You are on page 1of 22

VietJack.

com Facebook: Học Cùng VietJack

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 3 môn Tiếng Việt
Đề số 1
1. Kiểm tra đọc hiểu: ( 6 điểm)
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi
Cô gái đẹp và hạt gạo
Ngày xưa, ở một làng Ê - đê có cô Hơ - bia xinh đẹp nhưng rất lười biếng. Cô lại
không biết yêu quý cơm gạo. Một hôm, Hơ - bia ăn cơm để cơm đổ vãi lung tung.
Thấy vậy, cơm hỏi:
- Cô đẹp là nhờ cơm gạo, sao cô khinh rẻ chúng tôi thế?
Hơ - bia giận dữ quát:
- Tôi đẹp là nhờ công mẹ công cha chứ đâu thèm nhờ đến các người.
Nghe nói vậy, thóc gạo tức lắm. Đêm khuya, chúng rủ nhau bỏ cả vào rừng. Hôm
sau, biết thóc gạo giận mình bỏ đi, Hơ - bia ân hận lắm. Không có cái ăn, Hơ - bia
phải đi đào củ, trồng bắp từ mùa này sang mùa khác, da đen xạm.
Thấy Hơ - bia đã nhận ra lỗi của mình và biết chăm làm, thóc gạo lại rủ nhau kéo
về. Từ đó, Hơ - bia càng biết quý thóc gạo, càng chăm làm và xinh đẹp hơn xưa.
Theo Truyện cổ Ê - đê
Câu 1. Nối câu hỏi với ý trả lời đúng: (0.25 điểm)

Câu 2. Vì sao thóc gạo bỏ Hơ - bia để đi vào rừng? (0.25 điểm)
A. Vì thóc gạo thích đi chơi.
B. Vì Hơ - bia đuổi thóc gạo đi.
VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack

C. Vì Hơ - bia khinh rẻ thóc gạo.


Câu 3. Biết thóc gạo giận mình bỏ đi Hơ - bia như thế nào? (0.25 điểm)
A. Ân hận.
B. Vui mừng.
C. Vẫn bình thường.
Câu 4. Vì sao thóc gạo lại rủ nhau về với Hơ - bia: (0.25 điểm)
A. Vì Hơ - bia không có gì để ăn.
B. Vì Hơ - bia đã biết nhận lỗi và chăm làm.
C. Vì thóc gạo nhớ Hơ - bia.
Câu 5. Em có suy nghĩ gì về hành động lúc đầu của cô Hơ-bia ? (0,5 điểm)
......................................................………………………………………
Câu 6. Bài đọc trên khuyên chúng ta điều gì? 1 điểm
......................................................………………………………………
Câu 7. Bộ phận được gạch chân trong câu sau trả lời cho câu hỏi nào? (0.5 đ)
"Ở một làng Ê - đê có cô Hơ – bia xinh đẹp"
A. Vì sao?
B. Để làm gì?
C. Như thế nào?
Câu 8. Trong câu "Hôm sau, biết thóc gạo giận mình bỏ đi, Hơ - bia ân hận lắm.",
có thể thay từ ân hận bằng từ nào? (0.5 điểm)
A. Hối hận
B. Ân cần
C. Hối hả
Câu 9. Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào chỗ trống: (1 điểm)
Hôm ấy tòa thị chính Pari mở tiệc lớn đón mừng Bác Tiệc tan, mọi
người vô cùng ngạc nhiên khi thấy Bác Hồ cầm theo một quả táo.
VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack

