You are on page 1of 3

ĐỀ 01

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) 


Chiếc hộp giấy vàng
Hồi đó một người bạn tôi bắt phạt đứa con gái lên ba tuổi vị nó đã phí phạm cả
một cuộn giấy gói hoa màu vàng Tiền bạc thì co hẹp, thế mà đứa con gái cử cổ
trang hoàng chiếc hộp quà giáng sinh để dưới cây thông khiến bạn tôi nổi giận.
Dù có bị phạt đi nữa, sáng hôm sau đứa con gái cũng mang hộp quà đến cho cha
và nói: “Con tặng cho cha nhân dịp giáng sinh". Anh cảm thấy ngượng ngùng vì
phản ứng gay gắt của mình hỏi hôm trước nhưng rồi cơn giận lại bùng lên lần
nữa khi anh mở hộp ra thấy hộp trống không.
Anh nói to với con: "Bộ con không biết rằng khí cho ai món quà thì phải có gì
trong đó chứ."
Đứa con ngơ ngác nhìn cha sợ hãi nước mắt lưng tròng: “Cha ơi nó đâu có trống
rỗng Con đã thổi những nụ hôn vào hộp. Con bỏ đầy những tình yêu của con
vào đỏ. Tất cả dành cho cha mà." Người cha nghe tim mình thắt lại. Anh ôm
con vào lòng và cầu xin con tha thứ cho mình.
(Theo Hạt giống tâm hồn, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2018)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2. Xác định phép liên kết cấu được sử dụng trong các câu văn sau:
Đứa con ngơ ngác nhìn cha sợ hãi nước mắt lưng tròng: “Cha ơi nó đâu có trống
rỗng Con đã thổi những nụ hôn vào hộp. Con bỏ đầy những tình yêu của con
vào đó. Tất cả dành cho cha mà".
Câu 3. Qua cách hành xử của người cha trong câu chuyện, em rút ra được bài
học gì cho bản thân?
Phần II. Làm văn (7,0 điểm) 
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung phần Đọc hiểu, em hãy giúp người cha viết lời xin lỗi tới con gái
bé bỏng (lời xin lỗi được viết trong một đoạn văn dài khoảng 200 chữ).
Câu 2 (5.0 điểm).
- Hãy đóng vai nhân vật bé Thu kể lại diễn biến tâm trạng của bé trong ngày
anh Sáu chia tay với gia đình và quê hương để trở lại đơn vị trong truyện
ngắn “Chiếc lược ngà”. Nguyễn Quang Sáng. Từ đó em hiểu như thế nào về giá
trị của hòa bình?
...HẾT...
ĐỀ 02
PHẦN I: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các
câu hỏi:
MÙA GIÁP HẠT...
... Những bữa cơm độn sắn, độn khoai trong mùa giáp hạt đó là chuyện thường
xuyên. Ba anh em tôi luôn được bố mẹ nhường phần cơm. Bố mẹ ăn phần sắn
và khoai lang, chúng tôi cứ vô tư ăn ngon lành. Và những bữa cơm như thế,
bố mẹ luôn ngồi đầu nồi, nhiều hôm tôi thấy bố mẹ thở dài. Hai đứa em tôi
không để ý đến những hành động đó. Trong bữa cơm, thường có một bát mắm
tôm đồng, hoặc sang hơn có thêm bát sườn lợn được mẹ bằm thật nhỏ và kho
thật mặn. Một nồi canh rau tập tàng. Chỉ đơn sơ vậy thôi, là anh em tôi thấy
ngon biết mấy.
Những mùa giáp hạt, vai mẹ lại gầy đi vì những đêm thức trắng, trằn trọc với
biết bao lo lắng. Tóc bố ngày một bạc thêm như thể có khói thuốc trên đầu. Anh
em tôi cứ thế lớn lên trên đôi vai gầy của mẹ. Lớn lên trên những sợi bạc của
bố, lớn lên trong tình thương yêu, đùm bọc của gia đình. Lớn lên trong những
mùa giáp hạt, lớn lên trong nồi cơm độn khoai sắn. Bây giờ ngồi ôn lại những kỉ
niệm, ôn lại những mùa giáp hạt, trong lòng không khỏi cảm thấy rưng rưng.
Quê tôi không còn cảnh phải ăn cơm độn sắn khoai. Nhưng tôi vẫn nhớ lắm
những mùa giáp hạt..
(Trích Mùa giáp hạt..., Nguyễn Trung Thành, Báo Giáo dục và Thời đại
số 100, ra ngày 26/4/2018, trang 50)
Câu 1 (0,5 điểm). Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?
Câu 2 (0,5 điểm). Hãy đặt một nhan đề mới cho văn bản trên?
Câu 3 (1,0 điểm). Anh em tôi cứ thế lớn lên trên đôi vai gầy của mẹ. Lớn lên
trên những sợi bạc của bố, lớn lên trong tình thương yêu, đùm bọc của gia
đình. Lớn lên trong những mùa giáp hạt, lớn lên trong nồi cơm độn khoai sắn.
Cụm từ lớn lên trong các câu trên được tác giả dùng để thể hiện biện pháp tu từ
gì? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?
Câu 4 (1,0 điểm). Trong văn bản trên, tác giả thể hiện tư tưởng tình cảm gì với
gia đình?
PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm).
Từ văn bản đọc hiểu trên, hãy viết đoạn văn nghị luận (từ 10-12 câu) trình bày
suy nghĩ của bản thân về tình yêu thương của cha mẹ đối với con cái.
Câu 2 (5,0 điểm). Phân tích nhân vật anh thanh niên qua đoạn trích sau:
- Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:
đến.....Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người
khác đáng cho bác vẽ hơn... .
(Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long, SGK Ngữ Văn 9, tập 1, NXBGD)
ĐỀ 03
Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi sau:
"Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều.
Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mặc đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thị.
Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên
trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng, sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,... như gọi
thấp xuống những vì sao sớm.
Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác diều
đang trôi trên dải Ngân Hà Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ.
Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này tôi mới hiểu
đấy là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng
tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hy vọng khi tha thiết cầu xin:
“Bay đi diều ơi! Bay đi!” Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát
khao của tôi."
(Cánh diều tuổi thơ - Tạ Duy Anh, Dân theo Tiếng Việt 4, tập 1, NXB Giáo dục)
Câu 1 (0,5 điểm): Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong ngữ
liệu trên.
Câu 2 (0,5 điểm): Xét theo mục đích nói, các câu: “Bay đi diều ơi! Bay đi!”
thuộc kiểu câu gì?
Câu 3 (1,0 điểm): Chỉ ra và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ được sử
dụng trong câu: “Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng, sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,
như gọi thấp xuống những vì sao sớm.”
Câu 4 (1,0 điểm): Tại sao những đứa trẻ mục đồng lại cảm thấy “vui sướng đến
phát dại” khi ngắm những cánh diều chao liệng trên bầu trời?

You might also like