You are on page 1of 6

- Bằng thể thơ ngũ ngôn hàm súc, ngắn gọn, hệ thống hình ảnh, từ ngữ gần gũi,

gợi cảm cùng những hình ảnh ẩn dụ đặc sắc.., bài thơ đã khắc họa sự chuyển
biến nhẹ nhàng của thiên nhiên đất trời từ lúc cuối hạ đến chớm thu.
- Qua đó, thi sĩ đã gửi gắm, lột tả những triết lý nhân sinh sâu sắc cô đọng qua
những dòng thơ.
2. LĐ1:Mở đầu tác phẩm, bức tranh thiên nhiên mùa thu nên thơ khi mới
chớm thu được khắc họa thật tinh tế qua giọng thơ ngũ ngôn hàm xúc, lắng
đọng, hệ thống hình ảnh, từ ngữ gợi cảm, giản dị, thân quen của thôn quê.
Tín hiệu đầu tiên của mùa thu đang đến được cảm nhận qua xúc giác, khứu
giác bằng chính sự rung cảm của một tâm hồn đồng điệu đang hòa trong
cảnh vật.
“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se”
- Mùa thu đến với Hữu Thỉnh khá đột ngột, bất ngờ, không hẹn trước. Trong
một buổi sớm dạo bước trên con đường làng quanh co, uốn lượn, người viết
bất chợt cảm nhận được cái sắc thu đang đến.
- Từ “bỗng” ở đầu câu thơ đã cho ta thấy được nét ngỡ ngàng, bất ngờ của nhà
thơ trước sự chuyển biến đầy tinh vi của thiên nhiên.
- Dẫu vậy bắt đầu không phải là những nét đặc trưng của thiên nhiên đang bắt
đầu rũ bỏ lớp cánh tươi mới hay cái sắc vàng quen thuộc. Mùa thu của tác giả
chẳng vương chút vàng tươi của hoa cúc hay vị thơm ngon của hương cốm
mới, hương hoa sữa ngào ngạt mà là “hương ổi” dân dã.
- “Hương ổi” là mùi hương đặc sản của làng quê vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt
Nam nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc, quê hương của tác giả nói riêng. “Hương
ổi” chín đầu mùa, cái hương vị ngòn ngọt, thơm thơm như quyện lại, “phả vào
trong gió se” khiến tâm hồn thi sĩ có chút rung động, xuyến xao.
- Động từ “phả” được dùng rất đắc, có giá trị gợi tả cao cho thấy mùi “hương
ổi” đang ở độ đậm nhất, thơm nồng, quyến rũ, hòa vào trong làn gió.
-> Thi sĩ không tả mà chỉ gợi cho những người đọc liên tưởng tới trái ổi chín,
thơm lừng trong những ngày cuối hạ đầu thu, thấm cả vào hồn người.
=> Chính “hương ổi” đã đem lại cho “gió se” mang một sắc thái khác, riêng
biệt hẳn với những loại gió thường ngày.
- “Gió se”, gió heo may, hơi hanh khô, se se lạnh, đã nhẹ nhàng như đón lấy
từng luồng hương ổi chín rồi lại hào phóng đem chia hương mùa thu ấy tới
khắp mọi thế gian.
-> Phải chăng “hương ổi”, cơn gió đầu mùa se se lạnh ấy là sứ giả của mùa
thu. Nó đến rất khẽ khàng, khẽ đến mức chỉ một chút vô tình thôi thì không
một ai hay biết.
=> Có thể nói trước Hữu Thỉnh có rất nhiều nhà thơ viết về mùa thu nhưng đây
là một phát hiện tinh tế của một hồn thơ xứ sở.
3. LĐ2:Từ những tín hiệu mơ hồ như “hương ổi”, “gió se” cảm nhận bằng
khứu giác, xúc giác, mùa thu đã hiện rõ trong không gian đất trời qua
những quan sát bằng thị giác rất tinh tế của nhà thơ.
“Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về”
- Hình ảnh “Sương chùng chình qua ngõ” tạo nên một nét rất duyên của mùa
thu. Làn sương được nhân hóa qua động từ, từ láy “chùng chình” làm cho một
hình tượng thiên nhiên vốn vô tri bỗng trở nên có hồn, đậm chất thơ. Nó gợi tả
làn sương mờ như khói mỏng manh, nhẹ nhàng như cố ý chậm lại, ngập
ngừng, bâng khuâng chờ đợi ai hay lưu luyến, bịn rịn, nuối tiếc gì khi phải chia
tay mùa hạ? Và cái ngõ mà sương đang lướt thướt đi qua ấy là cái ngõ thực,
ngõ của thôn quê, làng xóm hay còn là ngõ cửa, ranh giới thời gian giữa hai
mùa, mùa hạ chưa qua mà mùa thu đang tới?