Câu 10: Câu “Mẹ em nấu cơm.” Thuộc kiểu câu nào? ( 0.5điểm)
A. Ai là gì?
B. Ai thế nào?
C. Ai làm gì?
Câu 11: Đặt 1 câu theo mẫu Ai là gì?(1 điểm)
II. Kiểm tra viết: ( 10 điểm)
1. Chính tả ( nghe – viết) ( 4 điểm)
Cô gái đẹp và hạt gạo
Tôi đẹp là nhờ công mẹ công cha chứ đâu thèm nhờ đến các người.
Nghe nói vậy, thóc gạo tức lắm. Đêm khuya, chúng rủ nhau bỏ cả vào rừng. Hôm
sau, biết thóc gạo giận mình bỏ đi, Hơ - bia ân hận lắm. Không có cái ăn, Hơ - bia
phải đi đào củ, trồng bắp từ mùa này sang mùa khác, da đen xạm.
Thấy Hơ - bia đã nhận ra lỗi của mình và biết chăm làm, thóc gạo lại rủ nhau kéo
về. Từ đó, Hơ - bia càng biết quý thóc gạo, càng chăm làm và xinh đẹp hơn xưa.
2. Tập làm văn ( 6 điểm)
Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 5-7 câu về một loại quả mà em
thích.
Dựa vào các gợi ý sau:
- Đó là quả nào?
- Quả có màu sắc, hình dạng như thế nào? (Vỏ, cuống, ruột........)
- Khi ăn quả có vị gì?
VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 3 môn Tiếng Việt
Đề số 2
A, KIỂM TRA ĐỌC:
1, Đọc thành tiếng: (6 điểm)
2, Đọc thầm (4 điểm)
Đọc thầm bài “Chiếc áo rách” và làm bài tập
CHIẾC ÁO RÁCH.
Một buổi học, bạn Lan đến lớp mặc chiếc áo rách. Mấy bạn xúm đến trêu chọc.
Lan đỏ mặt rồi ngồi khóc.
Hôm sau, Lan không đến lớp. Buổi chiều, cả tổ đến thăm Lan. Mẹ Lan đi chợ xa
bán bánh vẫn chưa về. Lan đang ngồi cắt những tàu lá chuối để tối mẹ về gói bánh.
Các bạn hiểu hoàn cảnh gia đình Lan, hối hận vì sự trêu đùa vô ý hôm trước. Cô
giáo và cả lớp mua một tấm áo mới tặng Lan. Cô đến thăm, ngồi gói bánh và trò
chuyện cùng mẹ Lan, rồi giảng bài cho Lan.
Lan cảm động về tình cảm của cô giáo và các bạn đối với mình. Sáng hôm sau,
Lan lại cùng các bạn tới trường.
Khoanh tròn vào ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây hoặc viết vào
chỗ chấm
1. Vì sao các bạn trêu chọc Lan?
a. Vì Lan bị điểm kém.
b. Vì Lan mặc áo rách đi học.
c. Vì Lan không chơi với các bạn.
2. Khi các bạn đến thăm Lan thì thấy bạn Lan đang làm gì?
a. Lan giúp mẹ cắt lá để gói bánh.
b. Lan đang học bài.
c. Lan đi chơi bên hàng xóm.
3. Khi đã hiểu hoàn cảnh gia đình Lan, cô và các bạn đã làm gì?
VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack

a. Mua bánh giúp gia đình Lan.


b. Hàng ngày đến nhà giúp Lan cắt lá để gói bánh.
c. Góp tiền mua tặng Lan một tấm áo mới.
4. Câu chuyện trên khuyên em điều gì?
a. Cần đoàn kết giúp đỡ bạn bè, nhất là những bạn có hoàn cảnh khó khăn.
b. Thấy bạn mặc áo rách không nên chê cười.
c. Cần giúp đỡ bạn bè làm việc nhà.
5. Hãy đặt một câu theo mẫu câu: Ai - làm gì?
..................................................................
B, KIỂM TRA VIẾT
1. Chính tả: (Nghe - viết) 5 điểm
BÀI: CHỊ EM
2. Tập làm văn: Viết mô ̣t đoạn văn ngắn tả về cô giáo cũ của em.
VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 3 môn Tiếng Việt
Đề số 3
I/ Trắc nghiệm
Câu 1: Từ nào dưới đây viết sai chính tả?
A. nghiêng nghiêng
B. nghệch ngoặc
C. ngoằn ngoèo
D. lấp lánh
Câu 2: Những từ ngữ nào chỉ đức tính của trẻ em?
A. ngoan ngoãn
B. nhi đồng
C. trẻ thơ
D. thật thà
Câu 3: Câu nào dưới đây thuộc kiểu câu Ai thế nào?
A. Bạn nhỏ cho người nghèo khổ một đồng tiền.
B. Bạn nhỏ rất thương người.
C. Mùa hè, trên cây, ve đua nhau kêu ra rả.
D. Nam là một trong những học sinh giỏi của lớp 3A.
Câu 4: Trong câu “Đi dưới rặng sấu, ta sẽ gặp những chiếc lá nghịch ngợm.”, em
có thể thay từ nghịch ngợm bằng từ nào?
A. tinh nghịch
B. bướng bỉnh
C. dại dột
D. hiền lành
Câu 5: Trong hai thơ sau có sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack

