 11
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới.

TIẾNG VỌNG RỪNG SÂU


Có một cậu bé ngỗ nghịch hay bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh rừng
rậm. Lấy hết sức mình, cậu thét lớn: “Tôi ghét người’'. Khu rừng có tiếng vọng lại: “Tôi ghét người”. Cậu bé hốt
hoảng quay về, sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không sao hiểu được từ trong rừng lại có tiếng người ghét cậu.
Người mẹ cầm tay con, đưa cậu trở lại khu rừng. Bà nói: “Giờ thì con hãy hét thật to: “Tôi yêu người”. Lạ
lùng thay, cậu bé vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: “Tôi yêu người”. Lúc đó, người mẹ mới giải thích cho con hiểu:
“Con ơi! đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì, con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì ắt gặt
bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con".
(Trích Quà tặng cuộc sống)
Câu 1 (0,5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì ?
Câu 2 (0,5 điểm): Trong câu chuyện trên, người mẹ đưa con trở lại khu rừng nhằm mục đích gì ?
Câu 3(1.0 điểm): Hãy chuyển lời dẫn trực tiếp cuối cùng trong câu chuyện trên sang lời dẫn gián tiếp.
Câu 4(1.0 điểm): Từ câu chuyện trên, em ý thức được gì về thái độ và hành động của bản thân với cộng đồng?
ĐỀ 12
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Cơn gió và cây sồi
Một cơn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng
những đám lá, quật gẫy các cành cây. Nó muốn mọi cây cối đều phải ngã rạp trước sức mạnh của mình. Riêng một
cây sồi già vẫn đứng hiên ngang, không bị khuất phục trước cơn gió hung hăng. Như bị thách thức,cơn gió lồng lộn,
điên cuồng lật tung khu rừng một lần nữa. Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng sự giận giữ của cơn gió và
không hề gục ngã. Cơn gió mệt mỏi, đành đầu hàng và hỏi:
- Cây sồi kia! Làm sao ngươi có thể đứng vững như thế?
Cây sồi già từ tốn trả lời:
- Tôi biết sức mạnh của ông có thể bẻ gãy hết các nhánh cây của tôi, cuốn sạch đám lá của tôi và làm thân tôi
lay động. Nhưng ông sẽ không bao giờ quật ngã được tôi. Bởi tôi có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lòng đất.
Đó chính là sức mạnh sâu thẳm nhất của tôi. Càng ngày chúng sẽ phát triển càng mạnh mẽ, giúp tôi vững vàng hơn
trước mọi sức mạnh của kẻ thù. Nhưng tôi phải cám ơn ông, cơn gió ạ! Chính những cơn điên cuồng của ông đã giúp
tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình.
(Quang Kiệt- theo Viva Consulting – Hạt giống tâm hồn –
Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh)
Câu 1 (0.5 đ): Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
Câu 2 (0.5 đ) Chỉ ra phép liên kết trong đoạn văn sau:
“Một cơn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn
phăng những đám lá, quật gẫy các cành cây”.
Câu 3 (1.0 đ): Theo em, ngọn gió và cây sồi tượng trưng cho điều gì ?
Câu 4 (1.0 đ): Nêu ý nghĩa của câu chuyện?
CÂU 13
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu :
“Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin
ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng
còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến cho tiện thiếp băn khoăn,
ÔN THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN

mẹ hiền lo lắng. Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức
tâm tình, thương người đất thú! Dù có thư tín nghìn hàng, cũng sợ không có cánh hồng bay bổng”.
(Nguyễn Dữ, Chuyện người con gái Nam Xương)
Câu 1. Tìm từ ngữ xưng hô trong đoạn trích trên. (0,5 điểm)
Câu 2. Từ ngữ xưng hô trên gợi sắc thái gì? (0,5 điểm)
Câu 3. Nêu nội dung khái quát của đoạn trích. (1,0 điểm)
Câu 4. Vì sao Vũ Nương chỉ mong Trương Sinh trở về “bình yên”, chứ không mong “đeo được ấn phong hầu,
mặc áo gấm trở về”? (1,0 điểm)
ĐỀ 14
Đọc câu chuyện sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
BÀI THUYẾT GIẢNG
Tại ngôi làng nhỏ, vào ngày chủ nhật, có vị giáo sư thường đến nói chuyện về cuộc sống. Hôm nay ông đến
thăm nhà của cậu bé vốn không hề muốn chơi hay kết bạn với ai. Cậu bé mời vị giáo sư vào nhà và lấy cho ông một
chiếc ghế ngồi bên bếp lửa cho ấm.
Trong im lặng, hai người cùng ngồi nhìn những ngọn lửa nhảy múa. Sau vài phút, vị giáo sư lấy cái kẹp, cẩn
thận nhặt một mẩu than hồng đang cháy sáng ra và đặt nó sang bên cạnh lò sưởi.
Rồi ông lại ngồi xuống ghế, vẫn im lặng. Cậu bé cũng im lặng quan sát mọi việc.
Cục than đơn lẻ cháy nhỏ dần rồi tắt hẳn.
Vị giáo sư nhìn đồng hồ và nhận ra đã đến giờ ông phải đi thăm nhà khác. Ông chậm rãi đứng dậy, nhặt cục
than lạnh đặt vào giữa bếp lửa. Ngay lập tức, nó lại bắt đầu cháy, tỏa sáng với ánh sáng và hơi ấm của những cục
than xung quanh nó.
Khi vị giáo sư đi ra cửa, cậu bé chủ nhà nắm tay ông nói:
- Cảm ơn bài thuyết giảng của bác!
                 (Phỏng theo Vặt vãnh và hoàn hảo, NXB Văn hóa Thông tin)
Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phép liên kết câu và từ ngữ liên kết có trong các câu văn sau:
“Vị giáo sư nhìn đồng hồ và nhận ra đã đến giờ ông phải đi thăm nhà khác. Ông chậm rãi đứng dậy, nhặt cục
than lạnh đặt vào giữa bếp lửa.”
Câu 2 (0,5 đ): Hãy cho biết hàm ý của câu in đậm: “Cảm ơn bài thuyết giảng của bác!” trong đoạn trích trên?
Câu 3 (1,0 đ): Hãy nêu nội dung khái quát của câu chuyện.
Câu 4 (1,0 đ): Em rút ra bài học gì cho bản thân qua câu chuyện trên?
ĐỀ 15
Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi :
“Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả lẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn đến thế
được. Ông kiểm điểm từng người trong óc. Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà. Họ đã ở lại làng,
quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại can tâm làm cái điều nhục nhã ấy!...”
Câu 1: Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
Câu 2: “Ông lão” trong đoạn trích trên là nhân vật nào? Điều “nhục nhã” được nói đến là điều gì?
Câu 3: Trong đoạn trích trên, những câu văn nào là lời trần thuật của tác giả, những câu văn nào là lời độc thoại nội
tâm của nhân vật?
Câu 4: Những lời độc thoại nội tâm ấy thể hiện tâm trạng gì của nhân vật?
ĐỀ 16
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới :
“Người có tính khiêm tốn thường hay tự cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao
đổi, học hỏi nhiều thêm nữa. Người có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình
trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách
để học hỏi thêm nữa.
Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi
cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Sự hiểu biết của mỗi
ÔN THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN

cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng chung sống với mình. Vì thế, dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn
phải học thêm, học mãi mãi.
Tóm lại, con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự mình đề cao vai trò, ca tụng
chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối
với mọi người. Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên con đường đời”.
(Trích Tinh hoa xử thế, Lâm Ngữ Đường, Ngữ văn 7, tập hai,
NXB Giáo dục Việt Nam - 2017, tr.70, 71)
Câu 1 (0,5 điểm): Phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên?
Câu 2 (1,0 điểm): Chỉ rõ và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn thứ nhất?
Câu 3: (0,5 điểm): Tìm một thành ngữ nói về lòng khiêm tốn.
Câu 4 (1,0 điểm): Anh (chị) hiểu như thế nào về ý kiến: “...tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật
ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la.” 

ĐỀ 17
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới.
Chuột sa hũ gạo
Một con chuột rơi vào trong lu gạo, số gạo trong lu vẫn còn một nửa, sự cố ngoài ý muốn này khiến nó vui
mừng không sao tả được.
Sau khi xác định là không có nguy hiểm gì, nó liền bắt đầu cuộc sống ăn rồi lại ngủ, ngủ rồi lại ăn trong cái
lu gạo.
Rất mau, lu gạo sắp cạn kiệt, nhưng nó rốt cuộc vẫn không thoát khỏi sự cám dỗ của những hạt gạo, nên tiếp
tục ở lại trong lu. Cuối cùng, gạo đã ăn hết, chuột ta mới phát hiện rằng mình không thể nhảy ra ngoài được nữa, lực
bất tòng tâm.
(Theo câu chuyện cuộc sống)
Câu 1: (0,5đ) Hãy xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên?
Câu 2: (0,5đ) Xác định ngôi kể trong văn bản trên.
Câu 3: (1,0đ) Em Hiểu thế nào là "Lực bất tong tâm"?
Câu 4: (1,0đ) Sau khi đọc xong văn bản em rút ra được bài học gì cho mình?
ĐỀ 18
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Tuổi thần tiên là độ tuổi tươi đẹp nhất. Thế giới của độ tuổi ấy cũng đầy chất thơ. Tâm hồn ấy như những dây
đàn mỏng manh, óng ánh và nhạy cảm. Bất cứ thứ gì chỉ cần chạm nhẹ là dây đàn ấy lại ngân lên những giai điệu
thánh thót và mở ra những chân trời với bao ước vọng phía trước. Những biến đổi của những cô nhóc bỗng chốc đầy
bất ngờ thành thiếu nữ đầy bí ẩn... một bông hoa mẫu đơn...một rung động "dịu dàng" trong sáng đầu đời... và một
đêm chợt cảm nhận thấy sững sờ vẻ đẹp quen thuộc của ánh trăng. Nó đã làm nên một sự hóa thân kì diệu.
(Hạt giống tâm hồn – NXN Thanh Niên)
Câu 1: (0,5 điểm): Phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên?
Câu 2: (0,5 điểm): Xác định biện pháp nghệ thuật tu từ trong câu “Tâm hồn ấy như những dây đàn mỏng
manh, óng ánh và nhạy cảm”.
Câu 3: (1,0 điểm): Nội dung cơ bản của đoạn trích trên?
Câu 4: (1,0 điểm): Điều đẹp đẽ nhất em luôn khắc ghi trong những năm tháng tuổi thần tiên của mình là gì ?
(viết từ 3-5 câu).

ĐỀ 19
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
TẤT CẢ SỨC MẠNH
ÔN THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN

