You are on page 1of 4

Cuộc nói chuyện của các đồ dùng học tập

Tôi vốn là đứa con gái chẳng gọn gàng gì. Tự tôi thấy thế vì mỗi lần học xong là bàn học của tôi chẳng
khác gì một bãi chiến trường. Nhất là thời tiết lạnh giá này tôi không tài nào chăm chỉ được.
Tối nay vừa chui vào chiếc chăn ấm áp, tôi chợt nghe thấy lời than thở của chị bút mực: “Tôi chẳng biết
anh thước, bác tẩy, chị bút chì có thấy khổ không chứ tôi thì bị hành hạ ghê quá. Sinh ra tôi là một cây bút đẹp
đẽ, mới mẻ, bọc cẩn thận trong hộp nhựa, mà giờ mặt mũi tôi lúc nào cũng nhem nhuốc, bẩn thỉu. Những mảng
da của tôi loang lổ, bong tróc dần. Thỉnh thoảng tôi lại bị ngã xuống nền nhà đau điếng”.
Anh thước kẻ nghe vậy cũng cảm thông:
- Tôi cũng nào có sung sướng hơn chị. Chị nhìn những vạch số của tôi còn thấy rõ nữa không? Cô chủ
còn lấy dao vạch vạch những hình quái dị vào người tôi. Tôi còn thường xuyên bị đem ra làm vũ khí để chiến
đấu nên người tôi sứt mẻ cả rồi.
Mấy cô cậu sách giáo khoa cũng chen vào: “Phải đấy! Phải đấy! Cô chủ thật là vô tâm, chẳng biết
thương chúng ta chút nào. Chúng tôi giúp cô chủ học bài mà còn bị cô chủ vẽ bậy, dập ghim vào đầy người.
Đau lắm!”
Những tiếng than vãn, tiếng thút thít, sụt sùi vang lên. Ôi! Các bạn đồ dùng học tập yêu quý của tôi. Tôi
đã làm xấu, làm hỏng các bạn nhiều quá!
Theo Học sinh Hà An
Câu 1. Chị bút mực than vãn về điều gì? (0,5 điểm)
A. Về việc chị bị cô chủ hành hạ. B. Về việc chị bị những đồ dùng khác bắt nạt.
C. Về việc chị bị cô chủ bỏ đi. D. Về việc chị bị cô chủ bỏ quên.
Câu 2. Có những ai chung cảnh ngộ với chị bút mực? (0,5 điểm)
A. Anh cục tẩy, chị bút chì. B. Anh hộp bút, mấy cô cậu vở ô li.
C. Anh bút chì, anh thước kẻ. D. Anh thước kẻ, mấy cô cậu sách giáo khoa.
Câu 3. Vì sao chúng lại than vãn, thút thít, sụt sùi? (0,5 điểm)
A. Vì chúng phải làm việc cật lực, không có thời gian nghỉ ngơi.
B. Vì chúng giúp cô chủ học bài mà không được cô chủ yêu thương.
C. Vì chúng giúp cô chủ học bài mà cô chủ mãi không tiến bộ.
D. Vì chúng sắp bị cô chủ thay thế bằng những đồ dùng mới.
Câu 4. Cô chủ đã nhận ra điều gì qua cuộc nói chuyện của các đồ dùng học tập? (0,5 điểm)
A. Cô đã làm mất nhiều đồ dùng học tập yêu quý.
B. Cô đã không dành thời gian tâm sự với các đồ dùng để hiểu hơn.
C. Cô đã làm xấu, làm hỏng các bạn đồ dùng học tập yêu quý.
D. Cô đã không để chúng gọn gàng, ngăn nắp mỗi khi học bài xong.
Câu 5. Qua câu chuyện, em rút ra bài học gì cho bản thân? (1,0 điểm). Hãy viết câu trả lời của
em………………………………………..
Câu 6: (0,5 điểm) Từ nào dưới đây trái nghĩa với từ in đậm trong câu sau: “Cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý
nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.”
A. đơn giản B. đơn điệu C. đơn sơ D. đơn thân
Câu 7: (0,5 điểm) Từ “băng” trong các từ “băng giá, băng bó, băng qua” có quan hệ với nhau như thế nào?
A. Đó là một từ nhiều nghĩa. B. Đó là những từ trái nghĩa
C. Đó là những từ đồng nghĩa. D. Đó là những từ đồng âm
Câu 8: (1 điểm) Trong câu ghép “Chú bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái kén nhưng thân hình nó thì sưng
phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm” có mấy vế câu? Các vế câu được nối với nhau bằng cách nào?
A. Một vế câu. Nối với nhau bằng cách………… B. Hai vế câu. Nối với nhau bằng cách…………..
C. Ba vế câu. Nối với nhau bằng cách………… D. Bốn vế câu. Nối với nhau bằng cách……………
Câu 9:  Đặt câu ghép thể hiện mối quan hệ nguyên nhân kết quả nói về học tập………………
…………………………………………………………………………………………………
Câu 10: Phân tích cấu tạo câu sau: "Nhà tôi ở một làng ven sông, tuổi thơ tôi đã gắn với cái bến nước của
làng."
Câu 11 (0,5 đ): Các câu trong đoạn văn sau được liên kết với nhau bằng cách nào? "Có một người đánh
mất dấu phẩy. Anh ta trở nên sợ những câu phức tạp và chỉ tìm những câu đơn giản. Đằng sau
những câu đơn giản là những ý nghĩ đơn giản."