Trăng tròn như cái đĩa


Lơ lửng mà không rơi
A. nhân hóa
B. so sánh
C. nhân hóa và so sánh
D. không sử dụng biện pháp nghệ thuật nào.
Câu 6: Bộ phân in đậm trong câu văn dưới đây trả lời cho câu hỏi nào?
Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm.
A. là gì?
B. làm gì?
C. như thế nào?
D. thế nào?
II/ Tự luận
Câu 7:
a) Điền dấu phẩy vào những chỗ còn thiếu trong các câu sau:
- Bà em mẹ em và dì Lan đều là giáo viên.
- Mẹ em đi chợ mua rất nhiều thứ: gạo thịt rau hoa quả…
b) Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm dưới đây:
- Giờ ra chơi, chúng em chơi nhảy dây, đá cầu và cướp cờ.
……………………………………
- Con voi bước đi thong thả, chậm rãi.
……………………………………
Câu 8: Em hãy kể cho các bạn trong lớp nghe về một buổi sum họp đầm ấm của
gia đình mà em nhớ nhất.
VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 3 môn Tiếng Việt
Đề số 4
I. ĐỌC HIỂU – ĐỌC TIẾNG:
1/ Đọc hiểu (4 điểm)
Em hãy đọc thầm đoạn văn sau và khoanh tròn vào ô trước câu trả lời đúng.
CHÚ MÈO CON
Nắng ấm, sân rộng và sạch. Mèo con chạy giỡn hết góc này đến góc khác, hai tai
dựng đứng lên, cái đuôi ngoe nguẩy. Chạy chán, mèo con lại nép vào một gốc cau,
một sợi lông cũng không động: nó rình một con bướm đang chợp chờn bay qua.
Bỗng cái đuôi quất mạnh một cái, mèo con chồm ra. Thôi hụt rồi !...
Mèo con nhảy một cái thật cao theo bướm, rồi cuộn tròn lăn lốc giữa sân, cho đến
lúc chạm bịch vào gốc cau.
(Nguyễn Đình Thi)
Câu 1. Mèo con chạy giỡn trước sân khi thời tiết như thế nào?
a. Nắng ấm
b. Mưa rét
c. Cả a và b đều đúng
Câu 2. Hai tai và đuôi mèo con như thế nào?
a. Dựng đứng
b. Ngoe nguẩy
c. Cả a và b đều đúng
Câu 3. Mèo con nép mình vào gốc cây để làm gi?
a. Tránh nắng
b. Rình một con bướm
c. Rình bắt chuột
Câu 4. Câu: “Mèo con nhảy một cái thật cao theo bướm.” thuộc mẫu câu nào?
a. Ai làm gì?
VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack

