You are on page 1of 8

Bài tập 1: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

ẤM ÁP YÊU THƯƠNG TRONG “GIÓ LẠNH ĐẦU MÙA” CỦA THẠCH LAM
Nhà văn Nga Gorki đã từng nói: “Văn học là nhân học”, đọc “Gió lạnh đầu mùa” của nhà văn
Thạch Lam ta càng thấm thía hơn về tình yêu thương con người trong truyện. Chắc hẳn đó là lí do khiến
tác phẩm có sức sống, sức lan tỏa mạnh mẽ trong lòng độc giả mấy chục năm qua…
[…] Truyện đã gợi ra nhiều suy ngẫm cho mỗi người về tình yêu thương trong cuộc sống; về thế
giới tuổi thơ hồn nhiên, vô tư, chan hòa tình thân xóm làng. Thạch Lam đã xây dựng nhân vật đậm tính
nhân văn. Mỗi con người trong tác phẩm của ông đều mang một thông điệp về tình yêu thương. Hình ảnh
chị em Sơn và Lan là hai hình ảnh đẹp nhất trong truyện về tình người trong sáng, giản dị, rất đỗi mến
thương.
Sơn là một cậu bé tình cảm, giàu lòng trắc ẩn. Câu chuyện của mẹ với vú già về đứa em gái tên
Duyên đã mất khi mới bốn tuổi đã khiến Sơn nhớ em, cảm động và thương em quá. Từ chi tiết nhỏ trong
truyện, Thạch Lam đã giúp ta cảm nhận về một tấm lòng, dẫn dắt người đọc đến miền thương yêu trong
tâm hồn thơ trẻ. [..] Ta rưng rưng cảm động biết bao khi Sơn thì thầm với chị: “Hay là chúng ta đem cho
nó cái áo bông cũ, chị ạ.”. Ta vui cùng niềm vui của Sơn khi Sơn đứng đợi chị Lan chạy về nhà lấy áo.
Chỉ là chiếc áo bông cũ thôi nhưng đối với hoàn cảnh bé Hiên thì lại là món quà vô cùng quý giá. Ẩn sau
đó là cả tấm lòng tình nghĩa của chị em Sơn. […] Tình yêu thương làm cho con người trở nên cao quý
hơn là thế. Hai chị em Sơn đã sống thật chan hòa, yêu thương với các bạn.
Đọc truyện “Gió lạnh đầu mùa” của Thạch Lam, ta còn cảm nhận tình yêu thương ấy qua nhân vật
người mẹ. Mẹ của Sơn là người phụ nữ nhân hậu, giàu tình cảm; thấu hiểu, sẻ chia, cảm thông trước
những mảnh đời khốn khó. Dẫu biết rằng năm hào kia không giúp cho mẹ con Hiên thoát được cái nghèo
nhưng đó là nghĩa cử ấm áp thắp lên ngọn lửa tình người.
[…] Một cảm giác ấm áp yêu thương tràn ngập tâm trí tôi dù ngoài kia gió mùa đang thổi, tiết trời
se lạnh những ngày đầu đông.“Gió lạnh đầu mùa” của Thạch Lam đã mang đến cho ta hơi ấm của tình
yêu thương chia sẻ.
(Trích “Ấm áp yêu thương trong “Gió lạnh đầu mùa” của Thạch Lam”, Đoàn Thị Hạnh,
vanhocsaigon.com)
Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại nào?
Câu 2: Hãy chỉ ra một số đặc điểm của thể loại đó trong ngữ liệu trên.
Câu 3: Xác định 2 từ ghép có yếu tố Hán Việt trong ngữ liệu trên.
Câu 4: Viết đoạn văn từ 5 đến 7 câu trình bày suy nghĩ, cảm nhận về chủ đề hoặc thông điệp được thể
hiện trong đoạn trích trên.

