You are on page 1of 3

Đề ôn tập 1

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:


…Không thể nào chấp nhận sống:
Với lời cầu xin, lời doạ nạt
Con người luôn đi sau thời gian
Để thời gian chỉ còn báo mộng
Không thể nào bưng hai tay
Một bình an đặng sống
Không thể nào cúi đầu
Nhìn ngón chân bất lực.
Không thể nào chấp nhận sống:
Mà không biết mình về đâu
Không biết mình có thể làm gì
Buồn vui theo kẻ khác.
Không thể nào chấp nhận sống:
Trong sợ hãi, trong lọc lừa
Chẳng nhớ tim mình còn đập.
Không thể nào chấp nhận sống:
Khi mình chưa là mình
Trống trơ như vực thẳm…
(Trích Sống – Nguyễn Khoa Điềm, thivien.net)
Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn trích.
Câu 2. Chỉ ra ba lối sống không thể nào chấp nhận được đề cập trong đoạn trích.
Câu 3. Nêu hiệu quả của phép điệp cấu trúc: “Không thể nào chấp nhận sống”
Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với ý kiến của tác giả: “Không thể nào chấp nhận
sống/Mà không biết mình về đâu” không? Vì sao?
II. LÀM VĂN.
Câu 1. (VDC). Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết đoạn văn
(khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết của việc sống là
chính mình.

***
Đề ôn tập 2

Đọc đoạn trích dưới đây:


Những dấu chân lùi lại phía sau
Dấu chân in trên đời chúng tôi những tháng năm trẻ nhất
Mười tám hai mươi sắc như cỏ
Dày như cỏ
Yếu mềm và mãnh liệt như cỏ
Cơn gió lạ một chiều không rõ rệt
Hoa chuẩn bị âm thầm trong đất
Nơi đó nhất định mùa xuân sẽ bùng lên
Hơn một điều bất chợt
Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình
(Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc)
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?
(Trı́ch Trường ca Những người đi tới biển – Thanh Thảo)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ trên.
Câu 2. Tuổi trẻ Viêt Nam trong những năm tháng kháng chiến chống Mı̃ đươc tác giả miêu
tả qua những từ ngữ, hı̀nh ảnh nào?
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung câu thơ: “Hoa chuẩn bị âm thầm trong đất/Nơi
đó nhất định mùa xuân sẽ bùng lên”?
Câu 4. Anh/chị hãy nhận xét về những vẻ đẹp của hình tượng người lính thời kì chống Mĩ
được thể hiện trong đoạn trích trên.
II. LÀM VĂN.
Câu 1. Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết đoạn văn (khoảng 200
chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của việc sống hết mình khi còn trẻ.
Đề ôn tập 3

Đọc đoạn trích dưới đây:


SƯ THẦY VÀ BÉ CON
Một vị sư già lên rừng hái củi. Trên đường về gặp một cậu bé đang chơi đùa,
hái hoa bắt bướm. Vị sư tới gần hỏi:
- Trên tay con cầm gì thế?
Cậu bé láu cá:
- Đố thầy biết. Nhưng nếu nói sai, thầy phải mất cho con bó củi.
- Một con bướm đã chết, đúng không?
- Thầy nói sai rồi! Con bướm còn sống! – nói rồi cậu bé tung con bướm bay
lên trời.
Vị sư già cười nói: Đây, củi của con đây, hãy mang về đi.
Cậu bé đắc thắng, hí hửng mang bó củi về khoe với bố và kể lại câu chuyện.
Ông bố nghe xong, tái mặt, mắng con trai:
- Đem ngay bó củi này lên chùa trả rồi xin lỗi thầy chùa.
Cậu bé vừa đi vừa làu bàu: Nhưng con thắng mà!
Đến chùa, hai bố con chắp tay xin lỗi, vị sư già chỉ mỉm cười, gật đầu. Trên
đường về, cậu bé vẫn hậm hực.
Người bố nhẹ nhàng nói với con:
- Nếu sư thầy nói con bướm còn sống thì con ngay lập tức sẽ bóp cho nó chết,
đúng không? Từ đầu ngài đã định đem bó củi để đổi lấy một mạng sống đó.
Cậu bé lặng lẽ cúi đầu, nó đã hiểu!
(Nguồn Internet)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Câu chuyện cho thấy vị sư già đã làm cách nào để có thể cứu được sinh
mạng của con bướm?
Câu 2. Trong truyện, có hai lần vị sư già mỉm cười, anh/ chị hãy giải thích lý do
của nụ cười đó.
Câu 3. Theo giao hẹn của cậu bé trong câu chuyện, sư thầy đã đoán sai nên mất bó
củi. Anh/ chị có nghĩ là sư thầy thua cuộc hay không? Vì sao?
Câu 4. Câu kết truyện là: “Cậu bé lặng lẽ cúi đầu, nó đã hiểu!”, anh/ chị hãy điền
tiếp vào câu kết, chỉ rõ cậu bé hiểu điều gì?
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
Từ nội dung câu chuyện Sư thầy và bé con trong phần Đọc hiểu, anh / chị hãy
viết đoạn văn (khoảng 200 chữ), trình bày suy nghĩ về hậu quả của tính hiếu
thắng.

You might also like