You are on page 1of 7

SANG THU

-Hữu Thỉnh-

A. TÁC GIẢ: Sinh 1942

- Là nhà thơ khoác áo lính trưởng thành từ trong kháng chiến cũng là gương mặt tiêu biểu
của phong trào thơ trẻ những năm chống Mỹ.

- Thơ Hữu Thỉnh mang đậm hồn quê Việt bởi ông viết nhiều và viết hay về cảnh sắc và
cuộc sống ở nông thôn Bắc Bộ. Thơ ông trầm lắng, suy tư, giàu cảm xúc, thường thể hiện
những cảm nhận tinh tế, mới mẻ về thiên nhiên và con người.

B. TÁC PHẨM

- Hoàn ảnh sáng tác và xuất xứ: Bài thơ được sáng tác vào mùa thu năm 1977, sau này in
trong tập thơ “Từ chiến hào tới thành phố” (1991). Sau hai năm đất nước độc lập, thống
nhất, bài thơ ra đời vào một trong những mùa thu hòa bình đầu tiên của dân tộc, khi con
người lại có thể sống với đầy đủ những cảm xúc tinh tế về thiên nhiên, những suy tư sâu sắc
về cuộc đời. Với tâm thế ấy, những chuyển biến nhẹ nhàng mà tinh tế của đất trời lúc hạ
sang thu đã được Hữu Thỉnh thể hiện sâu sắc trong bài thơ “Sang thu”.

- Thể thơ: Bài thơ viết bằng thể thơ ngũ ngôn phù hợp diễn tả dòng cảm xúc miên man, liền
mạch.

- Nhan đề:

+ “Sang thu” là một nhan đề gợi cảm thức thời gian. Đó là khoảnh khắc chớm thu, đât trời
chuyển mình tiễn hạ vào thu với những tín hiệu đầu tiên. Nhà thơ viết “sang thu” mà không
phải “thu sang”, sử dụng phép đảo ngữ: đảo động từ “sang” lên trước danh từ “thu” để gợi
tả bước đi nhẹ nhàng của thời gian và sự vận động của cảm xúc con người trong thời khắc
giao mùa.

+ Nhan đề này còn gợi nhiều suy tư, chiêm nghiệm về cuộc đời. “Thu” ở đây gợi liên tưởng
tới mùa thu của đời người, giai đoạn con người đã trưởng thành, vững vàng, từng trải, chín
chắn, không còn run sợ trước bão giông của cuộc sống. “Sang thu” là sự chuyển giao của
đời người lúc chớm thu.

=> Có thể nói, nhan đề đã thâu tóm được cảm hứng chủ đạo của bài thơ: thể hiện sự chuyển
giao của thiên nhiên, đất trời khi thu sang và sự vận động trong cảm xúc của con người khi
bước vào mùa thu của cuộc đời.

- Bố cục- mạch cảm xúc của bài thơ: Bài thơ được gồm 3 khổ, miêu tả hàm súc và tinh tế
thời điểm giao mùa từ hạ sang thu với những biến chuyển của thiên nhiên, đất trời và những
rung động, bồi hồi tỏng lòng người. Sự vận động của thời gian hiện lên qua sự biến đổi của
vạn vật trong không gian. Mạch cảm xúc của bài thơ đi từ ngoại cảnh đến tâm cảnh, từ thiên
nhiên sang thu đến suy ngẫm, chiêm nghiệm về con người và đất nước khi bước vào mùa thu
của cuộc đời, từ xúc cảm ngỡ ngàng đi tới những suy tư sâu lắng.

+ Khổ thơ mở đầu thể hiện cảm nhận về những tín hiệu đầu tiên của mùa thu trong không
gian gần gũi của thôn quê và cảm xúc ngỡ ngàng, xao xuyến của nhà thơ.

+ Khổ thơ thứ hai thể hiện cảm nhận về những chuyển biến của thiên nhiên đất trời trong
một không gian xa rộng hơn, bao quát cả bầu trời, mặt đất và cảm xúc vấn vương, lưu luyến
của nhà thơ trong thời khắc giao mùa.

- Khổ thơ cuối cảm nhận về sự giao mùa qua những chuyển biến âm thầm của tạo vật và
thể hiện những chiêm nghiệm của nhà thơ về cuộc đời lúc sang thu. Bức tranh mùa thu lắng
dần vào tâm tưởng.

