You are on page 1of 18

Miền Bắc nước ta là một vùng đất có đầy đủ bốn mùa trong năm: Xuân, hạ, thu và đông.

Vẻ đẹp của
thiên nhiên mỗi mùa mỗi khác nhau và rất nhiều nhà thơ đã dùng ngòi bút của mình để miêu tả vẻ đẹp
ấy. Khi thời tiết đang ở lúc giao mùa thì đó chính là thời khắc đẹp nhất và Hữu Thỉnh đã đưa vẻ đẹp đặc
sắc đó vào bài thơ “Sang thu” của ông. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài thơ “Sang thu” để
thấy được khoảnh khắc chuyển giao từ mùa hạ sang mùa thu thế nào?

Mùa thu luôn là đề tài bất tận của thi ca nhạc họa. Mỗi tâm hồn nghệ sĩ đều có sự cảm nhận riêng về
mùa thu. Cảnh sắc mùa thu ở VN thật đẹp trong thơ Nguyễn Khuyến, thật buồn trong thơ mới. Còn rất
nhiều bài thơ nữa viết về mùa thu nhưng sự cảm nhận khi đất trời biến chuyển từ hạ sang thu thì không
phải ai cũng dễ dàng nói lên được bằng lời. Vậy mà Hữu Thỉnh đã rất tinh tế khi ghi lại dòng cảm xúc của
mình trước thời điểm giao mùa trong một thi phẩm nhỏ: Sang thu

-Hiểu được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang thu.

Thiên nhiên đất trời Việt nam có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông; mỗi mùa có những vẻ đẹp riêng và lợi
ích riêng của nó. Mùa thu đến, Thi sĩ Xuân Quỳnh đó sáng tác rất hay về mùa thu.

Cuối trời mây trắng bay

Lá vàng thưa thớt quá

Phải chăng lá về rừng

Mùa thu đi cùng lá

Mùa thu ra biển cả

Vậy vì sao mùa thu lại là nguồn cảm hứng vô tận của thi nhân. Bài học hôm nay cô trò chúng ta sẽ tìm
hiểu về vẻ đẹp của mùa thu qua bài thơ “Sang thu“

Như vậy, mùa thu đã in đậm dấu ấn của mình trong những trang thơ trong trẻo. Đến lượt mình, Hữu
Thỉnh đã làm mùa thu có thêm một sắc thái mới.

Hữu Thỉnh là nhà thơ viết nhiều, viết hay về mùa thu. Nhiều vần thơ thu của ông mang cảm xúc bâng
khuâng, vấn vương trước đất trời trong trẻo đang chuyển biến nhẹ nhàng. Bài thơ “Sang thu” là một ví dụ.

Với các thi nhân mùa thu là dấu ấn của mình trong những vần thơ đượm
một vẻ trong trẻo: trong bài Tiếng Thu của Lưu Trọng Lư, chùm thơ Thu của
Nguyễn Khuyến, Xuân Diệu, … đều có những câu thơ, bài thơ tuyệt đẹp về mùa
thu; đến lượt mình, Hữu Thỉnh lại làm cho mùa thu có thêm hương sắc mới. Điểm
mới của mùa thu trong thơ Hữu Thỉnh như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu trong
bài học hôm nay.
Mùa thu không chỉ làm rung động lòng thi nhân mà còn đem đến cho ta những xúc cảm
nhẹ nhàng, êm ái gợi nhiều thương nhớ bâng khuâng…. Thường thường, các nhà thơ chỉ
cảm nhận về mùa thu ở một số hình ảnh tiêu biểu như sắc trời xanh ngắt, gió thu se
lạnh và màu vàng tượng trưng cho mùa thu. Ở một số thi nhân có thêm những cảm
nhận riêng: với Xuân Diệu là : “Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang…, với Lưu Trọng Lư là
tiếng lá kêu xào xạc và tiếng chân con nai vàng đạp trên lá vàng khô, với Nguyễn Đình
Thi là hương cốm đầu mùa…. Nét đặc biệt của Hữu Thỉnh trong bài thơ này là nhà thơ
đã cảm nhận cái thời khắc sang thu bằng cả một hệ thống hình ảnh thiên nhiên qua
nhiều yếu tố và bằng nhiều giác quan với sự rung động thật tinh tế. Mười hai câu thơ
ngắn mà có đến mười hình ảnh thiên nhiên được nói đến lúc đất trời chuyển sang thu:
hương ổi, gió se, sương, sông, chim, mây, nắng, mưa, sấm và cuối cùng là hàng cây đứng
tuổi. Toàn là những hình ảnh gần gũi, quen thuộc đối với mỗi người chúng ta và điều
này làm cho bài thơ dễ đến với người đọc. Nhưng điều quan trọng nhất chính là sự cảm
nhận tinh tế của ông đối với từng hiện tượng thiên nhiên lúc giao mùa và những rung
động ấy đã lan truyền sang ta như một tiếng nói đồng điệu.

SANG THU

Hữu Thỉnh

1. Về kiến thức

-Vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa và những suy nghĩ mang tính triết lí của tác giả.

-Hiểu được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang thu.

Thiên nhiên đất trời Việt nam có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông; mỗi mùa có những vẻ đẹp riêng và lợi

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

- Hữu Thỉnh: sinh 1942 quê ở Tam Dương- Vĩnh Phúc.

+ Là chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam.

- Ông tham gia quân đội và bắt đầu sáng tác thơ.-> Trước khi là nhà thơ, Hữu Thỉnh là một người lính.

Hình tượng người lính và hiện thực lớn lao, sôi đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận trong thơ ông.

Trong quân đội ông từng làm cán bộ văn hóa, tuyên huấn. Tham gia ban chấp hành Hội nhà văn VN khoá
3, 4, 5. Năm 2000 Hữu Thỉnh là Tổng thư kí Hội nhà văn VN.

- -Ông là nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước Ông là nhà thơ viết nhiều
và hay về con người, cuộc sống ở nông thôn, về mùa thu. Thơ của Hữu Thỉnh chân thật, cảm xúc tinh
tế,có nhiều tìm tòi,suy ngẫm chiêm nghiệm Nhiều vần thơ của ông mang cảm xúc bâng khuâng, vấn
vương trước đất trời đang chuyển biến nhẹ nhàng. . ông đã từng đạt giải cao trong các cuộc thi thơ
của báo văn nghệ , giải của hội nhà văn, giải xuất sắc của Bộ quốc phòng.Hiện nay ông vẫn làm thơ đăng
trên báo văn nghệ
->+ Thơ ông ấm áp tình người và giàu sức gợi cảm trong sáng, sâu lắng và giàu suy tưởng ấm áp
tình người và giàu sức biều cảm. Viết về cuộc sống con người nông thôn Việt Nam. Ông đã từng đoạt giải
cao trong các cuộc thi thơ của báo văn nghệ, giải của hội nhà văn, giải xuất sắc của

-giới thiệu một số tập thơ của Hữu Thỉnh như: Âm vang chiến hào, Từ chiến hào đến thành phố, Thư
mùa đông...