Bài tập 2: Đọc ngữ đoạn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Vào dịp Tết, dọc theo bến Bình Đông có đến hàng trăm chiếc ghe chở đầy cây cảnh, hoa trái từ
miệt vườn Cửu Long lên bán mối. Hoạt động giao thương dọc các tuyến kênh diễn ra rất xôm tụ, thu hút
đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước đến thưởng ngoạn. Cùng với kênh Vĩnh Long, kênh Tàu Hủ,
bến Bình Đông… ở Quận 8, tuyến kênh Tẻ ở Quận 7 cũng là nơi hội tụ ghe xuồng bán buôn của người
thương hồ. Dịp Tết Nguyên đán là mùa làm ăn. Ghe xuồng ngược xuôi hoạt động hết công suất.
Cụ Nguyễn Văn Quang, 82 tuổi, nhà ở đường Bình Đông, sát bờ kênh Vĩnh Long, Quận 8, là
người gắn bó với sông nước Sài Gòn từ những ngày tóc còn để chỏm. “Hồi xưa, những dòng kênh này là
tuyến giao thương đường thủy nhộn nhịp giữa Sài Gòn với các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Hoạt động vận
chuyển hành khách và buôn bán diễn ra tấp nập quanh năm. Dọc các tuyến kênh có rất nhiều khu chợ
kiểu trên bến dưới thuyền. Dân thương hồ ngày đó sống khỏe re chứ hổng khó khăn như bây giờ” - cụ
Quang kể với giọng tiếc nuối rồi dẫn tôi ra phía bờ kênh. Tuổi già, vóc người nhỏ thó, gầy gò nhưng
bước chân cụ vẫn còn nhanh nhẹn lắm. Một đời gắn với nghiệp thương hồ, rong ruổi rày đây mai đó theo
con nước ngược xuôi đã giúp cụ có được sức khỏe dẻo dai mà không phải ai ở độ tuổi cụ cũng may mắn
có được.
Rời thành phố về miệt vườn bằng đường thủy, tôi lại nhớ đến những lần gặp gỡ với nhà văn, nhà
Nam Bộ học Sơn Nam khi ông còn sống, được nghe ông nói về cuộc sống của người dân sông nước Sài
Gòn, Nam Bộ. Ông bảo rằng, sự bào mòn yếu tố sông nước trong văn hóa, nếp sống dẫn đến những hành
vi ứng xử thô bạo với môi trường sông nước, sẽ khiến không chỉ chúng ta phải trả giá đắt mà còn để lại
những hậu quả nặng nề cho thế hệ con cháu mai sau …”.
(Một mai trên bến dưới thuyền… - Ghi chép của Phan Tùng Sơn - Báo Quân Đội Nhân Dân, Xuân
Đinh Dậu 2017).
a) Chỉ ra tên hai con kênh ở Quận 8 và một một phương tiện giao thông bằng đường thủy được
nhắc đến trong ngữ đoạn.
b) Từ “hồi” trong câu:“Hồi xưa, những dòng kênh này là tuyến giao thương đường thủy nhộn
nhịp giữa Sài Gòn với các tỉnh miền Tây Nam Bộ” là từ địa phương của vùng miền nào và nghĩa của nó là
gì?
c) Nêu cảm nhận của em về “hành vi ứng xử thô bạo với môi trường sông nước, sẽ khiến không
chỉ chúng ta phải trả giá đắt mà còn để lại những hậu quả nặng nề cho thế hệ con cháu mai sau”.
Bài tập 3: Đọc ngữ đoạn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

NHỮNG VĂN THƠ CỦA TÌNH YÊU THIÊN NHIÊN

VẢ KHÁT KHAO SỰ SỐNG...

Nguyễn Thị Như Ngọc


Xuân Diệu là nhà thơ của tình yêu và lòng yêu đời tha thiết. Cái suy nghĩ “say đắm đuối” và “non xanh”
mơn mởn đã hoà vào nhau thành những bản tình ca réo rắt. Đó không chỉ là tình yêu mà còn là khúc hát
giao hoà của con người và thiên nhiên, cuộc sống. “Vội vàng”, mà đặc biệt là những câu thơ cuối bài,
bằng bút pháp sôi nổi, rạo rực và đầy biến hoá, đã thể hiện rõ cái chất mãnh liệt, nông nàn, rất riêng của
Xuân Diệu:

Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,

Ta muốn say cảnh bướm với tình yêu,

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều,


Và non nước, và cây, và có rạng.

Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng.

Cho no nê thanh sắc của thời tươi;

Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!

Mỗi dòng thơ là một cung bậc của vẻ đẹp thiên nhiên, là một giai điệu vô

tận của niềm Say đắm cuộc sống.


Cũng là thiên nhiên và tình yêu thiên nhiên, cuộc sống, nhưng Xuân Diệu có cách thể hiện rất mới lạ, độc
đáo. Xưa nay từ cảnh mới sinh tình nên các nhà thơ luôn “tả cảnh” trước rồi mới “ngụ tình” sau. Còn
Xuân Diệu đã làm điều ngược lại. Nhà thơ đã dùng cảm xúc rạo rực của mình đề phả vào thiên nhiên một
sức sống tràn đầy. Chính yếu tố đặc biệt đó đã biến những dòng thơ thành đảo phách, nổi lên giữa những
khúc nhạc vốn đã rất đặc sắc:

Ta muốn ôm

Ta muốn riết...

Ta muốn say...

Và hơn thế nữa:

Ta muốn thâu...

Thiên nhiên thật là tuyệt vời! Xuân Diệu ngây ngất, khao khát muốn tận hưởng tất cả. Chính xác hơn là
tất cả những gì tươi đẹp nhất.

Xuân Diệu muốn hoà nhập vào “Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn”. Từ “ôm” thể hiện cái khát khao đến
cháy bỏng và nó cũng làm cho ta có cảm giác rằng lúc Xuân Diệu viết nên dòng thơ cũng là lúc Xuân
Diệu quyện tâm hồn mình vào “sự sống”. Sự sống đã bắt đầu hàng triệu triệu năm trước, nhưng với Xuân
Diệu, sự sống “mới bắt đầu”. Mới bắt đầu bởi vì chỉ hôm nay đây, lúc này đây, Xuân Diệu mới cảm nhận
hết từng khía cạnh, từng chi tiết nhỏ của cuộc sống”. [... ]

Đúng như người ta nói: “Không có tình yêu thì không phải thơ Xuân Diệu”.

“Cánh bướm tình yêu” khẽ khàng xuất hiện, dường như vô tình xe duyên cho Xuân Diệu và cuộc sống.
Để rồi lòng Xuân Diệu chuyển sang đắm say mãnh liệt: “thâu”, “một cái hôn nhiều”. Thiên nhiên hiện lên
từng chi tiết sắc sảo: “non nước”, “cây”, “cỏ rạng”... Hạnh phúc như tràn ngập tuôn ra bắt đầu từ “cái hôn
nhiều”. Đó cũng là nghệ thuật thể hiện của Xuân Diệu. Xuân Diệu thực sự “say”: “chếnh choáng mùi
thơm”, “đã đầy ánh sáng”, “no nê thanh sắc của thời tươi”. Xuân Diệu đã hoàn tất bức tranh thiên đường
của hạnh phúc bằng ánh sáng rực rỡ mà dịu dàng lan toả khắp nơi.
Táo bạo trong nghệ thuật dùng từ, Xuân Diệu đã tạo nên những dòng thơ ngập tràn sức sống. Xuân Diệu
khuyên người ta hãy tận hưởng, hãy sống hết mình. Đó không phải là lối sống gấp gáp vội vàng mà là
nhịp sống sôi nổi, hăng say. Bằng hồn thơ sôi nổi, cặp mắt non xanh, Xuân Diệu đã tạo nên những dòng
thơ rất riêng, thổi vào cuộc sống tình yêu và khát khao hạnh phúc.

(Trích Những bài văn đạt điểm cao của học sinh giỏi Văn trung học phổ thông,

NXB Trẻ, 2003)

a. Vẽ sơ đồ thể hiện mới quan hệ giữa ý kiến lớn, ý kiến nhỏ, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản trên. Xác
định mục đích và nội dung chính của văn bản.

b. Nhận xét về cách triển khai lí lẽ, bằng chứng trong đoạn văn sau. Cách triển khai lí lẽ, bằng chứng như
vậy có tác dụng gì trong việc thực hiện mục đích của văn bản?