C. PHÂN TÍCH VĂN BẢN

1. Khổ 1: Bài thơ mở đầu bằng cảm nhận về những tín hiệu đầu tiên của mùa thu và xúc cảm
ngỡ ngàng, xao xuyến của nhà thơ trước khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu.

“Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về”

- Câu thơ đầu diễn tả một phát hiện bất ngờ, vang lên như một tiếng reo: “Bỗng nhận ra
hương ổi”. Từ “bỗng” diễn tả cảm giác bất ngờ, ngỡ ngàng của nhà thơ khi thu đến không
hẹn trước. Trong thơ ca, mùa thu là một đề tài quen thuộc trở thành nguồn thi hứng của
nhiều thi nhân: “Thu là thơ của đất trời”. Nếu thơ ca trung đại tả mùa thu còn ước lệ, sách
vở với hình ảnh rừng phong, lá vàng, sen tàn, cúc nở, trời cao xanh ngắt… thì mùa thu trong
thơ Hữu Thỉnh lại gắn liền với những hình ảnh chân thật, bình dị, gần gũi của vùng thôn quê
Bắc Bộ Việt Nam. Mùa thu được nhà thơ nhận ra bằng những tín hiệu thiên nhiên đặc trưng
mà vẫn mới mẻ, thú vị. Trước tiên, thu đánh thức khứu giác của nhà thơ bằng hương ổi trong
gió se lan tỏa nơi đầu thôn, cuối xóm. “Hương ổi” chín là hương thu dân dã, mộc mạc của
chốn thôn quê nhưng lại là một thi ảnh rất mới lạ trong thi ca về mùa thu. Mùa thu là mùa
của nhiều thứ quả chín. Nhưng thường văn chương nói đến thứ quả đặc trưng của mùa thu là
quả bưởi, quả thị, quả hồng… chứ mấy ai để ý đến hương ổi. Trái ổi có một hương vị riêng,
giản dị, dân dã mà nồng nàn, không kém phần hấp dẫn trong các hương vị của vườn quê.
Như Hữu Thỉnh từng tâm sự: hương quả chín ấy khiến nhà thơ giật mình trong khoảnh khắc
giao mùa, gợi nhớ tuổi ấu thơ ở quê và làm sống dậy cả một không gian vưỡn ngõ. Thật vậy,
hương ổi trong câu thơ gợi hình dung về những khu vườn mùa thu thơm quả chín với những
ổi, những na, những hồng- toàn những thức quà bình dị của thôn quê mà mang đậm hồn mùa
thu Việt. Sự tinh tế trong cảm nhận của nhà thơ thể hiện ở chỗ nhận ra hương ổi từ vườn
cây “phả” thơm trong “gió se”. “Gió se” là gió heo may nhẹ, khô, mát mà chưa lạnh lúc
đầu thu. Động từ mạnh “phả” gợi hương thơm di chuyển thành luồng, nồng nàn, đặc sánh,
quyện vào trong gió. Từ “phả” có thể thay bằng “lan”, “tỏa”, “thoảng”… nhưng bấy nhiêu
từ không từ nào gợi nổi hương thơm như đậm đặc, sánh lại của trái chín như từ “phả”. Có
lẽ, không phải gió mang hương đi mà chính là hương thơm đã làm thơm cả làn gió để rồi
mỗi làn gió trở thành một làn hương. Vậy là, cùng một lúc, hương ổi và gió se, hương thu và
gió thu đã hòa vào nhau làm thành những tín hiệu đầu tiên vô cùng thú vị, mới lạ của mùa
thu mới chớm.

- Cùng hương ổi và gió se, nhà thơ cò nhận ra mùa thu qua một tín hiệu nữa là sương
thu: “Sương chùng chình qua ngõ”. Đây là một hình ảnh thực gợi không gian thu hư ảo với
những làn sương mỏng manh, giăng mắc khắp đất trời. Màn sương được nhân hóa qua từ láy
“chùng chình” vừa gợi tả, vừa biểu cảm. Sương “chùng chình” là làn sương thu mỏng nhẹ,
mong manh như khói. Trạng thái ấy còn gợi liên tưởng sương thu như một người con gái
điệu đà, thướt tha bước đi chậm rãi, không vội tan ngay mà chậm chậm, giăng mắc trên khắp
nẻo đường thôn, xóm ngõ, nửa muốn đi, nửa muốn ở. “Ngõ” ở đây phải chăng là ngõ thời
gian giao giữa hai mùa? Cho nên, sương thu, bước chân của mùa thu như ngập ngừng trước
cửa ngõ thời gian, cứ bịn rịn, dùng dằng, nửa tiếc nuối muốn ở lại, nửa vấn vương muốn qua
ngõ sang thu. Sương không muốn bước hay chính là lòng thi nhân quyến luyến với hạ nồng
nàn? Có thể nói, cảnh vật vô tri nhưng lòng người thì hữu ý. Nhà thơ mang hồn mình thổi
vào cảnh vật khiến sương thu cũng mang tâm trạng lưu luyến, bâng khuâng, bịn rịn của một
cuộc giã từ. Cái trạng thái chùng chình, lưu luyến từng xuất hiện trong một bài thơ khác của
Hữu Thỉnh:
“Đi suốt cả ngày thu