Có một cậu bé đang chơi ở đống cát trước sân. Khi đào một đường hầm trong đống cát, cậu bé đụng phải một
tảng đá lớn. Cậu bé liền tìm cách đẩy nó ra khỏi đống cát. Cậu bé dùng đủ mọi cách, cố hết sức, nhưng rốt cuộc vẫn
không thể đẩy tảng ra khỏi đống cát. Đã vậy, bàn tay của cậu còn bị trầy xước, rướm máu. Cậu bật khóc rấm rứt
trong thất vọng.
Người bố ngồi trong nhà lặng lẽ theo dõi mọi chuyện. Và khi cậu bé khóc, người bố bước tới: “Con trai, tại sao
con không dùng hết sức mạnh của mình?”
Cậu bé thổn thức đáp: “Có mà! Con đã dùng hết sức mạnh rồi mà bố!”
“Không, con trai - người bố nhẹ nhàng nói - Con đã không dùng đến tất cả sức mạnh của con. Con đã không
nhờ bố giúp”.
Nói rồi người bố cúi xuống bới tảng đá ra, nhấc lên và vứt đi chỗ khác.
(Trích Sự bình yên trong tâm hồn, NXB Văn hóa - Thông tin)
Câu 1. Gọi tên phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. 
Câu 2. Chỉ ra một phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn thứ nhất? 
Câu 3: Nêu nội dung chính của câu chuyện trên?
Câu 4: Em rút ra bài học gì từ câu chuyện trên?
ĐỀ 20
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người Việt Nam hơn người Việt Nam nào hết. Ngót ba mươi năm bôn tẩu bốn
phương trời, người vẫn giữ thuần túy phong độ, ngôn ngữ tính tình của người Việt Nam. Ngôn ngữ của người
phong phú, ý vị như ngôn ngữ người dân quê Việt Nam; Người khéo léo dùng tục ngữ hay nói ví, thường có lối
châm biếm kín đáo và thú vị. Làm thơ, Người thích lối ca dao vì ca dao là Việt Nam cũng như núi Trường
Sơn, hồ Hoàn Kiếm hay Đồng Tháp Mười vậy. Mấy mươi năm xa cách quê hương, Người không quên mùi vị
những thức ăn đặc biệt Việt Nam như cà muối, dưa chua, tương ớt và ngày thường bây giờ người vẫn thích
những thứ ấy. Ngay sau khi về nước, gặp tết người không quên mừng tuổi đồng bào hàng xóm và quà bánh
cho trẻ em, tuy chỉ có mấy đồng xu nhưng cũng bọc giấy hồng đơn cẩn thận, tiêm tất...
(“Hồ Chủ Tịch - Hình ảnh của dân tộc” - Phạm Văn Đồng)
Câu 1: Xác định câu mang luận điểm của đoạn trích trên?
Câu 2: Xác định biện pháp tu từ có trong đoạn trích?
Câu 3: Tìm một câu có chức thành phần khởi ngữ trong đoạn trích, chỉ rõ thành phần khởi ngữ?
Câu 4: Qua đoạn trích em học tập được điều gì từ phong cách Hồ Chí Minh.

ĐỀ 21
Đọc đoạn thơ và trả lời các câu hỏi:
KHÔNG AI LÀ NGƯỜI THUA CUỘC
"Chúng ta không nên nghĩ bản thân mình là người thua cuộc,
Là người chịu thiệt thòi, lạc hậu,
Bởi chủng tộc, tín ngưỡng, màu da,
Bởi giáo dục, học hành, giới tính,
Tôn giáo, địa vị hay tuổi tác.
Thế giới không phải được làm nên bởi những danh hiệu.
Mà thế giới, từ bây giờ,
Sẽ được làm nên bởi tâm hồn.
Bởi những giấc mơ tuyệt vời, yêu thương tuyệt vời
Và sự kiên nhẫn tuyệt vời.
ÔN THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN

Những người vượt qua được giới hạn hiển nhiên của họ
Sẽ lớn hơn so với những người
Không biết cách để vượt qua.
Sự khiếm khuyết của chúng ta có thể là hạt giống của sự vinh quang.
Chúng ta không nên chối bỏ chúng"...
(Ben Okri)
Câu 1 (0,5). Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt nào là chủ yếu?
Câu 2 (0,5). Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng nhiều nhất trong đoạn trích trên?
Câu 3 (1,0). Thông điệp nào được gửi gắm qua đoạn trích?
Câu 4 (1,0). Qua nội dung của đoạn trích, em rút ra được bài học gì cho bản thân?

ĐỀ 22
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.
Không có kính, rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB. Giáo dục, 2014).
Câu 1. Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm nào? Giới thiệu ngắn gọn về tác giả và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm ấy.
Câu 2. Tìm một hình ảnh ẩn dụ trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng.
Câu 3. Tại sao nói hình ảnh những chiếc xe không kính là một sáng tạo độc đáo của Phạm Tiến Duật?
Câu 4: Suy nghĩ của em về tinh thần và ý chí của những người lính lái xe không kính?

ĐỀ 23 Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi:


Vị chủ tịch huyện
Một vị chủ tịch huyện bị cách chức, vì quá uất hận mà ngã bệnh, chỉ có thể nằm bẹp trên giường.
Bác sĩ khuyên: 
- “Thử đọc thông báo khôi phục chức vụ cho ông ấy xem, biết đâu lại có tiến triển.”
Người vợ nghe thế thì nghĩ bụng: “Đã đọc thì đọc hẳn thông báo thăng chức lên chủ tịch tỉnh cho ông ấy sướng
một thể.”
Ai dè người chồng nghe xong thì cười ha hả bật dậy, khỏe mạnh như xưa.
Bác sĩ thở dài: 
- “Sao lại không nghe lời tôi dặn, tự ý tăng liều thế này chưa chắc đã là hay.”
Quả nhiên, sau khi biết được sự thật người chồng đã phát điên.
(Theo câu chuyện cuộc sống)
Câu 1: (0,5 điểm) Hãy xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên.
Câu 2: (0,5 điểm) Xác định ngôi kể trong văn bản trên.
Câu 3: (1,0 điểm) Xác định cách dẫn và dấu hiệu của cách dẫn được sử dụng trong câu: Người vợ nghe thế thì
nghĩ bụng: “Đã đọc thì đọc hẳn thông báo thăng chức lên chủ tịch tỉnh cho ông ấy sướng một thể”.
Câu 4: (1,0 điểm) Sau khi đọc xong văn bản em rút ra được bài học gì cho mình?

