You are on page 1of 4

Phân tích Sang Thu

“Chao ôi! Thu đã tới rồi sao?


Thu trước vừa qua mới độ nào
Mới độ nào đây, hoa rạn vỡ
Nắng hồng choàng ấp cây bàng cao”
Mùa thu - mùa của tình yêu, mùa của lá vàng rơi rụng, mùa của các cặp tình nhân đi dưới nắng
thu để thưởng thức bầu không khí mát mẻ trong lành, cùng nhau nhìn là vàng rơi, rơi mãi đến tận
cuối trời. Mùa thu cũng chính là mùa để các thi nhân đắm chìm trong nhiều cung bậc của cảm
xúc bâng khuâng, xao xuyến trước sự biến chuyển của đất trời. Và Hữu Thỉnh cũng không phải
là một ngoại lệ khi đã vương vấn tình cảm của mình qua bài thơ “Sang thu.
"Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu.
“Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm đã bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi."
Nhật Chiêu từng tâm sự: “Thơ ca, trong bản chất của nó là mây, là một thể vô định và huyền ảo.
Và thơ ca, cũng còn là bão tố.” Và có lẽ, lúc đó cái đám mây “vô định và huyền ảo” kia bỗng
dưng ùa về lấp kín hồn thơ của Hữu Thỉnh, cũng đầy bất ngờ và hư ảo như cái hương thơm quen
thuộc từ đâu xộc thẳng vào hồn ông, để rồi thi nhân phải giật mình thảng thốt:
“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.”
Trước tiên, từ “bỗng” mở đầu bài thơ như dấu hiệu báo trước cho sự xuất hiện của không gian và
thời gian. Phải chăng, nhân vật trữ tình đã cảm nhận được biết bao điều trong sự xuất hiện ấy, nó
như đã cố ý đợi sẵn người ta từ lâu, mang về một chút thân thuộc vấn vươn, len lỏi:
“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se”
Thu đến trong thơ Hữu Thỉnh một cách rất riêng qua "hương ổi" độc đáo, không phải là “ao thu
lạnh lẽo” như Nguyễn Khuyến, không như “rặng liễu điều hiu” và “lá mơ phai” của Xuân Diệu.
Ông chẳng đi theo lỗi mòn sáo rỗng của những dấu chân cũ, với tâm hồn lãng mạn ấy, thu không
chỉ đơn giản là trời xanh, là hương cốm hay nắng vàng. Thứ hương kia không “bay”, không
“quyện” mà “phả”, là xộc thẳng vào khứu giác. Thi sĩ đã sự dụng rất đắt từ ngữ gợi tả, chỉ một từ
ấy cũng đủ gợi hương thơm như đang đặc sánh lại, ngào ngạt, đậm đặc nồng nàn thư thành luồn
trong gió, được làn gió se khô, lạnh mang đi khắp ngõ ngách của làng quê.
Ở hai câu thơ tiếp theo, không gian được mở rộng, vờn ra ngõ với khung cảnh mang màu sắc
huyền ảo:
“Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.”
Những hàng sương nhỏ li ti giăng màn khắp nơi được tác giả nhân hóa qua từ láy “chùng chình”
gợi cảm giác như sương như đang bị thời gian níu lại, chập chừng lưu luyến chưa muốn tan vào
không gian. Từ láy ấy phải chăng chính là tâm trạng của Hữu Thỉnh, mang chút tiếc nuối khi bồi
hồi nhận ra mùa hạ đã đi qua từ lúc nào… Ông đã cảm nhận dấu hiệu của mùa thu bằng tất cả
các giác quan và sự tinh tế trong tâm hồn nhạy cảm của một nhà thơ thực thụ. Thành phần tình
thái “hình như” tựa sự phỏng đoán nửa tin nửa ngờ, nửa khẳng định, nửa kia lại hoài nghi, là cái
ngỡ ngàng ngạc nhiên trước sự giao động của thiên nhiên .Nếu ở khổ thơ đầu tiên, bằng sự cảm
nhận rất riêng của tác giả, tiết trời được gợi nên từ những gì vô hình như “hương ổi” và “ gió”,
cái mờ mờ ao ảo của “sương” hay không gian “ngõ” nhỏ hẹp gần gũi thì sang khổ thơ thứ hai,
mọi vật dường như đã chân thật và hữu hình hơn rất nhiều :
“Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu.”
