You are on page 1of 5

Kể từ sau khi ra tù, cuộc đời CP có thể chia thành 2 mốc quan trọng

Giai đoạn thứ 2: từ khi CP ra tù đến khi gặp gỡ Thị Nở. Đây cũng là giai đoạn đánh dấu quá trình thức
tỉnh của nhân vật CP

Giai đoạn thứ 3: là giai đoạn CP rơi vào bị kịch bị cự tuyệt quyền làm người. Là lúc bị Thị Nở từ chối
dẫn đến tuyệt vọng và ra tay đâm chết Bá Kiến

Ở giai đoạn thứ 2

Trước tiên chúng ta cần hiểu rõ thế nào la tha hóa

Tha là khác

Hóa là làm biến đổi

Tha hóa là làm biến đổi khác đi theo chiều hướng xấu, làm cho con người đánh mất đi bản tính tốt
đẹp của mình, không còn bản chất lương thiện như lúc đầu nữa

Vậy thì nguyên nhân nào dẫn đến sự tha hóa của CP?

Có 2 nguyên nhân chính

Thứ nhất do các thế lực cường hào ác bá thời xưa, mà trong truyện CP, kẻ đại diện cho thế lực luôn
bóc lột, ức hiếp dân lành chính là nhân vật Bá Kiến. Và Bá Kiến cũng là người trực tiếp đẩy CP vào tù
do sự ghen tuông ích kỉ của mình

Nguyên nhân thứ 2 là do nhà tù thực dân nửa phong kiến thối nát. Biến con người từ 1 nông dân
lương thiện trở thành 1 con thú dữ mất đi phần người, chỉ còn lại phần con

Từ 2 nguyên nhân trên cho thấy sự tha hóa của CP là 1 sự tha hóa theo lẽ thường tình và mang tính
quy luật. Bởi vì bất cứ ai rơi vào tình cảnh bị áp bức đến đường cùng như vậy thì họ không còn lựa
chọn nào khác. Giống như Mạnh Tử đã nói :”Nhân chi sơ, tính bổn thiện”. CP trong truyện ban đầu
cũng lương thiện chứ, cũng hiền lành chứ. Nhưng rồi cuối cùng để có thể tồn tại giữa bầy sói, hắn
không thể lương thiện được nữa. Hắn bị buộc phải trở thành một kẻ lưu manh đầu đường xó chợ.

Ngay lúc mới ra tù, sự biến chất của CP dễ dàng nhận thấy qua vẻ bề ngoài

“Chẳng ai nhận ra hắn, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm
gườm trông gớm chết, cái ngực phanh đầy những nét chạm trổ rồng phượng”

Bị đẩy vào tù 7 đến 8 năm, là 7 8 năm CP phải chịu đựng cái nhà tù độc ác và phi nhân tính. Trong cái
thế giới đầy ác độc đó, để có thể tồn tại và sống, hắn bắt buộc phải có vẻ ngoài như vậy. CP thực sự
đánh mất nhân hình của chính mình. Nhưng không chỉ bị mai một bên ngoài, tâm hồn hắn cũng
không còn nguyên vẹn, tâm hồn hắn giờ đây chỉ là 1 lát cắt không trọn vẹn, bị méo mó đến đáng sợ,
đến đáng thương

Sống trong hoàn cảnh không cha, không mẹ, không người thân. Khi vừa sinh ra thì bị bỏ rơi nơi cái lò
gạch cũ, bị bỏ rơi trong chính cuộc đời này. Mãi tới lúc trưởng thành cũng không khá hơn là mấy, bị
đẩy xuống dưới đáy xã hội. Thế nên ngay khi ra tù về làng, điều đầu tiên hắn nghĩ tới là chửi, chửi
cho thỏa cơn giận, chửi cho thỏa sự kìm nén bấy lâu nay. Nhưng tệ thật, chẳng ai chú ý đến hắn,
cũng chẳng một ai đáp lại lời chửi ấy
Không dừng lại ở đó, hắn làm mọi thứ hành động xấu xa, thậm chí đê tiện nhất: “Rạch mặt, ăn vạ,
đập đầu, chém giết, cướp giật, dọa nạt người khác”. CP luôn trong trạng thái say xỉn, không ý thức,
chỉ biết chạy đến nhà Bá Kiến ăn vạ. Rồi chẳng mấy chốc bị dụ dỗ trở thành con rối trong tay Bá Kiến,
bán linh hồn cho quỷ dữ mặc cho người ta sai bảo