Vẫn chưa về tới ngõ

Dùng dằng hoa quan họ

Nở tím bên sông Thương”.

- Từ những tín hiệu thật nhẹ nhàng, không hẹn trước như hương ổi, gió heo may và
sương mỏng manh, hư ảo phủ mờ ngõ nhỏ, câu thơ cuối vang lên như một sự xác nhận của
nhà thơ về thời khắc thu sang:

“Hình như thu đã về”

“Hình như” là phần phụ tình thái diễn đạt ý chưa thật rõ, chưa chắc chắn, còn nghi hoặc
thoáng chút bâng khuâng xao xuyến khi nhận ra thu đã về. Phút giao mùa của thiên nhiên đã
được nhà thơ cảm thấy, nhìn thấy bằng cả khứu giác lẫn thị giác vậy mà ông vẫn bối rối
“hình như”. Có thể vì tín hiệu mùa thu mà nhà thơ quan sát được còn rất đỗi mơ hồ: một làn
hương, một làn gió, mọt làn sương- những cảnh vật cảm thấy nhiều hơn là nhìn thấy. Tuy
nhiên, hai chữ “hình như” còn diễn tả được cảm xúc ngỡ ngàng, bâng khuâng, có phàn bối
rối, xao xuyến của nhà thơ trước bước đi của thời gian. Nó khác với tiếng reo vui của Xuân
Diệu trong bài thơ “Đây mùa thu tới” bởi nó vang lên như một tiếng nhủ thầm với chính lòng
mình.

=> Tóm lại, khổ thơ đầu tiên đã thể hiện thật nhẹ nhàng mà tinh tế khoảnh khắc giao mùa
mong manh như sợi dây tơ. Qua đó, khung cảnh chớm thu nơi thôn làng hiện lên vừa mộc
mạc bình dị, vừa thi vị, nên thơ. Nhà thơ đã mở rộng mọi giác quan để thu nhận được bước
đi của mùa thu trước cửa ngõ thời gian giao mùa bằng khứu giác, xúc giác, thị giác và bằng
tất cả sự rung động xuyến xao của một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm.

2. Khổ 2 Nếu khổ thơ mở đầu thể hiện cảm nhận về những tín hiệu còn mơ hồ của mùa
thu thì khổ thơ thứ hai tập trung miêu tả những chuyển biến của thiên nhiên đất trời lúc
thu sang với cảm xúc lưu luyến, vấn xương, xao xuyến. Không gian được mở ra vừa cao,
vừa rộng với những sự vật hữu hình, cụ thể:

“Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu”

