You are on page 1of 12

II.

Đọc thầm văn bản sau:


CÁNH ĐỒNG CỦA BỐ
Bố tôi vẫn nhớ mãi cái ngày tôi khóc, tức cái ngày tôi chào đời. Khi nghe tiếng tôi khóc,
bố thốt lên sung sướng “Trời ơi, con tôi!". Nói rồi ông áp tai vào cạnh cái miệng đang
khóc của tôi, bố tôi nói chưa bao giờ thấy tôi xinh đẹp như vậy. Bố còn bảo ẵm một đứa
bé mệt hơn cày một đám ruộng. Buổi tối, bố phải đi nhẹ chân. Đó là một nỗi khổ của
bố. Bố tôi to khoẻ lắm. Với bố, đi nhẹ là một việc cực kì khó khăn. Nhưng vì tôi, bố đã
tập dần. Bố nói, giấc ngủ của đứa bé đẹp hơn một cánh đồng. Đêm, bố thức để được
nhìn thấy tôi ngủ - cánh đồng của bố.

Theo Nguyễn Ngọc Thuần

Câu 1: (M1- 0,5đ) Bố vẫn nhớ mãi ngày nào?


A. Ngày bạn nhỏ trong đoạn văn khóc.

B. Ngày bạn nhỏ chào đời.

C. Cả 2 đáp án trên đều đúng.

Câu 2: (M1- 0,5đ) Ban đêm người bố đã thức để làm gì?


A. Làm ruộng.

B. Để bế bạn nhỏ ngủ.

C. Để được nhìn thấy bạn nhỏ ngủ.

Câu 3: (M2- 0,5đ) Câu “Bố tôi to khoẻ lắm.” được viết theo theo mẫu câu nào?
A. Câu nêu đặc điểm.

B. Câu nêu hoạt động.

C. Câu giới thiệu.

Câu 4: (M3- 0,5đ) Đặt một câu nêu hoạt động để nói về tình cảm của người bố dành cho
con.
2. Đọc hiểu (6 điểm): Hãy đọc thầm bài văn sau:
Cò và Vạc
Cò và Vạc là hai anh em, nhưng tính nết rất khác nhau. Cò ngoan ngoãn, chăm chỉ học
tập, được thầy yêu bạn mến. Còn Vạc thì lười biếng, không chịu học hành, suốt ngày
chỉ rúc đầu trong cánh mà ngủ. Cò khuyên bảo em nhiều lần, nhưng Vạc chẳng nghe.

Nhờ siêng năng nên Cò học giỏi nhất lớp. Còn Vạc đành chịu dốt. Sợ chúng bạn chê
cười, đêm đến Vạc mới dám bay đi kiếm ăn.

Ngày nay, lật cánh Cò lên, vẫn thấy một dúm lông màu vàng nhạt. Người ta bảo đấy là
quyển sách của Cò. Cò chăm học nên lúc nào cũng mang sách bên mình. Sau những
buổi mò tôm bắt ốc, Cò lại đậu trên ngọn tre giở sách ra đọc.

Truyện cổ Việt Nam

Câu 1. Cò là một học sinh như thế nào?


A. Yêu trường, yêu lớp

B. Chăm làm

C. Ngoan ngoãn, chăm chỉ

D. Lười học

Câu 2. Vạc có điểm gì khác Cò?


A. Học kém nhất lớp

B. Không chịu học hành

C. Hay đi chơi

D. Học chăm nhất lớp

Câu 3. Cò chăm học như thế nào?


A. Lúc nào cũng đi chơi.

B. Lúc nào cũng đi bắt ốc


C. Sau những buổi mò tôm, bắt ốc lại giở sách ra học.

D. Suốt ngày chỉ rúc cánh trong đầu mà ngủ.

Câu 4. Vì sao ban đêm Vạc mới bay đi kiếm ăn?


A. Vì lười biếng

B. Vì không muốn học

C. Vì xấu hổ

D. Vì ban đêm kiếm được nhiều cá hơn

Câu 5. Câu chuyện muốn khuyên các em điều gì?


………………………………………………………………………

Câu 6. Viết 3 từ chỉ đặc điểm:


Yêu mến, ………………………………………………………………

Câu 7. Câu Cò ngoan ngoãn được cấu tạo theo mẫu nào trong các mẫu dưới đây?
A. Mẫu 1: Ai là gì?