Đúng như người ta nói: “Không có tình yêu thì không phải thơ Xuân Diệu”. “Cánh bướm tình yêu” khẽ
khàng xuất hiện, dường như vô tình xe duyên cho Xuân Diệu và cuộc sống. Để rồi lòng Xuân Diệu
chuyển sang đắm say mãnh liệt: “thâu”, “một cái hôn nhiều”. Thiên nhiên hiện lên từng chi tiết sắc sảo:
“non mước”, “cây”, “cỏ rạng”... Hạnh phúc nhất tràn ngập tuôn ra bắt đầu từ “cải hôn nhiều”. Đó
cũng là nghệ thuật thể hiện của Xuân Diệu. Xuân Diệu thực sự “say”: “chếnh choáng mùi thơm”, “đã
đầy ảnh sáng”, “no nê thanh sắc của thời tươi”. Xuân Diệu đã hoàn tất bức tranh thiên đường của hạnh
phúc bằng ánh sáng rực rỡ mà dịu dàng lan toả khắp nơi.

c. Chỉ ra những dấu hiệu giúp em nhận ra văn bản trên là văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn
học.

d. Từ tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của Xuân Diệu được phân tích trong văn bản, em rút ra bài học
gì cho bản thân?
Bài tập 4: Đọc ngữ đoạn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

CÁCH LÀM GỎI CUỐN TÔ THỊT

Gỏi cuốn là món ăn được nhiều người ưa thích. Một miếng gỏi cuốn hòa phối trong nó vị dai của bánh
tráng, vị béo của thịt lẫn với vị ngọt của tôm, thêm một chút mặn mà của nước chấm, cải mát lạnh, thơm
thơm của rau sống; tất cả làm dậy lên các cung bậc vị giác. Chẳng cần nhiều thời gian để thực hiện, nơi
sang trọng để ăn hay đắn đo về giá cả, ai cũng có thể thưởng thức món ăn ngon, bổ, rẻ và hấp dẫn này.

Gỏi cuốn thường là món khai vị, món ăn chơi. Một trong những lí do khiến gỏi cuốn hấp dẫn thực khách
chính là ở sự tươi ngon của món ăn. Bánh tráng, cái bao ngoài để gói các nguyên liệu, là thứ không thể
thiếu của món ăn này. Nhân của cuốn có thể là cá, thịt, rau nhưng phổ biến hơn cả là thịt heo luộc, tôm
luộc, bún tươi, miếng dưa leo thái mỏng, cọng hẹ, cà rốt ngâm giấm hoặc xoài xanh cắt sợi, rau thơm, xà
lách, … Tất cả những thứ ấy được cuộn vào nhau, tạo nên những sắc màu đa dạng, hấp dẫn: màu trắng
của tấm áo bánh tráng mỏng; màu xanh của lá hệ, dưa leo, rau sống; màu đỏ gạch của tôm, … Điểm đặc
biệt của gỏi cuốn là các nguyên liệu đều không qua xử lí dầu mỡ và sử dụng rất nhiều rau xanh. Do đó,
gỏi cuốn thật sự là một món ăn ngon, lành và tốt cho sức khỏe.
Sự thú vị của gỏi cuốn còn ở cách ăn. Người ăn có thể vừa cuốn vừa ăn, nhờ đó họ được tùy ý chọn loại
nhân mình thích và gia giảm cho vừa với nhu cầu, khẩu vị riêng.

Vì thế đây là món ăn rất đáng trải nghiệm! Cách thực hiện cũng hết sức đơn giản.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

- 500g tôm (chọn tôm tươi ngon)

- 700g thịt ba chỉ hoặc thịt đùi (chọn miếng thịt đỏ tươi, ít mỡ)

- 1 xấp bánh tráng

- 500g bún tươi

- Xà lách, rau sống, rau thơm, hẹ.

- 100g tương hột xay

- Đồ chua, lạc rang giã nhuyễn

- Đường cát trắng, giấm, tỏi băm, củ hành khô, dầu ăn.

Cách làm món gỏi cuốn tôm thịt

Bước thứ nhất: Sơ chế rau

Rửa sạch rau sống, rau thơm, hẹ, … ngâm qua với nước muối pha loãng và sau đó vớt lên để ráo nước.