- Đã ngửi thấy “hương ổi”, đã cảm nhận được “gió se”, mắt còn thấy cả “sương
chùng chình” tức là tất cả giác quan đều đã cảm nhận thấy dấu hiệu của mùa
thu đang hiện hữu. Thế mà tác giả lại viết: “Hình như thu đã về”.
- “Hình như” là cảm giác mơ hồ, là một sự nghi hoặc, nửa tin mà nửa ngờ vực.
Thu đã về thật rồi sao? Một chút bối rối của tâm hồn mộng mơ Chính Hữu là
vì quá bất ngờ, đột ngột nên cả giác quan đều mách bảo thu về mà vẫn chưa
hoàn toàn tin tưởng.
- Nhưng chính cách nói “hình như” và sự nghi hoặc ấy đã làm nổi bật được nét
đặc trưng của thời khắc giao mùa: thu đang đến, rất tự nhiên, rất êm dịu, rất
nhẹ nhàng. Thời khắc giao mùa ấy chỉ như một cơn xúc động nhẹ nhàng của
thiên nhiên mà phải mở lòng, tinh tế mới cảm nhận được.
=> Ngay ở khổ thơ đầu, người đọc đã đã phần nào cảm nhận được tâm hồn
nhạy cảm, tinh tế, tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương sâu nặng của người
nghệ sĩ.
4. LĐ3:Bức tranh “sang thu” từ những gì vô hình như “hương ổi”, “gió se”,
từ không gian nhỏ hẹp của ngõ chuyển sang những nét hữu hình, cụ thể con
sông, đàn chim, đám mây với không gian vừa rộng vừa xa.
“Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”
- Mở lòng quan sát cảnh vật, đầu tiên nhà thơ bắt gặp hình ảnh dòng “sông”.
+ Tác giả đã rất khéo léo sử dụng phép nhân hóa và từ láy giàu sức gợi tả, gợi
hình “dềnh dàng”, tức là chầm chậm. êm ả làm cho thiên nhiên vô tri trở nên
có hồn hơn bao giờ hết. Hè đã qua, thu tới, không còn những đợt nước sông
cuồn cuộn, ngàu đỏ phù sa như cơn lũ mùa hạ mà thay vào đó, nó trở nên nhẹ
nhàng, khoan thai như người con gái Việt Nam mới độ tuổi xuân sắc.
+ Cái “dềnh dàng” của con sông không chỉ gợi ra vẻ êm dịu của bức tranh thiên
nhiên mùa thu mà còn mang đầy tâm trạng của con người như chậm lại, như
ngẫm ngợi nghĩ suy về những trải nghiệm trong cuộc đời. Phải chăng trong
tâm can nhà thơ hiện giờ đang nghĩ suy, hồi tưởng về cuộc sống thanh bình
nơi làng quê hạnh phúc biết bao. * Bởi lẽ năm 1977 cũng là năm thi phẩm
“Sang thu” ra đời, đất nước đã qua rồi những năm bom đạn của chiến tranh,
giờ đây cuộc đời của những người con đất Việt lam lũ đã chính thức trở về
guồng quay của nó, không ồn ào, không phô trương, không rền vang những
tiếng súng nữa.
- Đối lập với cảnh ấy là trạng thái “vội vã” của cánh chim. Thi sĩ tiếp tục sử
dụng nghệ thuật nhân hóa và từ láy để diễn tả nhịp đập cánh của đàn chim đã
bắt đầu nhanh hơn, mạnh hơn.
+ Thu đến đồng nghĩa với sự xuất hiện của những cơn gió heo may, của tiết trời
dần se lạnh. Trong bài thơ, Thu Điếu của Nguyễn Khuyến cũng từng viết: “Ao
thu lạnh lẽo: nước trong veo”. Cái thời tiết lành lạnh của không gian của đất
trời đã thầm vào làn nước và cả những bài thơ hay về mùa thu.
+ Vậy lẽ nào hình ảnh đàn chim “bắt đầu vội vã” trong bài thơ chính là hình ảnh
của những cánh chim bắt đầu vào cuộc hành trình tránh cái rét, cái lạnh của
thời tiết.
=> * Ý thơ còn gợi nên một liên tưởng khác: sau khi Tổ quốc thay màu áo
mới, màu của hòa bình, tự do, hạnh phúc thì mỗi người dân Việt Nam cũng đã
bắt đầu hối hả của nhịp sống mới để dựng xây, củng cố nền hòa bình dân tộc
trong niềm vui rộn ràng ấy.
