You are on page 1of 3

Phân tích khổ thơ thứ hai của bài thơ.

1. Mở bài:
- Tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác.
- Khái quát nghệ thuật và nội dung của bài thơ - Giới thiệu đoạn thơ -
Chép lại đoạn thơ.
VD: Bài thơ ngắn gọn, hàm súc, bộc lộ tinh tế của nhà thơ trước sự
chuyển mình của thiên nhiên đất trời chớm thu. Với sự cảm nhận ấy, nhà
thơ đã vẽ lên bức tranh mùa thu tĩnh lặng với các sự vật đang chuyển
mình vào thu một cách nhẹ nhàng, chủ động.
( Chép lại khổ thơ )
2. Thân bài:
a. Khái quát: Đây là khổ thơp thứ hai của bài thơ. Nếu khổ trước là sự
cảm nhận mơ hồ về đất trời chớm thu thì đến khổ thơ này sự chuyển
mình của vạn vật sang thu trở nên rõ ràng cụ thể hơn.
b. Phân tích: Bắt gặp những tín hiệu của mùa thu nhà thơ giật mình ngỡ
ngàng, sửng sốt để rồi lắng lại, quan sát, cảm nhận cảm giác "sang thu"
kia là thực hay là ảo giác. Thiên nhiên được mở rộng hơn, nhiều tầng
bậc hơn. Bức tranh từ những gì vô hình như hương ổi, gió se chuyển
sang nét hữu hình, cụ thể. Từ một không gian nhỏ hẹp nơi ngõ nhỏ
chuyển sang một không gian vừa dài rộng, vừa cao vời. Hai câu thơ mở
đầu có cấu trúc sóng đôi chặt chẽ và đẹp như trong thơ cổ điển:
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
- Sự vật ở thời điểm giao mùa hạ - thu đã có sự chuyển đổi. Dòng sông
không cuồn cuộn, dữ dội như những ngày mưa lũ mùa hạ mà phẳng
lặng, êm ả dềnh dàng. Sông đang lắng lại, đang trầm xuống trong lững
lờ như đang ngẫm nghĩ, suy tư. Sông hiền hòa như nét dịu dàng vốn có
của mùa thu.
- Tương phản với sông, chim lại "bắt đầu vội vã". Hơi thu lạnh làm cho
chúng chuẩn bị cho chuyến bay tránh rét. "Con sông" và "cánh chim",
"dềnh dàng" và "vội vã" là hai nét đối lập nhưng làm thêm sinh động
thêm cảnh sang thu của thiên nhiên đất trời. Nét đặc biệt khác trong hình
ảnh này là sự "bắt đầu vội vã" của chim. Chỉ mới "bắt đầu" thôi chứ
chưa phải "vội vã". Phải tinh tế lắm mới nhận ra sự bắt đầu này trong
những cánh chim bay.
Dù có sự "vội vã" của chim thì không khí thu vẫn là không khí thư thái,
lắng đọng, chậm rãi, lâng lâng.
Thu mới chớm rất nhẹ, rất dịu, rất êm, mơ hồ như cả đát trời rùng mình
thay áo mới. Có nhiều nhà thơ đã tả cảnh về mùa thu:
Với Nguyễn Khuyến: Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao
Với Lưu Trọng Lư thì: Con lai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô
Nguyễn Đình Thi lại tinh tế trong cảm nhận:
Sau lưng thềm lắng lá rơi đầy
Còn Hữu Thỉnh lại điểm vào bức tranh thu một chút mây vương lại của
mùa hè đã qua: Có đám mây mùa
hạ
Vắt nửa mình sang thu
"Vắt nửa mình" - cách diễn đạt sáng tạo này là sản phẩm trí tưởng tượng
độc đáo của nhà thơ. Đám mây như dải lụa, như tấm khăn voan của
người thiếu nữ buông nơi trên bầu trời nửa đã nghiêng về mùa thu. Hình
ảnh đám mây là thực nhưng cái ranh giới giữa hai mùa là hư. Nó là sản
phẩm của trí tưởng tượng độc đáo của nhà thơ. Đám mây ấy có một nửa
rực nắng mùa hè, nhưng nửa kia đã dịu mát một sắc thu……Hay nói
cách khác ®¸m m©y mùa hạ đã trắng hơn, xốp hơn, bồng bềnh trôi giữa
không gian cao xanh dịu mát như còn vấn vương, bịn rịn chưa nỡ từ biệt
hạ nhưng đã vươn mình đón thu để trở thành nhịp cầu nối duyên dáng
ân tình giữa đôi bờ cuối hạ - đầu thu. Cái tài của Hữu Thỉnh là dùng
không gian vẽ thời gian và mùa thu được quan sát và cảm nhận bằng cả
tâm hồn… Thu chớm đến, rất nhẹ, rất dịu, rất êm, mơ hồ như cả đất trời
rùng mình thay áo mới mà đám mây chính là nhịp cầu của sự giao mùa
ấy.
c. Đánh giá nâng cao: Hữu Thỉnh rất tinh tế khi lựa chọn những hình
ảnh miêu tả cảnh đất trời sang thu. Tất cả đều ở trạng thái ngập ngừng
nhưng là sự ngập ngừng đầy chủ động. Sông được lúc, chim bắt đầu,
đám mây vắt nửa mình… với cách diễn đạt này hình ảnh của sự vật
không chỉ hiện lên ở hiện tại mà còn dẫn người đọc liên tưởng đến quá
khứ của chúng. Đó là một quá khứ đầy sôi nổi khiến cho cả không gian
dâng lên ngập tràn một niềm tiếc nuối những gì đã qua…
3. Kết bài:
………………………………………………………

You might also like