You are on page 1of 5

I.

ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)


Đọc đoạn thơ :
Tôi trở lại những bờ đường mùa xuân
Cây già trắng lá
Ôi thành phố tôi yêu kỳ lạ
Cái sống như trăn trở ngày đêm
Tôi lớn lên, lo nghĩ nhiều thêm
Thành phố cũng như tôi đang lớn
Những gác xép bộn bề hy vọng
Những đầu hồi bóng nắng nhấp nhô...

Tôi trở về những ngõ quen xưa


Mỗi ngõ nhỏ giấu một lời tâm sự
Tôi trở lại những lối mòn quá khứ
Có tấm tình ta mắc nợ cha ông
(Trích Trở lại trái tim mình - Bằng Việt)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt trong đoạn thơ.
Câu 2. Chỉ ra những hình ảnh quen thuộc của thành phố trong tim nhà thơ.
Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về nội dung câu thơ: “Tôi lớn lên, lo nghĩ
nhiều thêm”?
Câu 4. Suy nghĩ của anh/chị về tình cảm của tác giả với thành phố nơi mình đã
từng sống.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200
chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của sự trân trọng quá khứ với
mỗi con người.
ĐỀ 3
I. ĐỌC HIẾU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
Đá san hô kê lên thành sân khấu
Vài tấm tôn chôn mấy cánh gà
Em đừng trách bọn chúng anh tạm bợ
Chẳng phông màn nào chịu nổi gió Trường Sa
 
Gió rát mặt, đảo luôn thay hình dáng
Sỏi cát bay như lũ chim hoang
Cứ mặc nó. Nào hỡi các chiến hữu
Ta bắt đầu thôi. Mây nước đã mở màn
 
Nào hát lên cho mây nước biết
Rằng chúng ta là những con người
Yêu em thủy chung hơn muối mặn
Dù thư tình chưa biết gửi cho ai
 
Nào hát lên cho đêm tối biết
Rằng tình yêu sáng trong ngực ta đây
Ta đứng vững trên đảo xa sóng gió
Tổ quốc Việt Nam bắt đầu từ nơi này.
(Trần Đăng Khoa, Lính đảo hát tình ca trên đảo, Thơ Việt Nam 1975 - 2000,
NXB Hội Nhà văn, 2001, tr.362 - 364)
Thực hiện những yêu cầu:
Câu 1: Xác định các phương thức biểu đạt trong đoạn thơ.
Câu 2. Những hình ảnh, từ ngữ nào diễn tả cuộc sống gian khổ, thiếu thốn của
người lính đảo Trường Sa?
Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về ý thơ: “Ta đứng vững trên đảo xa sóng gió/
Tổ quốc Việt Nam bắt đầu từ nơi này?
Câu 4. Trình bày suy nghĩ của anh/chị về tình cảm của tác giả được thể hiện
trong khổ thơ cuối.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200
chữ) về ý nghĩa của những hoạt động hướng về biển đảo của của tuổi trẻ Việt
Nam hiện nay.

Đề số 8
I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: ( 3.0 điểm )
SỐNG
Sống vì chính nghĩa nên ráng sống
Sống bao lâu không uổng công sinh
Sống làm đất nước thanh bình
Sống vì dân tộc quên mình lợi danh
Sống như thế sống thành muôn tuổi
Sống thơm danh, thác gọi anh hùng
Không tham danh lợi muôn trùng
Sống nghèo, sống cực mà lòng thanh cao
Sống để nói những câu đạo đức
An ủi người cơ cực lầm than Văn chương tô điểm giang san
Chết rồi vẫn sống muôn ngàn năm sau
Nhưng có kẻ sống thừa sống thãi
Sống mà không đường lối lập trường
Sống vì tiền của bất lương
Sống trên vật chất phô trương lợi quyền
Sống ngu dốt cầu yên nương tựa
Sống làm thân trâu ngựa cho người
Sống vì danh lợi… ôi thôi!
Sống chi nhục nhã muôn đời chúng khinh
(Long Giang Tử)
Câu 1. (0,5 điểm)Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2. .(1.0 điểm)Chỉ ra và phân tích tác dụng của các phép tu từ trong 4 câu
thơ:
Sống như thế sống thành muôn tuổi
Sống thơm danh, thác gọi anh hùng
Không tham danh lợi muôn trùng
Sống nghèo, sống cực mà lòng thanh cao
Câu 3. .(0,75 điểm) tác giả quan niệm như thế nào là lối sống thừa.
Câu 4. .(0,75 điểm)Viết đoạn văn khoảng 5-7 dòng về một thông điệp gợi ra từ
văn bản.
II. LÀM VĂN: (7,0 điểm)
Câu 1. Nghị luận xã hội: (2,0 điểm)
Từ văn bản ở phần đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình
bày suy nghĩ của anh/chị về quan niệm sống có ích.

Đề 7
I. ĐỌC HIỂU
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Tuổi trẻ - tự bản thân nó đã là một tài sản, tự bản thân nó đã hàm chứa ánh sáng
và hạnh phúc, khi bị dúi xuống bùn, cơ hội để nó vẫn tỏa sáng và thăng hoa sẽ
lớn hơn so với khi bạn già đi. Lúc đó là lúc phép thử còn màu nhiệm, con tốt đó
trong tay có thể còn phong Hậu; bạn có thời gian làm hậu thuẫn và chân trời vẫn
còn gợi nhiều thôi thúc. Còn khi bạn đã lớn tuổi hơn, những xây xước đằng
trước sẽ làm cho bạn ngần ngại, nếu bạn bị dúi xuống bùn thì rất có thể bạn sẽ
tặc lưỡi nằm đó một mình, hoặc sẽ cố gắng vùng vẫy sao cho người khác cũng
vấy bẩn lêm luốc giống với bạn.
Tuổi trẻ có một thứ vốn ngầm rất đáng quý mà không phải ai cũng biết: sự cô
đơn. Trái tim là một giống loài dễ hư hỏng. Nếu nó được no đủ, nó sẽ đổ đốn
ngay lập tức. Hạnh phúc làm cho con người ta mềm yếu, người ta vui tươi với
mọi thứ, người ta quên mất việc phải làm, người ta còn bắt đầu tặc lưỡi nhiều
hơn với những thói quen xấu. Tình yêu là một giống dây leo khó chiều. Nó cần
được thử thách và bị tấn công. Nếu bạn mớm cơm cho nó hàng ngày, chăm sóc
nó quá no đủ, nó sẽ chết yểu.
Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2: Vì sao tác giả lại cho rằng: Tuổi trẻ có một thứ vốn ngầm rất đáng quý
mà không phải ai cũng biết: sự cô đơn.
Câu 3: Anh/Chị hiểu như thế nào về ý kiến: …khi bạn đã lớn tuổi hơn, những
xây xước đằng trước sẽ làm cho bạn ngần ngại?
Câu 4: Anh/Chị có đồng tình với quan niệm: Trái tim là một giống loài dễ hư
hỏng. Nếu nó được no đủ, nó sx đổ đốn ngay lập tức?
II. LÀM VĂN
Câu 1:
Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng
200 chữ) trình bày suy nghĩ về tuổi trẻ.

You might also like