ĐỀ 24
Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi:
HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA
ÔN THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN

Ngày xưa, có một nông dân người Chăm rất siêng năng. Về già, ông để dành được một hũ bạc. Tuy vậy, ông
rất buồn vì cậu con trai lười biếng.
Một hôm, ông bảo con:
- Cha muốn trước khi nhắm mắt thấy con kiếm nổi bát cơm. Con hãy đi làm và mang tiền về đây!
Bà mẹ sợ con vất vả liền dúi cho môt ít tiền. Anh này cầm tiền đi chơi mấy hôm, khi chỉ còn vài đồng mới trở
về đưa cho cha. Người cha vứt ngay nắm tiền xuống ao. Thấy con vẫn thản nhiên, ông nghiêm giọng:
- Đây không phải tiền con làm ra.
Người con lại ra đi. Bà mẹ chỉ dám cho ít tiền ăn đường. Ăn hết tiền, anh ta đành tìm vào môt làng xin xay
thóc thuê. Xay một thúng thóc được trả công hai bát gạo, anh chỉ dám ăn một bát. Suốt ba tháng, dành dụm được chín
mươi bát gạo, anh bán lấy tiền.
Hôm đó, ông lão đang ngồi sưởi lửa thì con đem tiền về. Ông liền ném luôn mấy đồng vào bếp lửa. Người con
vội thọc tay vào lửa lấy ra. Ông lão cười chảy nước mắt:
- Bây giờ cha tin tiền đó chính tay con làm ra. Có làm lụng vất vả, người ta mới biết quý đồng tiền.
Ông đào hũ bạc lên, đưa cho con và bảo:
- Nếu con lười biếng, dù cha cho một trăm hũ bạc cũng không đủ. Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là hai
bàn tay con.
Câu 1: Người con đã làm lụng vất vả và tiết kiệm như thế nào?
Câu 2: Khi ông lão vứt tiền vào đống lửa, người con đã làm gì?
Câu 3: Xác định câu chứa hàm ý trong câu sau: - Nếu con lười biếng, dù cha cho một trăm hũ bạc cũng không đủ. Hũ
bạc tiêu không bao giờ hết chính là hai bàn tay con.
Câu 4: Bài học rút ra từ câu chuyện ?

ĐỀ 25
Đọc đoạn văn sau và trả lời cho câu hỏi bên dưới
“Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm
trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn
thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới.
Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi
tất cả, ném vứt lung tung… Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào
ngủ lại được.”
(Trích SGK Ngữ văn 9, tập 1, tr.183-184)
1. Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu chính nào ?
2. Xét theo cấu tạo ngữ pháp thì câu “Rét, bác ạ” thuộc kiểu câu nào?
3. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên.
4. Hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu, phân tích vẻ đẹp của nhân vật được khắc họa trong đoạn trích trên.

ĐỀ 26
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này
Câu 1: (0,5 điểm) Phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ?
Câu 2: (0,5 điểm) Đoạn thơ nằm trong bài thơ nào? Tác giả?
Câu 3: (1,0 điểm) Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên? Tác dụng?
Câu 4: (1,0 điểm) Tại sao các nhà thơ lại ước nguyện được làm: “con chim hót”, “đóa hoa tỏa hương”, “cây tre trung
hiếu”?
ÔN THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN

ĐỀ 27
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Mẹ nó dặn, ở nhà có gì cần thì gọi ba giúp cho. Nó không nói không rằng, cứ lui cui dưới bếp. Nghe nồi cơm
sôi, nó giở nắp, lấy đũa bếp sơ qua – nồi cơm hơi to, nhắm không thể nhắc xuống để chắt nước được, đến lúc đó nó
mới nhìn lên anh Sáu. Tôi thầm nghĩ, con bé đang bị dồn vào thế bí, chắc nó phải gọi ba thôi. Nó nhìn dáo dác một
lúc rồi kêu lên:
- Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái! – Nó cũng lại nói trổng.
Tôi lên tiếng mở đường cho nó:
- Cháu phải gọi “Ba chắt nước giùm con”, phải nói như vậy.
Nó như không để ý đến câu nói của tôi, nó lại kêu lên:
- Cơm sôi rồi, nhão bây giờ!
Anh Sáu vẫn cứ ngồi im. Tôi dọa nó:
- Cơm mà nhão, má cháu về thế nào cũng bị đòn. Sao cháu không gọi ba cháu. Cháu nói một tiếng “ba”
không được sao?
(Trích “Chiếc lược ngà” – Nguyễn Quang Sáng)
Câu 1 (0,5 điểm): Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?
Câu 2 (0,5 điểm): Chỉ ra các từ xưng hô được sử dụng trong đoạn trích?
Câu 3 (1,0 điểm): Khi nói với nhân vật anh Sáu, bé Thu trong đoạn trích đã không tuân thủ phương châm hội
thoại nào?
Câu 4 (1,0 điểm): Em nhận xét như thế nào về cách cư xử của bé Thu trong đoạn trích?

ĐỀ 28
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
“Bần thần hương huệ thơm đêm
khói nhang vẽ nẻo đường lên niết bàn
chân nhang lấm láp tro tàn
xăm xăm bóng mẹ trần gian thuở nào
Mẹ ta không có yếm đào
nón mê thay nón quai thao đội đầu
rối ren tay bí tay bầu
váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa
Cái cò... sung chát đào chua...
câu ca mẹ hát gió đưa về trời
ta đi trọn kiếp con người
cũng không đi hết mấy lời mẹ ru…”
(Trích “Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa” – Nguyễn Duy)
Câu 1 (0,5 điểm): Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ?
Câu 2 (0,5 điểm): Chỉ ra các từ láy được sử dụng trong đoạn thơ trên?
Câu 3 (1,0 điểm): Em hiểu như thế nào về hai câu thơ cuối đoạn trích: “ta đi trọn kiếp con người/cũng không đi
hết mấy lời mẹ ru…”?
Câu 4 (1,0 điểm): Đoạn thơ trên gợi cho em suy nghĩ gì?
ÔN THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN

ĐỀ 29: Đọc câu chuyện sau và trả lời các câu hỏi:
NGƯỜI ĂN XIN
Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông
chìa tay xin tôi.
Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi
chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:
- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.
Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:
- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.
(Theo Tuốc-ghê-nhép)
Câu 1 (0,5). Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt nào là chủ yếu?
Câu 2 (0,5). Câu chuyện được kể ở ngôi thứ mấy?
Câu 3 (1,0). Hãy chuyển nội dung các câu sau thành lời dẫn gián tiếp:
Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:
- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
Câu 4 (1,0). Qua nội dung của câu chuyện, em rút ra được bài học gì cho bản thân?