B. Mẫu 2: Ai làm gì?

C. Mẫu 3: Ai thế nào?

D. Không thuộc mẫu nào trong 3 mẫu nói trên.

Câu 8. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm trong câu sau:
Cò đậu trên ngọn tre giở sách ra đọc.
………………………………………………………………………………………………………
Câu 9. Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy, dấu chấm hỏi vào chỗ thích hợp trong đoạn văn
sau:
Chị giảng giải cho em:

- Sông ....hồ rất cần cho cuộc sống con người.... Em có biết nếu không có sông.... hồ
thì cuộc sống của chúng ta sẽ ra sao không........
Em nhanh nhảu trả lời:

Em biết rồi ........Thì sẽ chẳng có ai biết bơi, đúng không chị.........

I. Đọc thầm văn bản sau:


ĐI HỌC ĐỀU
Mấy hôm nay mưa kéo dài. Đất trời trắng xóa một màu. Chỉ mới từ trong nhà bước ra
đến sân đã ướt như chuột lột. Trời đất này chỉ có mà đi ngủ hoặc là đánh bạn với mẻ
ngô rang. Thế mà có người vẫn đi. Người ấy là Sơn. Em nghe trong tiếng mưa rơi có
nhịp trống trường. Tiếng trống nghe nhòe nhòe nhưng rõ lắm.

Tùng...Tùng...! Tu...ù...ùng...

Em lại như nghe tiếng cô giáo ân cần nhắc nhớ: "Có đi học đều, các em mới nghe cô
giảng đầy đủ và mới hiểu bài tốt".

Sơn xốc lại mảnh vải nhựa rồi từ trên hè lao xuống sân, ra cổng giữa những hạt mưa
đang thi nhau tuôn rơi. "Kệ nó! Miễn là kéo khít mảnh vải nhựa lại cho nước mưa khỏi
chui vào người!". Trời vẫn mưa. Nhưng Sơn đã đến lớp rất đúng giờ. Và một điều đáng
khen nữa là từ khi vào lớp Một, Sơn chưa nghỉ một buổi học nào.

PHONG THU

Câu 1. Trời mưa to và kéo dài nhưng ai vẫn đi học đều?


A. Các bạn học sinh

B. Bạn Sơn

C. Học sinh và giáo viên

Câu 2. Cô giáo nhắc nhở học sinh điều gì?


A. Học sinh cần chịu khó làm bài.

B. Học sinh nên vâng lời thầy cô, bố mẹ.

C. Học sinh nên đi học đều.


Câu 3. Vì sao cần đi học đều?
A. Vì đi học đều các em sẽ nghe cô giảng đầy đủ và hiểu bài tốt.

B. Vì đi học đều các em sẽ được mọi người yêu quý.

C. Vì đi học đều các em mới được học sinh giỏi.

Câu 4. Ở bài đọc trên, em thấy Sơn là bạn học sinh có đức tính gì đáng quý?
A. Sơn rất chăm học

B. Sơn đến lớp đúng giờ.

C. Sơn luôn vâng lời cha mẹ.

Câu 5: Câu nào dưới đây chỉ đặc điểm?


A. Bạn Sơn là học sinh chăm chỉ.

B. Bạn Sơn rất chăm chỉ.

C. Bạn Sơn học tập chăm chỉ.

Câu 6: Câu: “Sơn xốc lại mảnh vải nhựa rồi từ trên hè lao xuống sân, ra cổng giữa
những hạt mưa đang thi nhau tuôn rơi”. Có bao nhiêu từ chỉ sự vật?
A. 3 từ

B. 4 từ

C. 5 từ

D. 6 từ

B. Viết
Câu 1. Điền r/d/gi vào chỗ chấm
để.... ành; ....ành chiến thắng

tranh.....ành; đọc...ành mạch

Câu 2. Đặt câu với từ ngữ chỉ đặc điểm cho trước:
a. sạch sẽ:................................................................................
b. chăm ngoan:.........................................................................

Câu 3: Xếp các từ sau đây vào nhóm thích hợp:


Giơ tay, giảng bài, điểm danh, xếp hàng, chấm bài, phát biểu, soạn giáo án, viết bài.

- Các từ chỉ hoạt động của học sinh: ……………………….

- Các từ chỉ hoạt động của giáo viên: ……………………

Câu 4. Điền dấu chấm vào vị trí thích hợp để ngắt đoạn văn sau thành 4 câu và viết lại
cho đúng chính tả:
Bà ốm nặng phải đi bệnh viện hàng ngày bố mẹ thay phiên vào bệnh viện chăm bà ở
nhà, Thu rất nhớ bà em tự giác học tập tốt để đạt được nhiều điểm mười tặng bà

Đọc bài sau:

SUẤT CƠM PHẦN BÀ

Một tối cuối năm, trời rất rét, thấy một bà cụ đang ngồi quạt ngô nướng bên bếp lò, tôi
liền dừng xe đạp mua một bắp. Tôi ăn gần hết thì thấy hai cậu bé. Cậu lớn một tay xách
liễn cơm, một tay cầm cái bát với đôi đũa, chạy ào tới hỏi:

Bà ơi, bà đói lắm phải không?