CP bị giết chết cả nhân hình lẫn nhân tính, trở thành cái tên mang nỗi khiếp sợ cho mọi người, trở
thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Hắn đánh mất hoàn toàn bản chất của một con người. Sống như
một viên đá vô tri, vô giác, sống nhưng không nhận ra được thân phận bi đát của mình, sinh ra làm
người nhưng không được làm người. Giờ đây, CP lún sâu vào tội lỗi, rơi vào vòng xoáy của sự tha
hóa. Sau tất cả những tội lỗi mà hắn gây nên, một câu hỏi được đặt ra, có con đường nào khác để
cho CP quay đầu không?. Câu hỏi ấy chỉ được vỡ lẽ khi đọc tới kết thúc của câu chuyện

Mặt khác, qua tấn bi kịch bị tha hóa của Chi Phèo, nhà văn Nam Cao đã chỉ ra được số phận bi đát
của người nông dân trước CMT8. Đó là tấn bị kịch chung của những con người bị dồn đẩy vào đáy
bần cùng xã hội và sau đó là tha hóa. Nhưng họ không hề có khả năng nhận ra tấn bi kịch đó để tự
cứu lấy mình. Họ chỉ có thể trượt dài, chìm nghỉm trong đống bùn nhơ của xã hội đương thời

Và có lẽ nếu như đoạn sau không có cuộc gặp gỡ với Thị Nở, CP sẽ mãi sống vô nghĩa như vậy cho
đến khi chấm dứt sợi chỉ sinh mệnh của mình. Nhưng cũng chính cuộc gặp gỡ đó khiến CP rơi vào
đỉnh điểm của bi kịch bị tha hóa

,Tuy nhiên, bi kịch chỉ xảy ra khi con người đó ý thức, nhận thức được tình trạng của mình. Trước khi
gặp Thị Nở, CP chìm đắm trong những cơn say triên miên vô tận và không cảm thấy mình khổ. Cuộc
gặp gỡ sau này với Thị Nở là một dấu mốc quan trọng thay đổi cả cuộc đời CP. Vì chỉ khi gặp Thị Nở,
CP mới tỉnh ngộ và ý thức được tình trạng hiện tại của mình. Chính bát cháo hành đầy tình người đã
làm sống dậy bản chất con người trong hắn. Lần đầu tiên hắn mới có cảm xúc về thế giới muôn hình
vạn trạng xung quanh mình.

Ở giai đoạn 2 này, diễn biến tâm lý quá trình thức tỉnh đó của CP như sau:

Đầu tiên CP tỉnh dậy sau cơn say dài, cũng là thức tỉnh về thể xác, bắt đầu dần tỉnh về ý thức và cuối
cùng là tỉnh ngộ

Nhưng đau đớn và mỉa mai thật, ngay cái khoảnh khắc tỉnh ngộ cũng là lúc hắn nhận ra cuộc đời bi
thảm của mình khó có thể quay đầu. Hắn bắt đầu buồn bã, nhớ nhung về quá khứ xa xôi, nghĩ đến
hiện tại đau đớn để rồi thấy mơ hồ một tương lai tăm tối