A. Lặp từ ngữ B. Thay thế từ ngữ C. Từ nối D. Lặp từ ngữ, thay thế từ ngữ
Hai mẹ con
Lần đầu mẹ đưa Phương vào lớp 1, cô giáo kêu mẹ ký tên vào sổ, mẹ bẽn lẽn nói: “Tôi không biết chữ!”. Phương
thương mẹ quá! Nó quyết định học cho biết chữ để chỉ giúp mẹ cách ký tên.
Sáng nào mẹ cũng đưa Phương đến lớp. Bữa đó, đi ngang qua đoạn lộ vắng giữa đồng, hai mẹ con chợt thấy cụ Tám
nằm ngất bên đường. Mẹ nói: “Tội nghiệp cụ sống một mình”. Rồi mẹ bảo Phương giúp mẹ một tay đỡ cụ lên, chở vào
bệnh viện.
Hôm ấy, lần đầu Phương đến lớp trễ, cô giáo lấy làm lạ, hỏi mãi, Phương không dám nói, trong đầu nó nghĩ: Lỗi
tại mẹ! Nó lo bị nêu tên trong tiết chào cờ đầu tuần, bởi vi phạm nội quy. Nó thấy giận mẹ. Về nhà, Phương không ăn
cơm, nó buồn và hơi ngúng nguẩy. Mẹ dịu dàng dỗ dành, Phương vừa khóc vừa kể lại chuyện. Mẹ nói: “Không sao đâu
con, để ngày mai mẹ xin lỗi cô giáo.”
Hôm sau, mẹ dẫn Phương đến lớp. Chờ cô giáo tới, mẹ nói điều gì với cô, cô cười và gật đầu. Tiết chào cờ đầu
tuần đã đến. Phương giật thót mình khi nghe cô hiệu trưởng nhắc tên mình: “Em Trần Thanh Phương… Em còn nhỏ mà
đã biết giúp đỡ người neo đơn, hoạn nạn… Việc tốt của em Phương đáng được tuyên dương”.
Tiếng vỗ tay làm Phương bừng tỉnh. Mọi con mắt đổ dồn về phía nó. Nó cúi gầm mặt xuống, cảm thấy ngượng
nghịu và xấu hổ. Vậy mà nó đã giận mẹ!