ĐỀ 30
Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi:
Hai người bạn và con gấu
 Có hai anh chàng nọ là bạn thân với nhau, một anh chàng béo, còn anh kia thì gầy. 
        Một hôm, hai anh chàng đang đi trong rừng. Bỗng nhiên từ xa có một con gấu to lớn xuất hiện, gầm gừ và tính
tấn công hai anh chàng này.
Thấy con gấu, hai anh chàng hốt hoảng kêu lên: "Cứu tôi với!". Anh gầy liền chạy đến một cây cao gần đấy để
leo lên lánh nạn. … Thấy con gấu sắp lao đến chỗ mình, anh chàng béo cầu cứu bạn: "Làm ơn kéo tôi lên với… Thấy
con gấu tiến sát gần mình, anh chàng béo liền nằm xuống đất nín thở giả vờ chết. Gấu tiến đến anh chàng béo nhưng
thấy anh này nằm bất động. Con gấu hít hít vài cái rồi bỏ đi…
Khi con gấu đã bỏ đi xa, người bạn ở trên cây tụt xuống. Anh ta hỏi bạn: "Con gấu nói thầm gì vào tai bạn
đấy"?
Gấu bảo tớ là: "Không bao giờ nên tin tưởng vào người đã bỏ bạn lại một mình trong lúc nguy cấp".
(Nguồn: Quà tặng cuộc sống)
Câu 1 (0,5). Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt nào là chủ yếu?
Câu 2 (0,5). Hàm ý trong câu: "Không bao giờ nên tin tưởng vào người đã bỏ bạn lại một mình trong lúc nguy cấp"?
Câu 3 (1,0). Thông điệp nào được gửi gắm qua đoạn trích?
Câu 4 (1,0). Qua nội dung của đoạn trích, em rút ra được bài học gì cho bản thân?

ĐỀ 31
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì
từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thẻ thu cả trái
đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ
không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới ”
Câu 1: (0,5 điểm): Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả?
Câu 2: (0,5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì?
Câu 3: (1,0 điểm): Trong các câu văn sau: “Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có
những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi
theo mình, tôi không sợ nữa.”
ÔN THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN

Câu văn nào có chứa thành phần biệt lập, gạch chân và nêu rõ thành phần gì?
Câu 4: (1,0 điểm): Vì sao nhân vật nói: “Tôi sẽ không đi khom.”
ĐỀ 32
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
.... "Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn.
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con"...
(Theo Ngữ văn 9, tập hai, trang 72, NXB Giáo dục, 2007)
Câu 1: Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Cho biết tên tác giả.
Câu 2: 
a. Giải nghĩa cụm từ “Người đồng mình”.
b. Qua hai câu thơ của đoạn trích:
“Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói”.
Em hãy cho biết “Người đồng mình” sống ở vùng nào và đặc điểm của hoàn cảnh sống ở đó ra sao?
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của 02 biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu thơ sau:
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Câu 4. Qua lời tâm tình của đoạn thơ, người cha mong ước ở con cách sống như thế nào?

ĐỀ 33
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
“Một người mẹ hỏi đứa con trai 5 tuổi của mình: “Nếu hai mẹ con ta đang khát nước và chỉ có 2 quả táo này,
con sẽ làm gì?”. Cậu bé con suy nghĩ một lát rồi ngây thơ trả lời: “Con sẽ cắn mỗi quả táo một miếng mẹ ạ!”.
Bà mẹ không la mắng con nhưng thở dài một tiếng thất vọng. Cô nhẹ nhàng hỏi con: “Con có thể nói cho mẹ
biết vì sao con làm điều đó?”. Và cô đã bật khóc khi cậu bé ngây ngô đáp: “Con muốn thử và dành quả ngọt nhất cho
mẹ””.
(Trích Tuyển tập những câu chuyện “Hạt giống tâm hồn”)
Câu 1 (0,5đ) Xác định phương thức biểu đạt của văn bản.
Câu 2 (0,5đ) Xác định phép liên kết trong các câu sau:
“Con có thể nói cho mẹ biết vì sao con làm điều đó?”. Và cô đã bật khóc khi cậu bé ngây ngô đáp: “Con
muốn thử và dành quả ngọt nhất cho mẹ”.
Câu 3 (1,0đ) Khái quát nội dung của văn bản.
Câu 4 (1,0đ) Từ văn bản, em cảm nhận như thế nào về tình mẫu tử?
ĐỀ 34
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng - những màu vàng rất khác nhau. Có lẽ bắt đầu từ những
đêm sương sa thì bóng tối đã hơi cứng và sáng ngày ra trông thấy màu trời có vàng hơn mọi khi. Lúa chín dưới đồng
vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm, không trông thấy
ÔN THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN

cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng. Từng chiếc lá mít vàng sẫm. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở
năm cánh vàng tươi. Buồng chuối quả chín vàng đốm. Nắng vườn chuối đương có gió lẫn với lá vàng, như những vạt
áo nắng, đuôi áo nắng, vẫy vẫy.
(SGK Ngữ văn 7, tập 1, tr. 33, NXBGD, 2014)
Câu 1 (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính?
Câu 2 (0,5 điểm) Xác định các thành phần biệt lập trong hai câu văn sau:
Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng - những màu vàng rất khác nhau. Có lẽ bắt đầu từ những
đêm sương sa thì bóng tối đã hơi cứng và sáng ngày ra trông thấy màu trời có vàng hơn mọi khi.
Câu 3 (1,0 điểm) Chỉ ra hiệu quả của biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 4 (1.0 điểm) Qua đoạn trích, em hiểu gì về cảnh thiên nhiên nơi làng quê và tình cảm của tác giả? (Trả lời
ngắn gọn, không phân tích).

