You are on page 1of 7

Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai

VĂN MẪU LỚP 11: VỘI VÀNG – XUÂN DIỆU


5 BÀI VĂN MẪU “PHÂN TÍCH ĐOẠN CUỐI BÀI THƠ VỘI VÀNG CỦA
XUÂN DIỆU”

BÀI MẪU SỐ 1:
MỞ BÀI
Ngày Xuân Diệu mới xuất hiện trên thi đàn Việt Nam, nhà phê bình Hoài Thanh đã có
một đánh giá rất xác đáng “Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời sống vội vàng”. Có lẽ
cái nét đặc sắc ấy của hồn thơ Xuân Diệu được biểu hiện đầy đủ nhất trong bài thơ Vội vàng, mà
đoạn bình giảng dưới đây là đoạn hay nhất của bài thơ.
Trích dẫn : “Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng
Cho chuếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng
Cho no nê thanh sắc cua thời tươi
- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi’”
THÂN BÀI
Ở phần trên của bài thơ, thi sĩ luận giải cho người đọc thấy được tạo hoá có sinh ra con
người để mãi mãi hương lạc thú ở chốn trần gian này đâu. Đời người ngắn ngủi, tuổi xuân có hạn
và thời gian trôi đi vĩnh viễn không trở lại “giục giã” chúng ta phải “nhanh lên”, “vội vàng lên”
để tận hương bữa tiệc của trần gian khi mà “mùa chưa ngả chiều hôm”, khi mà xuân đang non.
Xuân chưa già:
Trích dẫn : “Mau đi thôi mùa chưa ngả chiều hôm Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn”
“Ở trên, tác giả xưng ”tôi” để đối thoại với đồng loại, ở dưới lại xưng “ta” để đối diện với
sự sống” (Chu Văn Sơn). Giữa những câu thơ dài, đột ngột xen vào một câu thơ rất ngắn, chỉ có
ba chữ “ta muốn ôm”. Câu thơ như thắt ngang giữa bài làm ta liên tương đến vòng tay đang ôm
bó, níu giữ“cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn” của nhà thơ. “Mơn mởn” là từ láy rất gợi cảm và
giàu ý nghĩa diễn tả. Nó gợi cảm giác sự vật, cây cối đang ở độ non mướt, tươi tốt đầy sức
sống.Lần theo bước chân “vội vàng“và trái tim “say đắm’”, ‘”nồng nàn’”, ‘”tha thiết’” với sự
sống của thi nhân, ta
Trích dẫn : Ta muốn riết mây đưa và gió lượn
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng
Đúng là những câu thơ giục giã, cảm xúc của Xuân Diệu như một dòng suối ào ạt tuôn
chảy, tưởng chừng ngôn từ xô đẩy vào nhau chen lấn nhau để theo kịp dòng cảm xúc ấy. Những
tiếng ta muốn láy đi láy lại mãi để khẳng định niềm khao khát mãnh liệt và cháy bỏng. Những từ
ngữ Xuân Diệu sử dụng ở mức độ mãnh liệt nhất: muốn ôm, muốn riết, muốn say, muốn thâu; lại
còn 1 cái hôn nhiều chữ nghĩa của Xuân Diệu thật mới lạ và đầy cảm xúc. Sống như thế với Xuân