+ Dẫu vậy trong câu thơ “Chim bắt đầu vội vã” còn có một chi tiết hết sức độc
đáo mà ít nhiều người đọc vội thường vút qua. Đó là đàn chim chỉ mới “bắt
đầu” thôi chứ chưa thực sự “vội vã”, chứng tỏ thu chỉ mới chớm sang chứ
chưa sang hẳn.
-> Phải tinh tế lắm, yêu và gần gũi thiên nhiên lắm mới nhận ra được sự “bắt
đầu” của những cánh bay.
=> Nghệ thuật đối ở hai câu thơ đầu tạo nên hình ảnh thơ rất đẹp, rất chỉnh,
giàu tính chất tạo hình, đồng thời còn làm cho không gian thu trở nên rộng
mở, khoáng đạt hơn.
5. LĐ4:Nét chấm phá đẹp đẽ nhất trong bức tranh thơ gợi nhiều suy tưởng
cho người đọc có lẽ là ở hai câu thơ sau.
“Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”
- Trong thi ca Việt Nam, không ít những vần thơ nói về “đám mây” trên bầu trời
thu. Như trong Thu điếu của Nguyễn Khuyến “Tầng mây lơ lửng trời xanh
ngắt” hay khúc “Tràng giang” sầu não của Huy Cận “Lớp lớp mây cao đùn núi
bạc”. Thế nhưng với thơ Hữu Thỉnh, làn mây trắng muốt, mềm mại như bông
lại được nhân hóa với hành động “vắt nửa mình”.
- Hình ảnh thơ rất giàu tính chất tạo hình trong không gian và có ý nghĩa diễn tả
sự vận động của thời gian. Trên bầu trời cao rộng, xanh xanh kia còn điểm phá
chút sắc trắng của mây.
- Mây yểu điệu, duyên dáng trải dài như một tấm lụa “vắt” ngang trên bầu trời,
một nửa vương vấn chút sắc hạ, nửa còn lại lại mang trong mình vẻ đẹp của
mùa thu. Và đám mây “vắt” lên cái ranh giới chao nghiêng giữa hai mùa
hạ-thu, ngày càng bé dần, bé dần đi rồi đến một lúc nào đó cả đám mây mùa hạ
hoàn toàn nhuốm màu sắc mùa thu.
- Nhưng dường như trong thực tế không hề có áng mây nào như thế vì mắt
thường đâu thể nhìn thấy được sự phân chia rạch ròi của đám mây mùa hạ và
thu.
-> Đó chỉ là một sự liên tưởng thú vị - một hình ảnh đầy chất thơ.
-> Thời khắc giao mùa được sáng tạo từ một hồn thơ tinh tế, nhạy cảm, độc
đáo không những mang đến cho người đọc...mà còn đọng lại cho những trái
tim yêu văn một chút dư vị khó quên.
-> Tóm lại, với một hệ thống những hình ảnh đẹp, có sức tạo hình cao trong
không gian, kết hợp với nghệ thuật nhân hóa, tương phản, nhà thơ đã khắc họa
thành công khung cảnh trời đất khi bắt đầu vào thu thật nhẹ nhàng.
=> Chắc chắn Hữu Thịnh là người có tâm hồn sâu sắc, tĩnh tại, có sự sáng tạo
rất riêng, rất độc đáo.
6. LĐ5:Khép lại áng thơ, một lần nữa Hữu Thỉnh tô đậm sự biến đổi âm thầm
trong cảnh vật. Ẩn đằng sau những dòng thơ còn là những triết lí sâu sắc.
Điều đó được thể hiện rất rõ ở những lời thơ cuối.
“ Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.”
- Khi những trang thơ sắp đóng lại, dường như ở chính tác giả đang muốn xác
nhận một điều gì đó mà chưa rõ. Ông liên tục so sánh, đối chiếu tiết trời mùa
hạ với thời điểm lúc sang thu. Thế nên mới thấy “vẫn còn”, “đã vơi”, “cũng
bớt bất ngờ”. Hàng loạt hình ảnh được liệt kê nối đuôi nhau trong khổ thơ cuối
đã mô phỏng lại sự đổi thay về mức độ và cường độ của những hiện tượng
thiên nhiên trong khi đất trời đang giao mùa, cuối hạ - đầu thu.
+ Những tia nắng mùa hạ vàng chói xuyên qua, luồng lách trong từng ngọn lá
xanh mơn mởn đã chẳng còn gay gắt, bỏng rát như trước, trái lại đã nhạt màu,
nhẹ nhàng và dễ chịu hơn rất nhiều.
