You are on page 1of 6

SỞ GD VÀ ĐT HẢI DƯƠNG ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LỚP 12 LẦN 3

TRƯỜNG THPT ĐƯỜNG AN NĂM HỌC 2017 - 2018


MÔN: NGỮ VĂN
ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 120 phút
01 (Đề này gồm 03 câu, 01 trang)

Họ và tên học sinh.......................................................Lớp.............


PHẦN 1: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới.
Đôi khi, một lời khen ngợi, động viên được nói ra đúng lúc có tác động phi
thường mà ngay chính bản thân người tạo ra lời khen ấy cũng không ngờ đến.
Một cậu bé khác ở Luân Đôn làm nhân viên trong một cửa hàng bán thực phẩm
khô. Cậu phải thức dậy lúc năm giờ sáng dọn dẹp cửa hàng, làm việc vất vả suốt mười
bốn giờ trong ngày. Đây là công việc thuần túy chân tay và cậu ghét nó. Sau hai năm,
cậu không thể nào chịu đựng được nữa. Một buổi sáng thức dậy, không đợi ăn sáng,
cậu cuốc bộ mười lăm dặm đi tìm mẹ, lúc đó đang giúp việc cho một gia đình giàu có,
để nói lên suy nghĩ của mình. Sau đó, cậu viết một bức thư dài cho thầy giáo cũ của
cậu, tâm sự rằng mình rất đau khổ, không muốn sống nữa. Người thầy an ủi và khuyến
khích cậu, cam đoan rằng cậu thực sự thông minh và thích hợp cho những công việc
còn tốt hơn thế. Ông sẵn sàng tìm cho cậu một chân giáo viên ở làng.
Người thầy đã thực hiện một nghĩa cử cao đẹp cho cậu học trò của mình. Lời động
viên đúng lúc của ông thay đổi cả tương lai cậu bé. Người thầy này đã góp phần tạo
nên một nhân cách đặc biệt trong lịch sử văn học Anh. Bởi vì ngay sau đó, cậu bắt đầu
viết và nhanh chóng trở thành tác giả của vô số những tác phẩm bán chạy nhất nước
Anh, kiếm trên một triệu đô-la bằng ngòi bút của mình. Đó là H.G.Wells.
(Theo Dale Carnegie, Đắc nhân tâm, NXB Tổng hợp Tp.HCM, 2015)
Câu 1. Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào ? (0,5 điểm)
Câu 2. Nêu nội dung của văn bản trên. (0,75 điểm)
Câu 3. Vì sao cậu bé trong văn bản trên từ chỗ đau khổ, không muốn sống nữa sau đó
lại trở thành người có ích cho cuộc đời ? (0,75 điểm)
Câu 4. Thông điệp sâu sắc nhất mà anh/chị rút ra từ văn bản trên là gì? (1,0 điểm)
PHẦN 2: LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1(2,0 điểm):
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến
sau: Đôi khi, một lời khen ngợi, động viên được nói ra đúng lúc có tác động phi
thường mà ngay chính bản thân người tạo ra lời khen ấy cũng không ngờ đến.
Câu 2(5,0 điểm):
Phân tích bi kịch của Trương Ba trong đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt của
Lưu Quang Vũ. Từ đó liên hệ với bi kịch của Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của
Nam Cao và nêu quan niệm về con người mà hai nhà văn gửi gắm qua tác phẩm.

------Hết------
(Thí sinh không sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm)

Giáo viên phản biện Giáo viên tổ hợp

Phạm Thị Lành Vũ Thị Hường

1
SỞ GD & ĐT HẢI DƯƠNG HƯỚNG DẪN CHẤM
TRƯỜNG THPT ĐƯỜNG AN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LỚP 12 LẦN 3
NĂM HỌC 2017 - 2018
ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: NGỮ VĂN
01 (Hướng dẫn chấm gồm 04 trang )

A. YÊU CẦU CHUNG


- Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh, tránh đếm ý
cho điểm. Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức độ điểm một cách
hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.
- Học sinh có thể làm theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản của
đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
- Điểm bài thi có thể cho lẻ đến 0,25 điểm và không làm tròn.