- Ông tham gia BCH Hội nhà văn Việt Nam các khoá III, IV, V. Từ năm 2000, Hữu Thỉnh là Tổng thư¬ kí Hội
nhà văn Việt Nam. Hiện ông làm chủ tịch hội nhà văn Việt Nam khóa VIII (8/2010).

2. Tác phẩm

,“Sang thu” được sáng tác vào cuối năm 1977.

- Bài thơ được rút từ tập Từ chiến hào đến thành phố xuất bản năm 1991.

- Thời điểm giao mùa từ hạ sang thu.

Bối cảnh đất nước ta lúc bấy giờ

HS: Đất nước vừa đi từ chiến tranh sang hòa bình, đang bước đầu phục hồi sau chiến tranh

: Bài thơ in lần đầu tiên trên báo Văn nghệ sau đó được in lại nhiều lần trong các tập thơ. Bài thơ rút từ
tập “Từ chiến hào đến thành phố” NXB Văn học, Hà nội 1991

“Sang thu” là một tác phẩm tiêu biểu cho phong cách sáng tác nhà thơ. Cuối bài thơ tác giả có đề “Thu
1977”. Theo tác giả đây là chìa khóa của bài thơ, rằng đây là một trong những mùa thu đầu tiên của
người lính vừa bước ra khỏi chiến tranh. Những giây phút bình yên ấy đáng quý vô cùng.

- Bài thơ Sang Thu được viết cuối năm 1977(Những suy nghĩ của người lính từng
trải qua một thời trận mạc và cuộc sống khó khăn sau ngày đất nước thống nhất:
Thiên nhiên bắt đầu sang thu - Đất nước vừa bước từ chiến tranh sang hoà bình
(1977)) in trong tập thơ " Từ chiến hào đến thành phố " Nhà xuất bản Hà Nội-
1991.

Y nghia nd: Bài thơ có nhan đề Sang thu bởi vì nếu đặt là thu sang thì cảnh vật chỉ đơn thuần là tả cảnh
thiên nhiên mùa thu. Nhưng Sang thu không đơn thuần là một bài thơ tả cảnh đất trời trong thời điểm
sang thu, bởi ta bắt gặp những suy ngẫm về cuộc đời, về con người. cái đứng tuổi của hàng cây là một
cái chót để qua đó ta mở sang một thế giới khác, thế giới sang thu của hồn người? Vẻ chín chắn, điềm
tĩnh của cây trước sấm sét, bão giông vào lúc sang thu hay đó chính là sự từng trải, chín chắn của con
người sau những bão táp của cuộc đời./.

- Thể thơ 5 chữ.

Phương thức biểu đạt: miêu tả kết hợp với biểu cảm.

Mạch cảm xúc:Đặc sắc của bài thơ là mạch cảm xúc gắn liền với sự vận động của đối tượng cảm xúc bài
thơ là những cảm xúc của tác giả trước thiên nhiên sang thu, từ cảm xúc ấy ta bắt gặp những suy nghĩ
của nhà thơ trước cuộc đời.

Sang thu là một bài thơ trữ tình, cả bài là những quan sát, cảm nhận của tác giả về
thiên nhiên vào thu - từng khổ đều nối tiếp nhau bộc lộ cảm xúc ấy. Những cảm
nhận của nhà thơ về sự biến đổi trời đất sang thu như thế nào, chúng ta cùng
nhau phân tích để làm sáng tỏ. Bố cục chúng ta chia làm 3 phần tương ứng với 3
khổ tuy nhiên khi phân tích chúng ta sẽ tiế hành phân tích theo 2 khía cạnh là cảm
nhận về thiên nhiên sang thu và những suy ngẫm của nhà thơ.
b. Đọc, chú thích, bố cục

2.Bố cục: 2 phần

-Phần 1. Cảm xúc của nhà thơ trước khoảnh khắc giao mùa

-Phần2. Những suy nghĩ, chiêm nghiệm của nhà thơ

II. Tìm hiểu chi tiết


Khổ 1: Là những cảm nhận ban đầu của nhà thơ về cảnh sang thu của đất trời.
Từ cuối mùa hạ sang đầu mùa thu, đất trời có những chuyển biến nhẹ nhàng mà rõ rệt. Những biến
chuyển ấy đã được nhà thơ cảm nhận bằng rung động của trái tim thi sĩ và thể hiện qua những hình ảnh
thơ mộng giàu cảm sức biểu cảm.

Bỗng nhận ra hương ổi


Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se

Chúng ta đã biết Thạch Lam, Vũ Bằng, Nguyễn Tuân, Băng Sơn, Nguyễn Đình Thi đã viết thật hay về mùa
thu với cốm làng Vòng “ Sáng mát trong như sáng năm xưa; Gió thổi mùa thu hương cốm mới”. Với Hữu
Thỉnh mùa thu bắt đầu không phải bằng hương cốm mới, lá vàng rơi, mà mùa thu bất chợt hiện diện với
hương ổi chín thơm nồng nàn trong gió hanh se lạnh, đó là tín hiệu báo thu về.

Thu đã đến nhưng chưa hẳn đến, điều đó chỉ có thể cảm nhận được bằng sự nhạy cảm của các giác
quan: có khứu giác, có thị giác, có xúc giác, thính giác.

- Những dấu hiệu thể hiện sự biến đổi của đất trời sang thu: “hương ổi”, “gió se”, “sương chùng chình”

Tất cả các giác quan như: khứu giác (mùi hương ổi), xúc giác (gió se), thị giác (sương chùng chình) đều
mách bảo thu về. Hương ổi lan vào không gian phả vào gió se. Sương đầu thu giăng mắc nhẹ nhàng
chuyển động chầm chậm nơi đầu thôn ngõ xóm

-> Tín hiệu của sự chuyển mùa từ ngọn gió se (nhẹ, khô và hơi lạnh) mạng theo hương ổi (đang vào độ
chín).

- Cuối tháng 7 đầu tháng 8 là mùa ổi chín rộ.

-> Và đó cũng chính là thời gian đầu thu khi những vườn ổi chín rộ mùi thơm hoà vào gió heo may lan
toả khắp không gian

Hương ổi thoang thoảng thơm trong gió thu se lạnh làm thức dậy cả không gian vườn ngõ.