Về quá trình thức tỉnh ấy, đầu tiên ngay khi tỉnh rượu, là lúc bi kịch của hắn ập tới đỉnh điểm. Tuy vậy
trong phút chốc ngắn ngủi trước khi bi kịch ập tới, con quỷ dữ ấy cuối cùng cũng cảm nhận được
hạnh phúc của 1 con người, hắn hạnh phúc bên cạnh Thị. Và thức dậy sau cơn say dài đằng đẵng, lần
đầu tiên CP có cảm giác về thế giới mà mình đang sống. Ngồi vật vờ trong cái lều nhỏ, CP nghe thấy
tiếng chim líu lo vui vẻ bên ngoài, có tiếng cười nói của những người đi chợ, tiếng anh thuyền chài gõ
mái chèo đuổi cá. Tất cả âm thanh tưởng chừng là quen thuộc, có thể dễ dàng nghe thấy ở bất cứ
nơi đâu. Vậy mà đến tận bây giờ CP mới cảm nhận thấy và lạ thay, con người ngày nào cũng trong
tình trạng say khướt mướt như CP lại thấy rùng mình khi nhắc đến rượu sao. Chưa dừng lại ở đó,
những kí ức của một CP thời còn lương thiện bắt đầu tràn về và ngập đầy dần trong đầu hắn. À,
“Hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ, chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt
vải, mong muốn mua dăm ba sào ruộng để làm khi khá giả. Nhưng tất cả ước mơ giản dị đó đã mãi
không thành. Chúng bị tước đoạt một cách nhẫn tâm bởi bàn tay ác độc của xã hội.CP của hiện tại đã
bị biến chất đến mức không nhận ra, hắn nghĩ ngợi về hiện tại “lòng bâng khuâng nao nao buồn” và
giật mình nhận thấy tương lai xa xôi “hình như hắn đã trông thấy tuổi già của hắn, đói rét và ốm đau,
và cô độc, cái này còn đáng sợ hơn cả đói rét và ốm đau. Cái giật mình đó khẳng định một trái tim
người hơn đang dần le lói trong tâm hồn hắn. Vào khoảnh khắc hắn như sắp khóc, bát cháo của Thị
đến thật kịp lúc, bát cháo đem đến hơi nóng của tình người bao trùm lấy thân xác đang cô độc đó.
Có lẽ, CP cũng như bao con người khác trên cõi đời. Tuy mang trong mình dáng dấp của một cơ thể
trưởng thành cùng độ tuổi xế chiều đã trải qua bao đắng cay lầm than. Nhưng sâu trong hình hài ấy,
sâu trong cơ thể to lớn ấy tồn tại một đứa trẻ, một đứa trẻ khát khao tình yêu thương, một đứa trẻ
chỉ cần có người chịu lắng nghe và hiểu nó, một đứa trẻ ấp ủ hi vọng được công nhận sự tồn tại
trong cái thế giới đầy tàn ác này. Chính vì thế, bát cháo hành là tác nhân đánh thức phần người trong
hắn “hình như mắt hắn ươn ướt”. Lần đầu tiên khônh cần giật cướp hay làm cho người ta lo sợ, lần
đầu tiên hắn được săn sóc bởi một tay đàn bà. Hắn thấy vừa vui vừa buồn và một cái gì nữa giống
như là ăn năn. Bát cháo khiến tính người và tình người trong hắn trỗi dậy. Giờ đây CP khát khao
hoàn lương, hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa và sống chung với mọi người. Và Thị Nở có
thể giúp hắn điều đó. Hắn đặt niềm tin to lớn nơi Thị và trông đợi Thị về xin phép bà cô trở thành
một cặp xứng đôi với Thị

Nhưng đoạn tình không đâu vào đâu này thật khó chấp nhận, bà cô Thị kiên quyết không đồng ý. Sự
từ chối đó đã mở ra một giai đoạn bi kịch mới của CP. Đó là giai đoạn thứ 3, là giai đoạn đặt dấu
chấm hết cho cuộc sống nghiệt ngã của CP

Sau cùng Thị từ chối CP, vậy vì sao Thị lại quyết định cự tuyệt với CP?

Nguyên nhân trực tiếp là nguyên nhân vừa được nhắc đến, đó là do sự xúi giục của bà cô Thị

Nhưng nguyên nhân sâu xa hơn là bởi định kiến gay gắt của xã hội. Một người như CP đã sống gần
hết cuộc đời với bàn tay thấm đẫm máu và nhơ nhuốc. Làm sao có thể chấp nhận hắn, một người
như CP mà bỗng nhiên muốn hòa nhập với mọi người hay sao. Không một ai tin rằng hắn có thể
chung sống hòa bình được với cái làng Vũ Đại này.

Và từ 2 nguyên nhân trên đã làm cho cánh cửa trở lại làm người lương thiện của CP bị đóng sầm lại.

Về diễn biến tâm lý ở giai đoạn 3, CP đã đi từ khát vọng to lớn muốn hoàn lương đến thất vọng khi bị
Thị từ chối và cuối cùng là tuyệt vọng vì bị cự tuyệt quyền làm người

Đầu tiên ngay lúc bị Thị từ chối. “CP đã chạy đến nắm lấy tay Thị, níu kéo với hi vọng mong manh Thị
Nở sẽ đổi ý. Nhưng Thị dứt khoát ra đi, hi vọng hòa nhập của CP cũng không còn.

Một lần nữa hắn rơi vào bế tắc. Trong khoảnh khắc ấy, CP như thoáng nghe thấy hơi cháo hành, hơi
cháo của tình thương mà hắn vừa may mắn nếm được không lâu, cái hơi cháo đã khiến hắn thay đổi
và thức tỉnh phần người trong mình.

Cuối cùng thì CP quay về uống rượu thật nhiều, thật nhiều và rơi vào cơn say như hắn đã luôn từng.
Hắn bắt đầu “ôm mặt khóc rưng rức”. Quằn quại trong khổ đau và tuyệt vọng. CP ra đi với một con
dao thắt trên lưng, “hắn muốn đâm chết cả nhà Thị.

Nhưng “cái gì đã khiến hắn quên rẽ vào nhà Thị?” Có thể do quá say nên hắn quên mất nhưng gì
mình định làm. Có thể trái lại, vì rất tỉnh táo nên hắn mới tìm đến nhà của BK.

