You are on page 1of 8

SANG THU

(Hữu Thỉnh)

Câu hỏi Hướng dẫn trả lời


Trình bày hiểu biết - Hữu Thỉnh là nhà thơ trưởng thành từ trong quân đội.
của em về tác giả - Là nhà thơ viết nhiều, viết hay về những con người ở nông
của bài thơ “Sang thôn, về mùa thu. Nhiều vấn đề của ông mang cảm xúc bâng
thu” khuâng, vấn vương trước đất trời trong trẻo, đang biến chuyển
nhẹ nhàng.
- Thơ Hữu Thỉnh mang đậm hồn quê Việt Nam dân dã, mộc
mạc tinh tế và giàu rung cảm.
Bài thơ được sáng - Bài thơ được sáng tác năm 1977, hai năm sau ngày đất nước
tác trong hoàn cảnh hòa bình.
nào? Trình bày xuất - In trong tập “ Từ chiến hào đến thành phố”
xứ?
Chủ đề của bài thơ Tác giả ghi lại bước đi rất nhẹ, rất khẽ của thời gian, của vạn vật
là gì? trong khoảnh khắc giao mùa cuối hạ đầu thu; từ đó tác giả còn gửi
gắm những suy ngẫm sâu sắc về con người khi bước vào tuổi
trung niên – mùa thu của cuộc đời.
Bài thơ có gì đặc sắc - Nghệ thuật: Bài thơ theo thể năm tiếng, có nhạc điệu trong
về mặt nội dung và sáng, tha thiết, gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp, giản dị,
nghệ thuật? gợi cảm với những so sánh và ẩn dụ sáng tạo.
- Nội dung: Bài thơ ghi lại bước đi rất nhẹ, rất khẽ của thời gian
trong khoảnh khắc giao mùa, và Hữu Thỉnh cũng rất khéo léo
gửi gắm những suy tư về con người, cuộc đời sau mỗi vần thơ.
Mạch cảm xúc của Cảm nhận tinh tế của Hữu Thỉnh về thiên nhiên lúc giao mùa từ
bài thơ được vận cuối hạ sang thu ở không gian gần và hẹp (khổ 1), mạch cảm xức
động theo trình tự phát triển với những cảm nhận tinh tế của Hứu Thỉnh về những
như thế nào? chuyển biến của đất trời sang thu trong không gian cao và rộng
(khổ 2), mạch cảm xúc lắng đọng với những suy ngẫm triết lý về
con người và cuộc đời (khổ 3)
Theo mạch cảm xúc, - Khổ 1: Tín hiệu thu về trong không gian gần và hẹp
bài thơ được chia ra - Khổ 2: Chuyển biến của đất trời sang thu trong không gian dài
sao? và rộng
- Khổ 3: Cảm nhận đất trời sang thu bằng suy tư, tâm tưởng
Nhan đề bài thơ “Sang thu” là một nhan đề lãng mạn, giàu sức gợi.
“Sang thu” có ý - Nhan đề sử dụng nghệ thuật đảo ngữ, là “Sang thu” chứ không
nghĩa như thế nào? phải “Thu sang”, dường như ngay từ nhan đề tác giả đã muốn
nhấn mạnh sự chuyển biến: đất trời sang thu, đời người cũng
sang thu.
- Ý nghĩa:
+ Với nhan đề “Sang thu” tác giả Hữu Thỉnh đã ghi lại bước đi
rất khẽ của thời gian, ghi lại những chuyển biến của đất trời
trong khoảnh khắc giao mùa cuối hạ đầu thu. Từ đó ta còn cảm
nhận về một tâm hồn yêu thiên nhiên, một hồn thơ rất đỗi nhạy
cảm, tinh tế của Hữu Thỉnh.
+ Nhan đề còn gửi gắm những suy tư, triết lí của tác giả về con
người khi bước vào tuổi trung niên – mùa thu của cuộc đời.