b. Ai là gì?
c. Ai thế nào?
2/ Đọc thành tiếng (6 điểm)
GV cho HS đọc 1 đoạn bất kì trong các bài tập đọc đã học từ tuần 1 đến tuần 2
Tiếng Việt 3 tập 1, và yêu cầu HS trả lời từ 1 câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc.
II. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Chính tả: (3 điểm) Thời gian: 15 phút
Bài viết chính tả:
Quả măng cụt
Quả măng cụt tròn như quả cam, to bằng nắm tay trẻ con, toàn thân tím sẫm ngả
sang đỏ. Cuống nó to và ngắn, quanh cuống có bốn, năm cái tai tròn úp vào quả.
Tách nửa vỏ trên, ruột măng cụt sẽ hiện ra trắng muốt như hoa bưởi. Có đến bốn,
năm múi to không đều nhau, ăn vào ngọt trong miệng và tỏa hương thoang thoảng.
2. Bài tập (2 điểm):
a. Điền vào chỗ trống (1đ)
tr hay ch: ………ăm sóc, một …..…ăm, va ……..ạm, …..…ạm y tế.
b. Ghi lời giải câu đố sau (1đ):
Tiếng có vần uôc hoặc uôt:
Có sắc – để uống hoặc tiêm
Thay sắc bằng nặng – là em nhớ bài
Là tiếng:……..………………………………………………………
3/ Tập làm văn (5đ):
Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 4 ,5 câu) nói về một loài cây mà em thích theo
gợi ý sau:
1. Đó là cây gì, trồng ở đâu?
2. Hình dáng cây như thế nào?
3. Cây có lợi ích gì?
VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack
VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 3 môn Tiếng Việt
Đề số 5
I/ Đọc thầm: (3 điểm)
Chiếc rễ đa tròn
Buổi sớm hôm ấy, như thường lệ, sau khi tập thể dục, Bác Hồ đi dạo trong vườn.
Đến gần cây đa, Bác chợt thấy một chiếc rễ đa nhỏ và dài ngoằn ngoèo nằm trên
mặt đất. Chắc là trận gió đêm qua đã làm nó rơi xuống. Bác tần ngần một lát rồi
bảo chú cần vụ đứng gần đấy:
– Chú cuốn rễ này lại, rồi trồng cho nó mọc tiếp nhé!
Theo lời Bác, chú cần vụ xới đất, vùi chiếc rễ xuống. Nhưng Bác lại bảo:
– Chú nên làm thế này.
Nói rồi, Bác cuộn chiếc rễ thành một vòng tròn và bảo chú cần vụ buộc nó tựa vào
hai cái cọc, sau đó mới vùi hai đầu rễ xuống đất.
Chú cần vụ thắc mắc:
– Thưa Bác, làm thế để làm gì ạ?
Bác khẽ cười:
– Rồi chú sẽ biết.
 Nhiều năm sau, chiếc rễ đã bén đất và thành cây đa con có vòng lá tròn. Thiếu nhi
vào thăm vườn Bác, em nào cũng thích chơi trò chui qua chui lại vòng lá ấy. Lúc
đó mọi người mới hiểu vì sao Bác cho trồng chiếc rễ đa thành hình tròn như thế.
(Theo tập sách Bác Hồ kính yêu)
Dựa theo nô ̣i dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng (
đúng mỗi câu đạt 0.5 điểm).
1. Thấy chiếc rễ đa nằm trên mặt đất, Bác Hồ bảo chú cần vụ làm gì?
a. Chú vứt chiếc rễ này cho Bác nhé.
b. Chú trồng chiếc rễ này cho nó mọc tiếp nhé.
c. Chú cuốn chiếc rễ này lại, rồi trồng cho nó mọc tiếp nhé!
VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack

2. Bác hướng dẫn chú cần vụ trồng chiếc rễ đa như thế nào?
a. Xới đất, vùi chiếc rễ xuống.
b. Cuộn chiếc rễ thành một vòng tròn, buộc nó tựa vào hai cái cọc, sau đó mới vùi
hai đầu rễ xuống đất.
c. Buộc chiếc rễ tựa vào hai cái cọc, sau đó mới vùi hai đầu rễ xuống đất.
3. Chiếc rễ đa ấy trở thành cây đa có hình dáng như thế nào?
a. Chiếc rễ đa ấy trở thành cây đa con có vòng lá tròn.
b. Chiếc rễ đa ấy trở thành cây đa con có vòng lá tròn rất đáng yêu.
c. Chiếc rễ đa ấy trở thành cây đa con có hình dáng cao lớn.
4. Các bạn nhỏ thích chơi trò gì bên cây đa?
a. Các bạn nhỏ thích chơi đu bên cây đa.
b. Các bạn nhỏ thích chơi trò đuổi bắt bên cây đa.
c. Các bạn nhỏ thích chơi trò chui qua chui lại bên cây đa.
5. Em hiểu thắc mắc là gì?
a. Có điều chưa hiểu cần hỏi.
b. Đang mãi nghĩ, chưa biết nên làm thế nào.
c. Thói quen hoặc quy định đã có từ lâu.
6. Trong các că ̣p từ trái nghĩa sau, các că ̣p từ nào là đúng nhất:
a. Trắng – xanh, cao – thấp, gầy – đen.
b. Trắng – đen, cao – thấp, gầy – béo.
c. Trắng – đen, cao – ốm, đẹp – xấu.
II/ Chính tả:  Nghe viết ( 2 điểm)
Giáo viên đọc cho học sinh viết đề bài và 1 đoạn trong bài : Cây đa quê hương
Đoạn 2, Từ:  Chiều chiều, chúng tôi ra ngồi gốc đa hóng mát đến lan giữa ruộng
đồng yên lặng……..
III/ Tâ ̣p làm văn: (5 điểm) 
VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack