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T: 0989 627 405 Trang | 1


Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai

Diệu mới thực là sống sống như thế đi đến chỗ tận cùng của niềm hạnh phúc được sống:
Trích dẫn : "Cho chếnh choáng mùi thơm cho đã đầy ánh sáng
Cho no nê thanh sắc của mùa xuân"
Hạnh phúc của sự sống là mùi thơm là ánh sáng là thanh sắc tận hưởng cuộc đời là có
được cảm nhận về những điều ấy ở độ tràn trề nhất: "chếnh choáng", "đã đầy", "no nê".Trong
niềm cảm hứng ở độ cao nhất Xuân Diệu nhận ra cuộc đời mùa xuân như 1 cái gì quý giá nhất
trọn vẹn như 1 trái đời đỏ hồng chín mọng thơm ngát ngọt ngào để cho nhà thơ tận hưởng trong
niềm khát khao cao độ:
Trích dẫn : "Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi
Thật không thể nói được gì hơn về nỗi rạo rực của tình yêu đối với cuộc sống !"
KẾT BÀI
Sống là hạnh phúc. Muốn đạt tới hạnh phúc phải sống vội vàng. Thế là, vội vàng là cách
đến với hạnh phúc, là chính hạnh phúc, và hình như cũng là cái giá phải trả cho hạnh phúc vậy !
Ta hiểu vì sao khi Xuân Diệu xuất hiện, lập tức thi sĩ đã thuộc về tuổi trẻ !

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T: 0989 627 405 Trang | 2


Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai

BÀI MẪU SỐ 2:
I. MỞ BÀI:
Xuân Diệu là nhà thơ của tình yêu và tuổi trẻ, là “ông hoàng của thi ca tình yêu”. Trước
cách mạng, Xuân Diệu nổi tiếng với hai tập thơ “Thơ thơ” và “Gửi hương cho gió”. Chính hai tập
thơ ấy đã đưa tên tuổi của Xuân Diệu trở thành “Nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”. Bài
thơ “Vội vàng” nằm trong tập “Thơ thơ” là bài thơ rất tiêu biểu cho phong cách thơ của Xuân
Diệu. Tác phẩm để lại dấu ấn về nội dung và nghệ thuật đặc sắc mà tiêu biểu là đoạn thơ sau đây:
“Ta muốn ôm
…………….
- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”
II. THÂN BÀI:
1. Khái quát: Bài thơ “Vội vàng” nằm trong tập “Thơ thơ”, xuất bản năm 1938, là bài thơ
tiêu biểu của tập thơ nói riêng, của hồn thơ Xuân Diệu nói chung. Cả bài thơ thể hiện một nhân
sinh quan mang ý nghĩa nhân bản sâu sắc. Thiên đường là ở ngay trên mặt đất chúng ta với biết
bao điều hấp dẫn và quyến rũ. Vì vậy, hãy yêu mến, hãy gắn bó và sống hết mình với cuộc sống
thực tại đầy vui tươi này. Nó bộc lộ niềm ham sống, khát sống, tận hưởng đến vô biên và tuyệt
đích của thi nhân. Nó làm ta nhớ tới câu thơ trong bài thơ “Hư vô” của nhà thơ:
“Tôi kẻ đưa răng bấu mặt trời,
Kẻ đựng trái tim trìu máu đất,
Hai tay chín móng bám vào đời.”
Ở phần trên của bài thơ, thi sĩ luận giải cho người đọc thấy được tạo hóa có sinh ra con
người để mãi mãi hưởng lạc thú ở chốn trần gian này đâu. Đời người ngắn ngủi, tuổi xuân có hạn
và thời gian trôi đi vĩnh viễn không trở lại. Vì vậy thi nhân “giục giã” chúng ta phải “nhanh lên”,
“vội vàng lên” để tận hưởng bữa tiệc của trần gian khi mà “mùa chưa ngả chiều hôm”, khi mà
xuân đang non, xuân chưa già:
“Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm”
Và bởi: “Em, em ơi! Tình non sắp già rồi...”
Có lẽ chính vì vậy mà thi nhân đã khép lại bài thơ bằng một đoạn thơ mang sắc màu ái ân
mãnh liệt. Ở đó, ta thấy được sự vồ vập, đắm say rất đỗi Xuân Diệu.
2. Nội dung phân tích:
a. Đoạn thơ mở đầu bằng ba chữ “Ta muốn ôm” như phơi bày ra hết sự ham hố và
cuồng nhiệt của Xuân Diệu với cuộc sống trần thế:
Trước đó nhà thơ xưng “tôi” với ước muốn táo bạo “tắt nắng, buộc gió” nhưng ở đoạn thơ
cuối này cái tôi ấy đã hòa thành cái ta chung để tận hưởng hết những hương sắc của cuộc đời.
Ngay liền đó là câu thơ thể hiện cái tươi non của “Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn”. “Mơn
mởn” là từ láy rất gợi cảm và giàu ý nghĩa diễn tả. Nó gợi cảm sự vật, cây cối đang ở độ non
mướt, tươi tốt đầy sức sống “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”, khiến cho thi nhân tràn
lên bao khao khát:
“Ta ôm bó, cánh tay ta làm rắn,
Làm giây da quấn quít cả mình xuân;
Không muốn đi, mãi mãi ở vườn trần,
Chân hóa rễ để hút mùa dưới đất.”
(Thanh niên)
b. Và đằng sau khao khát “ôm cả sự sống mơn mởn” ấy là những câu thơ mạnh bạo,