B. YÊU CẦU CỤ THỂ


a. Về kĩ năng:
- Kĩ năng làm câu hỏi đọc hiểu.
- Kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội.
- Kĩ năng làm bài nghị luận văn học.
- Kĩ năng dùng từ, đặt câu, diễn đạt
b. Về kiến thức:
- Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản
sau đây:

Câu Đáp án Điểm


I ĐỌC HIỂU 3,0đ
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Tự sự 0,5
Câu 2. Nội dung: 0,75
- Câu chuyện về cậu bé Wills từng đau khổ không muốn sống, không
muốn làm việc nhưng được truyền niềm tin qua lời khuyên, sự khích lệ
và vươn lên trở thành nhà văn nổi tiếng của nước Anh.
- Qua đó khẳng định của sức mạnh của những lời khuyên chân thành, lời
khen thật tâm có thể thay đổi cuộc đời, số phận con người, mang đến
những điều tốt đẹp cho cuộc sống.
Câu 3. Cậu bé trong văn bản trên từ chỗ đau khổ, không muốn sống nữa 0,75
sau đó lại trở thành người có ích cho cuộc đời vì: Cậu nhận được sự
khích lệ từ người thày của mình, nói rộng ra là sự động viên để có niềm
lạc quan tin tưởng trong cuộc sống.
Câu 4: Thông điệp: HS đưa ra 1 hoặc vài thông điệp và có sự lí giải 1,0
thuyết phục.
- Trong cuộc sống cần có lời khen, lời khích lệ động viên đúng lúc.
- Sức mạnh, điều kì diệu của sự khích lệ.
…..
II Làm văn 7,0đ
1. Viết đoạn văn 2,0đ
Yêu cầu về hình thức:
- Viết đoạn văn khoảng 200 từ, đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn.

2
- Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu.
Yêu cầu về nội dung: Diễn đạt bằng nhiều cách nhưng đảm bảo các
ý sau:
* Giải thích: 0,5
- Lời khen, lời động viên: là những lời nói có tác dụng tích cực giúp cho
người đón nhận cảm thấy vui vẻ, nhận ra những điểm mạnh của bản
thân.
- Đúng lúc: đúng thời điểm.
- Sức mạnh phi thường: sức mạnh lớn, vượt quá những gì người tạo ra
lời khen ấy nghĩ.
 Câu nói khẳng định giá trị của lời khen ngợi, động viên đúng lúc. Nó
có thể tạo ra những sức mạnh lớn, giúp cho người được khen có hành
động tích cực làm nên những điều lớn lao trong cuộc đời, giúp họ vượt
qua bóng tối. 1,25
* Phân tích, bình luận, chứng minh:
- Mỗi người luôn cần những lời khen, lời động viên từ cha mẹ, thầy cô,
bạn bè…nhất là trong những lúc vất vả, khó khăn.
- Trong những lúc người ta nản chí muốn buông xuôi nhất thì một lời
động viên luôn cảm thấy ấm lòng, có thêm sức mạnh để bước tiếp.
- Lời khen lời động viên giúp cho họ có sức mạnh, giúp họ nhận ra điểm
mạnh, điểm yếu của bản thân để thay đổi phù hợp, chống chọi với hoàn
cảnh.
- Lời khen luôn khiến người ta cảm thấy hưng phấn, tin vào bản thân
nhiều hơn.
- Tuy nhiên cũng cần tỉnh táo đón nhận lời khen, lời động viên, biết
phân biệt lời khen, lời động viên chân thành nếu không sẽ trở thành ảo
tưởng rồi bị thất bại. 0,25
* Liên hệ bản thân:
- Cần biết trân trọng những khen, lời động viên và biết tạo ra sức mạnh
to lớn từ những lời khen đó…
2. Nghị luận văn học 5,0đ
1. Giới thiệu vấn đề: 0,5đ
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích và bi kịch của 0,5
nhân vật hồn Trương Ba.
- Bi kịch của Trương Ba gợi liên tưởng tới bi kịch của nhân vật Chí
Phèo trong truyện Chí Phèo (Nam Cao). Qua bi kịch của hai nhân vật ta
thấy được quan niệm về con người mà hai nhà văn gửi gắm.
2. Giải quyết vấn đề: 4,0đ
a. Bi kịch của nhân vật hồn Trương Ba 2,0
- Bi kịch bị bắt chết nhầm vì một sự cẩu thả, tắc trách của Nam Tào. 0,25
- Bi kịch bị tha hóa về nhân cách - bi kịch bên trong một đằng, bên 0,75
ngoài một nẻo. Trong thể xác thô phàm đày bản năng nhục dục của anh
hàng thịt, linh hồn vốn nhân hậu, trong sạch, bản tính ngay thẳng của
Trương Ba đã dần dần đổi khác. Hồn Trương Ba đau khổ và tìm cách
chống lại cái xác phàm phu bằng cách muốn rời khỏi nó. Xác đồ tể biết
được điều đó, biết những cố gắng của hồn Trương Ba là không thể thực
hiện được đã khiêu khích, nhạo báng, cười nhạo Trương Ba; dồn Trương
Ba vào thế đuối lí. Hồn Trương Ba nổi giận, mắng mỏ nhưng cuối cùng
cũng bất lực đành phải ngậm ngùi trở lại nhập vào cái xác anh hàng thịt