+ Và những cơn mưa cũng thế, chẳng còn bất chợt, thình lình ào ào kéo đến, xối
xả như cuốn theo những sắp tài liệu ướt sũng hay cả nước mắt của lòng người.
+ Mưa ít nên sấm cũng thưa dần, nhỏ hơn, không còn rền vang, không còn
những tia chớp xé toạc cả bầu trời như trong những trận mưa bong bóng tháng
Sáu.
+ Do đó mà “hàng cây đứng tuổi” - những cây cổ thụ, lâu năm đã trải qua biết
bao nhiêu mùa bão giông với những biến thiên của trời đất không còn bị kinh
thất bởi tiếng sấm nữa. -> Như vậy thời điểm lúc sang thu đã ổn định, thống
nhất. Nói đến cây mùa thu là nhắc đến sự tàn phai trơ trụi lá. “Con nai vàng
ngơ ngác / đạp trên lá vàng khô.” (trích Tiếng thu - Lưu Trọng Lư) Nhưng ở
câu thơ này, “hàng cây” lại hiện lên với vẻ vẻ vững chãi, cứng cỏi, ngời lên sự
sống. Chính hình ảnh hàng cây nằm cuối thi phẩm đầy dũng mãnh đó đã gợi
nên vẻ đẹp kiêu hùng của mùa thu. Đây là một cảm nhận rất riêng, rất mới của
Hữu Thỉnh khi viết về đề tài này.
- Dẫu vậy giọng thơ ngày càng trầm hẳn xuống, câu thơ không chỉ là giọng kể,
là sự cảm nhận mà còn là sự suy nghĩ, chiêm nghiệm về đời người. Mỗi hình
ảnh “nắng”, “mưa”, “sấm” còn là hình ảnh ẩn dụ sâu sắc.
+ “Vẫn còn bao nhiêu nắng” - hình ảnh ánh nắng trong câu thơ là hình ảnh của
những khát khao, đam mê vẫn còn cháy bỏng trong tâm hồn con người dù tuổi
thanh xuân phơi phới đã qua. Khao khát ấy vẫn hiện hữu dù con người đã phải
trải qua bao gian khó của cuộc đời.
+ Còn cái “vơi dần” của những “cơn mưa” là chi tiết ẩn dụ tượng trưng cho
những khó khăn, trở ngại trên đường đời mà con người ta ai cũng phải gặp,
mắc phải một lần đã qua đi, đã nhẹ bớt, không còn quá nặng nề trên hành trình
mang tên “cuộc sống”.
+ Do đó mà cũng dễ hiểu thôi khi “sấm” là biểu trưng cho những tác động của
ngoại cảnh, những biến cố bất thường trong cuộc đời. Và thi sĩ đã mượn hình
ảnh “hàng cây đứng tuổi” để nói lên đời người ở tuổi xế chiều đã đi qua biết
bao nhiêu khó khăn, gian truân, vấp ngã, nếm trải đủ đắng cay ngọt bùi trên
đường đời. Có chăng chỉ đến khi con người ta trải qua cái tuổi bồng bột của
tuổi niên thiếu rực cháy, đến một lúc nào đó cần tịnh tâm. Họ sẽ trở nên vững
vàng hơn trước những thử thách, gian nguy của cuộc sống đầy thiên biến vạn
hóa. Chính họ đã có một bước ngoặt, một bước đột phá lớn - trưởng thành
chẳng khác nào thứ vàng mười đã qua thử lửa, thép đã qua tô luyện, bản lĩnh
và ý chí phi thường. Vì lẽ đó mà phải chăng, mùa thù đời người là sự khép lại
những bất thường của tuổi trẻ và mở ra một mùa thu mới, một không gian mới
yên tĩnh, trầm lắng, chín chắn,..trước những chấn động của cuộc sống.
-> Như vậy, bằng nghệ thuật ẩn dụ, nhà thơ đã thể hiện sâu sắc những triết lý
về cuộc đời con người.
=> Có lẽ điều này cũng xuất phát từ hoàn cảnh của ông. Xuất thân từ một
người lính đã trải qua biết bao nhiêu là khó khăn, gian nan, vất vả, với biết bao
sự hy sinh, mất mát nơi chiến trường khốc liệt đã rèn luyện cho cha đẻ của tác
phẩm Sang thu một bản lĩnh cứng cỏi và nghị lực vươn lên, dám đương đầu
với mọi biến động bất thường của cuộc sống. Sang thu của tạo vật cũng chính
là “sang thu” của đời người.