+“Hương ổi”: Sự cảm nhận bằng khứu giác mùi thơm của ổi lan toả trong không gian (cây ổi, quả ổi rất
quen thuộc, gắn bó với người dân làng quê miền Bắc, đã đi vào các tác phẩm văn nghệ)

(-“Tất cả những hình ảnh đẹp cũng đã được các nhà thơ cổ khai thác hết cả rồi... giữa cái khoảnh khắc
giao mùa kì lạ thì điều khiến cho tâm hồn tôi phải lay động, phải giật mình để nhận ra, đó chính là hương
ổi”. Nhân vật trữ tình nhận ra thu đã về nhờ vào một tin hương- rất mộc mạc, rất giản dị của vùng đồng
bằng Bắc Bộ

-Với Hữu Thỉnh: “Mùi hương đó gợi nhớ đến tuổi ấu thơ, gợi nhớ đến buổi chiều vàng…những đàn trâu
bò no cỏ giỡn đùa nhau và những đứa trẻ ẩn hiện trong triền ổi chín ven sông”.)
Gió se -> cảm nhận bằng xúc giác. Gió se: là làn gió thoáng chút hơi lạnh và khô còn gọi là gió heo may.
Chúng thường đến với nhân gian vào mỗi dịp đầu thu.

- Qua từ “phả”. Phả: tỏa vào, trộn lẫn.

-> Dùng từ “phả” thể hiện cái bất ngờ đột ngột. “Phả” thể hiện mùi hương ngọt mát thơm nồng quyến
rũ đang hoà vào trong gió heo may lan toả khắp không gian làm ta dễ nhận ra mùi hương nồng nàn hấp
dẫn đó.

=>K thể thay từ phả bằng từ khác đc vì tất cả các từ đều không có cái nghĩa đột ngột, bất ngờ.Từ “phả”
cho thấy mùi hương ổi đang vào độ chín đậm nhất, thơm nồng quyến rũ,hòa vào trong gió heo may của
mùa thu,lan tỏa khắp không gian tạo ra một mùi thơm ngọt mát của trái ổi chín- một loại trái đặc trưng,
Một chữ “phả” kia đủ gợi hương thơm như sánh lại. Nó sánh bởi vì hương đậm
một phần, sánh còn bởi tại hơi gió se. Hương thơm luồn vào trong gió được tinh
lọc, được cô đặc thêm. Gió mùa thu hào phóng đem chia hương mùa thu bấy giờ
là hương ổi chín tới khắp nơiTừ “phả” có thể thay bằng từ: đưa, lan, tan nhưng không từ nào
hay và có hồn bằng từ “phả”. Không phải là gió thu mang theo hương ổi, mà là những quả ổi chín đã
phả hương thơm vào trong gió se, làm cho ngọn gió cũng trở nên thơm tho lạ thường.

Mùa thu đến không phải chỉ ở các hình ảnh mà nó đến ở cách toả hương: phả vào trong gió se và ở cách
vận động của sương -> cố ý một cách chậm hơn tạo nên sự duyên dáng, yểu điệu, như¬ bóng hình một
thiếu nữ.

Con người cảm nhận mùa thu bằng các giác quan: khíu giác, xúc giác và thị giác. Mùa thu đến không chỉ
là các hình ảnh hương ổi, gió se mà thu đến bằng sự toả hương: bỗng: đến bất ngờ, đột ngột không hẹn
trước – phả - gió se – gió heo may se lạnh - đặc trưng của mùa thu ở đồng bằng Bắc Bộ – hồn thu của
đồng bằng Bắc bộ.Như vậy: mùa thu bắt đầu từ hương ổi chín nơi làng quê ( ổi thường được trồng ở
ven bờ ao, nơi vườn nhà), hương ổi thơm nồng nàn, phả ( nghĩa là bốc mạnh và toả ra thành luồng )
trong gió se ( gió nhẹ, khô và mang theo hơi lạnh ) như vậy con người sống gắn bó với quê hương mới có
thể cảm nhận tinh tế đến thế

Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ không có màu vàng chủ đạo như trong thơ thu truyền thống…Bức
tranh sang thu là sự chuyển động nhẹ nhàng tinh tế, thu đến còn bởi cách nhả hương.

- Sương chùng chình qua ngõ.

+“Sương chùng chình”: Cảm nhận bằng thị giác, sương bay cố ý chậm lại, bay nhẹ

- Sương chùng chình... -> Nhân hóa,từ láy gợi hình -> : gợi tả những bước chuyển nhẹ nhàng của thiên
nhiên trong khoảnh khắc giao mùa.
Dùng từ “chùng chình” để tả làn sương là tác giả đã nhân hóa làn sương. Sương đầu thu giăng mắc nhẹ
nhàng, chuyển động chầm chậm nơi đường thôn ngõ xóm. Biến làn sương thành người bạn duyên dáng,
đài các của mùa thu, người bạn ấy còn như vương vấn điều chi mà bước chân chậm chạp, dùng dằng
nửa ở nửa đi, như muốn ngừng lại nơi ngõ xóm.

- NT nhân hóa -> Sương giăng mắc nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm nơi đường thôn ngõ xóm, ngập
ngừng, lưu luyến, bịn rịn như có tâm hồn... , giống như con người đang dè dặt đặt bước chân sang mùa.
Thu đến nhưng chưa đến hẳn.

Tác giả nhân hóa làn sương, sương bay qua ngỏ chậm hơn ngày thường.

-Tác dụng gợi lên tâm trạng luyến tiếc, e dè, bịn rịn khi bước sang thu.

-> Nếu thay từ “chùng chình” bằng các từ “dềnh dàng,đủng đỉnh,chầm chậm” từ nào hay hơn?

:

Từ chùng chình là từ láy gợi hình, có thể thay bằng các từ đủng đỉnh, chầm chậm, lững thững nhưng
dùng từ chùng chình có cái hay riêng:tác giả đã nhân hoá làn sương – sương bay đi qua ngõ có vẻ cố ý
chậm hơn mọi ngày. Sau hương ổi và gió se, nhà thơ nói đến sương thu . Cũng không phải “ sương thu
lạnh, khói thu xây thành” trong Cảm thu tiễn thu của Tản Đà, cũng chẳng phải là “giọt sương lạnh và
tiếng thu buồn những ngày xa xưa, cành cây sương đượm, tiếng trùng mưa phun” trong Chinh phụ
ngâm mà sương thu của Hữu Thỉnh chứa đầy tâm trạng:luyến tiếc, e dè, bịn rịn đặt bước chân sang
mùa.
=>“Sương thu” một hình ảnh có nét đặc trưng riêng, không tan nhanh như mùa hạ ,cũng chẳng dày đặc
như mùa đông. Sương thu là màn sương mỏng nhẹ trôi, đang chuyển động chầm chậm nơi đường thôn
ngõ xóm như đợi chờ, như lưu luyến. Từ láy “chùng chình” gợi cảm giác “dùng dằng nửa ở nửa về”. Hữu
Thỉnh đã thổi hồn vào câu thơ khiến cho màn sương thu chứa đầy tâm trạng.

