You are on page 1of 9

A.

CÔNG THỨC:
1/ GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ

-PHẨM CHẤT:Trung thực, siêng năng,nhân ái….là một phẩm chất tốt
mà con ng cần phải có( là một phẩm chất tốt của con ng).

-HIỆN TƯỢNG XH:trò chơi điện tử,học tủ, ô nhiễm môi trường, vô
cảm…. là một hiện tượng phổ biến đang diễn ra và gây hậu quả nghiêm
trọng cho con ng và xã hội .

- ĐẠO LÝ, ĐẠO ĐỨC: biết ơn, tôn sư trọng đạo, hiếu thảo……..là một
truyền thống ( đạo lý) tot dep của dân tộc ta.

2/GIẢI THÍCH VẤN ĐỀ :

-Dựa vào nghĩa của từ.

-Dựa vào hiểu biết.

3/BIỂU HIỆN CỦA VẤN ĐỀ:

Mắt thấy, Tai nghe,Não biết suy nghĩ

4/ Ý NGHĨA CỦA VẤN ĐỀ:

-Tiếp theo ta nêu dẫn chứng( nêu tên người thật, việc thật)

+ Người nổi tiếng có đạo đức.

+Người quanh ta có nét nổi bật.

 (Nếu dẫn chứng xấu thì nêu chung chung: một số người)
-Sau khi nêu được DẪN CHỨNG, ta đi khẳng định VẤN ĐỀ TỐT
HAY XẤU.( chốt DC)
5/ MỞ RỘNG( PHẢN BIỆN)

-Nếu vấn đề TỐT phản biện ngược lại nêu hậu quả.

-Nếu vấn đề XẤU phản biện ngược lại nêu kết quả.

6/BÀI HỌC( NHẬN XÉT CHUNG)

-Nhắc lại bước 1: ( giới thiệu vấn đề)

+vấn đề tốt kêu gọi mọi người làm theo.

+vấn đề xấu kêu gọi mọi người khắc phục.

B.THỰC HÀNH:

1.Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) bàn về “Lòng dũng cảm”

( 1)Lòng dũng cảm là một trong những đức tính vô cùng cần thiết và
đáng quý ở mỗi con người.

( 2). Dũng cảm là không sợ nguy hiểm, khó khăn.

( 3)Người có lòng dũng cảm là người không run sợ, không hèn nhát,
dám đứng lên đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác, các thế lực tàn bạo để
bảo vệ công lí, chính nghĩa.

- Dũng cảm là sẵn sàng hy sinh bản thân mình để cứu giúp những người
khó khăn hoạn nạn.

( 4)Trong chiến tranh, nhờ những tấm gương dũng cảm như Võ Thị Sáu,
Nguyễn Văn Trỗi, La Văn Cầu… và bao tấm gương thương binh, liệt sĩ
mà đất nước mới có được nền độc lập.

-Trong hoà bình những người lính, những chiến sĩ công an dũng cảm
đấu tranh với tội phạm để bảo vệ bình yên cho nhân dân.
 Người dũng cảm là người bản lĩnh, dám đương đầu và không lùi
bước. Và cũng như bản lĩnh, dũng cảm sẽ giúp con người vươn đến
thành công. Người dũng cảm luôn được mọi người yêu mến và quý
trọng. (chốt DC)

( 5)Qua đây ta cũng cần phê phán phán những kẻ hèn nhát, bạc nhược
không dám đấu tranh, không dám đương đầu với khó khăn thử thách
để vươn lên trong cuộc sống.

( 6 )Dũng cảm là cần thiết, vì vậy cần rèn luyện tinh thần dũng cảm từ
việc làm nhỏ nhất trong cuộc sống hàng ngày.( tốt)

*Luôn đấu tranh loại bỏ sự hèn nhát, rèn cho mình ý chí, nghị lực, bản
lĩnh. Hãy nhớ rằng, hèn nhát là bóng tối đẩy lùi bước tiến của xã hội và
chỉ có dũng cảm mới có thể dẫn lối soi đường cho ta thoát khỏi con
đường hầm tăm tối đó.( xấu)