Giải thích nghĩa các - Phả: lan tỏa
từ: phả, chùng - Chùng chình, dềnh dàng: Cố ý chậm lại
chình, dềnh dàng
Tín hiệu thu về trong a, Cảm nhận tín hiệu thu về ở không gian gần và hẹp
không gian gần và Những chuyển biến trong không gian lúc sang thu được Hữu
hẹp được cảm nhận Thỉnh cảm nhận qua nhiều yếu tố, bằng nhiều giác quan vè sự
như thế nào qua bốn rung động thật tinh tế.
câu đầu bài thơ? Với Hữu Thỉnh, mùa thu bắt đầu thật giản dị:
(Khổ 1) Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
- Nếu như trong thơ ca cổ điển, mùa thu thường hiện ra qua các
hình ảnh ước lệ như “ngô đồng”, “rặng liễu”, “lá vàng rơi”,
“sen tàn”, “cúc nở”... thì với Hữu Thỉnh, ông lại bắt đầu bằng
“Hương ổi”. Đó là một hình ảnh , mới từ thơ khá mới mẻ với
thơ ca viết về mùa thu nhưng lại vô cùng quen thuộc và gần
gũi đối với mỗi người dân Việt Nam, đặc biệt là người dân
miền Bắc mỗi độ thu về.
- Mùi hương ấy không hòa quyện vào mà “phả” vào trong gió.
“Phả” nghĩa là bộc mạnh và tỏa ra từng luồng. Hữu Thỉnh đã
không tả mà chỉ gợi, đem đến cho người đọc một sự liên tưởng
thú vị: tại vườn tược quê nhà, những quả ổi chín vàng trên các
cành cây kẽ lá tỏa hương thơm nức, thoang thoảng trong gió.
Chỉ một chữ “phả” thôi cũng đủ gợi hương thơm như sánh lại.
Sánh lại bới hương đậm một phần, sánh lại còn bởi gió se.
Hình như hương thu cố tỉnh giấu mình trong trái ngọt chỉ đợi
gió se về là bất ngờ tung mình vào gió để gió hào phóng đưa đi
muôn phương.
Hương ổi ấy, cơn gió đầu mùa se lạnh ấy là sứ giả của mùa thu
(cũng như chim én là sứ giả mùa xuân). Nó đến rất khẽ khàng,
“khẽ” đến mức chỉ một chút vô tình thôi là không một ai hay
biết.
- Nếu hai câu đầu tiên diễn tả cái cảm giác chưa hẳn đủ tin
tưởng thì đến hình ảnh “Sương chùng chình qua ngõ” gợi ra
những làn sương mỏng, giăng mắc khắp đường thôn ngõ xóm
làng quê. Nó làm cho khi thu mát mẻ và cảnh thu thơ mộng,
huyền ảo, thong thả, bình yên.
+ Không phải màn sương dày đặc, mịt mù như trong câu ca
dao quen thuộc mà là “Sương chùng chình qua ngõ” gợi ra
những làn sương mỏng, giăng mắc khắp đường thôn ngõ xóm
làng quê. Nó làm cho khí thu mát mẻ và cảnh thu thơ mộng,
huyền ảo, thong thả, bình yên.
+ Nhà thơ đã nhân hóa màn sương qua từ “chùng chình” khiến
cho sương thu chứa đầy tâm trạng. Nó cố ý đi chậm lại như
đang chờ đợi ai hay lưu luyến điều gì? Câu thơ lắng đọng tạo
cảm giác mơ hồ đan xen nhiều cảm xúc.
Bằng tất cả các giác quan: khứu giác, xúc giác và thị giác, nhà
thơ cảm nhận những nét đặc trưng của mùa thu đều hiện diện.
Có “hương ổi”, “gió se” và “sương”. Mùa thu đã về trên quê
hương. Vậy mà nhà thơ vẫn còn dè dặt “Hình như thu đã về”.
Sao lại là “Hình như” chứ không phải “Chắc chắn”? Một chút
nghi hoặc, một chút bâng khuâng không thật rõ ràng. Đúng là
một trạng thái cảm xúc của thời điểm chuyển giao: thu đến nhẹ
nhàng quá, mơ hồ quá.
b, Cảm nhận của nhà thơ
- Ngạc nhiên, ngỡ ngàng, xao động khi bất chợt nhận ra hương
vị ấm nồng của ổi chín.
