You are on page 1of 8

21/6/2021

Đề bài
Câu 1: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:
“Lúc đó nồi cơm sôi lên sùng sục. Nó hơi sợ, nó nhìn xuống, vẻ nghĩ ngợi, nhắc không nổi,
nó lại nhìn lên. Tiếng cơm sôi như thúc giục nó. Nó nhăn nhó muốn khóc. Nó nhìn nồi cơm rồi
nhìn lên chúng tôi. Thấy nó luýnh quýnh tôi vừa tội nghiệp vừa buồn cười, nghĩ chắc thế nào nó
cũng chịu thua. Nó loay hoay rồi nhón gót lấy cái vá múc ra từng vá nước, miệng lẩm bẩm điều
gì không rõ. Con bé đáo để thật.”
a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Văn bản ra đời trong hoàn cảnh nào?
b. Xác định nội dung chính của đoạn văn.
c. Chỉ ra và nêu tác dụng của hai từ láy trong đoạn văn trên.
Câu 2:
“Sáng 22/2, đường dây nóng của Trung tâm Điều phối tạng Hà Nội nhận một cuộc điện thoại
đặc biệt. Đầu dây bên kia tự xưng tên Nguyễn Trần Thùy Dương (33 tuổi, thôn Tân Mỹ, quận
Nam Từ Liêm, Hà Nội). Chị Dương nghẹn ngào đưa lời: “Con tôi – bé gái Nguyễn Hải An mới 7
tuổi, 3 tháng đang trong tình trạng hôn mê do u cầu não xâm lấn. Gia đình có nguyện vọng hiến
tặng nội tạng của cháu cho những bạn nhỏ khác đang bị bệnh chờ ghép tạng, muốn sẽ được
nghe tiếng trái tim của con gái mình còn đập trong lồng ngực một bạn trẻ nào đó…”
Bé An nhập viện ngày 15/1/2018. Cũng kể từ ngày đó, chị Dương xin nghỉ việc để đồng hành
cùng con gái bé nhỏ. Chị hay kể cho con nghe về chuyện hiến tặng nội tạng cho người bị bệnh.
Một lần, khi còn tỉnh táo bé An tân sự với mẹ: “Con cũng muốn sau này làm thế nào khi mất đi,
những bộ phận vẫn còn tồn tại, vẫn sống trên cơ thể của người khác…”
(Theo Kenh 14.vn, ngày 27-2-2018)
Từ nội dung đoạn tin trên, hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về câu
nói: “Cho đi là còn mãi mãi.”
Câu 3:
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
(Nguyễn Duy, Ánh trăng, Theo Ngữ văn 9, tập 1,NXB Giáo dục, 2005, trang 156)
Bằng sự hiểu biết về bài thơ Ánh trăng, hãy phân tích đoạn thơ trên và qua đó, em có suy nghĩ
gì?

1
LTNK
Câu 3.
Liệu văn học có giúp con người sống tốt hơn?
Bằng những trải nghiệm trong quá trình đọc tác phẩm văn học, em hãy viết bài văn trả lời cho
câu hỏi trên?

2
LTNK
21/6/2021 - BTVN
Đề bài
Câu 1:
“Người có tính khiêm tốn thường hay cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm,
cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm nữa. Người có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp
nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công
của mình là tầm thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa.
Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận,
mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ
giữa đại dương bao la. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng
chung sống với mình. Vì thế, dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi.
Tóm lại, con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự đề cao vai
trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu
thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người.
Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời”.
(Trích Tinh hoa xử thế, Lâm Ngữ Đường, Ngữ văn 7, tập 2, NXB Giáo dục, 2015, tr.70-71)
1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
2. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn thứ nhất?
3. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến sau: “Tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng
thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la”.
Câu 2:
Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 250 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến được nêu
trong đoạn trích: “Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên
con đường đời”
Câu 3:
Về bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương, sách Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam,
2017, trang 60 có viết: “Bài thơ Viếng lăng Bác thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu
sắc của nhà thơ và của mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác”
Anh chị hãy phân tích đoạn thơ sau để làm sáng tỏ nhận đình trên.
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa vẫn đứng thẳng hàng

3
LTNK
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.
Câu 3.
“Thơ bắt rễ từ lòng người, nở hoa nơi từ ngữ”.
Bằng những trải nghiệm trong quá trình đọc tác phẩm văn học, em hãy viết một bài văn làm sáng
tỏ nhận định trên?