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bình Dương


KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2020 - 2021
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Môn thi: NGỮ VĂN.
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
Ngày thi: 08/7/2020
Thời gian làm bài: 120 phút (không tính thời gian phát đề)
I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm).
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Thình lình đèn điện tắt
phòng buym - đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
Trăng cổ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
(Theo SGK Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008, trang 156).
Câu 1. Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Cho biết tên tác giả? (0,5 điểm) 015
Câu 2. Trong đoạn thơ, tìm từ ngữ thể hiện cảm xúc của nhà thơ khi đột ngột gặp lại
vầng trăng. (0.5điểm)
Câu 3. Chỉ ra và nêu ý nghĩa của biện pháp nhân hóa được thể hiện trong hai câu thơ
cuối. (1.0 điểm)
Câu 4. Đoạn thơ gợi nhắc cho người đọc thái độ sống đúng đắn như thế nào? Tìm câu
tục ngữ có ý nghĩa diễn đạt phù hợp với thái độ sống đó. (1.0 điểm)
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ ý nghĩa của đoạn thơ trong phần Đọc – hiểu, em hãy viết một đoạn văn nghị luận xã
hội (khoảng 10 đến 15 dòng), trình bày suy nghĩ về lòng khoan dung của con người
trong cuộc sống.
Đề thi môn Văn vào lớp 10 tỉnh Bắc Giang năm 2021
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÔNG NĂM HỌC 2021 - 2022
BẮC GIANG MÔN THI: NGỮ VĂN
ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày thi: 27/7/2021.
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề
I. Đọc hiểu (4.0 điểm): Đọc bài thơ sau:
Yêu từng bờ ruộng, lối mòn,
Đỏ tươi bông gạo, biếc rờn ngàn dâu.
Yêu con sông mặt sóng xao,
Dòng sông tuổi nhỏ rì rào hát ca.
Yêu hàng ớt đã ra hoa
Đám dưa trổ nụ, đám cà trổ bông.
Yêu sao tiếng mẹ ru nồng,
Tiếng thoi lách cách bên nong dâu tằm.
(Ta yêu quê ta, Lê Anh Xuân Thơ Thiếu nhi chọn lọc, NXB Vin học, 2017, tr.94)
Thực hiện các yêu cầu:
1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

2. Tìm hai từ láy tượng thanh có trong bài thơ.

3. Trong hai dòng thơ sau, cảnh vật quê ta hiện lên như thế nào?

Yêu từng bờ ruộng, lối mòn,


Đỏ tươi bông gạo, biếc rờn ngàn dâu.
4. Phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp điệp ngữ trong bài thơ.

5. Bài thơ đã đánh thức trong em tình cảm, suy nghĩ gì? Trình bày bằng một đoạn văn
5-7 câu.

Đề thi vào lớp 10 môn Văn Sóc Trăng 2021


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
SÓC TRĂNG Năm học 2021 - 2022
Môn: NGỮ VĂN
(Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian phát đề)
I. ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Sức khoẻ là một nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất tới cuộc sống của chúng ta. Không có sức khoẻ,
tội tiền bạc, của cải trên thế giới này đều vô giá trị. Có sức khoẻ không có nghĩa chỉ là không có
bệnh tật hay ôm yêu, mà nó còn bao là sự lành mạnh về thể chất, cảm xúc, quan hệ xã hội và tâm
lí. Thậm chí chỉ một chút biểu hiện mơ hồ của sự bất mãn cũng được coi là không hoàn toàn
khỏe mạnh. Những người thành công ý thức rất rõ rằng sức khoẻ liên quan đến năng lực thể
chất, tinh thần và cảm xúc của mỗi người, mỗi yếu tố đó đều tác động đến sự thành công của
chúng ta. Có thể cơ thể chúng ta hoàn toàn khoẻ mạnh, nhưng tâm trí chúng ta có sự dao động
và do dự, chúng ta sẽ thất bại trong những cuộc đấu có tính cạnh tranh cao như: thể thao, kinh
doanh, hay tình huống đòi hỏi sự quyết đoán cao.
(Trích Những bậc thầy thành công, IVAN R.MISNER, PH.D; DON MORGAN, M.A, Nguyễn
Trà, Kim Dung dịch, NXB Lao động - Xã hội, 2014, tr.188)
Câu 1 (0,5 điểm). Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào (miêu tả, biểu cảm, tự sự, nghị
luận, thuyết minh)?
Câu 2 (0,5 điểm). Theo văn bản, người như thế nào là người có sức khoẻ?
Câu 3 (1,0 điểm). Em hiểu như thế nào về câu nói: Không có sức khoẻ, mọi tiền bạc,
của cải trên thế giới này đều vô giá trị?
Câu 4 (1,0 điểm). Em có đồng tình với quan điểm: Có thể cơ thể chúng ta hoàn toàn
khoẻ mạnh, nhưng tâm trí chúng ta có sự dao động và do dự, chúng ta sẽ thất bại trong
những cuộc đấu có tính cạnh tranh cao như: thể thao, kinh doanh, hay tình huống đòi
hỏi sự quyết đoán cao không? Vì sao?