(Theo: Nguyễn Thị Hoan )

Câu 1: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để được ý đúng: (0,5 điểm)
Phương thương mẹ quá! Nó quyết địn…………………………………………………cách ký tên.

Câu 2: Vì sao sau buổi đi học muộn, Phương cảm thấy giận mẹ? (0,5 điểm)
A.Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương bị vi phạm nội quy.
B. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương bị cô giáo hỏi mãi.
C. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương ngượng nghịu xấu hổ.
D . Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương đã bị nêu tên ở tiết chào cờ.
Câu 3: Theo em, vì sao khi được tuyên dương về việc giúp đỡ người neo đơn, hoạn nạn Phương lại cảm thấy
“ngượng nghịu và xấu hổ”? (0,5 điểm)
A. Vì Phương nghĩ đó là thành tích của mẹ.B. Vì Phương trót nghĩ sai về mẹ và đã giận mẹ.
C. Vì Phương nghĩ việc đó không đáng khen. D. Vì Phương thấy mọi người đều nhìn mình.
Câu 4: Dựa vào bài tập đọc, xác định các câu tục ngữ dưới đây đúng hay sai? Khoanh vào “Đúng” hoặc “Sai”
Thông tin Trả lời
Con cái khôn ngoan vẻ vang cha mẹ. Đúng / Sai
Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ. Đúng / Sai
Thương người như thể thương thân. Đúng / Sai
Thương nhau củ ấu cũng tròn. Đúng / Sai
Câu 5: Theo em, Chuyện gì xảy ra khiến Phương đến lớp trễ? (1 điểm)
Viết câu trả lời của em:
………………………………………………………………………………………………… ....
…………………………………………….……………………………………………………………………

Câu 6: Vào vai Phương, viết vào dòng trống những điều Phương muốn nói lời xin lỗi mẹ. (1 điểm)
Viết câu trả lời của em: .……..
…………………………………………………………………………………………………

Câu 7: Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ các cách liên kết câu trong đoạn đầu của bài (từ: “Lần đầu mẹ
đưa…………………cách ký tên” )? (0,5 điểm)
A. Lặp từ ngữ; thay thế từ ngữ. B. Lặp từ ngữ; dùng từ ngữ nối.
C. Thay thế từ ngữ; dùng từ ngữ nối. D. Lặp từ ngữ; thay thế từ ngữ; dùng từ ngữ nối.
Câu 8: Đoạn thứ ba của bài (“Hôm ấy, lần đầu Phương đến lớp trễ…….thấy giận mẹ.”) có mấy câu ghép? (0,5
điểm)
A. 1 câu ghép B. 2 câu ghép C. 3 câu ghép D. 4 câu ghép
Câu 9: Bộ phận vị ngữ trong câu: “Bữa đó, đi ngang qua đoạn lộ vắng giữa đồng, hai mẹ con chợt thấy cụ Tám
nằm ngất bên đường”. là những từ ngữ nào? (1 điểm)
Viết câu trả lời của em:
…………………………………………………………………………………………………

Câu 10: Tìm từ đồng nghĩa với từ “giúp đỡ” rồi đặt một câu với từ vừa tìm được. (1 điểm)
Viết câu trả lời của em:
………………………………………………………………………………………………..