- Dễ chịu , lâng lâng khi cảm nhận được làn gió heo may se se
lạnh.
- Giật mình bối rối “Hình như thu đã về”
- Bâng khuâng xao xuyến, huyến lưu trong tâm hồn khi nhận ra
bước chuyển mình của thời gian.
 Đằng sau không gian làng quê sang thu ấy ta cảm nhận được
tôm hồn nhạy cảm của một tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc
sống.
Hãy phân tích - Sau giây phút ngỡ ngàng và khe khẽ vui mừng, cảm xúc của
những cảm nhận về thi sĩ tiếp tục lan tỏa, mở ra trong cái nhìn về không gian cao
biến chuyển của đất xa hơn, rộng hơn:
trời sang thu trong Sông được lúc dềnh dàng
không gian cao và Chim bắt đầu vội vã
rộng (khổ 2) Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
- Thiên nhiên sang thu đã được cụ thể bằng những hình ảnh:
“Sông dềnh dàng”, “Chim vội vã”, “đám mây vắt nửa mình”.
Như thế, thiên nhiên đã được quan sát ở một không gian rộng
hơn, nhiều tầng bậc hơn. Và bức tranh sang thu từ những gì vô
hình như “hương ổi”, “gió se”, từ nhỏ hẹp như con ngõ chuyển
sang những nét hữu hình, cụ thể với một không gian vừa dài
vừa rộng, vừa xa vời.
- Tác giả cảm nhận thu sang bừng cả tâm hồn:
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
+ Bằng phép nhân hóa đặc sắc, nhà thơ đã rất tài hoa ghi lại
linh hồn của cảnh vật, của dòng sông quê hương nơi vùng
đồng bằng Bắc Bộ ấm áp phù sa, vươn mình giữa ruộng đồng
vào ngày giao mùa. Vào mùa thu, nước sông êm đềm nhẹ
nhàng trôi lững lờ mà không chảy siết như sau những con mưa
mùa hạ. Cái “dềnh dàng” của dòng sông không chỉ gợi ra vẻ
đẹp êm dịu của bức tranh thiên nhiên mùa thu mà còn mang
đầy tâm trạng của con người như chậm lại, như trễ nại, như
ngẫm ngợi nghĩ suy về những trải nghiệm trong cuộc đời.
- Trái ngược với vẻ khoan thai của dòng sông là sự vội vàng của
những cánh chim trời bắt đầu di trú về phương Nam. Không
gian trở nên xôn xao, không có âm thanh những câu thơ lại gợi
được cái động.
Hai câu thơ đối nhau rất nhịp nhàng, dựng lên hai hình ảnh
đối lập, ngược chiều nhau: sông dưới mặt đất, chim trên bầu
trời, sông “dềnh dàng” chậm rãi, chim “vội vã” lo lắng. Đó là
sự khác biệt của vạn vật ở trên cao và dưới thấp trong khoảnh
khắc giao mùa. Phải tinh tế lắm thì nhà thơ mới có thể cảm
nhận được cái “vội vã”, hối hả, khẩn trương hoàn thành bao
công việc dang dở khi con người đã bắt đầu bước sang mùa
thu của cuộc đời?
Nhà thơ đã gợi ra tốc độ trái chiều của thiên nhiên, của sự
vật để tạo ra một bức tranh mùa thu đang về, có những nét dịu
êm, nhẹ nhàng lại có những nét hối hả, vội vã.
