You are on page 1of 3

HỌC SINH BỐC THĂM ĐỌC VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI MỘT TRONG CÁC BÀI SAU:

Học sinh bốc thăm đọc và trả lời câu hỏi một trong các bài sau:

Bài 1: Có công mài sắt có ngày nên kim


1. Ngày xưa có cậu bé làm việc gì cũng mau chán. Mỗi khi cầm quyển sách, cậu chỉ đọc
vài dòng đã ngáp ngắn ngáp dài, rồi bỏ dở. Những lúc tập viết, cậu cũng chỉ nắn nót được
mấy chữ đầu, rồi lại viết nguệch ngoạc, trông rất xấu.
2. Một hôm trong lúc đi chơi, cậu nhìn thấy một bà cụ tay cầm thỏi sắt mải miết mài vào
tảng đá ven đường. Thấy lạ, cậu bèn hỏi:
- Bà ơi, bà làm gì thế ?
Bà cụ trả lời:
- Bà mài thỏi sắt này thành một chiếc kim để khâu vá quần áo.
Cậu bé ngạc nhiên :
- Thỏi sắt to như thế, làm sao bà mài thành kim được?
3. Bà cụ ôn tồn giảng giải:
- Mỗi ngày mài thỏi sắt nhỏ đi một tí, sẽ có ngày nó thành kim. Giống như cháu đi học,
mỗi ngày cháu học một ít, sẽ có ngày cháu thành tài.
4. Cậu bé hiểu ra, quay về nhà học bài.
Truyện ngụ ngôn

Đọc đoạn 1: từ Ngày xưa...đến... trông rất xấu. và trả lời câu hỏi sau:
Câu hỏi 1: Lúc đầu, cậu bé học hành thế nào?
TL: Lúc đầu, cậu bé rất mau chán việc học: mỗi khi cầm quyển sách, cậu chỉ đọc
vài dòng là ngáp ngắn ngáp dài, rồi bỏ dở. Lúc tập viết, cậu chỉ nắn nót được mấy chữ
đầu, rồi lại viết nguệch ngoạc, rất xấu.
Đọc đoạn 3, 4: từ Bà cụ ôn tồn…đến học bài. và trả lời câu hỏi sau:
Câu hỏi 2: Câu chuyện này khuyên em điều gì?
TL: Câu chuyện này khuyên em: làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại, không
ngại khổ thì mới thành công.

Bài 2: Bạn mới


1. Năm học mới, Kim có hai người bạn mới.
2. Bạn thứ nhất là Sa Li, cô bé có làn da màu mật ong. Mắt Sa Li rất to, mi dày rợp. Bạn
mặc chiếc áo dài màu hồng phấn, nhưng không xẻ tà như áo dài của cô giáo. Trên áo có đến
hai dải lụa trang trí hoa văn thật nổi bật: một dải thắt ngang lưng, một dải chéo qua vai. Sa Li
nói chiếc áo dài này là trang phục truyền thống của dân tộc Chăm.
3. Bạn thứ hai là Vừ, người Tày, vừa theo gia đình chuyển vào từ một tỉnh miền núi
phía Bắc. Vừ có vóc dáng khoẻ mạnh, nước da đỏ hồng, mắt hơi xếch. Áo Vừ mặc không rực
rỡ như Sa Li mà chỉ đậm một màu chàm. Trước ngực áo có điểm hàng khuy vải xinh xinh.
4. Kim thích thú chuyện trò với hai người bạn mới, mỗi bạn giúp Kim biết thêm bao
điều thú vị.
An Hòa

Đọc đoạn 1, 2: từ Năm học mới,…đến … dân tộc Chăm. và trả lời câu hỏi sau:
Câu hỏi 1: Bạn Sa Li mặc trang phục như thế nào?
TL: Bạn mặc chiếc áo dài màu hồng phấn, nhưng không xẻ tà hai bên. Trên áo có
đến hai dải lụa trang trí hoa văn thật nổi bật: một dải thắt ngang lưng, một dải chéo qua vai.
Đọc đoạn 3, 4: từ Bạn thứ hai…đến … hết và trả lời câu hỏi sau:
Câu hỏi 2: Tìm từ ngữ tả hình dáng của bạn Vừ.
TL: Vừ có vóc dáng khoẻ mạnh, nước da đỏ hồng, mắt hơi xếch.
1
Bài 3: Bọ rùa tìm mẹ
1. Bọ rùa đang ngồi chờ mẹ. Bỗng, nó thấy chị châu chấu có bộ cánh xanh biếc bay
ngang bụi cúc. Nó liền lấy giấy bút ra vẽ. Châu chấu nhảy đi, bọ rùa vội đuổi theo nên lạc
đường.
2. Bọ rùa oà khóc.
- Sao vậy em? – Một anh kiến hỏi.
- Em tìm mẹ ạ.
- Mẹ em trông thế nào?
- Mẹ em rất đẹp ạ.
Bọ rùa lấy bút vẽ mẹ, kiến xem rồi bảo:
- Mẹ em rất đẹp nhưng anh chưa nhìn thấy bao giờ.
3. Bọ rùa bèn cầm bức vẽ, đứng bên đường. Con vật nào đi qua, nó cũng hỏi: “Có thấy
mẹ em ở đâu không?". Các con vật đều trả lời không thấy và bảo nó đứng chờ.
4. Chờ một lúc lâu, mệt quá, bọ rùa ngồi phịch xuống, khóc. Bỗng bọ rùa nghe kiến gọi:
- Em à...
Ngẩng đầu lên, nó thấy ong, kiến, rùa, rái cá và cả mẹ nữa. Bọ rùa chạy ào tới, mẹ ôm
chặt bọ rùa và bảo:
- Các bạn đưa mẹ tới được đây là nhờ bức vẽ của con.
Theo Gờ-ri-ben (Quentin Greban),
Xuân Mai dịch