*cảm nhận được gì về sự giao mùa từ hạ sang thu

- >Quả thực những hạt sương thu mềm mại, ươn ướt giăng màn qua ngõ (dường như có thêm sương
nên thu dễ nhận ra hơn) một cách nhẹ nhàng như cố ý chậm lại chuyển động chầm chậm sang thu.

Đoạn thơ có cái hương vị ấm nồng của chớm thu ở một miền quê nhỏ: có hương ổi, có gió và sương->
tất cả đã báo hiệu thu đã về.
Bỗng: ngạc nhiên, ngỡ ngàng. Hình như: chưa khẳng định một cách chắc chắn, còn một chút mơ hồ ,
hoài nghi.

 Tạo sự ngỡ ngàng, mơ hồ trong nhận thức của tác giả.

-> Bỗng không chỉ là sự ngỡ ngàng mà ta còn cảm thấy một cái khẽ giật mình. Hình như không phải để
hỏi mà để xác nhận cảm xúc dẫu vẫn ch¬ưa tin hẳn. Phút giây giao mùa của tự nhiên ấy, nhìn thấy rồi,
cảm thấy rồi mà vẫn sững sờ đến khó tin.

+“Hình như” thành phần tình thái: thể hiện sự cảm nhận của tác giả có một chút mơ hồ, mong
manh.chưa thật rõ ràng, chưa thật chắc chắn vì còn ngỡ ngàng, ngạc nhiên.

- Hình như thu đã về:

Thành phần biệt lập -> Chưa khẳng định một cách chắc chắn, còn một chút mơ hồ, nghi hoặc.

-> là sự cảm nhận tinh tế và nhạy bén.

=> Cảm xúc ngỡ ngàng bâng khuâng.

- Cảm nhận mùa thu: Không có lá rụng như trong thơ cổ, không có màu vàng như¬ trong thơ mới.

=> Là sự cảm nhận rất riêng, rất mới bằng tất cả các giác quan.

Bức tranh giao mùa nồng nàn hơi ấm làng quê trong cảm nhận ngỡ ngàng của
tác giả.
Khứu giác: hương ổi -> xúc giác: gió se -> Thị giác: sương chùng chình -> sự cảm nhận của lí trí: Hình
nh¬ư thu đã về

"Cách mở đầu bằng từ "bông" và kết thúc bằng từ “hình như” muốn nói điều gì? • Ngỡ ngàng, ngạc
nhiên trong phút giao mùa. Con người còn đang mê mải với điều gì khác, thoáng giật mình trở lại với thế
giới của tạo vật vốn gần gũi bên mình. Phút giây ấy nếu vô tình sẽ dễ dàng bỏ qua.

->Mở đầu khổ thơ tác giả dùng từ “ bỗng”, kết thúc khổ thơ bằng từ “ hình như”. Hình như - đây không
phải là từ để hỏi mà là xác nhận. Vừa “ bỗng” đến “ hình như” – dấu hiệu nhẹ nhàng mơ hồ khiến con
người ngỡ ngàng, phút giây giao mùa đã đến thật gần, cảm nhận rồi mà nhà thơ vẫn thấy khó tin. Một
chút nghi hoặc, 1chút bâng khuâng, chùng chình bịn rịn, có cái gì đó không thật rõ ràng, đúng là trạng
thái cảm xúc của thời điểm chuyển giao mùa.
=> Nhạy cảm và tinh tế.

=> Sự biến đổi của đất trời nơi làng quê khi mùa thu bắt đầu tới được cảm nhận bằng một tâm bồn nhạy
cảm, gắn bó với cuộc sống nơi làng quê.

: Bằng sự kết hợp các từ ngữ- bỗng, hình như đã thể hiện cái cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước sự biến
đổi của thiên nhiên. Từng cảnh vật sang thu như kéo theo hồn người sang thu, cũng chùng chình, bịn rịn
bâng khuâng lưu luyến.

-> Thiên nhiên đất trời vào thu những dấu hiệu chưa thật rõ ràng nhưng hết sức đặc trưng- từ ngọn gió
se mang theo hương ổi- sương đầu thu giăng mắc chuyển động chầm chậm nơi đầu ngõ.

- Nhà thơ với cảm xúc ngỡ ngàng, bâng khuâng trước sự biến chuyển nhịp nhàng, trước sự giao mùa
của cảnh vật.

Sự cảm nhận của tác giả có một chút chưa thật rõ ràng, chưa thật chắc chắn vì còn ngỡ ngàng, ngạc
nhiên. Đúng là cảm xúc của thời điểm chuyển giao

-> Cảm nhận về mùa thu không có lá rụng như trong thơ cổ, không có lá vàng như trong thơ mới.Đó là
sự cảm nhận rất riêng ,rất mới của Hữu Thỉnh. Mùa thu đến chậm nhưng thật bất ngờ. Nó đánh thức tất
cả các giác quan: khứu giác (hương ổi)- xúc giác(gió xe)- thị giác(sương chùng chình )- sự cảm nhận của lí
trí(hình như thu đã về). Đó là sự cảm nhận tinh tế của một tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên, gắn bó
với cuộc sống làng quê.

Khổ thơ đầu nói lên cảm nhận ban đầu của nhà thơ về cảnh vật sang thu của đất trời. Thiên nhiên được
cảm nhận từ cái gì vô hình-hương gió, mờ ảo (sương), nhỏ hẹp và gần (ngõ) cái ngỡ ngàng ban đầu dần
được cụ thể hoá như thế nào chúng ta cùng sang khổ thơ thứ hai.

->-> Thu đến hẳn chưa? đến nhưng chưa hẳn đến ! Bằng sự nhạy cảm của các giác quan “ bỗng” là ngỡ
ngàng, là khẽ thoáng giật mình , con người đang mải mê với 1điều gì đó giật mình , quay về với thế giới
tạo vật, với vẻ đẹp dịu dàng để rồi nhận ra “ Hình như thu đã về”
- Nhà thơ đã cảm nhận được không gian đầu thu tĩnh lặng, hơi thở mùa thu nồng nàn. Gió thu se se
lạnh mơn man tận đáy lòng. Thấy cả sắc vàng ươm của nắng nhuộm chín vàng trái ổi, thấy hương vị
chuyển mùa, thời gian và không gian nhẹ nhàng sang thu.
- Tác giả rất nhạy cảm, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống nơi làng quê.

2. Khổ thơ thứ 2


Theo mạch cảm xúc của nhà thơ, không gian nghệ thuật của bức tranh sang thu còn được mở rộng ở
chiều cao, độ rộng của bầu trời, cánh chim, đám mây, dòng sông. Vậy chúng ta sẽ chuyển sang khổ thơ
thứ hai:

Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu

Hình ảnh thiên nhiên sang thu tiếp tục được nhà thơ phát hiện bằng những chi tiết : Sông, chim, đám
mây

- Từ láy dềnh dàng thể hiện sự chậm rãi, nhẩn nha.