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T: 0989 627 405 Trang | 3


Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai

gấp gáp, giục giã tràn đầy nỗi yêu:


“Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;”
Một đoạn thơ ngắn mà có tới bốn, năm từ “ta muốn” được lặp đi, lặp lại như nhịp điệu hối
hả, như hơi thở gấp gáp của thi nhân. Chứng tỏ Xuân Diệu nồng nhiệt đối rối rít, cuống quýt, như
muốn cùng lúc giang tay ôm hết cả vũ trụ, cả cuộc đời, mùa xuân vào lòng mình. Sống như thế
với Xuân Diệu mới thực là sống, mới đi đến tận cùng của niềm hạnh phúc được sống. Điệp ngữ
“Ta muốn” như ý nghĩa của nó đã nói lên được cái ham muốn khát thèm đến hăm hở, cuồng nhiệt
của nhà thơ. Thi nhân như muốn ôm hết vào lòng mình “mây đưa và gió lượn”, muốn đắm say
với “cánh bướm tình yêu”, muốn gom hết vào lồng ngực trẻ trung ấy “một cái hôn nhiều”. Muốn
thu hết vào hồn nhựa sống dạt dào “Và non nước, và cây, và cỏ rạng”. Để
rồi, chàng như con ong bay đi hút nhụy đời cho đến say “chếnh choáng” hút cho đã cho
đầy ánh sáng, “Cho no nê thanh sắc của thời tươi” mới lảo đảo bay đi.
Câu thơ:
“Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;”
Điệp từ “cho” với nhịp độ tăng tiến nhấn mạnh các cấp độ khát vọng hưởng thụ đạt đến độ
thỏa thuê, sung mãn, trọn vẹn. Xuân Diệu muốn tận hưởng cuộc sống cho đến “no nê”, “chếnh
choáng”, “đã đầy”. Trong niềm cảm hứng ở độ cao nhất, Xuân Diệu nhận ra cuộc đời, mùa xuân
như một cái gì quý nhất, trọn vẹn như một trái đời đỏ hồng, chín mọng, thơm ngát, ngọt ngào,
xuân hồng, để cho nhà thơ tận hưởng trong niềm khao khát cao độ.
Thơ Xuân Diệu có đặc trưng là sự vồ vập, cuồng nhiệt, mạnh bạo. Mỗi một lần khao khát
“Ta muốn” thì lại đi liền với một động từ chỉ trạng thái yêu đương mỗi lúc một mạnh mẽ, nồng
nàn hơn “ôm – sự sống” – “riết – mây đưa, gió lượn” – “say – cánh bướm, tình yêu” – “thâu – cái
hôn nhiều”, để cuối cùng là một tiếng kêu của sự cuồng nhiệt, đắm say thể hiện niềm yêu đời,
khát sống chưa từng có trong thơ ca Việt Nam: “Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”. Đây
chính là đỉnh điểm của sự khao khát cháy bỏng của nhà thơ.
Dưới ngòi bút của Xuân Diệu và trong ánh mắt “xanh non”, “biếc rờn” của thi sĩ, mùa
xuân hiện lên rõ rệt và sống động như có hình có dáng, có hồn có sắc “Xuân hồng”. Mùa xuân
như môi, như má của một người thiếu nữ trẻ trung, tràn trề nhựa sống và đẹp xinh, trinh nguyên
đang rạo rực yêu đương, hay như một quả chín ngọt thơm trong vườn “Tháng giêng ngon như
một cặp môi gần”. Đứng trước cái hấp dẫn của mùa xuân, cuộc sống, thi sĩ hình như không nén
nỗi lòng yêu đã đi đến một cử chỉ cũng thật đáng yêu:
“Ta muốn cắn vào ngươi!”
Có lẽ trong các bài thơ của Xuân Diệu trước Cách mạng thì đây là những vần thơ Xuân
Diệu nhất. Vì mỗi câu, mỗi chữ đều mang hơi thở nồng nàn, đắm say, ham sống của “một nhà
thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”.
3. Đánh giá chung về nội dung và nghệ thuật:
Về nội dung, đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung đã thể hiện cái tôi cá nhân đầy say
mê, rạo rực. Xuân Diệu đã bộc lộ một cái tôi tràn đầy sự thèm khát được sống, được tận hưởng
một cách cuồng nhiệt những thanh sắc của cuộc đời. Thi sĩ như muốn giang rộng cả đôi tay, cả

