You are on page 1of 3

Ôn Tập Văn 9- Học Kì 2

1. Viết đoạn văn nghị luận liên quan đến lòng yêu nước.

Bài Làm

Để có được nền độc lập tự do, đất nước thái bình như hiện nay mà chúng ta được hưởng là do sự hi sinh xương máu của bao thế hệ cha ông đi
trước. Chính vì thế, chúng ta cần biết ơn những công lao đó và tiếp bước bằng lòng yêu nước. Lòng yêu nước là một tình cảm cao đẹp, là thứ tình
cảm vô hình nhưng luôn tồn tại trong tim mỗi người, thôi thúc mỗi người cống hiến, đoàn kết cũng như tự hào dân tộc, sẵn sàng đứng lên đấu tranh
chống lại mọi kẻ thù xâm lược. Lòng yêu nước chính là thước đo để đánh giá phẩm chất, đạo đức một con người đối công cuộc xây dựng đất nước.
Trong thời chiến, biểu hiện của lòng yêu nước chính là sự dũng cảm, hy sinh, xả thân vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì bờ cõi lãnh thổ. Thời đại hiện
nay, chúng ta được sống trong hòa bình và ấm no thì yêu nước và trách nhiệm chính là việc tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển đất
nước cường thịnh, sánh vai cùng bè bạn năm châu bốn bể. Bên cạnh đó, lòng yêu nước còn là tinh thần đoàn kết, yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ, sẻ
chia với mọi người xung quanh và với người có hoàn cảnh khó khăn; tuân thủ pháp luật, những nguyên tắc, quy định của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam. Là một học sinh trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Có nhận thức đúng đắn về
việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh, cố gắng trở thành một công dân tốt và cống hiến trọn vẹn
cho nước nhà. Mỗi người chỉ có một quê hương đất nước, đất nước cũng là nơi chúng ta phát triển, nên người. Chính vì thế, bên cạnh việc cố gắng
hoàn thiện bản thân thì chúng ta cần sống với lòng yêu nước, tinh thần sẵn sàng cống hiến, phát triển đất nước phồn thịnh để con cháu mai sau của
ta có thể tự hào về những việc làm ngày hôm nay của ta.

2. Viết đoạn văn nghị luận liên quan đến lý tưởng sống của thế hệ trẻ.

Bài Làm

Chúng ta không thể biết tương lai cuộc sống có những gì sẽ xảy ra. Chính vì thế, ta hãy sống trọn vẹn hiện tại, sống có ước mơ, lí tưởng để thấy rằng
cuộc sống thật tươi đẹp và đáng sống. Vậy thế nào là lí tưởng sống? Lí tưởng sống chính là những suy nghĩ, hành động tích cực của con người,
hướng đến những điều tốt đẹp và cao cả. Lí tưởng sống ảnh hưởng quan trọng đến suy nghĩ và hành động của giới trẻ đặc biệt là các bạn thanh niên
hiện nay. Người có lí tưởng sống là những người biết phấn đấu, vươn lên trong cuộc sống của mình, nỗ lực hết sức để mong muốn đạt được những
thành tựu cho riêng mình. Khi vấp ngã họ không chán nản, buông xuôi mà tìm cách đứng dậy sau vấp ngã để đi tiếp con đường mình đã chọn. Họ
cũng là những người biết yêu thương những người xung quanh, luôn muốn lan tỏa những thông điệp tích cực ra xã hội, làm cho xã hội này tốt đẹp
hơn. Lí tưởng sống có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cuộc sống con người. Khi chúng ta sống có lí tưởng, biết phấn đấu vươn lên, ta
sẽ nhận được thành quả xứng đáng sau những nỗ lực, cố gắng. Ngoài ra, lí tưởng sống còn giúp chúng ta tôi luyện những phẩm chất quý giá: chăm
chỉ, cần cù, lạc quan,… Nó cũng khiến chúng ta được người khác yêu thương, tin tưởng và học tập theo. Mỗi người học sinh chúng ta trước hết phải
sống có ước mơ, hoài bão, nỗ lực học tập, trau dồi bản thân để thực hiện ước mơ đó. Bên cạnh đó, chúng ta cần sống chan hòa, yêu thương mọi
người, bỏ qua cái tôi cá nhân để hướng đến cái ta chung để cống hiến nhiều hơn cho xã hội. Là một người công dân của tổ quốc, chúng ta cần cố
gắng trở thành một người tốt, cống hiến những điều tốt đẹp cho xã hội. Quỹ thời gian của con người hữu hạn, chính vì thế, chúng ta hãy sống có
ước mơ, lí tưởng để không lãng phí và không phải hối tiếc về sau.