(Ý thơ đồng thời còn gợi cho người đọc một liên tưởng
khác: Sự chuyển động của dòng sông của cánh chim phải
chăng còn là sự chuyển mình của đất nước. Cả đất nước như
vừa trải qua chiến tranh tàn khốc mới có được hòa bình, và giờ
đây mới được sống một cuộc sống yên bình, êm ả. Nhưng rồi
mỗi người dân Việt Nam cũng tại bắt đầu hối hả nhịp sống
mới để xây dựng dất nước trong niềm vui rộn ràng)
- Đất trời mùa thu như đang rùng mình để thay áo mới. Cả bầu
trời mùa thu cũng có sự thay đổi:
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
- Sang thu là thời gian, là bước chuyển vốn rất âm thầm, vô hình
cả tạo vật. Thế nhưng qua câu thơ của Hữu Thỉnh, khoảnh
khắc thời gian quá mong manh kia lại ra hữu hình. Chi tiết
“vắt nửa mình” quá đỗi yểu điệu, nhẹ nhàng. Ranh giới hạ và
thu bỗng được xác định trong đôi mắt thi sĩ đắm say cùng cảnh
vật.
- Thu đang ở nơi cửa ngõ của mùa nên mới có “đám mây mùa
hạ” hững hờ “vắt nửa mình sang thu”. Nghệ thuật nhân hóa,
động từ “vắt” làm hình ảnh thơ sống động, có hồn. Câu thơ
giàu sức gợi hình, diễn tả đám mây như dải lụa mềm mại vắt
ngang bầu trời hay đang vắt từ cuối hạ sang đầu thu. Dường
như hạ chưa qua hẳn và thu vẫn còn chưa thực sự tới. Giữa hai
cái mùa tự hồ như có một ranh giới mong manh mà đám mây
chính là nhịp cầu duyên dáng nối hai bờ liên tưởng ấy.
- Lối diễn đạt của tác giả thật độc đáo. Hình như trong đám mây
đó còn vương lại sắc nắng rực rỡ của mùa hạ sôi động. Cái tài
hoa của nhà thơ là ở chỗ lấy không gian để diễn tả thời gian,
lấy cái hữu hình để miêu tả cái vô hình. Thời khắc giao mùa
được sáng tạo từ một hồn thơ tinh tế, nhạy cảm, độc đáo
không những mang đến cho người đọc mà sự bâng khuâng
trước vẻ đẹp dịu dàng, êm mát của mùa thu.
Khổ thơ thứ 3 trong - Trong khổ cuối bài thơ “Sang thu”, nhà thơ Hữu Thỉnh đã cảm
bài “Sang thu” là nhận tiết trời sang thu bằng những suy tư, tâm tưởng của mình.
những cảm nhận về - Vẫn là những thi liệu của mùa hạ: nắng, mưa, sấm nhưng tất
tạo vật sang thu cả không còn gay gắt mà dường như dịu êm hơn: “Vẫn còn
bằng những chiều bao nhiêu nắng/ Đã vơi dần cơn mưa”
sâu suy ngẫm. Hãy - “Vẫn còn”, “vơi dần” là những từ chỉ mức độ giảm dần.
phân tích để làm Dường như nắng cuối hạ vẫn còn nhưng đã nhạt dần bởi gió se
sáng tỏ điều đó đã đến; những cơn mưa mùa hạ cũng vơi dần, không còn ào ạt
như trước, khoảnh khắc giao mùa thu trở nên đậm nét hơn.
- Bằng tâm hồn nhạy cảm tinh tế yêu thiên nhiên, tác giả Hữu
Thỉnh đã nhận ra vẻ thư thái, chầm chậm, không vội vã, không
hối hả trong cảnh vật.
- Giọng thơ trầm hẳn xuống, câu thơ không đơn thuần chỉ là
giọng kể, tả, là sự cảm nhận mà còn là sự suy nghĩ đến chiêm
nghiệm. Từ mùa thu của đất trời, tác giả nghĩ đến mùa thu của
cuộc đời.
- “Sấm cũng bớt bất ngờ/ Trên hàng cây đứng tuổi”- hai câu thơ
vừa mang nghĩa tả thực vừa mang nghĩa ẩn dụ gợi lên nhiều
liên tưởng, suy ngẫm.
+ Sang thu, sấm thưa và nhỏ dần, không đủ sức lay động hàng
cây đã qua bao mùa thay lá.