+ -> Sự vận động của mùa được cụ thể hoá bằng những sắc thái đổi thay của tạo vật. Dòng sông không
còn cuồn cuộn chảy, vẩn đục như mặt sông mùa hạ mưa nhiều mà thong thả trôi xuôi.Dòng sông trôi
một cách nhàn hạ, thanh thản gợi lên vẻ đẹp êm dịu của bức tranh thiên nhiên.

- Dòng sông vào thu nước bắt đầu cạn, chảy chậm lại, không cuồn cuộn, ào ào như thời gian mùa hè. Từ
láy dềnh dàng biến sông thành người dịu hiền, thanh thản, duyên dáng hơn.

->Với nghệ thuật nhân hóa kết hợp với từ láy gợi hình“dềnh dàng” Hữu Thỉnh đã làm con sông trở nên
duyên dáng, mềm mại như một con người thực thụ. Sau những ngày nhọc nhằn gồng mình trở dòng
nước lũ của mùa hạ. Lúc này, khi sang thu con sông được nghỉ ngơi, thư giãn, thong thả nhìn lại quãng
đường mình đã đi qua

Dòng sông trôi một cách nhàn hạ, thanh thản là thế mà sao “chim lại bắt đầu vội vã”?

Đối lập với hình ảnh dòng sông là hình ảnh đàn chim bắt đầu vội vã bay về phương nam tránh rét. Rong
nh ngay hoàng hôn Phải tinh tế lắm, yêu và gần gũi với thiên nhiên lắm nhà thơ mới nhận ra được sự bắt
đầu trong những cánh chim bay.

Hình ảnh chân thực: “Chim bắt đầu vội vã” Sang thu tiết trời se lạnh chuẩn bị vào đông những cánh chim
vội vã bay về phương Nam tránh rét.
- Cánh chim bắt đầu sự vội vã tìm về tổ nhanh hơn vì buổi chiều hoàng hôn mùa thu trời tối nhanh hơn

Cũng có thể mùa thu sang cũng là đông sắp tới, những cánh chim vội vã bay về phương nam, tìm những
miền ấm áp hơn để cư trú đông vì sợ lạnh.

-> Nhà thơ say mê ngắm nhìn bức tranh giao mùa. Sông êm ả, dềnh dàng, sông đang lắng lại, trầm xuống
như suy tư. “Chim vội vã” như khuyên con người đừng chậm trễ trước sự trôi nhanh của thời gian.

(Dòng sông không cuồn cuộn dữ dội và gấp gáp như trong những ngày mưa lũ
mùa hạ. Sông êm ả, dềnh dàng sông đang lắng lại, đang trầm xuống trong lững lờ
như ngẫm nghĩ suy tư. Tương phản với sông chim lại bắt đầu vội vã. Hơi thu lạnh
làm cho chúng phải khẩn trương chuẩn bị cho chuyến bay tránh rét. Trong khi từ
“vội vã” đối rất đẹp với từ “dềnh dàng” thì ta cũng cần chú ý từ “bắt đầu” rất độc
đáo ở đây. Bắt đầu vội vã thôi chứ chưa phải là đang vội vã. Phải tinh tế lắm mới
có thể nhận ra sự bắt đầu này trong những cánh chim bay.)
=>Cái dềnh dàng của sông là sau lúc vợt ghềnh leo thác nhọc nhằn, đã đến lúc đ¬ược thảnh thơi sau
mùa lũ. Còn bầy chim khi mùa thu chợt đến, nó phải gấp gáp làm tổ tha mồi. => Hai tốc độ trái chiều
giữa chậm và nhanh là quy luật không đồng đều ở vào thời điểm giao thoa của muôn vật muôn loài

Bức tranh mùa thu nổi bật với những dấu hiệu đặc trưng: dòng sông êm đềm, màu vàng của ánh nắng,
đám mây thay áo mới, bầu trời yên tĩnh, đàn chim vội vã bay về phương Nam tránh rét. Thu đến thật
rồi.

Sông dềnh dàng, chim vội vã - hình ảnh tưởng như đối lập nhau nhưng sự đối lập ấy lại là tín hiệu của
mùa thu, lúc đầu là bỗng, hình như và sau đấy là mạch vận chuyến khẩn trương của sự vật bằng việc sử
dụng các phó từ “ được lúc” “ bắt đầu” .

- Nhà thơ say mê ngắm nhìn bức tranh giao mùa. Sông êm ả, dềnh dàng, sông đang lắng lại, đang trầm
xuống trong lững lờ như ngẫm nghĩ. Chim bát đầu vội vã - Phải chăng nhà thơ muốn gửi gắm một điều
con người đừng chậm trễ trước thời gian.
- Sông dưới mặt đất, chim trên trời. Hai hình ảnh xinh xắn đó được đặt cạnh nhau cho thấy không gian
mặt đất và bầu trời đều có sự chuyển mình rõ rệt.
-“Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu”

Có đám mây mùa hạ .. thu”. Câu thơ có giá trị tạo hình, sự liên tưởng khá thú vị .Câu thơ tả đám mây
mùa thu của Hữu Thỉnh khá hay và độc đáo; cách chọn và dùng từ rất sáng tạo, ông không dùng những
từ ngữ như: lang thang, lơ lửng, bồng bềnh, nhẹ trôi mà lại dùng từ “ vắt” . Ranh giới từ hạ sang thu vốn
mong manh, mơ hồ điều đó được cảm nhận bằng các giác quan, bằng sự liên tưởng, bỗng trở nên thật
cụ thể. đám mây chính là nhịp cầu của sự giao mùa. Người đọc cảm nhận đám mây được xuyên suốt từ
hạ sang thu. Nguyễn Khuyến đã từng viết: Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt. Chỉ riêng Hữu Thỉnh mới có
cảm nhận như thế.
Đó là một liên tưởng sáng tạo thú vị. Gợi hình ảnh đám mây mùa hạ còn sót lại, mỏng nhẹ, kéo
dài trên bầu trời đã bắt đầu xanh trong của mùa thu)
Mây là đường ranh giới giữa cõi hạ và cõi thu. Thu chưa hẳn đến mà hạ chưa hẳn qua. Bằng bút pháp
chấm phá cùng với nghệ thuật nhân hóa: đám mây như nhịp cầu thời gian nối liền giữa hạ và thu.

+ Nhân hoá: Mây vắt nửa mình => Mùa hạ, mùa thu là hai đầu bến và đám mây là nhịp cầu vắt qua =>
dùng không gian để vẽ thời gian: Làm hiện rõ ranh giới từ hạ sang thu vốn mong manh mơ hồ trở nên cụ
thể hữu hình.

=> Câu thơ sống động giàu h/ả gợi cảm xúc.

