You are on page 1of 3

ĐỀ BÀI 1

Phần I: Đọc – Hiểu (6,0 điểm)


Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4
“Bất cứ ai cũng đã từng thất bại, đã từng vấp ngã ít nhất một lần trong đời như một quy luật
bất biến của tự nhiên. Có nhiều người có khả năng vực dậy, đứng lên rồi nhẹ nhàng bước tiếp như
thể chẳng có chuyện gì xảy ra, nhưng cũng có nhiều người chỉ có thể ngồi một chỗ và vẫn luôn tự
hỏi lí do vì sao bản ong lại có thể dễ dàng “mắc bẫy” đến như thế…
Bất kì vấp ngã nào trong cuộc sống cũng đều mang lại cho ta một bài học đáng giá: Về một bài
toán đã áp dụng cách giải sai, về ong tốt đã gửi nhầm chủ nhân hay về một tình yêu lâu dài bỗng
phát hiện đã trao nhầm đối tượng.
(…) Đừng để khi tia nắng ngoài kia đã lên, mà con tim vẫn còn băng lạnh. Đừng để khi cơn mưa kia
đã tạnh, mà những giọt lệ trên mi mắt vẫn còn tuôn rơi. Thời gian làm tuổi trẻ đi qua nhanh lắm,
không gì là mãi mãi, nên hãy sống hết mình để không nuối tiếc những gì chỉ còn lại trong quá khứ
mà thôi…”
(Trích“ Hãy học cách đứng lên sau vấp ngã – Nguồn www.vietgiaitri.com, 04/6/2015)
Câu 1 ( 1,0 điểm): Hãy chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?
Câu 2 ( 1,0 điểm): Tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào để khẳng định“Bất kì vấp ngã nào trong
cuộc sống cũng đều mang lại cho ta một bài học đáng giá”?
Câu 3(2,0 điểm): Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì trong hai câu văn sau: “Đừng để khi tia nắng
ngoài kia đã lên, mà con tim vẫn còn băng lạnh. Đừng để khi cơn mưa kia đã tạnh, mà những giọt lệ
trên mi mắt vẫn còn tuôn rơi”? Hãy phân tích hiệu quả biểu đạt của biện pháp tu từ đó?
Câu 4(2,0 điểm): Thông điệp rút ra từ đoạn trích trên?
II. LÀM VĂN: (4.0 điểm)
Phân tích 2 khổ thơ sau trong bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng

Trăng cứ tròn vành vạnh


kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình
DE 2
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường đang gây ra tác động tới mọi khía cạnh của cuộc sống,
của tất cả mọi sinh vật trên Trái Đất này. Những sinh vật có sức chống trả càng yếu, sẽ càng sớm
trở thành nạn nhân, và chịu ảnh hưởng càng nặng nề. Rồi loài người sẽ là những nạn nhân tiếp theo
nếu chúng ta không cùng nhau tạo ra thay đổi. Thế hệ tương lai sẽ trả giá, hay biết ơn là hệ quả của
chính những gì chúng ta làm ngày hôm nay. Tôi tin rằng, nếu đã đọc đến đây, bạn sẽ trở thành đồng
đội của tôi, của tác giả, của những người đang cố gắng làm cho Trái Đất này trở thành một nơi tốt
đẹp hơn.
(Theo Hoàng Thảo – Lời giới thiệu, Sống xanh không khó – Nam Kha, NXB Dân Trí, 2020)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1 (1, 0 điểm): Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2 (1, 0 điểm): Theo đoạn trích, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường đang gây ra tác
động tới những đối tượng nào ?
Câu 3 (1,0 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn trích.
Câu 4 (1,0 điểm): Em có đồng tình với ý kiến: Thế hệ tương lai sẽ trả giá, hay biết ơn là hệ
quả của chính những gì chúng ta làm ngày hôm nay không? Vì sao ?
PHẦN II. LÀM VĂN (6,0 điểm)
Câu 5 (6,0 điểm): Phân tích hình tượng người lính trong đoạn thơ sau:
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu sung trăng treo.
(Trích Đồng chí, Chính Hữu, SGK Ngữ Văn 9, Tập 1, NXB Giáo dục, 2020)
DE 3
I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc đoạn trích:

“Theo Tiến sĩ Vũ Thu Hương, chuyên gia tâm lý giáo dục, các “giang hồ” mạng
truyền cảm hứng cho giới trẻ chẳng khác nào sự nguy hại của trò chơi “Cá voi
xanh”, “Thử thách momo” mà phụ huynh lo lắng bấy lâu. “Hiện tượng này đặc biệt
nguy hiểm, bởi việc học sinh thần tượng những "giang hồ" mạng có thể là một trong
những nguyên nhân khiến bạo lực học đường gia tăng. Những hành vi vi phạm pháp
luật được cổ vũ như hành động anh hùng sẽ góp phần làm tăng các vụ án nghiêm
trọng về cả mức độ lẫn số lượng”, Tiến sĩ Vũ Thu Hương phân tích (.....).
Tâm lý lứa tuổi với sở thích vượt khỏi sự hiểu biết của phụ huynh cùng những ảnh
hưởng của đám đông bạn bè khiến cho “văn hóa thần tượng” của giới trẻ ngày càng
khó nắm bắt, khó kiểm soát. Nhiều xu hướng thần tượng lệch lạc hiện diện rõ hơn.
Hành động của giới trẻ với cộng đồng cũng có nhiều biểu hiện không giống với thế hệ
trước (.....).
Xu hướng thần tượng đến mê muội, cảm tính đang trở thành mối lo ngại về những
hành vi lệch chuẩn của một bộ phận thanh niên. Để ngăn chặn xu hướng này, không
chỉ trông cậy sự vào cuộc, quản lý của cơ quan chức năng mà hơn hết là sự chung tay
của gia đình, nhà trường trong tuyên truyền, nâng cao khả năng thẩm mỹ và nhân
cách, đạo đức đối với giới trẻ”
(Trích “Thần tượng” lệch lạc - Hồi chuông báo động trong giới trẻ, theo
Hoàng Lân, báo Hà Nội mới).
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2. Theo tác giả, hậu quả của việc giới trẻ thần tượng các hiện tượng, các
“giang hồ”mạng là gì?
Câu 3. Xác định nội dung chính của văn bản.
Câu 4. Em có đồng tình với quan điểm cho rằng: “việc học sinh thần tượng những
"giang hồ" mạng có thể là một trong những nguyên nhân khiến bạo lực học đường
gia tăng” không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (6,0 điểm)
Cảm nhận đoạn thơ sau:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng,


Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng.
Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!
(Trích Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận, Ngữ văn 9, tập một)

You might also like