You are on page 1of 3

Mùa thu là một trong những đề tài được nhiều thi nhân viết đến.

Tuy nhiên, mỗi bài thơ thu lại có


những nét độc đáo và thi vị riêng. “Sang thu” của Hữu Thỉnh cũng là một bài thơ thu như thế. Bài thơ đã
phác họa thành công sự chuyển mùa

tinh tế của đất trời và của lòng người lúc sang thu.

Mở đầu bài thơ, người đọc đã có thể nhận ra ngay cảm nhận tinh tế của Hữu Thỉnh khi tiết trời sang thu:

Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Từ “bỗng” thể hiện sự đột ngột, bất chợt trong cảm nhận. Ở đây đó chính là bất chợt nhận ra đất trời đã
chớm sang thu. Cái hay và tinh tế nữa đó là, tác giả nhận thấy mùa thu không phải vì bầu trời cao xanh
hơn hay hoa cúc nở vàng như

trong các bài thơ ta thường thấy mà ở đây là vì “hương ổi phả vào trong gió se”. Sự tinh tế của tác giả
chính là ở việc không tả mà chỉ gợi. Hương ổi thơm lừng trong gió se gợi cho người đọc màu vàng ươm
của những trái ổi nơi vườn quê

trong một buổi chiều cuối hạ, đầu thu. Và vì có gió thu “se” lạnh nên hương ổi mới thêm nồng nàn, phả
vào đất trời và hồn người để cho tác giả “bỗng” phát hiện ra thu đã về

Không chỉ có “hương ổi” trong “gió se”, nhà thơ còn nhận thấy:

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về

Với cách nhân hóa, từ láy “chùng chình” gợi tả sự chậm rãi, nhẹ nhàng của màn sương giống như một
nàng Thu yêu kiều đang bước tới. Sương bay qua ngõ, giăng mắc vào những giậu rào, trên những cành
cây khô đầu ngõ cuối thôn. Thế nhưng,

dù đã cảm nhận được mùa thu qua ba giác quan khứu giác (hương ổi – vị giác, gió se – xúc giác, sương
chùng chình – thị giác) nhưng tác giả vẫn chưa hết sững sờ, vẫn chưa dám tin là thu đã về nên mới mơ
hồ: “Hình như thu đã về”. “Hình

như” là chưa chắc chắn, không chắn chắn nhưng kì thực là tác giả đã tự khẳng định rằng: mùa thu về
thật rồi.

Thu về, không gian bức tranh màu thu được mở rộng ở chiều cao, độ rộng của bầu trời với hình ảnh
cánh chim bay và đám mây trôi, ở chiều dài con sông qua khổ thơ thứ hai:
Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu

Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về Sông được
lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây màu hạ Vắt nửa mình sang thu Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã với dần cơn mua Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi

Dòng sông giờ đây không còn chảy cuồn cuộn, dữ dội và gấp gáp như những ngày mưa lũ mùa hạ trước
kia nữa. Thay vào đó, con sông êm ả lưỡng lờ trôi như thể đang trầm tư, suy ngẫm. Trong khi đó, tương
phản với sông “duềnh dàng”, tư lự là

sự vội vã của chim. Khi tiết trời chuyển lạnh cũng là lúc các loài chim chuẩn bị di cư về phương Nam
tránh rét khi mùa đông sắp tới. Chúng “vội vã” vì mùa thu tới báo hiệu một mùa đông lạnh giá cũng sắp
đến gần. Và các loài chim mới

chỉ “bắt đầu vội vã” thôi, chứ chưa phải là đang vội vã, tức là mới chỉ là “sang thu” thôi chứ chưa hẳn là
đã thu. Chình vì thế mà đám mây mùa hạ hãy còn, mới “vắt nửa mình sang thu”. Hình ảnh này gợi tả
đám mây như một chiếc khăn voan

đang được mùa hạ trao cho mùa thu, nó vẫn là của mùa hạ đấy, nhưng đã “nửa mình” sang thu rồi. Phải
rất nhạy cảm và tinh tế thì Hữu Thỉnh mới thấy được, mới sáng tạo được một hình ảnh thơ đẹp như thế!

Nếu như cái hay ở khổ đầu tiên những ẩn ý gợi thu về, cái đẹp ở khổ thơ thứ hai là những hình ảnh thơ
mùa thu tinh tế thì khổ thư ba lại nổi bật lên nhờ ý nghĩa triết lí về mùa thu trong đó. Lúc này, mùa thu
không còn được cảm nhận

trực tiếp nữa mà qua trải nghiệm, bằng sự suy ngẫm của nhà thơ:

Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi

“Sang thu” nhưng vẫn có “nắng”, có “mưa”, có “sấm” như mùa hạ, nhưng tất cả đều vơi bớt, lắng đọng
hơn. Nắng nhạt dần, mưa bớt đi, sấm cũng không còn rền vang khiến hàng cây phải giật mình đột ngột.
Đó là quy luật tự nhiên. Nhưng Hữu

Thỉnh không chỉ viết một bài thơ tả cảnh “sang thu” bình thường, mà trong đó còn ẩn chưa một triệt lý
sâu xa hơn thế. “Sấm” không chỉ là giông bão, mà còn là những khó khăn, trở ngại của cuộc đời. Còn
“hàng cây đứng tuổi” kia cũng

chính là hình ảnh của những con người đã trải qua những gian lao, giông tố ấy. Qua bão táp, nắng mưa
của cuộc đời sẽ tôi rèn ý chí cho ta, ta cũng vì đó mà trưởng thành hơn, giữ được điềm tĩnh hơn trước
sóng gió của cuộc đời.
Bằng cảm nhận tinh tế và nghệ thuật ẩn dụ, nhân hóa tài tình cùng với cách dùng từ hết sức tự nhiên và
chân thật, Hữu Thỉnh đã khắc họa nên một bức tranh đặc sắc về thời điểm đất trời giao mùa ở một vùng
nông thôn đồng bằng Bắc bộ. Với

bài thơ “Sang thu”, Hữu Thỉnh đã góp thêm một nét thu duyên dáng mang dấu ấn riêng của mình vào
những chùm thơ thu của thơ ca Việt Nam.

You might also like