- Hình như mùa hạ và mùa thu có một ranh giới cụ thể rõ ràng nên mới cảm nhận thấy những đám mây
mùa hạ cũng còn lững lờ nối sang cả mùa thu.

Đây là hình ảnh nhân hoá bất ngờ, thú vị gợi tả đám mây mùa hạ còn sót lại trên bầu trời tôn lên vẻ đẹp
của bầu trời lúc sang thu. Cách diễn đạt, sự liên tưởng độc đáo . Đám mây là cầu nối thời gian giữa hai
mùa. Đó là vẻ đẹp khúc giao mùa gợi hồn thơ . . .

->Đây là một sự liên tưởng khá sáng tạo, độc đáo và thú vị, cảm giác giao mùa được diễn tả cụ thể và
tinh tế bằng một đám mây mùa hạ cũng còn rơi rớt như đang bước vào ngưỡng cửa của mùa thu vậy.
Quả thật thu về làm cho bao cảnh vật đổi thay và ngay cả đám mây cũng có điểm khác lạ.

Cái hay và mới của của hình ảnh là ở lối nói : vắt nửa mình sang thu . Khiến ta hình dung ra một dải
mây mềm mại như dải lụa còn sót lại giữa bầu trời trong xanh vừa vấn vương chút gì của mùa hạ vừa
háo hức trong cái yên ắng, tĩnh lặng của bầu trời thu.
Trong thực tế không có đám mây nào cụ thể như thế cả. Làm gì có sự ngăn cách dù rất nhỏ, rất mong
manh giữa hai mùa hạ và thu trong không gian và thời gian. Câu thơ là sản phẩm của trí tưởng tượng
phong phú của một nhà thơ đa tình. Đám mây mùa hạ đã trở thành đám mây tâm hồn duyên dáng, đầy
tâm trạng luyến tiếc mùa hạ.

=>Tất cả đều đổi thay khi thu về: Có hồn, sống động, sự vật trở nên duyên dáng, gần người hơn.

Sự chuyển mình sang thu không chỉ được biểu hiện qua sự đối lập trong hoạt động của sông, của chim
mà còn thể hiện rõ nét hơn qua h/ả có đám mây mùa hạ, vắt nửa mình sang thu. Cái tài của HT là dùng
không gian để miêu tả thời gian. Đám mây là nhịp cầu duyên dáng nối hai bờ thời gian bằng vẻ đẹp mềm
mại trữ tình. Vẻ đẹp đó được quan sát và cảm nhận bằng cả tâm hồn.

=> Khi đọc những tác phẩm viết về mùa thu, ta bắt gặp không ít hình ảnh đám mây như: “Tầng mây lơ
lửng trời xanh ngắt” (Nguyễn Khuyến) hay “Cô vân mạn mạn độ thiên không”(Hồ Chí Minh). Tất cả đều
đẹp và gợi ra không gian của trời mây .Còn trong thơ của Hữu Thỉnh “Có đám mây… vắt nửa mình sang
thu”. Hữu Thỉnh đã điểm vào bức tranh thu của mình một hình ảnh mới mẻ, gợi cảm “hai nửa của một
đám mây thuộc về hai mùa”. Và cái tài của ông là dùng không gian để miêu tả thời gian. Đám mây là
nhịp cầu ô thước nối hai bờ thời gian. Một vẻ đẹp mềm mại, duyên dáng, trữ tình, không phải của mùa
hạ, cũng chưa hẳn là của mùa thu, đó là vẻ đẹp của thời khắc giao mùa được sáng tạo từ một hồn thơ
tinh tế, nhạy cảm đang say sưa ngây ngất trước vẻ đẹp của thiên nhiên.

->Đất trời chuyển biến sang thu nhẹ nhàng mà rõ rệt

- Cảm nhận qua nhiều giác quan, sự liên tưởng thú vị, bất ngờ, với tâm hồn nhạy cảm tinh tế, tất cả
không gian, cảnh vật như chuyển mình từ từ điềm tĩnh bước sang thu.

Từ sự phân tích trên giúp em có cảm nhận gì về không gian và cảnh vật lúc sang thu được thể hiện ở khổ
thơ này?

: Bằng sự cảm nhận qua nhiều yếu tố bằng nhiều giác quan, sự liên tưởng thú vị bất ngờ với tâm hồn
nhạy cảm tinh tế của tác giả làm cho tất cả không gian cảnh vật như đang chuyển mình từ từ điềm tĩnh
bước sang thu.

(Dù có sự vội vã của chim (cái vội vã mới chớm, mới bắt đầu) không khí thu vẫn là không khí thư thái,
lắng đọng, chậm rãi, lâng lâng. Vì thế mà đám mây mùa hạ mới thảnh thơi duyên dáng vắt nửa mình
sang thu. “Đám mây mùa hạ vắt nửa mình sang thu" là một liên tưởng sáng tạo, thú vị, chính hình ảnh
mùa thu nối mùa hạ bởi những đám mây lững lờ cũng dềnh dàng, chùng chình trên tầng không làm cho
người đọc cảm nhận được cả không gian và thời gian chuyển mùa thật đẹp.Đám mây như một dải lụa,
như một tấm khăn voan của người thiếu nữ trên bầu trời nửa đang còn là mùa hạ, nửa đã nghiêng về
mùa thu. Nếu ở khổ thơ thứ nhất, còn phải có một cái ngõ thực cho sương đi qua để gợi đến cái ngõ ảo
nối giữa hai mùa, thì ở đây chỉ cần một áng mây bâng khuâng mà có thể thấy bầu trời đang nhuốm nửa
sắc thu. Hình ảnh mây là thực, nhưng cái ranh giới mùa là hư. Nó chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng lạ
lùng của nhà thơ. Bầu trời một nửa thu. Đám mây mùa hạ đang nhuốm sắc thu. Đến một lúc nào đó nó
bỗng ngỡ ngàng thấy đang bồng bềnh trong bầu trời thu trọn vẹn.)

3,cảm xúc của nhà thơ

Hai khổ thơ đầu rất đẹp về mặt tạo hình, rất tinh tế trong cảm nhận, như 2 cành
biếc của một cây thơ lạ. Nhưng khổ thơ thứ 3 là cái gốc của cây thơ đó là nơi cho
2 nhánh thơ trên tựa vào để khoe sắc, toả hương. Khổ thơ thứ 3 đem đến cho bài
thơ 1 vẻ đẹp mới, làm trọn vẹn thêm cái ý sang thu của hồn người chưa thật rõ ở
2 khổ thơ trên
Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi.


Cảnh vật thời tiết thay đổi: Nắng, mưa, sấm thưa dần, những dấu hiệu của muà hạ vẫn còn đó nhưng
giảm dần mức độ, cường độ, lặng lẽ vào thu . Tác giả sử dụng phó từ vẫn còn, đã -> đó là cảm nhận tinh
tế -> tình yêu thiên nhiên say đắm

. Các chi tiết:

- Nắng, mưa, sấm.