Tới đây, cái bỡ ngỡ ban đầu đã tan biến đâu mất, nhường lại chỗ cho những rung cảm mãnh liệt
của hồn thơ. Hai câu thơ đầu tuy dùng cấu trúc đối nhưng lại như một nét chấm phá vô cùng đặc
trưng của sắc thu:
“Chim được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã.”
Thiên nhiên trong thơ được tác giả tinh tế nhân hóa trở nên vừa có hồn vừa có tình. Dòng sông
lúc sang thu không còn cuồn cuộn gấp gáp như ngày hạ mà bỗng trở nên thong thả dềnh dàng, lờ
lững. Đối lập với dòng sông là những cánh chim bắt đầu vội vã, gấp rút như đứa con sợ lỡ mất
chuyến xe cuối cùng trở về nhà. Phải tinh tế biết bao để Hữu Thỉnh nhận ra được cái “được lúc”
và cái “dềnh dàng” của thời gian tưởng như luôn nhịp đều đều không thay đổi. Ắt hẳn hồn nhà
thơ phải luôn đong đầy cảm xúc mới có thể cho ra đời những dòng thơ sâu sắc như vậy.
Thế nhưng, đấy chưa phải là tất cả những tinh hoa của vị thi sĩ tài hoa, hai câu thơ tiếp theo mới
thật sự thể hiện những gì đẹp nhất của tác phẩm:
“Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”
Hiện lên trước mắt ta là bức tranh thu đầy lãng mạn cà trữ tình của đất trời. Thu chỉ đang ở nơi
cửa ngõ của mùa, vì vậy đám mây chỉ vừa mới “vắt nửa mình” mà thôi. Nghệ thuật ẩn dụ đặc sắc
“vắt nửa mình” khiến câu thơ thêm đậm ý vị, duyên dáng và vô cùng gợi ảnh. Có lẽ, ta cũng từng
bắt gặp ở đâu đó đám mây như vậy trong thơ của Lê Thu An:
“Mây trời một dải trắng pha
Vắt ngang sườn núi chiều thu ngập ngừng”
Sự quan sát tinh tế của tác giả đã hội tụ lại ở hình ảnh đám mây mùa hạ “vắt nửa mình sang thu”.
Ngôn từ là tinh hoa quý giá nhất của người làm thơ. Người làm thơ cũng như kẻ làm vườn vậy,
phải chăm chút sao cho vườn hoa ngôn ngữ của mình nở ra những bông hoa đẹp nhất. Thế mới
có ý kiến: “Làm thơ là cân một nghìn milligram quặng chữ”. Với ý niệm ấy chữ “vắt” xứng đáng
là nhãn tự của câu thơ, là tinh hoa của cả câu thơ này. Hữu Thỉnh dùng động từ “vắt” để gợi ra
trong thời điểm giao mùa, đám mây như kéo dài ra, nhẹ trôi như tấm lụa mềm treo lơ lửng giữa
bầu trời trong xanh, cao rộng. Đám mây ấy dường như nó vẫn còn vương vấn ánh nắng ấm áp
của mùa hạ nên chỉ “vắt nửa mình sang thu”. Nó đã tạo nên một lằn ranh giới mỏng manh, hư ảo.