Cây gạo ngoài bến sông


  Ngoài bãi bồi có một cây gạo già xòa tán lá xuống mặt sông. Thương và lũ bạn lớn lên đã thấy những mùa hoa
gạo đỏ ngút trời và từng đàn chim lũ lượt bay về. Cứ mỗi năm, cây gạo lại xòe thêm được một tán lá tròn vươn cao lên
trời xanh. Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo, vậy mà lá thì xanh mởn, non tươi, dập dờn đùa trong gió. Vào mùa hoa, cây
gạo như đám lửa đỏ ngang trời hừng hực cháy. Bến sông bừng lên đẹp lạ kì.
   Chiều nay, đi học về. Thương cùng các bạn ùa ra cây gạo. Nhưng kìa, cả một vạt đất quanh gốc gạo phía mặt
sông lở thành hố sâu hoắm, những cái rễ gầy nhẳng nhơ ra, cây gạo chỉ còn biết tì lưng vào bãi ngô. Những người buôn
cát đã cho thuyền vào xúc cát ngay ở khúc sông dưới gốc gạo. Cây gạo buồn thiu, những chiếc lá cụp xuống, ủ ê.
   Thương thấy chập chờn như có tiếng cây gạo đang khóc, những giọt nước mắt quánh lại đỏ đặc như máu nhỏ
xuống dòng sông… Thương bèn rủ các bạn lội xuống bãi bồi, lấy phù sa nhão đắp che kín những cái rễ cây bị trơ ra.
Chẳng mấy chốc, ụ đất cạo dần, trông cây gạo bớt chênh vênh hơn.
   Thương và các bạn hồi hộp chờ sáng mai thế nào cây gạo cũng tươi tỉnh lại, những cái lá xòe ra vẫy vẫy và chim
chóc sẽ bay về hàng đàn… Tháng ba sắp tới, bến sông lại rực lên sắc lửa cây gạo, Thương tin chắc là như thế.
Theo Mai Phương
Câu 1 (0,5 điểm): Điền từ thích hợp vào chỗ chấm để có câu đúng:

Thương thấy chập chờn như ……………………………………………….., những giọt nước mắt quánh lại đỏ đặc
như máu nhỏ xuống dòng sông.

Câu 2 (0,5 điểm). Dấu hiệu nào giúp Thương và các bạn biết cây gạo lớn thêm một tuổi ?
a)   Cây gạo nở thêm một mùa hoa. b)   Cây gạo xoè thêm được một tán lá tròn vươn cao lên trời.
c)   Thân cây xù xì, gai góc, mốc meo hơn. d)  Hoa gạo đỏ ngút trời, tán lá tròn vươn cao lên trời xanh.
Câu 3 (1 điểm): Đúng ghi Đ, sai ghi S
Bến sông sáng lên đẹp kì lạ.
Cây gạo buồn thiu, những chiếc lá cụp xuống, ủ ê.
Thương thấy chập chờn như có tiếng cây gạo đang cười.
Thương rủ các bạn lội xuống dòng sông.

Câu 4(0,5 điểm). Vì sao cây gạo buồn thiu, những chiếc lá cụp xuống, ủ ê?
a)   Vì sông cạn nước, thuyền bè không có. b)   Vì đã hết mùa hoa, chim chóc không tới
c)   Vì có kẻ đào cát dưới gốc gạo, làm rễ cây trơ ra. d) Vì các bạn không ra thăm cây gạo.
Câu 5 (1 điểm). Thương và các bạn nhỏ đã làm gì để cứu cây gạo ?
…………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………..
Câu 6 (0,5 điểm): Câu: “Thương bèn rủ các bạn lội xuống bãi bồi, lấy phù sa nhão đắp che kín những cái rễ
cây bị trơ ra”. Thuộc kiểu câu gì?.........................................
Câu 7 (1 điểm): Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau:
Tháng ba sắp tới, bến sông lại rực lên sắc lửa cây gạo, Thương tin chắc là như thế.
Câu 8(0,5 điểm). Các vế câu trong câu ghép "Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo, vậy mà lá thì xanh mởn, non
tươi, dập dờn đùa với gió" được nối với nhau bằng cách nào?
…………………………………………………………………………………………………
Câu 9 (0,5 điểm). Trong chuỗi câu: “Vào mùa hoa, cây gạo như đám lửa đỏ ngang trời hừng hực cháy. Bến
sông bừng lên đẹp lạ kì” từ “bừng” thuộc từ loại gì? ……………………………………
Câu 10 ( 1điểm): Đóng vai cây gạo viết những điều cây gạo muốn nói với Thương (khoảng 2 đến 3 câu).
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………

You might also like