- Hai câu thơ đầu có cấu trúc đối xứng chặt chữ, tự nhiên. Câu trước miêu tả dòng sông dưới
mặt đất thì câu sau miêu tả cánh chim trên trời cao. Hình ảnh “sông dềnh dàng” đối xứng
với “chim vội vã” là hai tín hiệu thu sóng đôi nhau trong sự tương phản. Dòng sông và
cánh chim là những hình ảnh quen thuộc trong thơ ca về mua thu. Nhưng Hữu Thỉnh đã nhân
hóa, thổi hồn vào những hình ảnh thiên nhiên vô tri tạo nên nét riêng, mới mẻ. Dòng sông
mùa thu không cuồn cuộn, gấp gáp, dữ dội như trong những ngày mưa lũ mùa hạ mà “dềnh
dàng”, lắng lại êm đềm, in bóng trời thu xanh cao, rộng rãi. Từ láy “dềnh dàng” cùng nghệ
thuật nhân hóa đã gợi tả nét đặc trưng của sông thu là dòng chảy hiền hòa, êm đềm, sâu
lắng. Và cũng như sương “chùng chình”, sông “dềnh dàng” là còn chưa vội, muốn nán lại,
như luyến lưu, tiếc nuối. Dòng sông của ngoại cảnh cũng chính là dòng sông của tâm cảnh,
gợi lòng người lưu luyến chưa nỡ rời hạ để sang thu. Đối lập với trạng thái “dềnh dàng”
của dòng sông là trạng thái “bắt đầu vội vã” của cánh chim trên bầu trời. Nhạy cảm với sự
thay đổi của thời tiết, bắt đầu nhận ra khí lạnh, bầy chim trời chuẩn bị hành trình di trú về
phương Nam tránh rét. Cánh chim mới chỉ “bắt đầu” tức là ỏ thời điểm mới chớm chứ chưa
phải “đã” hay “đang” vội vã. Chữ “bắt đầu” vừa gợi điểm khởi đầu của một trạng thái, vừa
gợi điểm khởi đầu của một hành trình di cư. Những khởi đầu như thế thường không dễ thấy
và chỉ có những hồn thơ tinh tế, nhạy cảm mới nắm bắt được. Câu thơ này của Hữu Thỉnh
gợi ta nhớ tới những câu thơ thần tình của Xuân Diệu khi miêu tả sự vận động của thời khắc
chớm thu qua trạng thái “phân vân” của cánh cò trên ruộng và qua cánh chim vội vã: “Chim
nghe trời rộng dang thêm cánh” (Thơ duyên). Tóm lại, hai câu thơ miêu tả hai trạng thái
thay đổi, vận động tương phản nhưng lại thống nhất ở chỗ đều gợi ra những dấu hiệu đặc
trưng của mùa thu. Không gian đất trời lúc thu sang hiện ra vừa nhẹ nhàng, vừa có gì gấp
gáp, khẩn trương, xao động khiến lòng người không khỏi xao xuyến, bâng khuâng.

- Hai câu sau là hình ảnh thơ tuyệt đẹp về mùa thu, được coi là hai câu thơ hay nhất
trong đời thơ Hữu Thỉnh. Những vội vã, xao động mới chớm nên không gian thu trong cảm
nhận của nhà thơ vẫn rất nhẹ nhàng, chậm rãi, thong dong:

“Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu”

Vẫn hướng lên bầu trời thu cao rộng, đôi mắt nhà thơ dừng lại ở hình ảnh mây. Hai câu thơ
miêu tả mây trong thời khắc giao mùa, lúc hạ đang rời đi mà thu chưa đến hẳn. Đám mây đó
được xác định về thời gian là mây mùa hạ, còn đang ở mùa hạ. Trạng thái của mây trong cái
nhìn của nhà thơ thật thú vị, độc đáo: “vắt nửa mình sang thu”. Trong bài thơ “Tràng
giang”, nhà thơ Huy Cận tả bầu trời mùa thu với “lớp lớp mây cao đùn núi bạc” gợi một
không gian cao rộng, kì vĩ. Còn hình ảnh mây trong thơ Hữu Thỉnh đâu chỉ gợi không gian
mà còn gợi thời gian. Mây được nhân hóa với trạng thái “vắt nửa mình sang thu” gợi hình
dung đám mây như dải lụa, như tấm khăn voan mềm mại, mỏng manh buông lơi, hờ hững,
nhẹ trôi trên bầu trời nửa còn dang là mùa hạ, nửa đã chớm sang mùa thu. Cảnh hiện lên
thi vị, thơ mộng còn bước đi của thời gian cũng được gợi ra thật tinh tế. Chỉ trong một đám
mây mà nhà thơ đã miểu tả được khoảnh khắc giao mùa. Dường như giữa mùa hạ và mùa
thu có một lằn ranh mong manh nào đó giăng ra giữa thinh không và đám mây chầm chập
lướt qua để rồi một nửa của mùa hạ còn nửa kia đã nhuộm sắc thu. Bầu trời thu hiện lên
thật mới lạ như một cửa ngõ thời gian. Ở khổ thơ đầu tiên, ta gặp “ngõ” thời gian giao mùa
với một làn sương chùng chình nửa đi, nửa ở thì tới khổ thơ này ta lại thấy một một lằn ranh
thời gian huyền ảo với một đám mây chậm chậm đang giăng mình qua ranh giới ấy. Nhà hơ
thật tài tình khi lấy không gian để gợi ra bước đi thời gian. Nhưng cũng như sương chùng
chình, sông dềnh dàng, mây vắt nửa mình ấy đâu chỉ là mây mà còn gợi ra cảm xúc của nhà
thơ: nỗi niềm vấn vương, luyến lưu với mùa hạ và một chút bâng khuâng xao xuyến khi mùa
thu chạm ngõ. Và phải chăng, đám mây ấy không chỉ có ý nghĩa gợi thời gian giao mùa mà
còn muốn nói tới trạng thái sang thu của đời người?

