You are on page 1of 2

ĐỀ ÔN LUYỆN SỐ 7

Phần I
Đọc hiểu và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Trong cuộc sống có nhiều giá trị ảnh hưởng đến cuộc sống của một con người.
Ngày tháng năm sinh, giờ sinh là thứ ảnh hưởng đến cuộc sống của một con
người, đó là giá trị vô hình tiên quyết. Các bộ chữ trong tên, cách phát âm, số nét
cũng ảnh hưởng lên cuộc sống của một con người một giá trị vô hình đầy quyền
lực khác. Phúc phần của ông bà tổ tiên, phúc phần của cha mẹ quyết định vận may
hoặc sự thuận lợi hay vất vả của một con người, và đây là một giá trị vô hình
không phải ai cũng được hưởng. Phương pháp giáo dục của gia đình, cách hướng
đạo cho đứa trẻ vào đời, cách dạy dỗ nó nên người, những hành vi của người lớn
khi ứng xử (để đứa trẻ học theo) cũng ảnh hưởng lên cuộc sống của một con
người. Giá trị này mang tính hữu hình nhiều hơn…Thực tế cuộc sống con
người như con thuyền trên dòng nước. Có vô vàn những lực đẩy vô hình khác
nhau, đan xen chằng chịt. Bện lại với nhau thành một cái kén vô hình, mà
người ta gọi là định mệnh. Định mệnh có tồn tại, nhưng không có nghĩa nó quyết
định mọi sự nơi nhân thế. Tuy số mệnh ảnh hưởng đến con thuyền của nhân sinh,
nhưng thực tế thuyền sang trái hay phải, ngược hay thuận dòng nước, hững hờ trôi
hay buông neo đậu. Lại là do sự lựa chọn của “nhân tâm”, theo từng thời điểm mà
ta mong muốn.”
(Trích “Tâm an ắt bình an”, Thiên An, NXB Phụ nữ Việt Nam)
Câu 1: Phương thức biểu đạt của đoạn trích trên là gì? Hãy nêu lên nội dung chính
của đoạn trích trên?
Câu 2: Em hãy chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ có trong đoạn văn
được in đậm ở trên?
Câu 3: Theo tác giả, định mệnh có tồn tại không? Định mệnh ảnh hưởng như thế
nào đến cuộc sống mỗi người chúng ta?
Câu 4: Từ nội dung đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang
giấy thi trình bày suy nghĩ của em về vấn đề: “Tuy số mệnh ảnh hưởng đến con
thuyền của nhân sinh, nhưng thực tế thuyền sang trái hay phải, ngược hay thuận
dòng nước, hững hờ trôi hay buông neo đậu. Lại là do sự lựa chọn của “nhân tâm”,
theo từng thời điểm mà ta mong muốn.”
Phần II
Trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải viết:
“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng...”
(Trích Ngữ văn 9, tập hai, trang 55-56, Nxb Giáo dục 2017)
Câu 1 (1 điểm): Hãy trình bày hoàn cảnh ra đời và nêu ý nghĩa nhan đề của bài
thơ.
Câu 2 (0.5 điểm): Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ cuối
khổ thơ trên và xác định rõ từ ngữ thể hiện chúng.
Câu 3 (0.5 điểm): Kể tên một văn bản cũng viết về đề tài mùa xuân mà em đã học
trong chương trình Ngữ văn THCS và nêu rõ tên tác giả của văn bản đó.
Câu 4 (3 điểm): Hãy viết một đoạn văn quy nạp khoảng mười hai câu, trình bày
cảm nhận của em về vẻ đẹp bức tranh mùa xuân xứ Huế trong khổ thơ trên. Đoạn
văn có sử dụng thành phần tình thái và phép thế dùng để liên kết. (Gạch chân, chú
thích)

You might also like