3. Viết bài văn nghị luận văn học về thơ “Sang Thu”.

Mùa thu vẫn luôn là một đề tài bất tận cho những sáng tạo nghệ thuật. Nếu ta từng chìm đắm trước bức tranh “Mùa thu vàng” của Levintan, chìm
trong “áo mơ phai dệt lá vàng” của Xuân Diệu thì chắc hẳn ta cũng không thể không say mê trước “Sang thu” trong trẻo của nhà thơ Hữu Thỉnh.

Khổ thơ đầu là cảm nhận ban đầu của nhà thơ về thời khắc sang thu của đất trời. Tín hiệu báo hiệu những bước chân đầu tiên của nàng thu là
hương ổi chín trong làn gió se lạnh:

Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về

Nhà thơ đã đón nhận mùa thu bằng rất nhiều các giác quan: khứu giác, thính giác, thi giác, xúc giác. Hữu Thỉnh đã lựa chọn những hình ảnh rất mộc
mạc, quen thuộc để tạo nên sự mới mẻ cho tứ thơ. Làn hương ổi kết hợp với từ “Bỗng” đặt ở đầu câu thơ cho thấy thái độ bất ngờ, ngạc nhiên của
nhân vật trữ tình. Động từ “phả” rất giàu sức gợi cảm, đem đến cảm giác hương thơm nồng nàn như lắng lại. “gió se” là cơn gió đặc trưng của mùa
thu đất Bắc, làm giảm đi cái oi ả gắt gỏng của nắng hè.Hai câu thơ mở ra trong tâm trí người đọc không gian quen thuộc, rất đỗi thân thương của
làng quê Việt. Nghệ thuật nhân hóa “Sương chùng chình” ở câu thơ thứ ba khiến thiên nhiên trở nên sinh động, có hồn. Làn sương như một con
người bước từng bước chậm rãi, dùng dằng đầy lưu luyến. Từ trạng thái ngỡ ngàng, nhân vật trữ tình đã mở lòng đón nhận niềm hạnh phúc khi
mùa thu sang: “Hình như thu đã về”. Sự đón nhận ấy cũng vô cùng tinh tế hệt như bước chuyển mình nhẹ nhàng, từ tốn của mùa thu.

Sông được lúc dềnh dàng


Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu

Ở khổ thơ thứ hai, bức tranh mùa thu được khắc họa cụ thể hơn với sự xuất hiện của dòng sông, cánh chim và đám mây. Trong đó, hai câu thơ đầu
có cấu trúc đối rất tự nhiên cho thấy sự vận động nhịp nhàng của tạo vât. Dòng sông được nhân hóa với từ láy “dềnh dàng” là một chi tiết vô cùng
đặc sắc. Nó vừa mang tính chất tả thực con sông mùa thu trong veo, chảy trôi êm ái lại vừa khiến hình ảnh dòng sông như có sức sống, đang tranh
thủ khoảng thời gian này để ngẫm ngợi suy tư điều gì trong lòng. Hữu Thỉnh còn rất tài tình khi sử dụng hình ảnh đối lập “Chim bắt đầu vội vã” ở câu
thơ dưới. Từ láy “vội vã” gợi ra tâm thế gấp gáp, khẩn trương của những đàn chim chuẩn bị bay về phương Nam tránh rét. Hai động thái trái ngược
được đặt cạnh nhau diễn tả sự vận động của tự nhiên lúc giao mùa. Tuy nhiên, nhà thơ phải là người nhạy bén lắm mới có thể cảm nhận rõ sự biến
chuyển ấy bởi lẽ tất cả mới chỉ chớm nở, “được lúc”, “bắt đầu”. Điều này được thể hiện rõ qua chi tiết “Có đám mây mùa hạ/Vắt nửa mình sang
thu”. Câu thơ gợi lên không gian khoáng đạt, cao vời vợi của bầu trời. Đám mây bồng bềnh kia chính là bước đi của thời gian, là cầu nối giữa hạ và
thu. Làn mây mềm mại “vắt nửa mình” tựa như chiếc khăn mỏng quàng ngang lưng trời. Câu thơ đem đến cho người đọc cảm giác mây trời cũng
vương vấn, luyến tiếc mùa hè nên mới chỉ chạm một nửa sang cửa ngõ mùa thu.

Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi.

Bức tranh thiên nhiên sang thu không chỉ là bức tranh của cảnh sắc thiên nhiên mà còn là bức tranh tâm cảnh, đậm chất suy tư của con người. Nhà
thơ lại sử dụng nghệ thuật đối rất tài tình giữa “Vẫn còn” và “vơi dần” để tái hiện sự vận động trái chiều của các hiện tượng tự nhiên. Ở đây, nhân
vật trữ tình cảm nhận thu một cách trực tiếp hơn. Vẫn là nắng, mưa mùa hạ nhưng đã bớt gay gắt, dữ dội. Những từ chỉ mức độ được sắp xếp theo
thứ tự giảm dần đem đến cho người đọc những hình dung cụ thể, đậm nét hơn về sự xuất hiện của mùa thu. Câu thơ thứ ba là hình ảnh của “sấm” -
một nét đặc trưng cho những cơn mưa rào tháng năm, tháng sáu. Khi thu đến, những tiếng sấm ấy cũng nhỏ lại, không còn đủ sức làm rung động
đất trời, cây cối. Hoặc ta cũng có thể rằng hàng cây ấy đã “đứng tuổi”, trải qua nhiều lần giông tố nên không còn thảng thốt, sợ hãi trước những đợt
sấm rền.

Thời xưa, đại thi hào Nguyễn Du từng viết: “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” để cho thấy sự giao thoa, hòa quyện giữa cõi lòng con người với
khung cảnh bên ngoài. Điều này cũng đúng với “Sang thu”. Khung cảnh của bài thơ nhuốm màu suy tư, tâm trạng. Dường như vẻ trầm lặng của hàng
cây kia cũng chính là sự sâu sắc, điềm đạm của con người khi đã trở nên dạn dĩ với những tác động bất thường của ngoại cảnh. Không chỉ câu thơ
cuối mà tất cả các hình ảnh thiên nhiên trong bài đều gợi ra dáng vẻ con người trong những thời khắc khác nhau của cuộc đời. Con người từng trải ở
độ tuổi xế chiều đã mất đi vẻ sôi nổi, táo bạo của thanh xuân nhưng lại chín chắn, trưởng thành, biết chiêm nghiệm hơn. Khi ấy, người ta vừa quyến
luyến, bịn rịn những gì đã qua nhưng cũng cần gấp gáp, vội vã hòa nhịp với cuộc sống mới. “Mỗi con người là một tiểu vũ trụ”. Với bài thơ sang thu,
“tiểu vũ trụ” của tác giả đã hòa hợp với vũ trụ rộng lớn của trời đất.

Như vậy, bài thơ đã thể hiện những cảm nhận tinh tế của tác giả về mùa thu, cho thấy tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước cùng tầm tư duy sâu sắc
của nhà thơ Hữu Thỉnh. Để làm nên sự thành công của tác phẩm, nhà thơ đã sử dụng thể thơ năm chữ với nhiều hình ảnh thơ gần gũi mà giàu sức
gợi, ngôn ngữ trong sáng cùng các biện pháp nhân hóa, ẩn dụ.

“Sang thu” thực sự là một trong những thi phẩm đặc sắc nhất viết về mùa thu. Tác phẩm khép lại nhưng những dư vị, âm vang của mùa thu vẫn
ngân mãi trong lòng người đọc

4. Viết bài văn nghị luận văn học về thơ “Viếng Lăng Bác”.

Bài Làm

Bác Hồ - vị cha già kính yêu của dân tộc. bác đã hi sinh cả cuộc đời của mình để bảo vệ và xây dựng tổ quốc khỏi tay của những kẻ xâm lăng. Bác mất
đi đó chính là nỗi đau buồn của toàn dân tộc. Những người con từ khắp mọi nơi tới để cũng ở bên cạnh Bác, thăm Bác an nghỉ lẫn cuối cùng. Và
trong chuyến đi thăm Lăng bác, nhà thơ Viễn Phương viết nên những vần thơ ấm đượm tình cảm thiêng liêng dành cho Bác - vị cha già kính yêu của
dân tộc.