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T: 0989 627 405 Trang | 4


Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai

lồng ngực của mình để đón nhận mùa xuân của tình yêu, của tuổi trẻ. Nỗi khát thèm ấy là xuất
phát từ một quan niệm nhân sinh tiến bộ, tích cực của Xuân Diệu trước cuộc đời: “Mau với chứ,
vội vàng lên với chứ - Em, em ơi, tình non đã già rồi” (Giục giã)
Về nghệ thuật, thành công của đoạn thơ chính là nhờ vào một số yếu tố nghệ thuật: điệp
ngữ “Ta muốn” được lặp đi lặp lại nhiều lần; sử dụng động từ mạnh: thâu, riết, say, hôn, cắn;
giọng điệu say mê; nhịp điệu gấp gáp; chuyển đổi thể thơ linh hoạt; từ ngữ táo bạo thể hiện cái
tôi tràn đầy cảm xúc của tác giả.
III. KẾT BÀI:
Tóm lại, đoạn thơ ta vừa phân tích ở trên là một đoạn thơ hay nhất trong bài thơ “Vội
vàng”. Đoạn thơ đã giúp ta hình dung được tâm hồn Xuân Diệu, một cái tôi yêu đời, giàu xúc
cảm, một nhân sinh quan tiến bộ về cuộc đời. Với những gì thể hiện ở trên, Xuân Diệu rất xứng
đáng với danh hiệu: “Nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh).