Hãy viết mô ̣t đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu nói về một cây em yêu thích, được
trồng ở trường em hoặc gần nơi em ở.
Gợi ý:
a) Cây mà em yêu thích là cây gì? Cây trồng ở đâu?
b) Hình dáng cây như thế nào?
c) Cây có ích lợi gì?
d) Tình cảm của em đối với cây như thế nào?
VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 3 môn Tiếng Việt
Đề số 6

1. Chính tả: 
GV đọc cho HS viết bài “Ai ngoan sẽ được thưởng”, Sách giáo khoa Tiếng Việt 2
– Tập 2, trang 100 (Đoạn: Một buổi sáng ….. da Bác hồng hào.)
2. Bài tập:
Đặt  1 câu theo  mẫu : Ai làm gì ?  
Đặt 1 Câu theo mẫu: Ai thế nào?
3. Tập làm văn :
Dựa vào các câu hỏi gợi ý dưới đây viết một đoạn văn ngắn (từ 4- 5 câu trở lên)
nói về con vật mà em yêu thích nhất.
1. Đó là con gì? Ở đâu? Ai nuôi?
2. Hình dáng con vật ấy như thế nào, có điểm gì nổi bật?
3. Hoạt động của con vật ấy có gì ngộ nghĩnh, đáng yêu?
4. Tình cảm của em dành cho con vật đó ra sao?
VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 3 môn Tiếng Việt
Đề số 7

I. LUYỆN TỪ VÀ CÂU ( 10 phút)


Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được gạch chân sau:
a) Bạn Lan Anh là học sinh giỏi của lớp em.
b) Vịnh Hạ Long là thắng cảnh nối tiếng của Việt Nam.
II. CHÍNH TẢ (20 phút)
1) Bài viết: Mẹ vắng nhà ngày bão
( Tiếng Việt 3 – Tập I/ trang 32)
( Viết ba khổ thơ đầu Kh)
2) Bài tập: Điền ch hay tr vào chố trống cho thích hợp.
–  quả … anh                      bức … anh
–  … ồng cây                      …  ồng sách
III. TẬP LÀM VĂN ( 20 phút)
        Đề bài:  Viết một đoạn văn ngắn( từ 4 đến 5 câu) kể về gia đình của em
( hoặc gia đình của bạn em mà em biết).
VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 3 môn Tiếng Việt
Đề số 8

1/ Chính tả ( nghe viết) ( 5đ ).


Giáo viên đọc cho học sinh Viết bài “ Việt Nam có Bác” ( TV2– tập 2 / trang
109 )
2/ Tập làm văn (5 điểm): Thời gian: 25 phút
    Quan sát ảnh Bác Hồ treo trong lớp học, trả lời các câu hỏi sau:
- Ảnh Bác được treo ở đâu ?
- Trong Bác như thế nào( râu, tóc, vầng trán, đôi mắt…) ?
- Em muốn hứa với Bác điều gì ?
VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 3 môn Tiếng Việt
Đề số 9

Phần 1: Kiểm tra đọc hiểu (5 điểm)