Hiện tượng đặc trưng của mùa hạ nhưng bớt sắc độ , giảm dần. => đất trời đang làm một cuộc chuyển
giao kỳ diệu.

- Cuối hạ đầu thu nắng vẫn còn nhiều nhưng nhạt dần không còn gay gắt nữa.

- Nắng vẫn còn  mưa đã vơi dần.

Năng cuối hạ vẫn còn nồng, sáng,nhưng đã nhạt dần. Nắng đã yếu bởi gió sẽ đến. Không gian đó, cảm
giác thời điểm đó thật thú vị

- >Giá trị gợi tả những cơn mưa thưa dần và ít đi.

Thay đổi theo chiều bớt dần. Nắng , mưa lúc sang thu không giống như hồi giữa hạ. Nắng không chói
chang, dữ dội, gay gắt. Mưa cũng đã ít đi, không còn những trận mưa dông ào ào, Bởi vậy sấm cũng vơi
dần, cũng bớt bất ngờ trên hàng cây đứng tuổi.

Lại thêm một sự đối lập:

Mưa đã vơi dần : Cơn mưa mùa hạ thường nhanh bất ngờ, chợt đến rồi chợt đi.Tác giả dùng từ “ vơi” có
giá trị gợi tả như sự đong đếm những vật có khối lượng cụ thể để diễn tả cái thưa dần, ít dân, hết dần
những cơn mưa rào ào ật bất ngờ của mùa hạ. .. Sấm bớt bất ngờ trên hàng cây đứng tuổi.Tất cả đều
chầm chậm, từ từ, không vội và, không hối hả .

->cái nắng mùa hè khi sang thu thì nhạt dần, những cơn mưa hối hả, ào ạt bất ngờ của mùa hạ cũng
thưa và ít dần đi. Tất cả sự biến đổi đều chầm chậm, từ từ không vội vã.

=>Mùa thu nắng sẽ nhạt dần, nhưng lúc giao mùa, nắng cuối hạ vẫn còn nồng, sáng. Những ngày sang
thu, đã ít đi những cơn mưa rào ào ạt và cũng bớt đi những tiếng sấm bất ngờ. Với những từ: “vẫn còn”,
“đã vơi dần”, “ cũng bớt” dường như thi sĩ đang đo dếm được độ đậm nhạt của nắng,khối lượng của
mưa trong khoảnh khắc giao mùa.
Vẫn là nắng, mưa, sấm những thi liệu đặc trưng của mùa hạ nhưng với với độ giảm dần. Sự phân hóa
giữa hai mùa là đường ranh giới hết sức mong manh. Với những phó từ: vẫn còn, đã, vơi dần, cũng bớt,
dường như¬ thi sĩ đang đo đếm được độ đậm nhạt của nắng, khối lượng của mư¬a đầu mùa thu

: Nắng, mưa, sấm – dấu hiệu đặc trưng của mùa hạ, nhưng đã bớt, đã vơi dần - đó là đặc trưng của thời
tiết khi sang thu. Nhà thơ cảm nhận bằng các giác quan từ hạ sang thu mong manh. Tác giả sử dụng các
phó từ được đảo lên trước: vẫn còn, đã, người đọc cảm nhận tác gỉa có thể đo đếm sự đậm, nhạt của
nắng, vơi đầy của mưa. Nếu sấm, mưa, nắng thay đổi theo chiều giảm dần thì hàng cây thay đổi trở nên
cứng cáp hơn, trở thành cây cổ thụ tạo ra một kết thúc bất ngờ:
“ Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”

- Tả thực: Khi sang thu, trời đã vơi đi những cơn m¬ưa rào ồ ạt, ít giông bão hơn, bớt đi những tiếng sấm
bất ngờ -> Hàng cây cây đứng tuổi- hàng cây lâu năm :vì chứng kiến bao lần tiếng sấm nên không còn bị
lay động bởi sấm.

- ẩn dụ: + Sấm: Những vang động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. -> hình ảnh ẩn dụ tượng
trưng cho những biến đổi điển hình của thiên nhiên, đất trời, của đời người.

+ Hàng cây đứng tuổi; mang ý nghĩa ẩn dụ: Con người từng trải nghiêm trang, chững chạc, sâu
lắng, khiêm nhường, tự hào, kiêu hãnh.
=> Khi con ng¬ười đã từng trải trong cuộc sống thì sẽ vững vàng và bình tĩnh hơn tr¬ước những tác động
bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời.

=> Hai câu thơ không chỉ tả cảnh sang thu mà còn chứa chất suy nghiệm về con người và cuộc sống. Khi
nhiều tuổi họ sẽ vững vàng, tự tin xử lý các tình huống bất ngờ của cuộc sống một cách hiệu quả…

- Năm 1977, đất nước mới được thống nhất, thời kì đầu của hòa bình. Gợi cho em nghĩ đến đây là mùa
thu thanh bình yên ả của làng quê sau những năm chiến tranh kéo dài.

Đặt bài thơ vào hoàn cảnh sáng tác năm 1977, khi đất nước vừa rời khỏi cuộc chiến tranh ,tác giả “một
người lính” từng xông pha trận mạc, từng phải đối đầu với những khốc liệt của đạn bom.Từ những trải
nghiệm đó ông có những suy ngẫm,chiêm nghiệm sâu sắc về cuộc đời,về con người, về đất nước. Khi họ
từng trải họ sẽ có bản lĩnh vững vàng trước những biến động bất thường của ngoại cảnh,của cuộc đời.
Đọc hai câu thơ cuối bài ta càng thấy yêu mến và cảm phục những người lính hơn. Đó là những con
người kiên cường, sẵn sàng đối mặt với mọi khó khăn thử thách dù ở thời chiến hay thời bình. Đất nước
ta sẽ vững vàng vượt qua mọi thử thách để đi lên.
Đặt bài thơ vào hoàn cảnh sáng tác 1977 khi đất n¬ước vừa rời khỏi cuộc chiến tranh, t/g, một ng¬ười
lính từng xông pha trận mạc cảm thấy vững vàng hơn trước những biến động bất thường của cuộc đời.
Cũng có thể hiểu hàng cây đứng tuổi giống như¬ một chứng nhân đang quan sát lắng nghe và thấu hiểu
những lặng lẽ âm thầm khách quan, những gì chuyển động bên ngoài cuộc sống xung quanh. Phải chăng
hàng cây ấy là nhà thơ đã hoá thân vào đó nên lời thơ nhẹ nhàng mà tình thơ đầy ắp yêu thương trìu
mến.

Sau này lớn lên với vốn sống của mình các em sẽ hiểu sâu sắc hơn về tầng nghĩa sâu xa của bài thơ.