+ Không chỉ thế, hai câu thơ còn gửi gắm triết lí về con người,
cuộc đời, “Sấm” ẩn dụ những vang động, tác động bất ngờ của
ngoại cảnh; “hàng cây đứng tuổi” ẩn dụ cho con người từng
trải và vượt qua khó khăn của cuộc đời. Không còn là tuổi trẻ
với những dại dột, những khát khao bỏng cháy; bước vào mùa
thu của cuộc đời con người trầm tư, chín chắn hơn và không
còn quá bất ngờ trước những biến cố của cuộc đời. Đó cũng
chính là tâm sự, là suy tư sâu lắng mà nhà thơ muốn gửi gắm.
- Đất trời sang thu khiến lòng người cũng bâng khuâng gợi bao
suy nghĩ về đời người lúc sang thu. Thơ Hữu Thỉnh là vậy,
một hồn thơ tinh tế và giàu triết lí, suy tư.
ĐỀ 1
“Bài thơ khép lại với hình ảnh “sấm” và “hàng cây” vừa có tình tả thực vừa
mang ý nghĩa ẩn dụ, gợi ra những suy tư trầm cảm”
1. Câu văn trên gợi em nhớ đến bài thơ nào? Của ai? Trình bày mạch cảm xúc
của bài thơ.
2. Trong khổ thơ cuối của bài thơ đó, tác giả sử dụng một loạt các từ biểu đạt
về mặt định lượng để diễn tả sự vô định của thiên nhiên, đó là những từ ngữ
nào? Những từ ngữ ấy được sử dụng theo phép tu từ nào? Nêu hiệu quả
nghệ thuật của biện pháp tu từ ấy.
3. Ngỡ ngàng, thích thú trước những tín hiệu đầu tiên báo thu về, nhà thơ viết
“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về”
Dựa vào đoạn thơ trên, viết đoạn văn từ 10 – 12 câu theo cách lập luận diễn
dịch làm rõ cảm nhận tinh tế của nhà thơ về những biến chuyển của đất trời
trong khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu, trong đoạn có sử dụng một câu
ghép và ghép nối ( gạch chân và chỉ rõ câu ghép và ghép nối ).

ĐỀ 2
Mùa thu luôn là nguồn cảm hứng bất tận của thi ca. Nhà thơ Hữu Thỉnh cũng góp
vào đề tài này thi phẩm “Sang thu” sâu lắng.
Câu 1: Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ “Sang thu”
Câu 2: Từ “hình như” trong khổ 1 thuộc thành phần biệt lập nào? Qua từ “Hình
như” em hiểu gì về cảm xúc của tác giả?
Câu 3: Phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ nhân hoá trong câu thơ:
“Sương chùng chình qua ngõ”
Câu 4: Cảm nhận được sự biến chuyển diệu kì của thiên nhiên, đất trời trong
khoảnh khắc giao mùa, ở khổ thơ thứ hai của bài thơ “Sang thu”, Hữu Thỉnh viết:
“Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”
Viết một đoạn văn (khoảng 12 câu) theo cách lập luận diễn dịch trình bày cảm
nhận của em về những biến chuyển trong không gian lúc giao mùa từ hạ sang thu ở
khổ thơ trên. Đoạn văn có sử dụng 1 phép nối và 1 câu bị động (gạch chân và chỉ
rõ)

ĐỀ 3
Khi diễn tả những chuyển biến nhẹ nhàng mà rõ rệt của thiên nhiên đất trời trong
khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu, một tác gỉa viết:
“Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã”
Câu 1: Tác giả ấy là ai? Cho biết hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?
Câu 2: Tại sao tác giả lại đặt tên nhan đề bài thơ là “Sang thu” mà không “Thu
sang”? Hãy kể tên một văn bản khác trong chương trình Ngữ văn 9 mà em đã học
cũng có cách đặt tên nhan đề như vậy (Nêu rõ tác giả của văn bản có nhan đề
tương tự đó)?
Câu 3: Gọi tên và phân tích giá trị biểu cảm của các biện pháp nghệ thuật được sử
dụng trong cặp câu thơ trên.

You might also like