❖ Đánh giá chung:
a) Nghệ thuật:
- Với nghệ thuật nhân hóa, đặc sắc, từ láy gợi cảm gợi tả,...thi nhân đã nhẹ
nhàng mã hóa những con chữ ngắn gọn, hàm súc để phác họa nên bức tranh
mùa chớm thu dịu dàng.
- Thế nhưng cái thành công nhất của áng thơ là ở sự cảm nhận mới mẻ về
khoảnh khắc giao mùa của chính cha đẻ “Sang thu”. Đó là sự kết hợp một
cách tự nhiên giữa sự rung động của một tâm hồn nhạy cảm với vẻ đẹp bình
dị, sống động nơi thôn quê, làng xóm.
b) Nội dung:
- Hữu Thỉnh đã thể hiện một cách đặc sắc những cảm nhận tinh tế trước cảnh
vật giao mùa từ cuối hạ sang thu nhẹ nhàng, êm dịu, trong sáng, nên thơ ở
vùng quê đồng bằng Bắc Bộ
- Bài thơ của Hữu Thỉnh đã đánh thức tình cảm của mỗi người về tình yêu quê
hương đất nước và suy ngẫm về cuộc đời.
c) Mở rộng:
- Ông hoàng thơ tình Xuân Diệu quan niệm rằng “Thơ hay là hay cả hồn lẫn
xác, hay cả bài.” Thơ hay là hay từ vẻ đẹp bên ngoài đến cốt cách bên trong.
- “Nếu “ý thơ” có rồi nhưng tình cảm chưa đủ chín thì thần thái bài thơ cũng
chưa rõ nếu chưa tìm ra “điệu thơ”. Khi cảm xúc chín tới nó sẽ gọi hình ảnh,
câu chữ và tự khắc nhịp điệu sẽ “sắp xếp” chúng vào vị trí hợp lý nhất. Trong
“Sang thu”, tôi nghĩ, là một ví dụ về việc nhà thơ coi trọng nhịp điệu. Đọc bài
thơ, thấy có vẻ như khoan nhặt, từ tốn, bình thản, tĩnh tại... nếu chỉ nhìn bề
ngoài; nhưng ngẫm kỹ thì dòng chảy ngầm của nó rất rốt ráo, khẩn trương.”
● Liên hệ:
+ Cảnh: khổ một - Cảnh ngày xuân (Nguyễn Du), khổ 1 - Mùa xuân nho
nhỏ (Thanh Hải)
❖ Kết bài:
- Tác phẩm thi ca ngũ ngôn này bằng cảm nhận và cách dùng từ tự nhiên, chân
thật, cùng nghệ thuật nhân hóa đặc sắc,...Hữu Thỉnh đã tạo dựng nên một khúc
giao mùa nhẹ nhàng, thơ mộng ở vùng thôn quê đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam
và đánh thức những suy ngẫm đáng quý trong mỗi người.
- Trên hành trình nối tiếp thơ thu của dân tộc, người cầm bút cự phách Vũ Hữu
đã góp một tiếng thơ, một nét thu đẹp, đằm thắm về mùa thu quê hương, mùa
thu con người.
- Chiêm nghiệm xong những vần thơ đầy rung cảm của tác giả, quả thực lòng ta
còn vang lên những thanh âm thanh thản, bình yên khôn cùng nhưng kì lạ thật,
có một cái gì thật êm, dịu dàng toát lên từ những đoạn thơ ấy, vương vấn trong
hồn người đang đập liên hồi…

H. Kiều ở lầu Ngưng Bích


❖ Mở bài:
- Nguyễn Du là một thiên tài văn học, là danh nhân văn hóa thế giới. Ông được
mệnh danh là thi sĩ của các nhà thi nhân bởi những “chiến tích” lẫy lừng của
bản thân.
- Những thi phẩm vĩ đại ấy hòa tan và làm trong trẻo cả những điển tích, điển
cố, những từ Hán Việt xa lạ để biến nó thành thơ, thành nhạc trong tiếng nói
Việt Nam mà nhất là tuyệt bút văn chương Đoạn trường tân thanh - Truyện
Kiều.
- Với bút pháp tả cảnh ngụ tình bậc thầy, điêu luyện, có lẽ đoạn trích “Kiều ở
lầu Ngưng Bích” là đoạn trích hay nhất trong các đoạn trích.
- Dường như nổi bật và để lại nhiều dấu lặng trong trái tim của mỗi người
thưởng văn nhất là… (Đề)
❖ Thân bài:
1. Tổng:
- Trong nỗi đau thân phận quặn thắt trong lòng cô gái nhỏ - Kiều, vì chữ hiếu,

You might also like