Ninh Bình năm 2021 - 2022 có đáp án


Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Kì thi tuyển sinh vào lớp 10

Năm học 2021 - 2022


Bài thi môn: Ngữ văn

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

PHẦN I: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

Thay vì giúp con có một ước mơ thực sự, nhiều ông bố bà mẹ thường
đưa trẻ đến những trung tâm bồi dưỡng tài năng để tham gia hết khóa học
này đến chương trình khác. Bởi, Phụ huynh cho rằng những chương trình đó
rất bổ ích và có giá trị với con.

(...) Ai trong chúng ta cũng có một ước mơ cho riêng mình, trẻ em
cũng vậy. Song khác với người lớn, trẻ sẽ có nhiều ước mơ bay bổng do trí
tưởng tượng phong phú. Khi đó nhiệm vụ của cha mẹ là nuôi dưỡng ước mơ
của con một cách hợp lý giúp chúng định hướng tương lai.

Trẻ em thường xuyên có ước mơ mới mỗi khi ngưỡng mộ ai đó. Khi
được bác sĩ chữa khỏi bệnh, trẻ mong ước lớn lên sẽ làm bác sĩ. Khi xem tivi
và chứng kiến những diễn viên xinh đẹp hoặc xem những bộ phim siêu nhân
thì ước mơ của trẻ lại khác. Chắc hẳn, đây là câu chuyện xảy ra trong nhiều
gia đình. Thường, trẻ nhỏ với suy nghĩ ngây thơ, có thể con sẽ thốt ra những
câu nói khiến cha mẹ hoang mang. Khi đó không ít phụ huynh áp đặt suy
nghĩ và mong muốn của mình lên con. Họ ép con thích những điều cha mẹ
muốn. Song đó không phải là niêm yêu thích của trẻ. Theo các chuyên gia,
đó là một trong những suy nghĩ sai lầm mà cha mẹ nên bỏ trong quá trình
định hình ước mơ cho con trẻ. Theo chuyên gia Trần Quốc Phúc, cha mẹ
hãy cho con một tước mơ và đừng bao giờ "tiêu diệt” giấc mơ đó ". Cha mẹ
hãy hỏi con thích gì và tin con sẽ làm được điều đó. Cha mẹ hãy dẫn con tới
nơi có những người thành công để con tiếp cận, nhìn những căn nhà đẹp,
những chiếc xe đẹp. Đồng thời để con chứng kiến cuộc sống của những trẻ
em nghèo, chuyên gia cho biết.

(Theo: Vân Huyền, khơi gợi điều trẻ muốn hướng tới, Bảo Giáo dục và Thời
đại, số 99, Thứ hai, 26/04/2021, tr.13)
Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1 (0,5 điểm):

Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2 (0,5 điểm):

Chỉ ra và gọi tên thành phần biệt lập trong câu văn sau: Chắc hẳn, đây là câu
chuyện xảy ra trong nhiều gia đình.

Câu 3 (1,0 điểm):

Nêu nội dung chính của văn bản trên

Câu 4 (1,0 điểm):

Anh/chị có đồng tình với việc cha mẹ ép con thích những điều cha mẹ muốn
không? Vì sao?

You might also like