You are on page 1of 19

Họ và tên: ……………………………………… Lớp: …………………….

Đề 1
Đọc thầm đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Tay phải và tay trái
Tay Trái và Tay Phải luôn là bạn của nhau. Một hôm Tay Phải xách giỏ, mệt
quá nó tị nạnh với Tay Trái:
- Cậu thật là sướng, chẳng phải làm việc gì nặng nhọc.
Nghe vậy, Tay Trái rất buồn, tự nhủ sẽ không làm việc gì nữa.
Sáng hôm sau, con người thức dậy và muốn đánh răng nhưng chỉ có một
tay cầm bàn chải, không cầm được li nước, mặc quần áo thì không cài cúc
được. Đến lớp học, chỉ có một tay cầm bút, không có tay để giữ giấy.
Lúc này Tay Phải mới nhận ra rằng mình không thể làm việc mà thiếu Tay
Trái được. Tay Phải nói:
- Tớ biết mình sai rồi, cho tớ xin lỗi. Chúng mình làm hòa nhé!
Thế là Tay Trái lại giúp Tay Phải làm việc. Mọi việc lại được hoàn thành
nhanh chóng, dễ dàng vì hai tay cùng hỗ trợ cho nhau.
Theo - Câu chuyện nhở
A. Trắc nghiệm:
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1: Vì sao Tay Phải tị nạnh với Tay Trái?
a. Vì Tay Phải cho rằng Tay Trái không phải làm việc gì nặng nhọc.
b. Vì Tay Phải cho rằng Tay Trái không hề phải làm bất cứ việc gì.
c. Vì Tay Phải cho rằng Tay Trái luôn được con người yêu quý.
Câu 2: Chuyện gì xảy ra khi Tay Trái không làm việc?
a. Con người không đi đươc xe đạp và không thể ăn chỉ với một tay.
b. Con người không thể đánh răng, không cài được cúc khi mặc quần
áo và không có tay nào giữ giấy khi viết.
c. Con người không thể cài cúc áo và không đi xe đạp được.
Câu 3: Tay Phải nhận ra điều gì?
a. Mình thật là quan trọng nên phải làm việc nhiều hơn.
b. Tay Trái không thể làm việc mà thiếu Tay Phải.
c. Tay Phải không thể làm việc mà thiếu Tay Trái.
Câu 4: “Tay Trái lại giúp Tay Phải làm việc.” là:

a. Câu giới thiệu.


b. Câu nêu hoạt động.
c. Câu nêu đặc điểm.
Họ và tên: ……………………………………… Lớp: …………………….

B. Tự luận:
Câu 1: Viết các từ chỉ hoạt động trong câu sau:
Sáng hôm sau, con người thức dậy và muốn đánh răng nhưng chỉ có
một tay cầm bàn chải, không cầm được li nước, mặc quần áo thì không
cài cúc được.

ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
Câu 2: Con rút ra được bài học gì từ câu chuyện “Tay phải và tay trái” ?

ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
Câu 3: Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống trong
các câu sau: (thích thú, giản dị, yêu thương)
a. Bác Hồ luôn .................................................... thiếu nhi.
b. Mỗi lần đến thăm nhà bác, các cháu bé rất .................................................
khi được ngắm nhìn bể cá vàng.
c. Bác Hồ sống rất ...................................................., đạm bạc.
Họ và tên: ……………………………………… Lớp: …………………….
Đề 2
Đọc thầm đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Chim sẻ
Trong khu vườn nọ có các bạn Kiến, Ong, Bướm, Chuồn Chuồn, Chim
Sâu chơi với nhau rất thân. Sẻ cũng sống ở đó nhưng nó tự cho mình là
thông minh, tài giỏi, hiểu biết hơn cả nên không muốn làm bạn với ai trong
vườn mà chỉ kết bạn với Quạ.
Một hôm, đôi bạn đang đứng ở cây đa đầu làng thì bỗng một viên
đạn bay trúng Sẻ. Sẻ hốt hoảng kêu la đau đớn. Sợ quá, Quạ vội bay đi
mất. Cố gắng lắm Sẻ mới bay về đến nhà. Chuồn Chuồn bay qua nhìn
thấy Sẻ bị thương nằm bất tỉnh. Chuồn Chuồn gọi Ong, Bướm bay đi tìm
thuốc chữa vết thương còn Kiến và Chim Sâu đi tìm thức ăn cho Sẻ.
Khi tỉnh dậy, Sẻ ngạc nhiên thấy bên cạnh mình không phải là Quạ
mà là các bạn quen thuộc trong vườn. Sẻ xấu hổ nói lời xin lỗi và cảm ơn
các bạn.
Theo Nguyễn Tấn Phát