Bà cụ cười:

Bà quạt ngô thì đói làm sao được! Hai đứa ăn cả chưa?

Chúng cháu ăn rồi.

Bà cụ nhìn vào liễn cơm, hỏi:

Các cháu có ăn được thịt không?

Đứa nhỏ nói:


Ăn nhiều lắm. Mẹ cho chúng cháu ăn chán thì thôi.

Bà cụ quát yêu: “Giấu đầu hở đuôi. Mấy mẹ con ăn rau để bà ăn thịt. Bà nuốt sao nổi.”
Bà xới lưng bát cơm, nhai nuốt nhệu nhạo với mấy cọng rau. Rồi bà xới một bát cơm
đầy, đặt lên một miếng thịt nạc to đưa cho đứa cháu nhỏ. Đứa em lấm lét nhìn anh. Anh
lườm em “Xin bà đi!” Bà đưa cái liễn còn ít cơm cho đứa anh.

Đứa lớn vừa đưa hai tay bưng lấy cái liễn, vừa mếu máo:

Sao bà ăn ít thế? Bà ốm hả bà?

Bà cụ cười như khóc:

Bà bán hàng quà thì bà ăn quà chứ bà chịu đói à!

Tôi đứng vụt lên. Lúc đạp xe thấy mặt buốt lạnh mới hay là mình cũng đã khóc.

(Theo Nguyễn Khải)

Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

1. Những câu nói nào trong bài thể hiện sự quan tâm của cháu đối với bà?

a. Bà ơi, cháu thương bà lắm.

b. Bà ơi, bà đói lắm phải không?

c. Sao bà ăn ít thế? Bà ốm hả bà?

d. Bà không ăn nữa ạ?

2. Bà cụ chọn ăn những gì trong suất cơm của mình?

a. Lưng bát cơm với mấy cọng rau.


b. Một bát cơm đầy với một miếng thịt nạc to.

c. Phần cơm còn lại trong liễn sau khi hai đứa cháu đã ăn xong.

d. Một bát cơm với đầy rau và thịt.

3. Vì sao bà cụ không ăn hết suất cơm khi hai đứa cháu mang đến?

a. Vì bà cụ đã ăn quà rồi.

b. Vì bà bị ốm.

c. Vì bà muốn nhường cho hai cháu.

d. Vì bà không muốn ăn.

4. Vì sao tác giả đã khóc?

a. Vì trời buốt lạnh.

b. Vì thấy tội nghiệp cho bà cụ già.

c. Vì cảm động trước tình cảm ba bà cháu dành cho nhau.

d. Vì thương bà cụ.

5. Chi tiết nào trong câu chuyện khiến em cảm động nhất? Vì sao? Hãy viết tiếp vào chỗ
trống để trả lời.

Mỗi lời nói, việc làm của ba bà cháu trong câu chuyện đều làm cho em cảm động. Nhưng
chi tiết khiến em cảm động nhất là:

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………
6. Chọn dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi để điền vào chỗ chấm

Ông ngoại đang đi chân đất, ngó nghiêng tìm thứ gì đó trong vườn ... Thấy vậy Lan ngạc
nhiên:

Ông ơi, sao ông đi chân đất thế ạ ....

Con chó vừa mới tha mất dép của ông ... Ông tìm mãi mà không thấy....

Vô lí! Thế sao lúc nãy cháu thấy nó vẫn đi chân đất ....

7. Nối tên gọi từng đồ vật ở cột bên trái với tác dụng của nó ở cột bên phải

8. Chọn từ ngữ chỉ hoạt động thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau:
(trông, nhặt rau, ru, bế, bón, đặt.)

Mẹ đi thăm bà, Bình ở nhà ...... em giúp mẹ. Bình ...... em ra sân chơi, ...... cho em bé ăn.
Em bé buồn ngủ, Bình ...... em lên võng, hát ...... em ngủ. Bé ngủ rồi, Bình lại ...... để
chuẩn bị cho mẹ về nấu cơm chiều. Làm được nhiều việc, Bình cảm thấy rất vui.