Đọc đoạn 1, 2: từ Bọ rùa đang ngồi…đến ...nhìn thấy bao giờ. và trả lời câu hỏi sau:
Câu hỏi 1: Vì sao bọ rùa lạc mẹ?
TL: Bọ rùa bị lạc mẹ là do bạn đuổi theo chị châu chấu nên bị lạc đường.
Đọc đoạn 3, 4: từ Bọ rùa bèn cầm bức vẽ…đến …hết và trả lời câu hỏi sau:
Câu hỏi 2: Nhờ đâu các bạn tìm được mẹ cho bọ rùa?
TL: Các bạn tìm được mẹ cho bọ rùa là nhờ bức vẽ của bọ rùa.

Bài 4: Bé Mai đã lớn


1. Bé Mai rất thích làm người lớn. Bé thử đủ mọi cách. Lúc đầu, bé đi giày của mẹ,
buộc tóc theo kiểu của cô. Bé lại còn đeo túi xách và đồng hồ nữa. Nhưng mọi người chỉ nhìn
bé và cười.
2. Sau đó, Mai thử quét nhà như mẹ. Bé quét sạch đến nỗi bố phải ngạc nhiên:
- Ồ, con gái của bố quét nhà sạch quá! Y như mẹ quét vậy.
Khi mẹ chuẩn bị nấu cơm, Mai giúp mẹ nhặt rau. Trong khi mẹ làm thức ăn, Mai dọn
bát đũa, xếp thật ngay ngắn trên bàn. Cả bố và mẹ đều vui. Lúc ngồi ăn cơm, mẹ nói:
- Bé Mai nhà ta đã lớn thật rồi.
3. Mai cảm thấy lạ. Bé không đi giày của mẹ, không buộc tóc giống cô, không đeo đồng
hồ. Nhưng bố mẹ đều nói rằng em đã lớn.
Theo Tiếng Việt 2, tập 1, 1988

Đọc đoạn 1: từ Bé Mai rất thích …đến ….nhìn bé và cười. và trả lời câu hỏi sau:
Câu hỏi 1: Lúc đầu, bé Mai đã thử làm người lớn bằng những cách nào?
TL: Lúc đầu, bé Mai đã thử đi giày của mẹ, buộc tóc theo kiểu của cô. Bé lại còn
đeo túi xách và đồng hồ nữa.
Đọc đoạn 2, 3: từ Sau đó…đến …em đã lớn. và trả lời câu hỏi sau:
Câu hỏi 2: Nêu những việc làm của Mai được bố mẹ khen.
TL: Những biệc làm của Mai được bố mẹ khen đó là: Mai quét nhà, nhặt rau giúp
mẹ, Mai dọn bát đũa, xếp thật ngay ngắn trên bàn.

Bài 5: Cây xoài của ông em


2
Ông em trồng cây xoài cát này trước sân khi em còn đi lẫm chẫm. Cuối đông, hoa nở
trắng cành. Đầu hè, quả sai lúc lỉu. Trông những chùm quả to, đu đưa theo gió, em càng nhớ
ông. Mùa xoài nào, mẹ cũng chọn những quả xoài chín vàng và to nhất bày lên bàn thờ ông.
Xoài thanh ca, xoài tượng,… đều ngon. Nhưng em thích xoài cát nhất. Mùi xoài thơm
dịu dàng, vị ngọt đậm đà, màu sắc đẹp, quả lại to.
Ăn quả xoài cát chín trảy từ cây của ông em trồng, kèm với xôi nếp hương, thì đối với
em không thứ quà gì ngon bằng.
Theo Đoàn Giỏi

Đọc đoạn 2: từ Xoài thanh ca… đến ...quả lại to. và trả lời câu hỏi sau:
Câu hỏi 1: Quả xoài cát chín có mùi, vị, màu sắc như thế nào? .
TL: Quả xoài cát chín có mùi thơm dịu dàng, vị ngọt đậm đà, màu sắc đẹp.
Đọc đoạn 3: từ Ăn quả xoài cát… đến... hết và trả lời câu hỏi sau:
Câu hỏi 2: Tại sao bạn nhỏ cho rằng quả xoài cát nhà mình là thứ quà ngon nhất?
TL: Bạn nhỏ cho rằng quả xoài cát nhà mình là thứ quà ngon nhất khi ăn kèm
cùng xôi nếp hương và hơn nữa cây xoài còn gắn với kỉ niệm về người ông đã mất.

You might also like