=> Tóm lại, khổ thơ này đẹp trong tạo hình, tinh trong cảm nhận khiến bức tranh sang
thu mỗi lúc một hiện rõ với vẻ đẹp mới mẻ, quyến rũ và ẩn sau đó là cảm xúc xao xuyến của
nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời.

3. Khổ 3: Nếu ở hai khổ thơ trước, mùa thu được cảm nhận trực tiếp bằng thị giác,
khứu giác, xúc giác, được quan sát theo trình tự từ gần tới xa, từ thấp lên cao thì đến
khổ thơ cuối, sự giao mùa từ hạ sang thu được khẳng định bằng kinh nghiệm, bằng sự
quan sát với những hình ảnh thơ giàu sức khái quát. Bức tranh thu hướng dần vào tâm
tưởng, lắng đọng những suy tư, chiêm nghiệm:

“Vẫn còn bao nhiêu nắng


Đã vơi dần cơn mưa

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi”

- Nhà thơ tiếp tục khẳng định những chuyển biến của đất trời, thiên nhiên khi sang
thu. Ông liệt kê những đặc điểm của thiên nhiên mùa hạ như nắng, mưa, sấm nhưng là để
cảm nhận về trạng thái chớm của mùa thu. Tất cả đặc điểm của mùa hạ “vẫn còn” nhưng
đã “vơi”, đã bớt rồi. Nắng vẫn còn nhưng đã nhạt dần, không còn gay gắt, đổ lửa, chói
chang như những ngày hạ. Mưa không ào ạt, xối xả như trước nữa. Sấm bớt bất ngờ, không
còn đột ngột, mạnh mẽ, dữ dội. Hàng cây nhiều năm tuổi đã không còn giật mình vì những
tiếng sấm bất ngờ nữa. Nhà thơ đã sử dụng một loạt các từ chỉ mức độ và chỉ sự tiếp diễn
như “vẫn còn”, “vơi dần”, “bớt”, những từ đo đếm như “bao nhiêu” cho thấy thiên nhiên
trời đất đã đi vào trạng thái dần ổn định, sắc hạ đang nhạt dần và sắc thu đậm nét hơn.
Nắng thu không gay gắt mà dìu dịu, trong lành, mát dịu. Mưa thu không ào ạt, xối xả mà
thưa dần. Sấm cũng ít đi và thanh âm như nhỏ hơn. Dương như khổ thơ không chỉ ghi lại sự
trạng thái dần ổn định của thiên nhiên khi thu sang mà còn là sự ổn định của một đời người
khi tuổi sang thu. Nhà thơ nhìn thấy trong quy luật của thiên nhiên cái quy luật của đời người
khi bước vào buổi chiều của cuộc đời. Ý thơ có gì như bâng khuâng, tiếc nuối trước dòng
thời gian trôi.

- Khép lại cảnh vật giao mùa từ hạ sang thu là những suy tư, chiêm nghiệm của
nhà thơ về con người và cuộc đời:
Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi”