Thỏ con thông minh
Trong khu rừng nọ có một chú Thỏ con thông minh sống cùng mẹ. Ngày ngày, Thỏ
con thường tung tăng chạy ra bờ sông uống nước. Trước khi đi, bao giờ Thỏ mẹ
cũng nhắc:
- Con phải cẩn thận nhé vì Cáo cũng hay ra sông dạo chơi lắm đấy!
Thế rồi một ngày nọ, sau khi khom lưng uống nước no bụng. Lúc Thỏ con ngẩng
đầu lên nhìn thì đã thấy Cáo đang tiến lại gần mình với vẻ mặt rất thân thiện:
- Chào Thỏ con, lên lưng anh cõng vào rừng hái nấm và hoa nào!
Thỏ con chần chừ nhìn Cáo. Chợt nhớ lời mẹ dặn, Thỏ con hồ hởi, tươi cười nói:
- Em thích lắm nhưng anh Cáo ơi, chờ em về nhà lấy nón đội che nắng đã nhé!
Nói rồi Thỏ con nhanh nhẹn chạy ào về nhà. Sà vào lòng mẹ, Thỏ con kể lại câu
chuyện gặp Cáo và cách mình thoát khỏi con Cáo gian ác để chạy về với mẹ. Thỏ
mẹ ôm Thỏ con vào lòng, khen con thông minh và nhanh trí. Ngoài bờ sông, con
Cáo gian ác và ngờ nghệch cứ đứng chờ mãi, chờ mãi mà không thấy Thỏ con trở
lại. Cuối cùng, khi ông mặt trời đã đi ngủ, nó không thể chờ được nữa nên đành ôm
cái bụng đói meo lủi về rừng.
Câu 1: Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng
1. Hằng ngày, Thỏ con thường ra bờ sông để làm gì? (0,5 điểm)
A. Để tắm mát
B. Để uống nước
C. Để rửa bát
D. Để soi gương
2. Vì sao Thỏ mẹ lại dặn Thỏ con cần phải cẩn thận khi ra bờ sông? (0,5 điểm)
A. Vì bờ sông rất trơn, dễ bị trượt chân
VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack

B. Vì gia đình cá sấu sống ở sông rất hung dữ


C. Vì Cáo rất hay ra bờ sông dạo chơi
D. Vì bờ sông cây cối mọc um tùm rất dễ bị lạc đường
3. Cáo đã dùng cách nào để dụ dỗ Thỏ con đi vào rừng? (0,5 điểm)
A. Bảo Thỏ con lên lưng để mình cõng vào rừng hái nấm và hoa
B. Bảo Thỏ con rằng Thỏ mẹ đang chờ ở trong rừng
C. Bảo Thỏ con lên lưng để mình chở vào rừng ăn tiệc sinh nhật
D. Bảo Thỏ con có một dòng suối ngon ngọt hơn ở đây
4. Thỏ con đã dùng cách nào để thoát khỏi con Cáo gian ác? (0,5 điểm)
A. Xin bác Gấu ở gần đó cứu giúp mình
B. Lừa con Cáo là có bác thợ săn đang tiến lại đây
C. Lừa con Cáo chờ mình về nhà lấy nón đội che nắng
D. Lừa con Cáo là mình không thích hái nấm rồi bỏ về nhà
5. Cuối cùng, con Cáo gian ác đã phải gánh chịu hậu quả gì? (0,5 điểm)
A. Bị bác Gấu đánh một trận đòn đau
B. Ôm cái bụng đói meo về rừng
C. Bắt cá dưới sông để ăn tối
D. Bắt được Thỏ con
Câu 2: Em hãy gạch chân dưới các từ chỉ đặc điểm trong câu sau (0,5 điểm):
Ngoài bờ sông, con Cáo gian ác và ngờ nghệch cứ đứng chờ mãi, chờ mãi mà
không thấy Thỏ con trở lại.
Câu 3: Em hãy tìm hai từ trái nghĩa với từ được in đậm trong câu sau (0,5 điểm):
Trong khu rừng nọ có một chú Thỏ con thông minh sống cùng mẹ.
- Từ trái nghĩa với từ in đậm là
Câu 4: Em hãy đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm của câu sau (0,5 điểm)
Ngày ngày, Thỏ con thường tung tăng chạy ra bờ sông uống nước.
VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack

- Câu hỏi:
Câu 5: Em hãy đặt câu theo kiểu câu Ai thế nào?, trong đó có sử dụng từ “thông
minh” (0,5 điểm)
Câu 6: Em có suy nghĩ gì về nhân vật Thỏ con trong câu chuyện trên (0,5 điểm)
Phần 2: Kiểm tra viết (5 điểm)
Câu 1: Chính tả (2 điểm)
Hoa sen đã nở
Rực rỡ đầy hồ
Thoang thoảng gió đưa
Mùi hương thơm ngát
Câu 2: Tập làm văn (3 điểm)
Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 10 đến 15 câu) miêu tả khu vườn vào buổi
sáng.
VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 3 môn Tiếng Việt
Đề số 10