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T: 0989 627 405 Trang | 5


Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai

BÀI MẪU SỐ 3:
Mở bài
Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới với hồn thơ tiêu biểu cho tiếng nói
thiết tha , tình yêu cuộc sống, con người và rạo rực khát khao giao cảm với đời. Thơ Xuân Diệu
tinh tế, gợi cảm, độc đáo trong chất liệu cũng như trong bút pháp thi ca. " Vội vàng" không chỉ là
thi phẩm đặc sắc nhất trong tập thơ Thơ – bài thơ đầu tay Xuân Diệu dàng tặng cho thế gian mà
còn là bài thơ hay nhất cả cuộc sống sáng tác của ông. Bài thơ vừa như một nguồn cảm xúc trào
dâng vừa là tuyên ngôn sống của một nhà thơ khao khát yêu đời. 10 câu cuối bài thơ là những
câu thơ hay nhất, là lời giục giã sống vội vàng, cuống quýt để tận hưởng mỗi giây phút tuổi xuân,
đây cũng là quan niệm nhân sinh mới mẻ, tích cực chưa từng thấy trong thơ ca truyền thống.
Giới thiệu chung
Với "Vội vàng" nhà thơ đã xây lầu thơ giữa vẻ đẹp cuộc đời. Bài thơ hấp dẫn người đọc
không chỉ bởi sự kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn giữa mạch cảm xúc dồi dào và mạch luận lý sâu
sắc trong một giọng điệu sôi nổi, đắm say mà còn mang đến sự trải ngiệm mới mẻ về sự cách tân
nghệ thuật độc đáo của một hồn thơ mới Xuân Diệu.
(Dẫn thơ)
Thân bài
Nếu phần đầu bài thơ, tác giả bày tỏ ước muốn của một cái tôi chủ quan phi lý và táo bạo
đễ chống lại quy luật khác quan, đóng băng, níu giữ thời gian để nắng đừng làm nhạt màu, để gió
đừng thổi cho hương đời bay xa; thì khi không đoặt được quyền của tạo hóa, Xuân Diệu đã thể
hiện ước muốn ấy bằng cách thứ hai. Trong đoạn thơ cuối "Vội vàng" thi sĩ đã phát hiện ra cách
chiến thắng thời gian bằng cường độ sống, khát vọng sống, tận hưởng và tận hiến, sống cao độ
bằng tất cả các giác quan, sống bùng cháy như ngọn lửa. Và đây cũng chính là lời giải đáp cho
những băn khoăn; sống vội vàng là sống như thế nào.
Với Xuân Diệu, thế giới này đẹp nhất, quyến rũ nhất chính là con người giữa tuổi trẻ và
tình yêu. Thiên đường chính là bức tranh cuộc sống tươi đẹp nơi trần gian. Thế nhưng đời người
có hạn, tuổi xuân ngắn ngủi, thời gian trôi đi thì không thể níu kéo. Vậy phải làm thế nào đễ giữ
mãi một hồn thơ tha thiết, một trái tim yêu cuồng nhiệt tha thiết với cuộc đời. Nhà thơ đã tự nhận
ra rằng: Hãy sống "mau lên chứ", "gấp đi em", "vội vàng" đi, hãy biết trân trọng từng phút giây
tuổi trẻ khi chưa quá muộn – khi mùa chưa ngã chiều hôm
" Mau đi thôi! Mùa chưa ngã chiều hôm"
Nhận thấy sự ngắn ngủi của kiếp người, nhà thơ giục giã bản thân và mọi người hãy sống
cho đáng sống, sống hết mình, hãy sống đầy nhiệt huyết.
"Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm"
Không chỉ thế, dấu " ! " ở giữa dòng đã thể hiện một cách nồng nhiệt khát khao ấy. Đây
chính là một quan niệm sống đẹp, một quan niệm nhân sinh tích cự mới mẻ, không bao giờ đầu
hàng, không khuất phục trước thời gian. Dường như nhà thơ muốn dồn nén, thu gom tất cả vẻ
đẹp cuộc đời bằng sự sôi nổi đầy nhiệt huyết của mình. Nếu như ở đoạn thơ trên, mạch thơ đang
từ băn khoăn, tiếc nuối, dỗi hờn thì đến đây bỗng bừng lên nhịp sống mới. Giữa những câu thơ
dài chen vào một câu thơ rất ngắn với nhịp thơ dồn dập.
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn"
Câu thơ " ta muốn ôm" là một câu thơ rất đặc biệt, chỉ có 3 từ được tách ra giữa dòng,
đồng thời thay đổi đại từ nhân xưng "tôi" sang "ta" thể hiện thái độ hòa hợp với mọi người, với
đất trời, là sự đối diện với toàn bộ sự sống trên trần gian. Mặt khác, 3 chữ "ta muốn ôm" được đặt
W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T: 0989 627 405 Trang | 6
Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai

giữa dòng khiến ta liên tưởng đến vòng tay dang rộng của thi nhân đang ôm "cả sự sống mới bắt
đầu mơn mởn" .
Bên cạnh đó, điệp ngữ "ta muốn" lập đi lập lại 5 lần kết hợp với các động từ: Ôm, riết,
say, thâu, cắn, thể hiện cảm xúc tăng tiến tạo nên những làn sống ngôn từ cộng hưởng, đan xen
mỗi lúc một say sưa, càng lúc càng dâng lên cao trào:
"Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
...
Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi"
Như một lời tuyên bố kiên quyết mạnh mẽ " Ta muốn" đối tượng của niềm khát khao mà
nhà thơ muốn hướng đến chính là bức tranh đời rất phong phú và đa dạng. Có khi cụ thể, hữu
hình như "mây đưa", có khi vô hình, tình tứ như "gió lượn". Có khi mênh mang rộng lớn như
"non nước", có khi xinh xắn, đắm say như "cách bướm với tình yêu". Lúc thì cao lớn như "cây",
có khi lại nhỏ bé, tươi tắn như "cỏ rạng". Những sự vật muôn màu muôn sắc ấy lúc tưởng như
trong tầm tay khi lại tuột khỏi tầm với khiến cho thi nhân vừa có thể lại vừa như không thể. Và
điều đó càng thôi thúc khát khao, ham muốn mãnh liệt của nhà thơ.
Đến đây lại một lần nữa ta bắt gặp một câu thơ rất mới trong "Vội vàng"
" Và non nước, và cây, và cỏ rạng"
Từ "và" 3 lần lặp lại trong một câu thơ tưởng như thừa thải và nhàm chán. Nhưng không,
đây là dụ ý nghệ thuật của nhà thơ. Liên từ "và" đã đem đến hiệu quả đầy bất ngờ trong việc diễn
tả sự vồ vập, thèm khát vô hạn độ của nhà thơ khi được tận hưởng hương sắc của cuộc đời. Và tất
nhiên, khi đã tận hưởng thì phải cho "đã đầy", cho "chếch choáng", cho "no nê".
"Cho chếch choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng
Cho no nê thanh sắc với thời tươi"
Có thể nói, bằng từ "cho" một lần nữa nhà thơ đả tận dụng triệt để hiệu quả nghệ thuật của
phép điệp để làm tăng cấp độ, khát vọng, hưởng thụ thỏa thuê, trọn vẹn từ thể xác đến tâm hồn
của mình với hàng loại các từ láy – tình từ chỉ trạng thái chất ngất, đê mê: Đã đầy, chếch choáng,
no nê, mơn mởn, những hình ảnh quyến rũ mây đưa gió lượn, cánh bướm với tình yêu, cái hôn
nhiều, non nước, cây, cỏ rạng ... Tất cả cộng hưởng làm nên một xuân diệu rất đặc biệt trong một
câu thơ cuối. Ở đây, Xuân Diệu vồ vập hơn, thèm khát hơn, tận hưởng vội vàng hơn, sự ham
sống như ngọn lửa ngày càng bùng cháy. Quả thật, Xuân Diệu đã khắc phục được giới hạn của
thời gian bằng thái độ sống vội vàng, tích cực của mình. Với Xuân Diệu, thế giới này ngọt ngào,
hấp dẫn như một người tình đầy xuân sắc, vì thế ta không chỉ bắt gặp một Xuân Diệu thi nhân mà
còn gặp Xuân Diệu tình nhân đang say đắm trước men đời mời gọi. Đó cũng là lý do thi nhân bộc
lộ một cử chỉ đáng yêu bồng bột khi không nén nỗi lòng mình.
" Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi"
" Hồng" là gam màu sáng, ấm, một gam màu tích cực mang đến cảm giác nồng nàn sao
xuyến. Thi nhân đã rất táo bạo khi dùng một động từ "cắn" để cực tả nỗi chất ngất, đê mê, khát
khao tận hưởng những hạnh phúc mà cuộc đời ban tặng. "Cắn" đã in lên bài thơ dấu ấn riêng của
Xuân Diệu về chân dung một con người đang say men tình, say men đời bằng nhịp đập của một
trái tim tình yêu cuồng nhiệt.
Kết bài
Trong các bài thơ của Xuân Diệu trước Cách mạng thì đây là những vần thơ xuân diệu
nhất. Mỗi câu, mỗi chữ đều mang hơi thở nồng nàn say đắm cuộc đời của một "nhà thơ mới nhất

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T: 0989 627 405 Trang | 7

You might also like