II. Đọc hiểu

Bài học đầu tiên của Gấu con

Chủ nhật, Gấu con xin mẹ ra đường chơi. Gấu mẹ dặn:

- Con chơi ngoan nhé. Nếu làm sai điều gì, con phải xin lỗi. Được ai giúp đỡ thì con phải
cảm ơn.
Gấu con mải nghe Sơn Ca hót nên va phải bạn Sóc khiến giỏ nấm văng ra đất. Gấu con
vội vàng khoanh tay và nói cảm ơn làm Sóc rất ngạc nhiên.

Mải nhìn Khỉ mẹ ngồi chải lông nên Gấu con bị rơi xuống hố sâu. Gấu con sợ quá kêu to:

- Cứu tôi với!

Bác Voi ở đâu đi tới liền đưa vòi xuống

hố, nhấc bổng Gấu con lên. Gấu con luôn miệng:

- Cháu xin lỗi bác Voi!

Về nhà, Gấu con kể lại chuyện cho mẹ nghe. Gấu mẹ ôn tồn giảng giải:

- Con nói như vậy là sai rồi. Khi làm đổ nấm của bạn Sóc, con phải xin lỗi. Còn khi bác
Voi cứu con, con phải cảm ơn.

(Theo Lê Bạch Tuyết)

1. Trước khi Gấu con đi chơi, Gấu mẹ đã dặn điều gì?

a. Nếu làm sai hoặc được ai giúp đỡ, con phải xin lỗi.

b. Nếu làm sai điều gì phải cảm ơn, được ai giúp đỡ phải xin lỗi.

c. Nếu làm sai điều gì phải xin lỗi, được ai giúp đỡ phải cảm ơn.

2. Vì sao Sóc lại ngạc nhiên khi Gấu con nói lời cảm ơn?

a. Vì Sóc thấy Gấu con lễ phép quá.

b. Vì Gấu con va vào Sóc mà lại nói cảm ơn.

c. Vì Gấu con biết nhặt nấm bỏ vào giỏ giúp Sóc.

3. Vì sao Gấu mẹ lại bảo Gấu con phải nói lời cảm ơn bác Voi chứ không phải nói lời xin
lỗi?

a. Vì bác Voi không thích nghe những lời xin lỗi.

b. Vì bác Voi luôn muốn người khác phải nói lời cảm ơn mình.
c. Vì Gấu con được bác Voi giúp đỡ chứ Gấu con không làm gì sai.

4. Qua bài học của Gấu con, khi một bạn giúp em, em sẽ nói:

................................................................................................................

Còn khi em mắc lỗi với bạn, em sẽ nói:

.................................................................................................................

5. Khoanh trong từ viết sai chính tả trong mỗi dòng sau:

a. giấu giếm, yêu dấu, dấu vết, buồn dầu

b. giải thưởng, giàn hàng, giàn mướp, dục giã

c. vầng trán, ngẩng ngơ, nâng niu, ngẩng đầu

I. Luyện đọc văn bản và trả lời câu hỏi sau:


CUỐN SÁCH CỦA EM
Mỗi cuốn sách có một tên gọi. Tên sách là hàng chữ lớn ở khoảng giữa bìa sách,
thường chứa đựng rất nhiều ý nghĩa. Qua tên sách, em có thể biết được sách viết về
điều gì.
Người viết cuốn sách được gọi là tác giả. Tên tác giả thường được ghi vào phía trên
của bìa sách.
Nơi các cuốn sách ra đời được gọi là nhà xuất bản. Tên nhà xuất bản thường được ghi
ở phía dưới bìa sách.
Phần lớn các cuốn sách đều có mục lục thể hiện các mục chính và vị trí của chúng
trong cuốn sách. Mục lục thường được đặt ở ngay sau trang bìa, cũng có khi được đặt
ở cuối sách.
Mỗi lần đọc một cuốn sách mới, đừng quên những điều này em nhé.
(Nhật Huy)
Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
1. Qua bài đọc em biết được điều gì về sách?
A. tên sách
B. tác giả
C. mục lục sách
D. Tất cả các đáp án trên.
2. Em cần làm gì để giữ gìn những cuốn sách luôn mới?
II- Luyện tập
1. Điền vào chỗ chấm:
a. c hoặc k
thước ….ẻ
…ính trọng
….ắt giấy
câu ….á
b. bảy hay bẩy
đòn …..
thứ …..
2. Viết 3 từ ngữ:
a. Chỉ đồ dùng trong gia đình:
b. Chỉ đồ chơi:
c. Chỉ đồ dùng học tập:
3. Viết câu hỏi và câu trả lời về đồ vật em tìm được ở bài tập 7 (theo mẫu).
M: - Cái tủ lạnh dùng để làm gì?
→ Cái tủ lạnh để bảo quản đồ ăn.

You might also like