Phần 1: Kiểm tra đọc hiểu (5 điểm)


Núi rừng Tây Nguyên
Các dòng thác đẹp điểm tô cho non nước là báu vật thiên nhiên ban tặng mảnh đất
Tây Nguyên. Từ trên cao chảy xuống thềm đá, thác nước tung bọt trắng xóa, tạo
thành những bức tranh sinh động. Mỗi thác nước có một vẻ đẹp thu hút riêng. Thác
Dray Nur giống như bức tường thành hiên ngang với dòng chảy ào ạt, cùng bụi
nước bay như sương, phủ cả một khúc sông. Thác Phú Cường thì như một dải lụa
len lỏi qua các kẽ đá, vắt giữa núi rừng Gia Lai. Dòng thác Liêng Nung đổ xuống
từ vách đá cao lớn trên một hang động kỳ bí… Với khung cảnh tráng lệ và thời tiết
mát mẻ, những dòng thác ở Tây Nguyên luôn thu hút du khách đổ về chiêm
ngưỡng, dù phải lặn lội đường xa cách trở.
Câu 1: Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
1. Thiên nhiên đã ban tặng báu vật nào cho mảnh đất Tây Nguyên? (0,5 điểm)
A. Các ngọn núi
B. Các dòng thác
C. Những bãi biển
D. Các hang động
2. Dưới đây, đâu không phải là tên của một dòng thác ở Tây Nguyên? (0,5
điểm)
A. Đăk Lăk
B. Dray Nur
C. Phú Cường
D. Liêng Nung
3. Đặc điểm nổi bật của thác Dray Nur là gì?
A. Như một dải lụa len lỏi qua các kẽ đá, vắt giữa núi rừng Gia Lai.
VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack

B. Đổ xuống từ vách đá cao lớn trên một hang động kỳ bí.


C. Dòng chảy ào ạt, cùng bụi nước bay như sương, phủ cả một khúc sông.
D. Mặt nước phẳng lặng, trôi lững lờ, mềm mại như mái tóc cô gái Tây Nguyên.
4. Dòng thác Niêng Lung bắt nguồn từ đâu? (0,5 điểm)
A. Từ vách đá cao lớn trên một hang động kỳ bí.
B. Từ một đồng bằng rộng lớn
C. Từ ngọn núi cao lớn nhất Tây Nguyên
D. Từ thượng nguồn sông Đà
5. Vì sao các dòng thác ở Tây Nguyên lại luôn thu hút được nhiều khách du
lịch ghé thăm? (0,5 điểm)
A. Vì có những món ăn rất ngon
B. Vì đường đến tham quan rất tiện lợi
C. Vì có khung cảnh tráng lệ và thời tiết mát mẻ
D. Vì người dân sống ở thác nước rất thân thiện
Câu 2: Em hãy đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch chân trong câu dưới đây (0,5
điểm)
Thác Phú Cường thì như một dải lụa len lỏi qua các kẽ đá, vắt giữa núi rừng Gia
Lai.
- Câu hỏi:
Câu 3: Em hãy tìm từ có thể thay thế được cho từ in đậm ở câu sau (1 điểm):
Thác Dray Nur giống như bức tường thành hiên ngang với dòng chảy ào ạt, cùng
bụi nước bay như sương, phủ cả một khúc sông.
- Từ thay thế cho từ in đậm là
Câu 4: Em hãy đặt 1 câu theo kiểu câu Ai thế nào? để miêu tả một thác nước. (1
điểm)
Phần 2: Kiểm tra viết (5 điểm)
Câu 1: Chính tả (2 điểm)
VietJack.com Facebook: Học Cùng VietJack

Một con cáo nhìn thấy những chùm nho chín mọng trên cành liền tìm cách hái
chúng. Nhưng loay hoay mãi Cáo ta vẫn không với tới được chùm nho. Để dẹp nỗi
bực mình, cáo ta bèn nói:
- Nho còn xanh lắm!
Câu 2: Tập làm văn (3 điểm)
Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) miêu tả một loài hoa mà em thích
nhất.

You might also like