“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng."


Mở đầu bài thơ là hình ảnh của những người con ra thăm Bác. Đại từ nhân xưng “con” như là những thành kính, kính yêu dành cho vị lãnh tụ vĩ đại
của dân tộc. hình ảnh những hàng tre xanh đứng thẳng tắp, hình ảnh của những làng quê Việt Nam hiện lên trong mắt của người đọc. Bác là con
người giản dị đến thế, thương yêu con dân tới thế. Bác mất đi, ở cạnh bác không phải là những loài hoa đắt tiền mà là những hàng tre xanh ngắt,
thể hiện ý chí, nghị lực của những người con Việt nam, luôn bền bỉ với những sức sống mãnh liệt.

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Ngày ngày mặt trời đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân"

Đoạn thơ xuất hiện hình ảnh của hai mặt trời. Mặt trời đầu tiên là mặt trời mang nghĩa đen, là hiện tượng của tự nhiên. Còn mặt trời trong câu thơ
thứ hai là hình ảnh ẩn dụ của Bác Hồ. Bởi trong lòng của những người con của Tổ quốc thì Bác là duy nhất. Nếu như ánh mặt trời sưởi ấm vạn vật thì
Bác cũng là mặt trời sưởi ấm cõi lòng của những người con Việt Nam và cũng mang tới ánh sáng cho cuộc đời của họ. Để rồi, trong lòng của nhân
dân, hình ảnh của Bác chưa bao giờ bị mất đi, Bác vẫn được những người con của mình kết những tràng hoa đẹp nhất để nhớ tới bảy mươi chín tuổi
xuân của mình.

“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim.”

Cho dù trong lòng của mỗi người con đều cho rằng, Bác vẫn còn ở nơi đây mãi mãi, thế nhưng chúng ta vẫn không thể quên được một điều rằng Bác
đã thực sự ra đi mãi mãi. Khiến cho tác gia “nghe nhói ở trong tim”. Những người con lúc này chỉ mong một điều là Bác đã có được những bình an
thực sự của cuộc sống bởi khi còn ở trên đời này, lúc nào Bác cũng chỉ chăm lo cho cuộc sống của những người con, người cháu của đất nước. giờ
đây, Bác luôn được an tình, được nghỉ ngơi, nhưng sao những cảm xúc ấy vẫn như nhói lên trong lòng mà không thể nào xua tan đi được.

Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này…

Khổ thơ cuối, tác giả như thoát ra những cảm xúc đã ở mức tột cùng. Hàng loạt những từ “muốn làm” như nói lên suy nghĩ của tác giả. Biện pháp
liệt kê như được sử dụng trong toàn đoạn thơ như nói lên những tâm tư, tình cảm của tác giả. Ngày mai phải xa Bác rồi, nhưng tác giả vẫn còn rất
nhiều những lưu luyến ở nơi đây, không muốn phải trở về, chỉ muốn làm những bông hoa, làm con chim để ngày ngày được ở bên cạnh, canh lăng
cho Bác ngủ.

Tóm lại, bài thơ là những tình cảm sâu sắc của tác giả đối với bác hồ- vị cha già của dân tộc. Lời nói, lời ước của tác giả cũng chính là tiếng lòng của
tất cả những người con trên toàn đất nước. Hình ảnh của người cha luôn hết lòng hi sinh vì đất nước để giúp cho đất nước được giải phóng khỏi
những áp bức và chèn ép, thoát khỏi kiếp sống nô lệ. bài thơ là một bức tâm tình giàu chất trữ tình, đằm thắm và thiết tha. Với những hình ảnh ẩn
dụ tinh tế, giàu tính thẩm mĩ và các biện pháp tu từ đặc sắc… đã thể hiện tình cảm chân thành, thiết tha và sâu sắc của nhà thơ cũng như của đồng
bảo miền Nam đối với Bác Hồ, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc. Tuy bây giờ bác đã đĩa những những phẩm chất cao đẹp và những cống hiến to lớn,
cao cả và sự nghiệp cách mạng của Bác sẽ luôn sống mãi trong lòng những con người đất Việt.

You might also like