A. Trắc nghiệm:
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1: Vì sao Sẻ không muốn kết bạn với ai trong vườn mà chỉ làm bạn với
Quạ?
a. Vì Sẻ đã có quá nhiều bạn.
b. Vì Sẻ tự cho rằng mình thông minh, tài giỏi, hiểu biết nên không có ai
trong vườn xứng đáng làm bạn với mình.
c. Vì Sẻ thích sống một mình.
Câu 2: Khi Sẻ bị thương, ai đã giúp đỡ Sẻ?
a. Quạ giúp đỡ Sẻ.
b. Một mình Chuồn Chuồn giúp đỡ Sẻ.
c. Các bạn quen thuộc trong vườn giúp đỡ Sẻ.
Câu 3: Theo con, vì sao Sẻ thấy xấu hổ?
a. Vì Sẻ không cẩn thận nên bị trúng đạn.
b. Vì Sẻ đã kết bạn với Quạ.
c. Vì Sẻ đã coi thường, không chịu kết bạn với các bạn trong vườn,
những người đã hết lòng giúp đỡ Sẻ.
Họ và tên: ……………………………………… Lớp: …………………….
B. Tự luận:
Câu 1: Nếu là Sẻ, khi được các bạn giúp đỡ, con sẽ nói gì? Hãy viết 2 câu
về điều đó:

ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
Câu 2: Đặt câu hỏi cho các từ ngữ được gạch chân trong câu sau:
“Chuồn Chuồn gọi Ong, Bướm bay đi tìm thuốc để chữa vết thương cho
Sẻ.”

ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
Câu 3: Viết hai câu nêu đặc điểm của Sẻ và Quạ trong câu chuyện trên.
a. Sẻ ...........................................................................................................................
b. Quạ ........................................................................................................................
Câu 4: Tìm các từ ngữ chỉ đặc điểm trong câu văn dưới đây và ghi lại:
Sẻ cũng sống ở đó nhưng nó tự cho mình là thông minh, tài giỏi, hiểu
biết hơn cả nên không muốn làm bạn với ai trong vườn mà chỉ kết bạn với
Quạ.

ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
Họ và tên: ……………………………………… Lớp: …………………….
Đề 3
Đọc thầm đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Chú chim non
Một hôm, tôi tha thẩn ra vườn chơi, chợt thấy trong bụi cây có một
chú chim non đang kêu chíp chiu, cố dướn mình một cách yếu ớt. Tôi chạy
tới, khẽ khàng nâng nó lên và mang về nhà.
Từ hôm ấy, tôi chăm sóc nó rất cẩn thận. Chừng mười hôm sau, chú
chim khỏe hẳn. Nó đã mọc đủ lông, đủ cánh và vui vẻ nhảy nhót suốt
ngày. Nhưng nhiều khi nó có vẻ buồn, nhất là những lúc ngoài vườn có
tiếng chim vọng đến. Tôi để ý thấy, những lúc như thế nó hăm hở tìm cách
thoát ra khỏi lồng. Nhưng rồi bất lực, nó ủ rũ đứng trong góc lồng, cổ rụt lại,
mắt đờ đẫn.
Nghĩ đến tiếng hót của những con chim tự do, tôi thấy thương cho nó.
Tôi mở cửa lồng, tay vuốt nhẹ bộ lông màu xám nhạt của nó, lòng bâng
khuâng như sắp phải xa một người bạn khó có ngày gặp lại. Nhưng thôi,
hãy bay đi, chim non! Hãy về với cỏ cây thoáng đãng và bầu trời xanh
khôn cùng của chim nhé.
Theo Trần Hoài Dương
A. Trắc nghiệm:
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1: Bạn nhỏ đã làm gì khi thấy chú chim non?
a. Bỏ mặc chú chim non.
b. Mang chú chim về nhà chăm sóc.
c. Chạy đi chơi trong vườn.
Câu 2: Sau mười hôm được chăm sóc, chú chim non như thế nào?
a. Bộ lông nó mượt mà, hót suốt ngày.
b. Nó đã khôn lớn, khỏe mạnh.
c. Nó đã mọc đủ lông, đủ cánh và vui vẻ nhảy nhót suốt ngày.
Câu 3: Chú chim non đã làm gì khi nghe thấy tiếng hót của những chú chim
ngoài vườn?
a. Nhảy nhót liên hồi theo tiếng hót.
b. Nó hăm hở tìm cách thoát ra khỏi lồng.
c. Nhắm mắt, rụt cổ, ủ rũ.
Câu 4: Trong câu “Tôi mở cửa lồng, tay vuốt nhẹ bộ lông màu xám nhạt của
nó,...” từ ngữ nào nêu đặc điểm?
a. Lồng. b. Vuốt nhẹ. c. Xám nhạt.
Họ và tên: ……………………………………… Lớp: …………………….
B. Tự luận:
Câu 1: Nếu là con, con có thả chú chim ra khỏi lồng không? Vì sao?

ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
Câu 2: Qua câu chuyện “Chú chim non” con học tập được điều gì?

ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
Câu 3: Gạch dưới từ chỉ sự vật
Tôi mở cửa lồng, tay vuốt nhẹ bộ lông màu xám nhạt của nó.
Câu 4: Con hãy viết 2 câu nêu hoạt động phù hợp với 2 bức tranh dưới
đây:

ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
Họ và tên: ……………………………………… Lớp: …………………….
Đề 4
Đọc thầm đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Món quà hạnh phúc
Trong khu rừng kia có những chú thỏ con với cặp mắt hồng lóng lánh
như hai viên ngọc, đôi tai dài và cái đuôi cộc quây quần bên Thỏ Mẹ. Thỏ
Mẹ làm việc quần quật suốt ngày để nuôi đàn con. Thấy mẹ vất vả, chúng
rất yêu thương và vâng lời mẹ.
Những chú thỏ con bàn nhau làm một món quà tặng mẹ. Chúng sẽ
cùng làm một chiếc khăn trải bàn trắng tinh, được tô điểm bằng những
bông hoa đủ màu sắc. Góc khăn là dòng chữ “Kính chúc mẹ vui, khỏe”
được thêu nắn nót bằng sợi chỉ vàng.
Tết đến, những chú thỏ con đem tặng mẹ món quà. Thỏ Mẹ rất bất
ngờ và cảm động khi nhận được món quà do chính tay các con bé bỏng
làm tặng. Nó cảm thấy mình thật hạnh phúc, Thỏ Mẹ thấy những mệt
nhọc, vất vả như bay biến mất.
Sưu tầm

A. Trắc nghiệm:
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1: Từ ngữ diễn tả sự vất vả của Thỏ Mẹ:
a. Yêu thương và vâng lời.
b. Quây quần bên Thỏ Mẹ.
c. Làm việc quần quật suốt ngày.
Câu 2: Để tỏ lòng biết ơn và thương yêu mẹ, bầy thỏ con đã:
a. Hái tặng mẹ những bông hoa đẹp.
b. Tự tay làm khăn trải bàn tặng mẹ.
c. Đan tặng mẹ một chiếc khăn quàng.
Câu 3: Thỏ mẹ cảm thấy hạnh phúc vì:
a. Các con chăm ngoan, hiếu thảo.
b. Được tặng món quà mà mình thích.
c. Được nghỉ ngơi nhân dịp Tết đến.
Câu 4: Dựa vào bài đọc, xác định các thông tin nêu dưới đây đúng hay sai.
Khoanh tròn vào " Đúng " hoặc " Sai "
Thông tin Trả lời
a. Những chú thỏ con với cặp mắt hồng lóng lánh như Đúng/ Sai
Họ và tên: ……………………………………… Lớp: …………………….
hai viên ngọc.
b. Những chú thỏ con bàn nhau làm hai món quà tặng Đúng/ Sai
mẹ.
c. Góc khăn là dòng chữ “Kính chúc mẹ vui, khỏe” được Đúng/ Sai
thêu nắn nót bằng sợi chỉ vàng.
d. Thỏ Mẹ rất không vui khi nhận được món quà do chính Đúng/ Sai
tay các con bé bỏng làm tặng.
Câu 5: Con hãy gạch chân dưới những từ chỉ hoạt động trong các từ dưới
đây:
thêu vất vả tặng viên ngọc

B. Tự luận:
Câu 1: Nếu con là Thỏ mẹ, con sẽ nói gì với những chú thỏ con của mình
sau khi nhận được món quà?

ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
Câu 2: Đặt một câu với từ “hạnh phúc”.

ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
Họ và tên: ……………………………………… Lớp: …………………….
Đề 5
Đọc thầm đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Cây gạo
Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cậy gạo
sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn
ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh.
Tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo
đen…đàn đàn lũ lũ bay đi bay về. Chúng nó gọi nhau, trêu ghẹo nhau, trò
chuyện ríu rít. Ngày hội mùa xuân đấy.
Cây gạo già mỗi năm lại trở lại tuổi xuân, càng nặng trĩu những chùm
hoa đỏ mọng và đầy tiếng chim hót.
Theo Vũ Tú Nam

A. Trắc nghiệm:
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1: Bài văn miêu tả cây gạo vào mùa nào?
a. Mùa xuân
b. Mùa hạ
c. Mùa thu
d. Mùa đông
Câu 2: Từ xa nhìn lại, cây gạo trông giống cái gì?
a. Tháp đèn khổng lồ
b. Ngọn lửa hồng
c. Ngọn nến
d. Cả ba ý trên.
Câu 3: Những chú chim làm gì trên cây gạo?
a. Bắt sâu
b. Làm tổ
c. Trò chuyện ríu rít
d. Tranh giành
Câu 4: Dựa vào bài đọc, xác định các thông tin nêu dưới đây đúng hay sai.
Khoanh tròn vào " Đúng " hoặc " Sai "
Thông tin Trả lời
a. Mùa hè, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Đúng/ Sai
b. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng Đúng/ Sai
Họ và tên: ……………………………………… Lớp: …………………….
tươi.
c. Chúng nó gọi nhau, trêu ghẹo nhau, trò chuyện ríu rít. Đúng/ Sai
d. Các loài chim đàn đàn lũ lũ bay đi bay về. Đúng/ Sai
Câu 5: Câu “Cây gạo sừng sững.” thuộc kiểu câu gì?
a. Câu nêu hoạt động
b. Câu giới thiệu
c. Câu nêu đặc điểm

B. Tự luận:
Câu 1: Cho các từ: gọi, mùa xuân, bay đến, hót, cây gạo, chim chóc, trò
chuyện. Con hãy sắp xếp các từ trên vào hai nhóm cho phù hợp:
a. Từ chỉ sự vật:

ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
b. Từ chỉ hoạt động:

ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
Câu 2: Đặt một câu với từ chỉ hoạt động có trong câu 1.

ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
Họ và tên: ……………………………………… Lớp: …………………….

CHÍNH TẢ
Họ và tên: ……………………………………… Lớp: …………………….
Họ và tên: ……………………………………… Lớp: …………………….
Họ và tên: ……………………………………… Lớp: …………………….
Họ và tên: ……………………………………… Lớp: …………………….
Họ và tên: ……………………………………… Lớp: …………………….
LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN
1. Đề bài: Viết đoạn văn kể về một đồ dùng mà con yêu thích.
- Tên đồ dùng là gì?
- Nó có gì nổi bật về hình dáng, kích thước, màu sắc,..?
- Nó được dùng để làm gì?
- Nêu suy nghĩ, nhận xét hoặc cách bảo quản món đồ dùng đó?

ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
Họ và tên: ……………………………………… Lớp: …………………….
2. Đề bài: Viết đoạn văn kể về việc làm để bảo vệ mội trường
- Em đã làm gì để bảo vệ môi trường?
- Em đã làm việc đó lúc nào? Ở đâu? Em làm như thế nào?
- Ích lợi của việc làm đó là gi?
- Em cảm thấy thế nào khi làm việc đó?

ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
Họ và tên: ……………………………………… Lớp: …………………….
3. Đề bài: Viết đoạn văn kể về hoạt động của một con vật
- Con muốn kể về con vật nào?
- Em đã quan sát kĩ con vật đó ở đâu? Khi nào?
- Con vật đó có những đặc điểm gì nổi bật?
- Kể lại những hoạt động của con vật đó.
- Nâu nhận xét của em về con vật đó.

ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
Họ và tên: ……………………………………… Lớp: …………………….
4. Đề bài: Viết đoạn văn kể về cồn việc của một người mà em biết
- Em muốn kể về ai? Người đó làm công việc gì?
- Người đó làm việc ở đâu?
- Công việc đó đem lại lợi ích gì?
- Em có suy nghĩ gì về công việc đó?

ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ

You might also like