You are on page 1of 3

SANG THU

(HỮU THỈNH)
I. MỞ BÀI
- Thi đàn dân tộc Việt Nam đã từng có nhiều bài thơ viết về mùa thu nổi
tiếng: “Thu vịnh”, “Thu điếu”, “Thu ẩm” của Nguyễn Khuyến, “Đây mùa thu
tới” của Xuân Diệu…
- Và đến thời điểm 1977 bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh ra đời.
- Đọc ”Sang thu”, ta cảm nhận được sự chuyển mình của thiên nhiên, đất
trời trong thời khắc giao mùa cuối hạ - đầu thu thật nhẹ nhàng, tinh tế.
II. THÂN BÀI
Bài thơ Sang thu được làm theo thể ngũ ngôn. Mạch cảm xúc bao trùm
toàn bộ bài thơ là sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu và những cảm
nhận thật tinh tế của nhà thơ.
1. Khổ thơ 1
- Bài thơ mở đầu bằng cảm giác thật bất ngờ:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
- “Bỗng nhận ra” là một trạng thái chưa hề được chuẩn bị, diễn tả sự bất
ngờ, đột ngột, ngỡ ngàng.

- Nhà thơ chợt nhận ra sự chuyển mình của đất trời, thiên nhiên lúc giao
mùa bắt đầu bằng “hương ổi” của đồng quê.
- Mùi hương ấy không thoang thoảng, không phảng phất mà là ngào ngạt
“Phả vào trong gió se”. “Phả” nghĩa là tỏa ra thành luồng, bốc mạnh lan vào
không gian tạo thành một mùi thơm nồng nàn hòa vào trong làn gió se lạnh, hanh
khô của mùa thu.
- Từ láy gợi hình, phép nhân hóa, làn sương thu trong phút giao mùa giăng
mắc nhẹ nhàng, mềm mại đang “chùng chình” như cố ý chậm lại khi đi qua ngõ
của mùa thu.
- Thu đã đến nhưng có cái gì đó chưa thật rõ ràng khiến cho nhà thơ ngỡ
ngàng: “Hình như thu đã về”. Phải chăng cái thời khắc chuyển mùa có nhiều điều
mà con người chưa dễ nhận ra?
- Nhà thơ đã nhận ra cái nét thu quen thuộc, dân dã mà dịu ngọt của hương
đồng cỏ nội quê hương cảm giác thật ngỡ ngàng.
- Chuyển đổi cảm giác tài tình: từ Khứu giác -> xúc giác -> thị giác
- Hình như là một phán đoán không chắc chắn, có một chút nghi hoặc, dè
dặt phù hợp diễn tả cảm nhận mơ hồ lúc giao mùa.
=> Cảm nhận tinh tế, tâm trạng ngỡ ngàng của nhà thơ khi chợt nhận
ra tín hiệu báo thu sang.

2. Khổ thơ 2:
Nhưng rồi mùa thu dần đến và hiện hữu trước mắt nhà thơ:
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nữa mình sang thu.
- Dòng sông mùa thu bây giờ đã “được lúc dềnh dàng”, nhẹ nhàng trôi sau
những ngày hè nước cuồn cuộn.
- Từ láy “dềnh dàng” diễn tả được sự “khoan thai” của con sông mùa thu
đã gợi lên vẻ đẹp êm dịu của bức tranh thiên nhiên mùa thu.
- Những cánh chim mùa thu “bắt đầu vội vã” bay đi tìm nơi tránh rét.
- Từ láy, phép nhân hóa, đối lập: “sông dềnh dàng – chim vội vã”
- Mùa thu chớm về, rất nhẹ nhàng êm dịu, nhà thơ Hữu Thỉnh đã điểm vào
bức tranh thu một chút mây của mùa hạ còn vương lại:
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
- Hình ảnh thơ đẹp: “đám mây mùa hạ”, động từ “vắt”
- Phép nhân hóa, sự liên tưởng thật thú vị và độc đáo bởi đám mây mùa hạ
cũng đang bước vào ngưỡng cửa mùa thu“vắt nửa mình sang thu”. Hình ảnh đám
mây bồng bềnh, duyên dáng, hữu hình hóa bước đi của thời gian. => Bức tranh
thu vĩnh hằng được tạc bằng ngôn ngữ.
- Cảm giác giao mùa giữa hạ sang thu được diễn tả nhẹ nhàng, rõ rệt mà
tinh tế.
3. Khổ thơ 3
Mùa thu đã hiện hữu nhưng đâu đó trong không gian vẫn còn vương vấn:
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi
- Cái nắng của mùa hạ vẫn còn nồng, còn sáng. Tuy vậy, những cơn mưa
mùa hạ thì đã “vơi dần”, diễn tả cái ít dần, thưa dần của những cơn mưa rào mùa
hạ. Tất cả đều chầm chậm, ngập ngừng, chưa thật rõ.
- Bài thơ khép lại hình ảnh hàng cây đứng tuổi vừa có nghĩa tả thực vừa
gợi cho người đọc nhiều liên tưởng. Cuối hạ - đầu thu, những đợt sấm rền vang
trong cơn mưa dông của mùa hạ không còn nữa. Hàng cây không còn bất ngờ hay
giật mình vì tiếng sấm nữa. Nghĩa tả thực “Hàng cây đứng tuổi” là hình ảnh
những con người đã từng trải. Đối với họ, “sấm” – những vang động bất thường
của ngoại cảnh, của cuộc đời, được họ đón nhận một cách điềm tĩnh hơn.
- Hai câu cuối của bài thơ mang ý nghĩa triết lí sâu sắc: những suy ngẫm về
cuộc sống, về con người.
Bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh đã gợi những cảm xúc sâu xa. Đọc
“Sang thu”, ta nhận ra một vẻ đẹp bình dị, với mùa hương ổi, gió se với tia nắng,
mây trời… Từ ý nghĩa triết lí ở hai câu cuối của bài thơ, gợi cho ta nhiều liên
tưởng thú vị về đời người...
III. KẾT BÀI
Với thể thơ ngũ ngôn giàu nhạc điệu, hình ảnh thơ đẹp, từ ngữ gợi cảm
xúc, bài thơ Sang thu thể hiện những cảm xúc thật tinh tế của tác giả trước thời
khắc chuyển mùa từ cuối hạ sang đầu thu nhẹ nhàng mà rõ rệt. Sang thu đã đem
đến cho người đọc tình yêu quê hương.

You might also like