You are on page 1of 3

ĐỀ CƯƠNG VĂN 9 GIỮA KỲ 2

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (2.0 điểm)


Đề 1.Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Khi nói đến ước mơ của mỗi người thì điều đầu tiên cần phải xác định đó không phải là
những mong ước viển vông mà chính là mục đích con người đặt ra và cố gắng phấn đấu
để đạt đến trong cuộc đời mình.
Đồng thời một yếu tố cũng hết sức quan trọng là cần phải xác định cách thức để đạt
được mục đích đó, bởi không ai trong cuộc đời này lại không muốn đạt đến một điều gì đó.
Sự khác biệt chính là ở phương thức thực hiện, cách thức đạt đến ước mơ của mỗi người
và điều này sẽ quyết định “đẳng cấp” về nhân cách của mỗi người.
Có người đi đến ước mơ của mình bằng cách trung thực và trong sáng thông qua
những nỗ lực tự thân tột cùng. Đây là những người có lòng tự trọng cao và biết dựa vào
sức của chính mình, tin vào khả năng của chính mình và sự công bằng của xã hội. Đối với
họ, mục tiêu chưa chắc là điều họ quan tâm, cái họ quan tâm hơn chính là phương thế để
đạt đến mục tiêu trong cuộc sống.
Chính vì vậy họ là những người không bao giờ chấp nhận sống trong thân phận
“tầm gửi”, trở thành công cụ trong tay người khác hay giao phó tương lai của mình cho
người khác. Sở dĩ như thế là bởi họ chỉ tự hào với những gì do chính bản thân họ làm ra
và đạt đến, đồng thời cũng là những người xem phương tiện quan trọng như mục tiêu của
cuộc đời mình.
(Nguồn: Lê Minh Tiến, Đẳng cấp về nhân cách, http://tuoitre.vn)
Câu 1(0,5điểm). Chỉ ra phương thức biểu đạt của đoạn trích.
Câu 2(0,5điểm). Xác định khởi ngữ trong câu sau: Đối với họ, mục tiêu chưa chắc là điều
họ quan tâm, cái họ quan tâm hơn chính là phương thế để đạt đến mục tiêu trong cuộc
sống.
Câu 3(0,5điểm). Vì sao tác giả cho rằng: những người không bao giờ chấp nhận sống
trong thân phận “tầm gửi” chỉ tự hào với những gì do chính bản thân họ làm ra và đạt đến?
Câu 4(0,5điểm). Từ đoạn trích trên, hãy rút ra bài học có ý nghĩa nhất đối với em?
Đề 2.Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Cơ hội là điều có thật chứ không phải là kết quả của một sự may mắn hay tình cờ
nào đó. Cơ hội luôn hiện hữu xung quan chúng ta nhưng thường núp dưới cái bóng rũi ro
hoặc thất bại tạm thời. Đó là lí do khiến rất nhiều người bỏ lỡ cơ hội của mình. Gục ngã
hoàn toàn sau thất bại đầu tiên và không bao giờ đứng dậy được nữa, họ không nhận ra
rằng, đằng sau mỗi thất bại luôn ẩn chứa một cơ hội mới.
Nhiều người tin rằng thành công là kết quả của những bước ngoạt may mắn. Dù
không thể phủ nhận sự may mắn, nhưng nếu chỉ trông chờ vào yếu tố này, thì gần như bạn
sẽ luôn thất vọng. Bước ngoặt duy nhất mà bất kì ai cũng có thể dựa vào là bước ngoặt do
chính họ tạo ra hoặc biết nắm bắt cơ hội mà cuộc sống mang đến cho mình.
Để làm được điều này, trước hết bạn hãy cố gắng nhận ra cơ hội của mình, đồng thời
phân tích những thuận lợi và thách thức mà nó mang lại. Biến cơ hội thành hiện thực
nghĩa là bạn sẳn lòng làm những công việc từ đơn giản nhất, và cố gắng hoàn thành
chúng một cách triệt để. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn phải biết tận dụng từng
phút giây quý báu của mình và làm phần việc được giao tốt hơn phạm vi trách nhiệm của
bạn.
(Không gì là không thể - George Matthew Adams, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ
Chí Minh, 2018, tr. 60-61)
Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2. (0,5 điểm) Theo tác giả, "lý do khiến nhiều người bỏ lỡ cơ hội của mình" là gì ?
Câu 3. (0,5 điểm) Dựa vào đoạn trích, hãy cho biết làm thế nào để mỗi người có thể nắm
bắt được cơ hội mà cuộc sống mang đến ?
Câu 4. (0,5 điểm) Anh/chị có đồng tình với quan điểm của tác giả "đằng sau mỗi thất bại
luôn ẩn chứa một cơ hội mới" không? Vì sao?
Đề 3.
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Bất cứ ai cũng đã từng thất bại, đã từng vấp ngã ít nhất một lần trong đời như một
quy luật bất biến của tự nhiên. Có nhiều người có khả năng vực dậy, đứng lên rồi nhẹ
nhàng bước tiếp như thể chẳng có chuyện gì xảy ra, nhưng cũng có nhiều người chỉ có thể
ngồi một chỗ và vẫn luôn tự hỏi lí do vì sao bản thân lại có thể dễ dàng “mắc bẫy” đến
như thế…
Bất kì vấp ngã nào trong cuộc sống cũng đều mang lại cho ta một bài học đáng giá:
Về một bài toán đã áp dụng cách giải sai, về lòng tốt đã gửi nhầm chủ nhân hay về một
tình yêu lâu dài bỗng phát hiện đã trao nhầm đối tượng.
(...) Đừng để khi tia nắng ngoài kia đã lên, mà con tim vẫn còn băng lạnh. Đừng để khi
cơn mưa kia đã tạnh, mà những giọt lệ trên mi mắt vẫn còn tuôn rơi. Thời gian làm tuổi
trẻ đi qua nhanh lắm, không gì là mãi mãi, nên hãy sống hết mình để không nuối tiếc
những gì chỉ còn lại trong quá khứ mà thôi...”
(Trích“ Hãy học cách đứng lên sau vấp ngã – Nguồn www.vietgiaitri.com, 04/6/2015)
Câu 1 ( 0,5 điểm): Hãy chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?
Câu 2 ( 0,5 điểm): Tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào để khẳng định“Bất kì vấp ngã
nào trong cuộc sống cũng đều mang lại cho ta một bài học đáng giá”?
Câu 3(0,5 điểm): Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì trong hai câu văn sau: “Đừng để
khi tia nắng ngoài kia đã lên, mà con tim vẫn còn băng lạnh. Đừng để khi cơn mưa kia đã
tạnh, mà những giọt lệ trên mi mắt vẫn còn tuôn rơi”?
Câu 4(0,5 điểm): Thông điệp rút ra từ đoạn trích trên?
PHẦN II. LÀM VĂN (8.0 điểm)
1. NLXH( 3,0 điểm):
Câu 1: “ Niềm tin là sức mạnh vô hình nhưng mạnh mẽ, là thứ ánh sáng soi đường diệu
kỳ và có ý nghĩa bất diệt”. Từ câu nói đó em hãy viết bài văn nghị luận bàn về niềm tin
trong cuộc sống.
Câu 2: Khi nói về ước mơ có người nói rằng: “ Người nghèo nhất trong tất cả mọi người
không phải là người không một xu dính túi, mà là người không có lấy một ước mơ”. Từ
câu nói đó, em hãy viết bài văn nghị luận bàn về cách thức đạt đến ước mơ của mỗi người.
Câu 3 :Từ nội dung đoạn trích Đọc hiểu ở đề 2 anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 20
câu) bàn về ý nghĩa của việc đối mặt với thất bại trong cuộc sống