3
trong sự tuyệt vọng.
- Bi kịch bị người thân hắt hủi, xa lánh: Vợ Trương Ba giận dỗi muốn 0,5
bỏ đi, cháu nội thì khước từ tình thân, con dâu hiểu cho cảnh của cha
chồng nhưng không giúp gì được…
- Bi kịch của con người trên hành trình đi tìm lại chính mình. Muốn bảo 0,5
vệ được khí tiết, phẩm giá cao đẹp của mình, Trương Ba chỉ còn một
con đường là chọn cái chết. Hồn Trương Ba kiên quyết chối từ, không
chấp nhận cảnh sống như hiện tại. Đế Thích vô cùng ngạc nhiên rồi
khuyên hồn Trương Ba tiếp tục cuộc sống ấy, định cho hồn Trương Ba
nhập vào xác thằng cu Tị. Hồn Trương Ba kiên quyết chối từ, ông đã xin
cho cu Tị được sống, trả lại xác cho anh hàng thịt còn mình thì chấp
nhận cái chết. Đó là bi kịch của con người đấu tranh cho lý tưởng tận
thiện, tận mĩ ở đời.
b. Liên hệ với bi kịch của Chí Phèo 1,0
- Bi kịch bị tha hóa về nhân cách: Chí Phèo là anh nông dân hiền lành, 0,5
lương thiện và có lòng tự trọng nhưng do sự ghen tuông của Bá Kiến,
Chí Phèo đã bị đẩy vào tù. Sau bảy, tám năm sau trở lại làng, Chí Phèo
bị tha hóa cả về nhân hình lẫn nhân tính (dẫn chứng). Sau đó, Chí Phèo
bị biến thành tay sai cho Bá Kiến. Sau thời gian làm tay sai, Chí Phèo
trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại (dẫn chứng), bị mọi người xa
lánh.
- Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người: Bát cháo hành ấm nóng tình 0,5
người của thị Nở đã đánh thức phần người tốt đẹp trong Chí. Chí khát
khao được trở lại xã hội của người lương thiện và hi vọng thị Nở sẽ là
chiếc cầu đưa Chí trở lại với xã hội đó. Bị thị Nở từ chối, bị cự tuyệt
quyền làm người lương thiện Chí Phèo đau đớn, tuyệt vọng đến nhà bá
Kiến đòi lương thiện, đâm chết hắn rồi từ kết liễu đời mình.
c. Quan niệm về con người mà hai nhà văn gửi gắm qua tác phẩm. 1,0
* Giống nhau: 0,5
- Cả hai nhân vật Trương Ba và Chí Phèo đều phải chịu những bi kịch
đau đớn - bi kịch bị tha hóa và bi kịch bị xã hội, người thân chối bỏ - do
hoàn cảnh khách quan (giai cấp thống trị) gây ra.
- Con người dù sống trong hoàn cảnh bi đát đến đâu cũng luôn phải đấu
tranh để giữ gìn nhân cách, phẩm giá. Trương Ba quyết định chết, trả lại
xác cho anh hàng thịt để mình luôn được sống trong lòng người thân yêu
với những ấn tượng tốt đẹp. Chí chết để được là người chứ nhất quyết
không sống kiếp quỷ dữ nữa.
Quan niệm của 2 nhà văn:
+ Thể hiện niềm tin bất diệt của hai nhà văn vào con người (thà chết chứ
không thể sống trong bi kịch)
+ Được sống làm người rất quan trọng, nhưng sống đúng là mình, trọn
vẹn với những giá trị mình có mình theo đuổi, được sống trong lương
thiện, được người khác trân trọng mới quý giá hơn nhiều.
* Khác nhau: 0,5
- Nam Cao với Chí Phèo muốn chỉ ra quan niệm về giá trị sống đích
thực của con người trong xã hội có xung đột, mâu thuẫn giai cấp. Mâu
thuẫn giữa địa chủ với nông dân đã đến mức sâu sắc và không gì có thể
xoa dịu (trước cách mạng).
- Còn trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt, tác giả lại đưa đến

4
vấn đề giá trị sống đích thực của con người hiện đại. Nó cũng gợi mở lối
sống đúng đắn để đem lại hạnh phúc và sự thanh thản của tâm hồn con
người.
-> Có sự khác nhau trong quan niệm của hai nhà văn về con người là do
hoàn cảnh, thời đại và quan niệm sáng tác.
3. Đánh giá chung. 0,5đ
- Số phận, bi kịch của con người trong xã hội.
- Con người luôn cố gắng vượt lên để giữ gìn phẩm giá, hoàn thiện nhân
cách.

Giáo viên phản biện Giáo viên tổ hợp

Phạm Thị Lành Vũ Thị Hường

5
6

You might also like