Bên cạnh lớp nghĩa tả thực sấm khi sang thu bớt đi sự dữ dội, bất ngờ và hàng cây
đứng tuổi đã vững vàng hơn qua bao mùa thay lá, hình ảnh trong hai câu thơ còn có nghĩa
ẩn dụ, tương trưng. “Hàng cây đứng tuổi” trầm ngâm vừa tả thực những cây cổ thụ lâu năm
trải nhiều mưa nắng vừa là ẩn dụ cho con người đã bước vào mùa thu của cuộc đời. “Sấm”
là một ẩn dụ khác chỉ những khó khăn, biến cố, nhữn giông bão, tác động bất thường của
ngoại cảnh. “Bớt bất ngờ” là không bị động, hay rơi vào trạng thái sửng sốt, bàng hoàng
trước sự việc xảy ra ngoài dự tính. Vẻ điềm tĩnh của hàng cây trước sấm sét phải chăng là sự
từng trải, chín chắn của con người sau những bão giông? Quả thực, hình ảnh hàng cây
đứng tuôi không còn bất ngờ trước sấm chớp là chìa khóa quan trong dẫn người đọc đi vào
những chiêm nghiêm, suy ngẫm của nhà thơ về con người lúc sang thu. Con người khi đã
từng trải kho khăn, đã trải nghiệm thử thách thì sẽ điềm đạm, cứng cỏi, vững vàng hơn tuổi
trẻ, sẵn sàng đón nhận và bình tình trước những giông bão, sóng gió của nó. Khi viết bài tho
này, Hữu Thỉnh đã trải qua những năm tháng tôi luyện trong khói lửa chiến tranh, đã ở vào
cái tuổi sang thu của đời người nên suy tư, chiêm nghiệm đó là điều dễ hiểu. Đâu chỉ dừng ở
đó, dường như nhà thơ còn nghĩ về đất nước lúc sang thu. Đất nước đã hòa bình, đã đi qua
chiến tranh khốc liệt và đang chuyển mình đi vào một trạng thái ổn định, hài hòa, bền vững.
Cho nên, bên cạnh cảm xúc bâng khuâng, tiếc nuối, ý thơ như thoáng chút tự hà vì con người
đã vững vang, bình tĩnh, vì đất nước đã vững vàng sau bão giông. Tóm lại, hình ảnh hàng
cây đứng tuổi trầm ngâm không còn giật mình trước tiếng sấm có thể coi là ẩn dụ cho con
người từng trải đã đi qua bão táp của cuộc đời cũng là hình ảnh của đất nước vừa qua
những ngày khói lửa khốc liệt giờ đây sẽ vững vàng như vì sao tiến lên phía trước.

=> Với chiều sâu chiêm nghiệm, mùa thu trong thơ Hữu Thỉnh bỗng trở nên thật mới
lạ. Mùa thu đâu chỉ là chuyện tàn úa, mà thu còn là chuyện trưởng thành. Mùa thu đâu chỉ có
biến thiên, mùa thu còn ẩn cả những bình tâm tự tại rất đáng tự hào. Phải từng trải và sâu
sắc, Hữu Thỉnh mới có thể đem vào thơ thu những chiêm nghiệm trầm ngâm ấy, mới khái
quát được những điều thấm thía về nhân sinh, cuộc sống.

* Ý 4: Tổng kết chung về bài thơ

- Về nghệ thuật: Bài thơ là một thi phẩm đặc sắc, thể hiện rõ nét phong cách thơ Hữu Thỉnh.
Thể thơ ngũ ngôn với nhịp ngắt nhanh có ưu thế diễn tả cảm xúc liền mạch. Cấu tứ bài thơ đi
theo mạch từ ngỡ ngàng thu đến xao xuyến, luyến lưu rồi đọng lại ở những suy ngẫm giàu
dư ba. Hình ảnh thơ bình dị mà độc đáo, giàu sức gợi, tạo ra nhiều khoảng trống liên tưởng
nơi người đọc. Ngôn ngữ thơ giàu sức gợi hình, biểu cảm, các biện pháp NT được khai thác
hiệu quả tạo ra một thế giới thu riêng, không trộn lẫn. Bút pháp mieu tả giàu sức gợi: lấy ko
gian gợi thời gian, tả cảnh để ngụ tình tạo nên sự hàm súc, nói ít mà gợi nhiều cho bài thơ.

- Về nội dung:

+ Bài thơ có một địa vị rất riêng trong thơ ca VN viết về mùa thu bởi nó đã miêu tả rất tinh tế
những thay đổi, vận động của đất trời trong khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu và bởi tình
thu xao xuyến, bâng khuâng, luyến lưu của nhà thơ trước thời khắc đẹp đẽ của thiên nhiên,
trời đất.

+ Bên cạnh mạch cảm hứng về thiên nhiên, bài thơ còn lắng đọng những suy tư, chiêm
nghiệm sâu sắc về sự chuyển mình của đời sống con người và đất nước khi sang thu. Nhà thơ
vững tin vào sự vững vàng, chuyển mình đi lên của con người, của đất nước sau bao nhiêu
vất vả, gian lao, bỏng rát. Lớp nghĩa thứ hai này cho thấy dấu ấn sáng tạo, hơi thở riêng của
thơ HT khi viết về đề tài mùa thu quen thuộc.

****

You might also like