2.NLVH( 5điểm)
Câu 1. “Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”…
(Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải- Ngữ văn 9, tập II)
Cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên trong khổ thơ trên. Từ đó hãy liên hệ với
một khổ thơ hoặc một đoạn thơ khác về đề tài thiên nhiên mà em biết để thấy điểm gặp gỡ
của các tác giả khi viết về đề tài này.

Câu 2. Nhận xét về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Thanh Hải, có ý kiến cho
rằng:
“Viết bài thơ này, cuộc đời ông đã ở những ngày cuối cùng, vậy mà con người ấy vẫn
ước nguyện chân thành. Khát vọng cao đẹp của nhà thơ đã khơi gợi được ở bạn đọc những
suy nghĩ về ý nghĩa cuộc sống của mình.”
Em hãy phân tích đoạn thơ sau để hiểu rõ thêm về điều đó:
“…Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến.

Một mùa xuân nho nhỏ


Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc….”.
(Trích: Mùa xuân nho nhỏ- Thanh Hải- Ngữ văn 9-Tập II)
Câu 3. “Sang thu” là bức tranh mộc mạc về miền quê Bắc Bộ: nhẹ nhàng, êm dịu, trong
sang và nên thơ…Tất cả tạo nên đặc sắc cho bức tranh giao mùa hiếm có của thiên nhiên
Việt Nam. Phân tích khổ thơ đầu của bài thơ để thấy được điều đó.

You might also like