You are on page 1of 6

TRƯỜNG TH…………………… KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ 2

Họ và tên:......................................... Môn: Tiếng Việt


Lớp 4..... Năm học: 2019 - 2020
Đề chính thức Thời gian: 40 phút

Điểm Nhận xét của GV Giám thị 1:


....................................................................
....................................................................
.................................................................... Giám thị 2:
....................................................................
....................................................................

I. Đọc thành tiếng (10 điểm)


1. Đọc bài và trả lời các câu hỏi sau: (7 điểm)
HOA TÓC TIÊN
Thầy giáo dạy cấp một của tôi có một khoảnh vườn tí tẹo, chỉ độ vài mét
vuông. Mọc um tùm với nhau là những thứ quen thuộc: xương xông, lá lốt, bạc hà,
kinh giới. Có cả cây ớt lẫn cây hoa hồng lúc nào cũng bừng lên bông hoa rực rỡ. Đặc
biệt là viền bốn xung quanh mảnh vườn có hàng tóc tiên, xanh và mềm quanh năm.
Chắc là những cô tiên không bao giờ già, tóc không bao giờ bạc nên thứ cỏ này mới
có tên gọi như thế.
Mùa hè, tôi thường đến nhà thầy, đúng mùa hoa tóc tiên. Sáng sáng, hoa tóc
tiên nở rộ như đua nhau khoe màu, biến đường viền xanh thành đường viền hồng
cánh sen. Cầm một bông tóc tiên thường là năm cánh, mỏng như lụa, còn mát sương
đêm, sẽ thấy mùi hương ngòn ngọt và thơm thơm của phong bánh đậu Hải Dương
muốn ăn ngay.
Thầy thường sai tôi ra ngắt dăm bông cắm vào chiếc cốc thủy tinh trong suốt,
có mưa cũng trong suốt, để lên bàn thầy. Cốc hoa tóc tiên trông mới tinh khiết làm
sao, trong sạch làm sao, tưởng như tôi vừa cắm cả buổi sáng vào trong cốc, mà cũng
tưởng như đó là nếp sống của thầy, tinh khiết, giản dị, trong sáng, trong sáng từ trong
đến ngoài.
Bây giờ nhiều nơi trồng tóc tiên, hoa tóc tiên có ở nhiều nhà nhiều vườn, có cả
hoa màu trắng, nhưng ít ai cắm hoa tóc tiên trong bình.
Riêng tôi, tôi nhớ cốc hoa tóc tiên trên bàn thầy giáo cách đây mấy chục năm ở
một cái thôn hẻo lánh, hoa có màu cánh sen nhẹ, lá thì xanh biếc, còn hương thơm thì
thoảng nhẹ và ngon lành như một thứ bánh. Thầy giáo tôi đã mất. Nhưng chắc ở trên
trời, thầy vẫn có cốc hoa tóc tiên tinh khiết của mình...
Theo Băng Sơn
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Câu 1:  Tác giả cho rằng tên gọi cây tóc tiên có nguồn gốc là do đâu? (0,5 điểm)

Trang 1
A. Do cây xanh tốt quanh năm
B. Do những cô tiên không bao giờ già
C. Do những cô tiên không bao giờ già, tóc không bao giờ bạc
D. Do thầy giáo chăm sóc tốt
Câu 2:  Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống
Tác giả so sánh mùi thơm của hoa tóc tiên với gì? (0,5 điểm)
Mùi thơm mát của sương đêm
Mùi thơm ngọt của phong bánh đậu Hải Dương
Mùi thơm của một loại bánh
Hương thơm thoảng nhẹ và ngon lành
Câu 3: Mảnh vườn của thầy giáo trồng những loại cây gì? (0,5 điểm)
A. Xương xông, lá lốt, bạc hà, tóc tiên
B. Lá lốt, bạc hà, kinh giới, ớt, tóc tiên
C. Xương xông, lá lốt, bạc hà, kinh giới, ớt, tóc tiên, hoa hồng
D. Xương xông, lá lốt, kinh giới, ớt, bạc hà
Câu 4: Đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng
Ngắm cốc hoa tóc tiên tinh khiết, tác giả đã liên tưởng đến những điều gì? (0,5
điểm)
Tưởng như vừa cắm cả buổi sáng vào trong cốc
Một thứ lụa mỏng manh và tóc những cô tiên
Tưởng như nếp sống của thầy
Liên tưởng đến buổi sáng và nếp sống giản dị của thầy giáo
Câu 5: Để miêu tả cốc hoa tóc tiên trên bàn của thầy giáo, tác giả đã quan sát
bằng những giác quan nào? (1 điểm)
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Câu 6:  Theo em, vì sao tác giả lại nhớ cốc hoa tóc tiên? (1 điểm)
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

Trang 2
Câu 7: Nối cột A tương ứng với cột B để có những kiểu câu đúng. (0,5 điểm)

A B
Câu kể Xa-da-cô đã gấp được bao nhiêu con sếu?