Liệu CP đang say hay đang tỉnh?. Câu trả lời là vừa say vừa tỉnh. Tuy Nam Cao miêu tả CP xuyên suốt
câu chuyện đều trong trạng say xỉn và mất ý thức. Thế nhưng hơn ai hết trong cái làng Vũ Đại này,
chỉ duy nhất CP còn tỉnh táo để nhận ra được nguồn cơn cho tất cả bi kịch của minh, nhận ra rằng đã
đến lúc phải thanh toán món nợ đầy đau đớn trong cuộc đời này.

“Ai cho tôi lương thiện? Làm thế nào cho mất đi hết những vết mảnh chai trên mặt này?” CP đã giết
BK, quyết định tiêu diệt nguồn cơn cho tất cả những nỗi đau và cái ác. Sau cùng cũng tự kết liễu cuộc
đời mình. CP đã chết, chết trên ngưỡng cửa trở về làm người.

Kế tiếp, là ý nghĩa của một số chi tiết quan trọng trong tác phẩm CP

Đầu tiên là hình ảnh bát cháo hành

Bát cháo đại diện cho tình cảm chân thành, vẻ đẹp tình người còn sót lại và còn tỏa sáng hơn cả
bóng tối của cái ác. Qua đó, thể hiện quan niệm nhân văn của Nam Cao, giữa nơi chốn của bóng tối,
không chỉ có cái ác tồn tại. Bát cháo khẳng định cho sức mạnh cảm hóa kì diệu của tình người và lòng
tốt. Nó có thể cứu rỗi linh hồn của một con người, làm nên một cuộc lột xác đầy đau đớn và vật vã
của CP, từ con quỷ dữ trở nên hiền lành, từ loài thú vô nhân tính trở về con người lương thiện

Còn đối với ý nghĩa giọt nước mắt luôn trực chờ rơi của CP khi được Thị Nở chăm sóc

Ban đầu chỉ là đôi mắt ươn ướt, sau cùng là ôm mặt khóc rưng rức. Đó là giọt nước mắt đau đớn cho
thân phận đã kìm nén quá lâu. Là hiện thân cho nhân tính và tình cảm chân thành mà CP đã dành
cho Thị Nở.

Nhà văn Nam Cao tin rằng, khi con người còn có thể khóc thì nhân tính của họ vẫn còn

Đối với hành động tự sát ở cuối truyện của CP. Tự kết kiễu đời mình là để giữ gìn sự lương thiện vừa
hồi sinh. CP đã chết vì không còn lối thoát, và xã hội cũng không cho hắn sống. Đồng thời Nam Cao
đã tố cáo và lên án xã hội thực dân nửa phong kiến tàn ác. Thể hiện sự bế tắc tột cùng của người
nông dân trước CMT8. Chi tiết để CP chết là cách NC thể hiện tư tưởng nhân đạo của mình, là cách
giải thoát CP khỏi kiếp sống tăm tối. Cái chết của CP là hồi chuông cảnh tỉnh về một xã hội quá nhiều
bất công và định kiến

Cuối cùng, điều đọng lại sau 2 cái chết của CP và Bá Kiến là gì?

Nam Cao đã dành hẳn một trang văn dài thuật lại thái độ của người dân trước sự kiện quá ám ảnh
đó

Người thì vui mừng và muốn tổ chức ăn mừng. Kẻ thì nói một cách phũ phàng trời có mắt đấy, chết
không ai tiếc cả. Vài người nhìn xa hơn thì bảo “tre già măng mọc, chúng mình cũng chẳng lợi lộc gì
đâu”. Qua những lời thoại đó ta thấy tất cả mọi ngưòi ở làng Vũ Đại đều có một tâm lí chung “chắc
nó chừa mình ra”. Họ xem mình là người ngoài cuộc và không liên quan đến hai cái chết ấy. Họ sống
trong ảo ảnh rằng mình là kẻ ngoài cuộc thì sẽ được an toàn. Nhưng sự thật thì sao, họ không bao
giờ là kẻ ngoài cuộc được. Họ là nạn nhân ở cùng trong tấn bi kịch của CP. Bởi chừng nào còn những
người như Bá Kiến thì sẽ còn những người nông dân bị áp bức, bị dồn đẩy đến đường cùng và trở
thành người như Chí Phèo.

Họ không ý thức được, CP đó có thể là người thân, bạn bè, gia đình của họ trong tương lai. Hay liệu
chính họ có trở thành một CP như thế trong tương lai? Không ai biết được

You might also like