ĐỀ 35
Đọc câu chuyện sau và thực hiện các yêu cầu sau:

MỘT CÂN BƠ

Ngày xưa, có một người nông dân thường xuyên bán bơ cho người thợ làm bánh. Một ngày, người thợ làm bánh
quyết định cân lại số bơ anh ta mua để kiểm tra xem liệu người nông dân có bán chính xác khối lượng bơ anh ta yêu
cầu hay không. Anh ta đã phát hiện ra khối lượng bơ không như thỏa thuận thực tế và kiện người nông dân ra tòa.
Quan tòa hỏi người nông dân rằng anh ta đã dùng cách gì để cân khối lượng bơ bán ra. Người nông dân trả lời:
-Thưa ngài, tôi không có dụng cụ đo lường chính xác nào cả, nhưng tôi có thứ để có thể biết được khối lượng bơ.
-Vậy anh đã cân bơ bằng cách nào?
- Thưa ngài, trước khi anh thợ làm bánh mua bơ của tôi, tôi mua 1 cân bánh mỳ của anh ta, Mỗi ngày, khi anh bán
bánh đem bánh mỳ tới, tôi đặt nó lên bàn thăng bằng và đưa lại cho anh ta số bơ có trọng lượng đúng bằng bánh mỳ.
Nếu ai đó gian lận, thì đó chính là anh làm bánh.
Câu 1:(0,5 điểm). Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản là gì?
Câu 2:(0,5 điểm) Câu: “Quan tòa hỏi người nông dân rằng anh ta đã dùng cách gì để cân khối lượng bơ bán ra.” sử
dụng cách dẫn trực tiếp hay gián tiếp?
Câu 3: (1,0 điểm) Qua cách cân bơ của người nông dân có cho thấy anh ta gian dối không? Vì sao?
Câu 4. (1 điểm)  Bài học rút ra từ câu chuyện trên là gì?

ĐỀ 36
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu sau:
Con sư tử tham lam
Đó là một ngày vô cùng nóng nực và con sư tử cảm thấy rất đói. Nó lang thang kiếm mồi nhưng chỉ tìm thấy một con
thỏ nhỏ. Tuy nhiên, khi định vồ mồi, sư tử phân vân một chút rằng con thỏ nhỏ sẽ không đủ để nó no bụng.
Đúng lúc đó, sư tử thấy một con nai đang tiến đến gần, nó nghĩ: "Thay vì vồ con thỏ nhỏ bé kia, ta sẽ bắt con nai
đó".
Sư tử để con thỏ chạy thoát và đi theo con nai, nhưng cuối cùng, con nai cũng biến mất ở trong rừng. Sư tử quay lại
chỗ cũ nhưng con thỏ cũng đã biến mất lâu rồi.
Câu 1(0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.
ÔN THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN

Câu 2.(0,5 điểm) Tìm và gọi tên 2 phép liên kết câu và liên kết đoạn trong văn bản trên.
Câu 3. (1 điểm) "Thay vì vồ con thỏ nhỏ bé kia, ta sẽ bắt con nai đó". Suy nghĩ đó của sư tử có đúng không? Vì
sao?
Câu 4. (1 điểm)  Bài học rút ra từ câu chuyện trên?

ĐỀ 37
Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu:
“Những nét hớn hở trên mặt người lái xe chợt duỗi ra rồi bẵng đi một lúc, bác không nói gì nữa. Còn nhà họa sĩ và cô
gái cũng nín bặt, vì cảnh trước mặt bỗng hiện lên đẹp một cách kì lạ. Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây.
Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây
tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn
trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe. Giữa lúc đó, xe dừng sít lại. Hai ba người kêu
lên một lúc:
- Cái gì thế?
Bác lái xe xướng to: Cho xe nghỉ một lúc lấy nước. Luôn tiện bà con lót dạ. Nửa tiếng, các ông, các bà nhé.
Trong lúc mọi người xôn xao vui vẻ phía sau lưng, người lái xe quay sang nhà họa sĩ nói vội vã:
- Tôi sắp giới thiệu với bác một trong những người cô độc nhất thế gian. Thế nào bác cũng thích vẽ hắn.”
(Lặng lẽ Sapa – Nguyễn Thành Long)
Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
Câu 2 (0,5 điểm): Nêu một biện pháp tu từ được sử dụng trong câu sau:
“Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón
tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên màu xanh của
rừng.”
Câu 3 (1,0 điểm): Các lời thoại của bác lái xe trong đoạn trích trên là cách dẫn trực tiếp hay gián tiếp?
Câu 4 (1,0 điểm): Nêu nội dung của đoạn trích trên.
ĐỀ 38
Cho văn bản sau:
Miếng bánh mì cháy
Khi tôi lên tám hay chín tuổi gì đó, tôi nhớ thỉnh thoảng mẹ tôi vẫn nướng bánh mì cháy khét. Một tối nọ, mẹ tôi về
nhà sau một ngày làm việc dài và bà làm bữa tối cho cha con tôi. Bà dọn ra bàn vài lát bánh mì nướng cháy, không
phải cháy xém bình thường mà cháy đen như than. Tôi ngồi nhìn những lát bánh mì và đợi xem có ai nhận ra điều bất
thường của chúng và lên tiếng hay không. Nhưng cha tôi chỉ ăn miếng bánh của ông và hỏi tôi về bài tập cũng như
những việc ở trường học như mọi hôm. Tôi không còn nhớ tôi đã nói gì với ông hôm đó, nhưng tôi nhớ đã nghe mẹ tôi
xin lỗi ông vì đã làm cháy bánh mì. Và tôi không bao giờ quên được những gì cha tôi nói với mẹ tôi: " Em à, anh thích
bánh mì cháy mà."
Đêm đó, tôi đến bên chúc cha tôi ngủ ngon và hỏi có phải thực sự ông thích bánh mì cháy. Cha tôi khoác tay qua
vai tôi và nói: "Chắc hẳn, mẹ con đã làm việc rất vất vả cả ngày và mẹ rất mệt. Một lát bánh mì cháy chẳng thể làm
hại ai con ạ, nhưng con biết điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác không? Những lời chê bai trách móc cay
nghiệt đấy."
Rồi ông nói tiếp: "Con biết đó, cuộc đời đầy rẫy những thứ không hoàn hảo và những con người không toàn vẹn.
Cha cũng khá tệ trong rất nhiều việc, chẳng hạn như cha chẳng thể nhớ được sinh nhật hay ngày kỷ niệm như một số
người khác. Điều mà cha học được qua nhiều năm tháng, đó là học cách chấp nhận sai sót của người khác và chọn
cách ủng hộ những khác biệt của họ. Đó là chìa khoá quan trọng nhất để tạo nên một mối quan hệ lành mạnh, trưởng
thành và bền vững con ạ.
Cuộc đời rất ngắn ngủ để thức dậy với những hối tiếc và khó chịu. Hãy yêu quý những người cư xử tốt với con, và
hãy cảm thông với những người chưa làm được điều đó."
Câu 1 (0,5 điểm): Xác định và chỉ rõ thành phần biệt lập trong câu sau: "Chắc hẳn, mẹ con đã làm việc rất vất vả
cả ngày và mẹ rất mệt.”
ÔN THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN

Câu 2: (0,5 điểm): Xác định phép liên kết trong đoạn văn sau: “Một tối nọ, mẹ tôi về nhà sau một ngày làm việc
dài và bà làm bữa tối cho cha con tôi. Bà dọn ra bàn vài lát bánh mì nướng cháy, không phải cháy xém bình thường
mà cháy đen như than.”
Câu 3: (1 điểm) Khái quát nội dung văn bản trên.
Câu 4: (1 điểm) Qua văn bản này, em rút ra cho mình bài học gì?
ĐỀ 39
MIẾNG BÁNH MÌ CHÁY
Một tối nọ, mẹ tôi về nhà sau một ngày làm việc dài và bà làm bữa tối cho cha con tôi. Bà dọn ra bàn vài lát bánh mì
nướng cháy, không phải cháy xém bình thường mà cháy đen như than. Tôi ngồi nhìn những lát bánh mì và đợi xem có
ai nhận ra điều bất thường của chúng và lên tiếng hay không.
Nhưng cha tôi chỉ ăn miếng bánh của ông và hỏi tôi về bài tập cũng như những việc ở trường học như mọi hôm. Tôi
không còn nhớ tôi đã nói gì với ông hôm đó, nhưng tôi nhớ đã nghe mẹ tôi xin lỗi ông vì đã làm cháy bánh mì.
Và tôi không bao giờ quên được những gì cha tôi nói với mẹ tôi: "Em à, anh thích bánh mì cháy mà."
Đêm đó, tôi đến bên chúc cha tôi ngủ ngon và hỏi có phải thực sự ông thích bánh mì cháy. Cha tôi khoác tay qua vai
tôi và nói:
"Mẹ con đã làm việc rất vất vả cả ngày và mẹ rất mệt. Một lát bánh mì cháy chẳng thể làm hại ai con ạ. Nhưng con
biết điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác không? Những lời chê bai trách móc cay nghiệt đấy."
Rồi ông nói tiếp: "Con biết đó, cuộc đời đầy rẫy những thứ không hoàn hảo và những con người không toàn vẹn.
….Cuộc đời rất ngắn ngủi để thức dậy với những hối tiếc và khó chịu. Hãy yêu quý những người cư xử tốt với con, và
hãy cảm thông với những người chưa làm được điều đó."
“Nguồn: Báo điện tử Tuoitre.vn”
Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản?(0.5đ)
Câu 2. Tìm câu chứa hàm ý trong văn bản trên? Em hãy chỉ ra nghĩa của hàm ý? (0,5đ)
Câu 3. Em hãy xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn văn sau “Cuộc đời rất ngắn ngủi để thức dậy
với những hối tiếc và khó chịu. Hãy yêu quý những người cư xử tốt với con, và hãy cảm thông với những người chưa
làm được điều đó." (1 đ)
Câu 4. Thông điệp mà em tâm đắc nhất qua văn bản là gì? Nêu lí do chọn thông điệp đó.(1.0đ)

ĐỀ 40
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Văn hay chữ tốt
Thuở đi học, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém. Một hôm, có bà
cụ hàng xóm sang khẩn khoản:
- Gia đình già có việc oan uổng muốn kêu quan, nhờ cậu viết giúp cho lá đơn, có được không?
Cao Bá Quát vui vẻ trả lời:
- Tưởng việc gì khó, chứ việc ấy cháu xin sẵn lòng.
Lá đơn viết lí lẽ rõ ràng, Cao Bá Quát yên trí quan sẽ xét nỗi oan cho bà cụ. Nào ngờ, chữ ông xấu quá, quan đọc
không được nên thét lính đuổi bà ra khỏi huyện đường. Về nhà, bà kể lại câu chuyện khiến Cao Bá Quát vô cùng ân
hận. Ông biết dù văn hay đến đâu mà chữ không ra chữ cũng chẳng ích gì. Từ đó, ông dốc sức luyện viết chữ sao cho
đẹp.
Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp. Mỗi buổi tối, ông viết xong mười trang vở mới
chịu đi ngủ. Chữ viết đã tiến bộ, ông lại mượn những cuốn sách chữ viết đẹp làm mẫu để luyện nhiều kiểu chữ khác
nhau. Quyết tâm luyện tập suốt mấy năm, chữ ông mỗi ngày mỗi đẹp. Ông nổi danh khắp nước là người văn hay chữ
tốt.
(Theo Truyện đọc 1-1995)
Câu 1 (0.5 đ) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2 (0.5 đ) Xác định lời dẫn trực tiếp có trong văn bản.
Câu 3 (1.0 đ) Theo em, nội dung chính của văn bản trên là gì?
ÔN THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN

Câu 4 (1.0 đ) Từ câu chuyện trên, em rút ra bài học gì đối với bản thân.

