You are on page 1of 2

BTVN TIẾT 2 TÂY TIẾN

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)


Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi sau:
[...] Tôi thấy không biết bao nhiêu người trẻ quanh mình chưa nhận thức đúng tầm quan
trọng của sách, cũng như không biết đọc sách thế nào cho đúng cách.
Có hai loại phản ứng tiêu cực tiêu biểu từ người ít đọc khi được khuyên đọc sách nhiều
hơn: “Đọc sách đâu bảo đảm thành công.” - Một câu ngụy biện kinh điển của những người
lười đọc.
“Sách chỉ khiến người ta mơ mộng hão huyền phi thực tế.” - Phát biểu từ một người
thiếu hiếu biết về sách. Đối với họ chắc sách chỉ có mỗi thể loại tiểu thuyết diễm tình huyễn
hoặc. Tôi không biết lần cuối cùng họ cầm một quyển sách tử tế trong tay là khi nào.
Rõ ràng là không phải ai đọc sách cũng thành công. Nhưng lại có một sự thực rõ ràng
khác là những người thành công đọc rất nhiều sách. Một nghiên cứu được tiến hành trên
1.200 người giàu có nhất thế giới cho thấy: Điểm chung giữa những người này là họ tự giáo
dục bản thân thông qua việc đọc sách. Bill Gates, Steve Jobs, Warren Buffet đều là những
người đọc sách rất chuyên cần. Đọc sách không chắc sẽ giúp ta thành đạt trên đường đời,
nhưng không có nó hầu như ta không thể thành người.
Warren Buffet từng trả lời trong một bài phỏng vấn rằng ông dành 80% thời gian trong
ngày để đọc sách và tiếp thu kiến thức mới. Không chỉ riêng ông, nghiên cứu tiểu sử của
những con người xuất chúng khác, ta sẽ thấy điểm chung là họ vui vẻ và say mê đọc sách,
ngay cả sau những giờ lao động mệt nhọc. Vì đối với họ, đọc sách là một cách tự học. Và sự
học là sự nghiệp cả đời.”
(Trích “Tôi đã học như thế nào”, Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, Rosie Nguyễn, dẫn theo
sachvui.com)
Câu 1. Văn bản trên sử dụng chủ yếu thao tác lập luận nào?
Câu 2. Tác giả đã đưa ra những lí lẽ nào để bàn về quan điểm: “Đọc sách đâu bảo đảm thành
công”?
Câu 3. Anh/Chị có đồng ý rằng: “Đọc sách là một cách tự học ”?
Câu 4. Theo anh/chị, đọc sách khi đang tìm kiếm thành công và đọc sách khi đã thành công
khác nhau không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
“Tôi luôn mường tượng rằng Thiên đường cũng từa tựa như một thư viện vậy.” (Jorge Luis
Borges). Bạn có nghĩ thế không? Hãy trình bày trong đoạn văn 200 chữ.
Câu 2 (5 điểm)

Trong bài thơ Tây Tiến, nhà thơ Quang Dũng đã hai lần nhắc đến những kỷ niệm gắn bó giữa
chiến sĩ và nhân dân. Trong khổ 1 là:
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
Và tiếp tục nhắc đến trong khổ 2:
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
Cảm nhận 2 đoạn thơ trên. Từ đó hãy nêu cảm nhận của anh/chị về sức mạnh quân dân trong
thời kỳ kháng chiến.

You might also like