You are on page 1of 2

Sang thu

I. Tìm hiểu chung


1. Tác giả
1.Khổ 1: Cảm nhận thu về trong ko gian gần và hẹp
- Đọc khổ thơ đầu, ta thấy tác giả cảm nhận tín hiệu của mùa thu ở trong ko gian gần và hẹp:
“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về”
- Tín hiệu đầu tiên mà tác giả cảm nhận được là làn hương ổi thơm nồng, vương vất ở trong làn
gió se lạnh đầu thu với những đám sương “chùng chình” nhẹ nhàng đi qua ngõ. Đó là sự vận
động chậm rãi, nhẹ nhàng của những dấu hiệu đặc trưng được tác giả cảm nhận bằng nhiều
giác quan tinh tế:
+ Trước hết là khứu giác và xúc giác: vs vc sử dụng NT nhân hóa và các từ ngữ gợi hình ảnh, đặc
biệt là ĐT “phả” gợi hương ổi thơm như sánh lại, hương thơm đó lùa vào trong gió được tinh
đọng và cảm nhận như gió chứa đầy hương ổi. “Gió se” là gió heo may mang cái khô và hơi
lạnh, giờ đây nó hòa quyện vào trong hương ổi. Sự kết hợp “hương ổi phả vào trong gió se” làm
thức dậy đột ngột cả vường ngõ.
+ Cạnh đó, là những cảm nhận bằng thị giác: qua hình ảnh “sương chùng chình qua ngõ”.
“Sương chùng chình” là sương chuyển động chậm, nhẹ. Đây là hình ảnh nhân hóa gợi những
giọt sương nhỏ li ti giăng mắc thành 1 làn nhẹ nhàng, thong thả, lững lờ trôi như muốn dừng lại
ở nơi đầu thôn, ngõ xóm, như chờ ai, đợi ai. Thật là yểu điệu! Có thể nói, hình ảnh “sương
chùng chình” gợi cho ta mùa thu nhẹ nhàng, tĩnh lặng, thong thả và bình yên. Hình ảnh “sương
chùng chình” được tác giả miêu tả như cái ngõ thực nhưng với từ láy “chùng chình” còn gợi cho
ta cảm giác mơ hồ: Phải chăng đây ko chỉ là cái ngõ nơi thôn quê mà còn là cái ngõ ảo, cái ngõ
của thơ thông giữa hai mùa hạ và thu?

2. Khổ 2: Cảm nhận thu về trong ko gian dài, rộng và cao


- Sang khổ 2, mùa thu đc khắc họa rõ nét hơn qua sự chuyển biến của thiên nhiên đất trời:
“Sông đc lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”
- Cùng nói về mùa thu, cùng 1 tác giả nhưng trong bài thơ “Chiều sông Thương”, HT lại chú ý
đến màu sắc con sông:
“Con sông màu nâu
Con sông màu biếc”
+ Ở “Sang thu”, HT gợi lên hình ảnh dòng sông hiền hòa, trôi 1 cách thong thả, bình yên: “Sông
đc lúc dềnh dàng”. Có thể nói, sau giông bão, dòng sông trở lại vẻ êm đềm vốn có. NT nhân hóa
qua từ láy “dềnh dàng” khiến dòng sông trở nên hiền hòa, thong thả, nhẹ nhàng, mềm mại. Nó
là hình ảnh sông hiền hòa vừa gợi vẻ đẹp êm đềm của bức tranh thiên nhiên mùa thu nhưng
dường như vừa gửi gắm trong đó lời trầm tư sâu lắng.
+ Cạnh đó, câu thơ tiếp với NT nhân hóa và từ láy “vội vã” gợi khung cảnh mùa thu với những
cánh chim như thường lệ vội vã, hối hả, xôn xao bay đến phương Nam tránh rét khi cái lạnh sắp
về: “Chim bắt đầu vội vã”.
-> Có thể nói, với cách sử dụng 2 từ láy và những cụm từ chỉ tgian, trạng thái “đc lúc”, “bắt
đầu”, NT đối lập, ta thấy đc cảm nhận tinh tế của tác giả. “Đc lúc” là chỉ thời điểm dòng sông
như chờ đợi từ lâu. Còn “bắt đầu” chỉ những cánh chim ko đợi đc nữa. Bằng tâm hồn nhạy cảm,
quan sát tinh tế, nhà thơ đã miêu tả trạng thái ngược chiều của sự vật trong cùng một thời
điểm để giúp ta cảm nhận đc mùa thu ko còn bảng lảng, mơ hồ như khổ 1 mà rõ nét, sinh động.
- Đặc biệt, cuối khổ thơ xuất hiện 2 câu thơ vô cùng đặc sắc:
“Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”
Nếu ở hai câu thơ đầu là sự vội vã của cánh chim, cái vội vã mới chớm, mới bắt đầu thì ở 2 câu
này là ko khí thu chậm rãi, lắng đọng, lâng lâng. Đám mây mùa hạ xuất hiện thảnh thơi, duyên
dáng: “Vắt nửa mình sang thu”. “Vắt” là ĐT giàu sức gợi hình, tạo dáng, gợi hình ảnh đám mây
như 1 dải lụa, như 1 tấm khăn voan của người thiếu nữ: một nửa vẫn đang mùa hạ, một nửa
nghiêng về mùa thu. Có thể nói, NT ẩn dụ và ngôn ngữ giàu sức gợi hình đã gợi lên 1 liên tưởng
thú vị: đám mây như 1 cây cầu nối giữa hai bờ của tgian và ko gian, của mùa hạ và mùa thu.
Phải tinh tế, yêu thiên nhiên tha thiết, HT mới nhận ra đc cái “vắt nửa mình” trong dáng của
đám mây. Cạnh đó, 2 câu thơ cũng đc diễn đạt vô cùng đặc sắc – kiểu thơ vắt dòng – đã tô đậm
sự mềm mại của đám mây.
=> Tóm lại, bằng sự cảm nhận qua nhiều giác quan, sự liên tưởng thú vị, tâm hồn nhạy cảm tinh
tế, khổ thơ đã cho thấy sự chuyển biến nhẹ nhàng mà rõ rệt cũng như nốt trầm tư sâu lắng và
tình cảm.

You might also like