Bước thứ hai: Chuẩn bị tôm

Tôm rửa sạch, ướp với nửa muỗng cà phê muối, nửa muỗng canh rượu, một muỗng cà phê đường để tôm
đậm đà hơn và không bị hôi, tanh. Bắc nồi lên bếp, sau đó đậy nắp, luộc cho tôm chuyển sang màu đỏ và
đừng quên đảo đều. Tiếp theo, vớt tôm ra rổ để ráo rồi lột vỏ, xẻ đôi tôm và bỏ chỉ lưng của tôm, xếp vào
dĩa.

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi

Bước thứ ba: Chuẩn bị thịt

Rửa sạch thịt, sau đó đun sôi nồi nước, thả vào nồi một củ hành đập dập và cho thịt vào luộc khoảng hai
mươi phút. Khi thịt chín, vớt ra để vào một bát nước có vài viên đá lạnh để thịt trắng và giòn, ngon. Sau
đó thái thịt thành lát mỏng cho vào đĩa.

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi


Bước thứ tư: Chuẩn bị cuốn

Bày bánh tráng và các nguyên liệu ra bàn để chuẩn bị cuốn. Trước khi cuốn, cần làm ướt bánh tráng. Tiếp
theo, lần lượt xếp xà lách, bún, thịt, tôm, cùng với cọng hẹ, rau thơn rồi cuộn cho chắc tay. Gỏi cuốn đẹp
và ngon là miếng gỏi tròn, đều, rau, bún, tôm, thịt được cuộn chặt bên trong và nổi rõ qua lớp bánh tráng
mỏng.

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi

Bước thứ năm: làm nước chấm

Cái ngon của gỏi cuốn phụ thuộc nhiều vào nước chấ. Có nhiều loại nước chấm: nước tương đen, mắm
nêm pha tỏi ớt, … Tuy nhiên nước chấm gỏi cuốn phổ biến nhất vẫn là tương hột xay nhuyễn pha tỏi, ớt,
chút đường, muối, bột ngọt cho vừa ăn, thêm đậu phộng rang giã dập cho giòn, cho béo. Để làm loại nước
chấm này, trước tiên, cần phi thơm mọt ít tỏi bằng dầu ăn, sau đó cho tương hột xay vào xào, cho đậu
phộng rang nhuyễn, nêm một chút đường cho bớt mặn và vừa ăn. Đun hỗn hợp đến khi sánh lại thì cho
một ít giấm (khoảng một đến nửa muỗng cà phê) vào đảo đều và tắt bếp.

Gỏi cuốn tôm thịt là món ngon có đầu đủ chất dinh dưỡng lại rất dễ ăn nên thích hợp với mọi lứa tuổi.
Bạn hãy thử trải nghiệm một lần làm món gỏi cuốn tôm thịt cùng gia đình. Chậm rãi cuốn từng cái một,
thể hiện sự khéo léo của đôi tay, khả năng thẩm mĩ để tạo ra những cái cuốn vừa ngon, vừa đẹp cùng
những câu chuyện rôm rả bên bàn ăn, cảm nhận niềm hạnh phúc giản dị của cuộc sống. Chúc bạn thành
công!

(Tổng hợp từ các trang: vietnamnet.vn, dantri.vn, vtr.org.vn)

a. Những dấu hiệu nào giúp e nhận biết văn bản trên là văn bản thông tin mô tả quy trình?

b. Xác định thông tin cơ bản và cách triển khai thông tin của đoạn văn “Gỏi cuốn thường là món khai vị,
món ăn chơi, … Do đó, gỏi cuốn thật sự là một món ăn ngon, lành và tốt cho sức khỏe.”. Cách triển khai
thông tin trong đoạn văn này có tác dụng như thế nào với mục đích của văn bản?

c. Mục đích của văn bản này là gì? Cách triển khai thông tin chính của văn bản có quan hệ như thế nào
với mục đích của văn bản? Dựa vào đâu mà em xác định được như vậy?

d. Loại phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản này là gì? Chỉ ra tác dụng của chúng đối
với việc thể hiện nội dung văn bản.