ĐỀ 41
Đọc câu chuyện sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Chuyện kể, một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người
thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa:
- Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là…
  Người thầy giáo già hoảng hốt:
- Thưa ngài, ngài là…
- Thưa thầy, với thầy, con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của
thầy ngày nào…
(SGK Ngữ văn 9, tập một, tr.40)

Câu 1 (0.5 đ) Xác định phương thức biểu đạt chính của câu chuyện trên ?
Câu 2 (0.5 đ) Tìm một câu văn có chứa thành phần biệt lập trong đoạn trích.
Câu 3 (1.0 đ) Em hãy cho biết nội dung chính của câu chuyện trên là gì ?
Câu 4 (1.0 đ) Em hãy tìm hai câu ca dao (hoặc tục ngữ, thành ngữ ,châm ngôn..) nói về sự kính trọng và lòng biết
ơn thầy giáo, cô giáo?

ĐỀ 42
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
“Về đến nhà, chàng la um lên cho hả giận. Vợ chàng khóc mà rằng:
- Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa thoả tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa
binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết, tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén
gót. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói. Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một
mực nghi oan cho thiếp.”
(Theo Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam 2016)
Câu 1: Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
Câu 2: Tìm những từ ngữ xưng hô trong đoạn trích.
Câu 3: Lời thoại trên là của nhân vật nào? Việc nhân vật bị nghi oan có liên quan đến chi tiết nào trong tác phẩm?
Câu 4: Qua đoạn trích trên, em nhận thấy nhân vật bị nghi oan là người như thế nào?
ĐỀ 43
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu:
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng, là bể
như là sông, là rừng
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
(Ngữ văn 9, tập 1)
Câu 1: (0,5 điểm): Tìm từ láy trong đoạn thơ trên.
Câu 2: (0,5 điểm): Trong câu: “Ngửa mặt lên nhìn mặt”
Xác định từ “mặt” nào là nghĩa gốc, từ “mặt” nào là nghĩa chuyển? Chuyển theo phương thức nào?
Câu 3: (1,0 điểm): Em hiểu gì về hình ảnh “trăng cứ tròn vành vạnh”?
ÔN THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN

Câu 4: (1,0 điểm) Cảm nhận của em về tư tưởng triết lí mà tác giả muốn gửi gắm qua
ĐỀ 44
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
.... "Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chó lớn.
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con"...

(Theo Ngữ văn 9, tập hai, trang 72, NXB Giáo dục, 2007)
Câu 1( 0,5 điểm): Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Cho biết tên tác giả?
Câu 2 ( 0,5 điểm): Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên?
Câu 3 (1,0 điểm): Trong câu:
Người đồng mình tuy thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Em hiểu từ “nhỏ bé” mang hàm ý gì?
Câu 4 (1,0 điểm) Theo em, người cha mong ước ở con cách sống như thế nào qua đoạn thơ trên?

ĐỀ 45
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi
Mỉm cười là một trạng thái tinh thần đặc biệt.
Khác với bản thân cái cười. Cái cười cần và phải có đối tượng rõ ràng. Không có người ta bảo mình “có vấn
đề rồi”.
Mỉm cười đến từ xa xôi, xa xôi đến mức có vẻ như mỉm cười là tự thân. Mỉm cười là trạng thái trong lành,
thân thiện dang tay vui đón vũ trụ, hoà vui cuộc đời. Như tia nắng xuân mềm mại, mỏng manh, rụt rè, vô tư lự hé chào
khu vườn cuối đông.
[...] Thật là vui khi nhìn thấy cái mỉm cười ở trong cái cười của ai đó, của những người bạn của mình.
Chúc mỗi bạn bè ta, mỗi sáng trước khi ra cửa, mỉm cười.
(Theo Hoàng Hồng Minh, “Lòng người mênh mang” NXB Văn hóa thông tin , 2014)

Câu 1: 0,5 điểm: Xác định phương thức biểu đạt của văn bản. .5 điểm).
Câu 2: (0,5 điểm). Chỉ ra phép liên kết giữa hai câu văn sau: "Mỉm cười đến từ xa xôi, xa xôi đến mức có vẻ như mỉm
cười là tự thân. Mỉm cười là trạng thái trong lành, thân thiện dang tay vui đón vũ trụ, hoà vui cuộc đời.".
Câu 3: (1.0 điểm). Theo tác giả, tại sao "mỉm cười" khác với "cái cười"? 
Câu 4: (1.0 điểm) "Chúc bạn bè ra mỗi sáng trước khi ra cửa, mỉm cười". Câu nói trên cho em lời khuyên gì về thái độ
sống?m).

ĐỀ 46
Đọc khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi:
“Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình”
ÔN THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN

(Trích Ánh trăng – Nguyễn Duy, Ngữ văn 9 - Tập một)

Câu 1: (0,5 điểm). Xác định các phương thức biểu đạt trong khổ thơ trên.
Câu 2: (0,5 điểm). Chỉ ra các từ láy có trong khổ thơ.
Câu 3: (1,0 điểm). Nêu nội dung chính của khổ thơ.
Câu 4: (1,0 điểm). Qua nội dung của khổ thơ trên, em rút ra cho mình thái độ sống như thế nào?
ĐỀ 47
Đọc đoạn thơ sau và trả lời những câu hỏi bên dưới:
Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
- Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?
(Ngữ văn 9 - tập I)
1. Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?
2. Xác định lời dẫn trực tiếp trong đoạn thơ trên?
3. Nêu nội dung chính của đoạn thơ.
4. Ý nghĩa của hình ảnh “bếp lửa” trong tác phẩm.

You might also like