Câu hỏi Các em làm bài đi!

Câu cầu khiến Chúng tôi muốn thế giới này mãi mãi hòa bình.

Câu cảm Chà, bảng khẩu hiệu này rất có ý nghĩa!

Câu 8:  Câu: "Cuộc đời tôi rất bình thường." Là kiểu câu: (0,5 điểm)
A. Ai làm gì ?
B. Ai là gì ?
C. Ai thế nào ?
D. Câu cảm.
Câu 9: Thêm trạng ngữ vào chỗ chấm để thành câu hoàn chỉnh (1 điểm)
a) ..................................................., em giúp bố mẹ làm công việc gia đình.
b) .............................................., Nam đã thành học sinh giỏi.
 Câu 10:  Chuyển câu kể sau thành câu cảm: Cốc hoa tóc tiên của thầy giản dị,
tinh khiết. (1 điểm)
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
........................................................................................................................................

Trang 3
Trường Tiểu học………

ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ LẦN 4 - LỚP 4


MÔN: TIẾNG VIỆT (Phần đọc thành tiếng)
Năm học: 2019 -2020
(Phần dành cho giáo viên)
2. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi: (3 điểm)
HS bốc thăm chọn và đọc một trong các đoạn văn sau (Tiếng Việt 4, tập 2) và trả lời
câu hỏi:
1. Trống đồng Đông Sơn (từ Niềm tự hào... đến có gạc).
* TLCH: Trống đồng Đông Sơn đa dạng như thế nào?
2. Đoàn thuyền đánh cá (3 khổ thơ cuối)
* TLCH: Em thích hình ảnh nào trong 3 khổ thơ trên? Vì sao?
3. Con sẻ (từ Con chó chậm rãi ... đến khản đặc).
* TLCH: Hình ảnh con sẻ mẹ dũng cảm lao xuống cứu con được miêu tả như thế
nào?
4. Đường đi Sa Pa (từ Xe chúng tôi... đến lướt thướt liễu rủ).
* TLCH: Đường đi Sa Pa được tả trong đoạn văn có gì đẹp?
5. Con chim chiền chiện (3 khổ thơ đầu)
* TLCH: Tiếng hót của chim chiền chiện được miêu tả như thế nào?
3. Hướng dẫn chấm đọc thành tiếng
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm : (1 điểm)
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không
đọc sai quá 5 tiếng) : (1điểm)
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc : (1 điểm)
4. Hướng dẫn chấm đọc hiểu
Câu 1. C (0,5 điểm) Câu 2. B (0,5 điểm) Câu 3. C (0,5 điểm)
Câu 4. D (0,5 điểm) Câu 5. Quan sát bằng giác quan : thị giác, khứu giác (0,5
điểm)
Câu 6. Tác giả nhớ đến vẻ đẹp tinh khiết của loài hoa tóc tiên và nếp sống trong sáng,
giản dị của thầy giáo cũ. (0,5 điểm)

Trang 4
Câu 8. C (0,5 điểm)
Câu 9. a) Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn
b) Thêm trạng ngữ chỉ nguyên nhân
Trường Tiểu học…………
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ LẦN 4 - LỚP 4
MÔN: TIẾNG VIỆT (Phần kiểm tra viết)
Năm học: 2019 - 2020
(Phần dành cho giáo viên)
II. Kiểm tra viết: (10 điểm)
1. Chính tả (nghe- viết): (2 điểm)

Đường đi Sa Pa
Xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh. Những
đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo.
Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời, những rừng cây âm âm,
những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa. Tôi lim dim mắt ngắm mấy con ngựa
đang ăn cỏ trong một vườn đào ven đường. Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ
son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ.
Theo Nguyễn Phan Hách
2. Tập làm văn: (8 điểm)

Đề: Em hãy tả một con vật nuôi mà em yêu quý.


HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA VIẾT
1. Chính tả
- Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểm chữ, cỡ chữ; trình bày đúng
quy định, viết sạch, đẹp : (1điểm)
- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi) : (1điểm)
2. Tập làm văn:
* Mở bài (1 điểm)

* Thân bài (4điểm)


- Nội dung (1,5điểm)

- Kĩ năng (1,5điểm)
- Cảm xúc (1 điểm)

Trang 5
* Kết bài (1điểm)

* Chữ viết, chính tả (0,5điểm). Dùng từ, đặt câu (0,5 điểm).
* Sáng tạo (1điểm)

Trang 6

You might also like