đ. Vẽ sơ đồ tóm tắt các bước làm món gỏi cuốn tôm thịt.

e. Qua việc đọc văn bản, đặc biệt là đoạn cuối, em hiểu thế nào là một món ăn ngon?
Bài tập 5: Đọc ngữ đoạn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Cách làm lồng đèn tròn bằng giấy cho đêm trung thu

Thành luân tổng hợp


Trung thu đang đến gần, hãy bắt tay vào làm ngay những chiếc lồng đèn xinh xắn từ giấy bìa với nhiều
màu sắc rực rỡ, bắt mắt. Bên cạnh những mẫu lồng đèn ngôi sao, lòng đèn bươm bướm truyền thống bằng
tre nứa hay lồng đèn bằng lon sữa bò, … thì cách làm lồng đèn giấy cũng được nhiều người ưa chuộn và
thực hiện.

Vật liệu dễ kiếm, cách làm đơn giản, sản phẩm cũng vô cùng đẹp mắt. Hơn nữa, với những chiếc lồng đèn
bằng giaays này, bạn còn có thể dùng để trang trí phòng sao cho thật nổi bật và cá tính, hoặc có thể gấp
gọn để dùng cho những mùa tết Trung thu năm sau. Đó đều là những ý tưởng tuyệt vời về cách dùng lồng
đèn tròn giấy.

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi

Vật liệu cần chuẩn bị

- Giấy màu loại mỏng

- 1 tờ giấy bìa cứng

- 2 cây bút màu

- Kim, chỉ, kéo, keo dán.

Cách làm lồng đèn giấy nhiều màu

Bước thứ nhất: Dùng bìa cứng cắt hình tròn có kích cỡ ứng với chiếc lồng đèn bạn mong muốn, cắt thành
hai nửa bằng nhau. Sau đó, bạn cắt thêm 40 đến 50 lớp giaays ăn hình chữ nhật có kích cỡ lớn hơn một
chút so với nửa miếng bìa tròn

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi

Bước thứ hai: Dùng miếng giấy màu hình chữ nhật đặt lên tờ giấy trắng, rồi đánh dấu lên tờ giấy trắng
năm đường thẳng xen kẽ bởi hai loại bút khác màu. Sau đó, bạn sử dụng keo dán phết dọc theo đường
màu hồng (được đánh số 2) với lớp giấy ăn đầu tiên. Đặt lớp giấy ăn thứ hai lên trên và phết keo theo
đường màu xanh (được đánh số 1)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi

Lặp lại bước trên với các lớp giấy chồng lên nhau. Đặc biệt, để lồng đèn có màu sắc sặc sỡ, bắt mắt hơn,
với khoảng năm miếng giấy thì bạn thay đổi xen lẽ lớp giấy màu khác.

Bước thứ ba: Sau khi đã hoàn thành thao tác dán các lớp giấy chồng lên nhau, bạn đặt nửa miếng bìa tròn
lên rồi dùng bút màu đánh dấu xung quanh miếng bìa. Sau đó cắt miếng giấy thành hình bán nguyệt theo
đường đã vẽ.

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi


Tiếp tục dán miếng bìa vào một mặt của miếng giấy màu. Ở miếng bìa còn lại, khoét một phần ở giữa rồi
dán vào mặt còn lại của miếng giấy màu.

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi

Bạn sử dụng chỉ khâu hai đầu miếng giấy, buộc hơi lỏng và chừa một đoạn chỉ để treo đèn lồng.

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi

Cuối cùng, bạn chỉ cần mở miếng giấy ra và nhận thành quả bất ngờ.

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi

Với cách làm trên, bạn có thể khéo léo phối hợp nhiều màu sắc khác nhau để tạo ra những chiếc đèn lồng
rực rỡ, mang cá tính riêng của mình.

(Theo vietnamnet.vn, truy cập ngày 29/12/2021)

a. Văn bản trên có phải là văn bản thông tin giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt
động không? Vì sao em có thể xác định được như vậy?

b. Những đề mục như “Bước 1, Bước 2, Bước 3” cung cấp thông tin gì cho người đọc?

c. Có thể bỏ những hình ảnh có trong văn bản này không? Vì sao?

You might also like