Đám mây được cảm nhận tinh tế tựa như giữa mùa hạ và mùa thu vẫn có một ranh giới mơ hồ,
quyến luyến nào đó. Phải chăng thế giới cảm xúc trong Hữu Thỉnh vẫn luôn say sưa như thế để
rồi cứ mãi khiến bạn đọc ta vấn vương nơi những vần thơ nhẹ nhàng, những hình ảnh thơ gần gũi
mà tinh tế lắm, như cái “vắt nửa mình” của đám mây bước sang thu, hay như buổi chiều thu thật
nhẹ nhưng cũng thật gọn để “bước sang sông”:
“Nắng thu đang trải đầy
Đã trăng non múi bưởi
Bên cầu con nghé đợi
Cả chiều thu sang sông.”
(“Chiều sông Thương” - Hữu Thỉnh)
Những biến chuyển của tạo vật tới đây đã hóa hành những suy tư của đời người lúc khoảng khắc
thu vừa chớm nở. Trong khổ thơ cuối này, Hữu Thỉnh đã bộc lộ ra hết những trăn trở từ tận đáy
lòng mình:
“Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm đã bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.”
Mùa thu đến nhưng mùa hạ chưa đi nên vẫn còn bao nhiêu nắng. Cái nắng cuối hạ vẫn còn nồng,
còn sáng nhưng cũng đã bắt đầu nhạt dần. Và trong thời điểm giao mùa này, những cơn mưa rào
mùa hạ thường hay ào ạt, bất ngờ cũng vơi dần đi. Theo đó, những tiếng sấm bất ngờ thường gắn
với cơn mưa mùa hạ cũng ít đi và nó không còn làm cho những hàng cây xanh cổ thụ giật mình
nữa. Giọng thơ trầm hẳn xuống, câu thơ không đơn thuần chỉ là giọng kể, là sự cảm nhận mà còn
là sự suy nghĩ, chiêm nghiệm về đời người. Nhìn cảnh vật biến chuyển khi thu mới bắt đầu, Hữu
Thỉnh nghĩ đến cuộc đời khi đã “đứng tuổi”. Tác giả đã mượn hình ảnh “hàng cây đứng tuổi” để
nói lên đời người ở tuổi xế chiều, cũng như mùa thu vậy; có chăng mùa thu là mùa của tuổi con
người ta không còn trẻ trung nữa. Nhịp đập của mùa thu, sự chuyển động của mùa thu rất nhẹ
nhàng và êm đềm.
Bằng cảm nhận tinh tế và cách dùng từ tự nhiên, chân thật, cùng nghệ thuật ẩn dụ, nhân hóa tài
tình, Hữu Thỉnh đã vẽ nên bức tranh đặc sắc về thời điểm giao mùa hạ – thu ở nông thôn đồng
bằng Bắc bộ. Cả hai khổ thơ trên đều là hình ảnh thơ giản dị, không trau chuốt mà giàu sức gợi
cảm. Với “Sang thu”, Hữu Thỉnh đã góp thêm một nét thu mang dấu ấn riêng của mình vào
những chùm thơ thu hay và đẹp của thơ ca Việt Nam. Mùa thu lặng lẽ và nhẹ nhàng. Những hình
ảnh thơ cứ vương vấn mãi trong hồn người, có một cái gì thật êm, dịu dàng toát lên từ những
đoạn thơ ấy.
Hạ đi, thu đến mang theo những cảm xúc bất chợt để rồi gieo lại trong lòng ai những bồi hồi về
một nàng thu nồng nàn êm ái. Hữu Thỉnh đã khắc họa nên bức tranh giao mùa ấy bằng ngòi bút
sắc nét mang đầy hơi thở trữ tình cùng những triết lý sâu xa. Với những dòng thở bốn chữ vỏn
vẹn, bài thơ mộc mạc một tình yêu thiên nhiên đằm thắm, về khát khao yêu đời mà tác giải mong
muốn gửi gắm cho bạn đọc cũng như gửi lại cho tuổi trẻ của chính mình đã đi qua tự thuở nào.
Tác phẩm như viên pha lê đầy góc cạnh, trải qua bao thăng trầm để trọn vẹn lung linh. “Sang
thu” chính là như thế! Sinh ra trên đời để lặng lẽ yêu thương và du dương suốt dặm đường.

You might also like