- Con người khi đã đi được nửa cuộc đời:một mặt sâu sắc, chín chắn, thâm trầm vàđiềm đạm thêm, mặt
khác lại phải khẩn

trương thêm, gấp gáp thêm ->Sự vội vã của bầy chim hay cũng chính là sự vội vã của con người?

-Thiên nhiên và con người đều một nhịp sang thu. Hồn người vừa lưu luyến bồi hồi lại vừa nghiêm trang
chững chạc,vừa sâu lắng lại vừa mở rộng bâng khuâng vừa khiêm nhường nhưng cũng tự hào, kiêu
hãnh.

=>- Có tâm hồn tha thiết trân trọng vẻ đẹp của quê hương xứ sở.

- Có những suy ngẫm sâu sắc về con người và cuộc đời.

-Bài thơ thể hiện cảm nhận tinh tế và tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng của nhà thơ khi chợt
nhận ra những tín hiệu báo sang thu.

-Những suy ngẫm sâu sắc mang tính triết lí về con người và cuộc đời của tác giả lúc sang thu làm nên đặc
điểm cái tôi trữ tình sâu sắc trong bài thơ.

- -> Thả hồn cùng sự chuyển mình của thiên nhiên, đất trời: có một chút ngỡ ngàng, một chút
bâng khuâng, bao trùm niềm vui trước tạo vật.

=>Chính nhà thơ đã tâm sự với hình ảnh có giá trị tả thực về hiện tượng thiên nhiên này, ông còn gửi
gắm những suy ngẫm về con người: khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những tác
động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời.

: Qua bài thơ giúp chúng ta nhận ra sự chuyển mình nhẹ nhàng nhưng rõ rệt của thời tiết và thiên nhiên
trong khoảng khắc giao mùa bằng đội mắt tinh tế và tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ Hữu Thỉnh. Đồng
thời cũng thể hiện triết lí về cuộc sống con người.

Vẫn là nắng, mưa, sấm, chớp, bão giông như mùa hạ, nhưng mức độ đã khác rồi, mọi cái đi vào
chừng mực, vào thế ổn định. Phải chăng cái đứng tuổi của hàng cây là một cái chót để qua đó ta mở
sang một thế giới khác, thế giới sang thu của hồn người? Vẻ chín chắn, điềm tĩnh của cây trước sấm
sét, bão giông vào lúc sang thu hay đó chính là sự từng trải, chín chắn của con người sau những bão
táp của cuộc đời. Ngược lên khổ thơ trước ta bỗng hiểu vì sao lại có sự chùng chình, bịn rịn lúc sang
thu, vì sao vừa có sự dềnh dàng, vừa có sự vội vã. Thì ra trước mắt việc đi mãi, ngoảnh đầu thu đến
rồi, bỗng chốc thấy mái tóc pha sương, tuổi đứng ở mức tứ tuần, sững sờ mình cũng đã sang thu. ở
tuổi ấy con người không còn bồng bột mà đã sâu sắc, chín chắn.
Sang thu không đơn thuần là một bài thơ tả cảnh đất trời trong thời điểm sang thu, bởi ta bắt gặp
những suy ngẫm về cuộc đời, về con người. Cảm nhận thu sang của nhà thơ ở khổ 3 cảm nhận bằng
kinh nghiệm, bằng sự suy ngẫm. Mùa thu đang từ từ thu vào trong tâm tưởng, đang lắng lại trong
suy tư -> Cảnh vật sang thu buổi giao mùa, từ ngoại cảnh ấy mà nhà thơ suy ngẫm về cuộc đời, về
con người. “ Hàng cây đứng tuổi” là những ẩn dụ tạo nên tính hàm nghĩa của bài. Nắng, mưa, sấm là
những biến động của thiên nhiên còn mang ý nghĩa tượng trưng cho những thay đổi, biến đổi, những
khó khăn, thử thách trong cuộc đời. Hình ảnh “ hàng cây đứng tuổi” là 1 ẩn dụ nói về lớp người từng
trải được tôi luyện trong gian khổ, khó khăn thì sẽ vững vàng hơn, chín chắn hơn trước mọi tác động
bất thường của ngoại cảnh . Bài thơ ra đời khi đất nước mới được giải phóng, đang đứng trước
những khó khăn mới về kinh tế, xã hội. Hai câu kết khẳng định bản lĩnh cứng cỏi và tốt đẹp của con
người Việt Nam trong những năm tháng khó khăn đó.

2.Nghệ thuật

-: Thể thơ 5 chữ, từ láy gợi hình, nhân hóa, ẩn dụ trí tưởng tượng phong phú, tâm hồn nhạy cảm, rung
động tinh tế.
- Nội dung :
+Từ cuối hạ sang thu, thiên nhiên, đất trời có những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt.
+ Con người khi bước vào mùa thu của cuộc đời cũng bình tĩnh, tự tin hơn trước những biến động của
cuộc đời.
+ Nhà thơ là người có tấm lòng thiết tha yêu thiên nhiên, đất nước, yêu cuộc đời và con người.

-Khắc họa hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm, đặc sắc về thời điểm giao mùa hạ - thu ở nông thôn vùng đồng
bằng Bắc Bộ.

-Sáng tạo trong việc sử dụng từ ngữ (bỗng, phả, hình như…), phép nhân hóa (sương chùng chình, sông
dềnh dàng,..), phép ẩn dụ (sấm, hàng cây đứng tuổi)

3.Ý nghĩa văn bản:

Nguyễn Trãi, Nguyễn Du đã từng có những bức tranh thu mang hồn Việt. Nguyễn Khuyến mùa thu Việt
trở thành “cổ điển – mẫu mực”. Các nhà thơ hiện đại tiếp nối truyền thống đã có sự sáng tạo không
ngừng... Hữu Thỉnh đã tác vào thi ca hiện đại một nét sang thu mang đậm dấu ấn xúc cảm của mình.
Tiểu kết: Sang thu mang hơi thở của hiện thực cuộc sống, mang đậm dấu ấn cảm xúc vừa tươi mới vừa
khác biệt của nhân vật trữ tình khi đứng trước mùa thu.

-Bài thơ thể hiện cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao
mùa.

: Bài thơ năm chữ rất giản dị mộc mạc nhưng ý nghĩa sâu sắc, Hữu Thỉnh đã phác họa một bức tranh đẹp
về mùa thu với nhiều cảm xúc tinh tế. Đọc thơ Hữu Thỉnh ta càng thấy yêu thiên nhiên hơn, yêu quê
hương đất nước hơn.

Cảm xúc và suy ngẫm của nhà thơ chính là tình yêu mùa thu, yêu cảnh vật, quê hương đất nước. Một
tâm hồn tinh tế, nhạy cảm trước cảnh đẹp của thiên nhiên, cùng với một bản lĩnh, suy nghĩ về cuộc đời
và con người, đất nước.

You might also like