4
LTNK
23/6/2021
Câu 1:
Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi sau:
Trên đường đời bạn cũng có lúc vấp ngã. Tôi cũng vậy. Ngay cả người tài giỏi, khôn ngoan nhất
cũng có lúc vấp ngã. Vấp ngã là điều bình thường, chỉ có những người không bao giờ đứng dậy
sau vấp ngã mới là người thực sự thất bại. Điều chúng ta cần ghi nhớ là, cuộc sống không phải
là một cuộc thi đó - trượt... Cuộc sống là một quá trình thử nghiệm các biện pháp khác nhau cho
đến khi tìm ra một cách thích hợp. Những người đạt được thành công phần lớn là người biết
đứng dậy từ những sai lầm ngớ ngẩn của mình bởi họ coi thất bại, vấp ngã chỉ là tạm thời và là
kinh nghiệm bổ ích. Tất cả những người thành đạt mà tôi biết đều có lúc phạm sai lầm. Thường
thì họ nói rằng sai lầm đóng vai trò quan trọng đối với thành công của họ. Khi vấp ngã, họ
không bỏ cuộc. Thay vì thế, họ xác định các vấn đề của mình là gì, cố gắng cải thiện tình hình và
tìm kiếm giải pháp sáng tạo hơn để giải quyết. Nếu thất bại năm lần, họ cố gắng đứng dậy năm
lần, mỗi lần một cố gắng hơn, Winston Churchill đã nắm bắt được cốt lõi của quá trình này khi
ông nói: “Sự thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không đánh mất
nhiệt huyết và quyết tâm vươn lên”.
(Trích Cuộc sống không giới hạn, Nick Vujicic, chương VII, trang 236)
a. Xác định phương thức biểu đạt chính.
b. Cho biết cách trích dẫn ở phần in đậm?
c. Chỉ ra phép liên kết hình thức được sử dụng trong hai câu văn sau: "Khi vấp ngã, họ không bỏ
cuộc. Thay vì thế, họ xác định các vấn đề của mình là gì, cố gắng cải thiện tình hình và tìm kiếm
giải pháp sáng tạo hơn để giải quyết."
Câu 2 :
Từ ngữ liệu phần đọc hiểu, em hãy viết bài văn ngắn bàn về ý nghĩa của việc đứng dậy sau vấp
ngã đối với tuổi trẻ trong cuộc sống.
Câu 3.
Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy có gợi nhắc thấm thía về thái độ sống “Uống nước nhớ
nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ. Em hãy phân tích đoạn thơ sau để làm sáng tỏ nhận
xét trên.
Từ hồi về thành phố
quen ánh điện cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường

thình lình đèn điện tắt


phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ

5
LTNK
đột ngột vầng trăng tròn

Ngửa mặt lên nhìn mặt


có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng

Trăng cứ tròn vành vạnh


kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
(Nguyễn Duy, Ánh trăng, Ngữ văn 9, Tập một,NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, trang 156)
Câu 3.
Mỗi bài thơ của chúng ta
Phải như một ô cửa
Mở tới tình yêu
( Trích Liên tướng tháng hai, Lưu Quang Vũ )
Từ những trải nghiệm trong quá trình đọc thơ, hãy viết về một bài thơ hoặc một đoạn thơ “
như một ô cửa/ mở tới tình yêu” trong em.

6
LTNK
23/6/2021 – BTVN
Câu 1.
Đọc đoạn trích:
Gặp thời tức là gặp may, có cơ hội, nhưng nếu chủ quan không chuẩn bị thì cơ hội cũng sẽ qua
đi. Hoàn cảnh bức bách tức là hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục. Nhưng gặp hoàn cảnh
ấy có người bi quan, thất vọng, chán nản, thối chí; có người lại gồng mình vượt qua. Điều kiện
học tập cũng vậy, có người được cha mẹ tạo cho mọi điều kiện thuận lợi, nhưng lại mải chơi, ăn
diện, kết quả học tập rất bình thường. Nói tới tài năng thì ai cũng có một chút tài, nhưng đó chỉ
mới là một khả năng tiềm tàng, nếu không tìm cách phát huy thì nó cũng bị thui chột. Rút cuộc
mấu chốt của thành đạt là ở bản thân chủ quan mỗi người, ở tinh thần kiên trì phấn đấu, học tập
không mệt mỏi, lại phải trau dồi đạo đức cho tốt đẹp. Không nên quên rằng, thành đạt tức là làm
được một cái gì có ích cho mọi người, cho xã hội, được xã hội thừa nhận.
(Trích Trò chuyện với bạn trẻ - Nguyên Hương, Ngữ văn 9, Tập thai, NXB Giáo dục Việt Nam,
2019, tr. 1)

Thực hiện các yêu cầu sau:


1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
2. Theo tác giả, khi gặp hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục, con người có những cách ứng
xử nào?
3. Anh/Chị hiểu như thế nào về ý kiến: thành đạt tức là làm được một cái gì có ích cho mọi
người, cho xã hội, được xã hội thừa nhận?
Câu 2.
Từ nội dung đoạn trích, em hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc nắm
bắt cơ hội cho bản thân trong cuộc sống.
Câu 3.
Phân tích hình tượng nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê
Minh Khuê (phần trích SGK Ngữ văn 9, Tập hai) để làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn, tư tưởng và
những phẩm chất cao cả của con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Câu 3.
Có ý kiến cho rằng:
“Người ta chỉ có thể tách con người ra khỏi quê hương, chứ không thể tách quê hương ra
khỏi con người”.
Từ ý kiến trên, hãy phân tích sự gắn bó giữa con người và quê hương trong một vài tác phẩm đã
học và đã đọc.

7
LTNK
8
LTNK

You might also like