You are on page 1of 11

UBND QUẬN NINH KIỀU

TRƯỜNG TH PHAN BỘI CHÂU - ĐỀ 1

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II – NĂM HỌC 2022-2023


MÔN: TIẾNG VIỆT (phần đọc) Lớp 4

A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)


1. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm)
Bài: SẦU RIÊNG (trang 38)
   Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm
đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí. Còn hàng chục mét mới tới nơi để sầu riêng,
hương đã ngào ngạt xông vào cánh mũi. Sầu riêng thơm mùi của mít chín quyện với
hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn. Hương vị
quyến rũ đến kì lạ.

   Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương
bưởi tỏa khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy
cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy, li ti giữa những cánh hoa. Mỗi
cuống hoa ra một trái. Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ
kiến. Mùa trái rộ vào tháng tư, tháng năm ta.

   Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này. Thân nó khẳng
khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn,
chiều lượn của cây xoài, cây nhãn. Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như lá héo.
Vậy mà khi trái chín, hương tỏa ngạt ngào, vị ngọt đến đam mê.

MAI VĂN TẠO

Câu hỏi:
Câu 1. Sầu riêng là đặc sản của vùng nào?
Câu 2. Nêu những nét đặc sắc của quả sầu riêng?

1
ĐÁP ÁN
ĐỌC THÀNH TIẾNG – LỚP 4
NĂM HỌC 20212 – 2023

* Giáo viên đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau:
- Giáo viên cho từng học sinh bốc thăm rồi đọc thành tiếng bài đọc hoặc một
trong hai đoạn của bài văn.
- Giáo viên đánh giá điểm đọc thành tiếng dựa vào các tiêu chí sau:
+ Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm:
(1đ).
+ Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt chưa đạt yêu cầu, còn ngắt ngứ,
chưa biểu cảm: (0,5 điểm).
+ Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng,
đúng từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.
+ Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 – 3 chỗ, đọc sai từ 6 - 7 tiếng: 0,75 điểm;
Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 – 5 chỗ sai từ 8-9 tiếng: (0,5 điểm)
+ Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.
Tùy vào mức độ câu trả lời, GV cho các mức điểm 0,75 điểm; 0,5 điểm;
0,25 điểm

1.Bài. DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY


Câu hỏi:
Câu 1. Sầu riêng là đặc sản của vùng nào?
Câu 2. Nêu những nét đặc sắc của quả sầu riêng?
Trả lời:
Câu 1. Sầu riêng là đặc sản của miền Nam.
Câu 2. Mỗi cuống hoa ra một trái. Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành
trông giống những tổ kiến. Mùa trái rộ vào tháng tư, tháng năm ta. Vậy mà khi trái
chín, hương tỏa ngạt ngào, vị ngọt đến đam mê.

2
Họ và tên:..................................... KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ II - NĂM HỌC 2022-2023
Lớp: …........... NGÀY: ...........................................
TRƯỜNG TH PHAN BỘI CHÂU MÔN: Tiếng Việt (Phần Đọc) - Lớp 4 (Thời gian: 40 phút )

GIÁM THỊ 1:…………………………...................................................


ĐIỂM NHẬN XÉT GIÁM KHẢO
…………………………………………... 1………………………………
……………………………………………
2……………………………….
……………………………………………

I. Đọc thành tiếng: (3 điểm)


II. Đọc thầm và làm bài tập (7 điểm)
ĐTT:….../3đ
CUỘC NÓI CHUYỆN CỦA CÁC ĐỒ DÙNG HỌC TẬP
ĐT: …….(7đ) Tôi vốn là đứa con gái chẳng gọn gàng gì. Tự tôi thấy thế vì mỗi lần học
Câu 1:….../0.5đ xong là bàn học của tôi chẳng khác gì một bãi chiến trường. Nhất là thời tiết
lạnh giá này tôi không tài nào chăm chỉ được.
Câu 2:…../0.5đ
Tối nay vừa chui vào chiếc chăn ấm áp, tôi chợt nghe thấy lời than thở của
Câu 3:…../0.5đ chị bút mực: “Tôi chẳng biết anh thước, bác tẩy, chị bút chì có thấy khổ không
Câu 4:…/0,5đ chứ tôi thì bị hành hạ ghê quá. Sinh ra tôi là một cây bút đẹp đẽ, mới mẻ, bọc
cẩn thận trong hộp nhựa, mà giờ mặt mũi tôi lúc nào cũng nhem nhuốc, bẩn
Câu 5:…/1đ thỉu. Những mảng da của tôi loang lổ, bong tróc dần. Thỉnh thoảng tôi lại bị
Câu 6:…/ 1đ ngã xuống nền nhà đau điếng”.
Anh thước kẻ nghe vậy cũng cảm thông:
Câu 7:…./1đ
- Tôi cũng nào có sung sướng hơn chị. Chị nhìn những vạch số của tôi còn thấy
Câu 8:…/1 đ rõ nữa không? Cô chủ còn lấy dao vạch vạch những hình quái dị vào người tôi.
Câu 9:…/ 1đ Tôi còn thường xuyên bị đem ra làm vũ khí để chiến đấu nên người tôi sứt mẻ
cả rồi.
Cộng: ….. /7đ Mấy cô cậu sách giáo khoa cũng chen vào: “Phải đấy! Phải đấy! Cô chủ thật
là vô tâm, chẳng biết thương chúng ta chút nào. Chúng tôi giúp cô chủ học bài
mà còn bị cô chủ vẽ bậy, dập ghim vào đầy người. Đau lắm!”
Những tiếng than vãn, tiếng thút thít, sụt sùi vang lên. Ôi! Các bạn đồ dùng
học tập yêu quý của tôi. Tôi đã làm xấu, làm hỏng các bạn nhiều quá!

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất


Câu 1. Chị bút mực than vãn về điều gì? (0,5 điểm)
A. Về việc chị bị cô chủ hành hạ. C. Về việc chị bị cô chủ bỏ đi.
B. Về việc chị bị những đồ dùng khác D. Về việc chị bị cô chủ bỏ quên.
bắt nạt.

3
Câu 2. Có những ai chung cảnh ngộ với chị bút mực? (0,5 điểm)
A. Anh cục tẩy, chị bút chì. C. Anh bút chì, anh thước kẻ.
B. Anh hộp bút, mấy cô cậu vở ô li. D. Anh thước kẻ, mấy cô cậu sách
giáo khoa.
Câu 3. Vì sao chúng lạiHọc sinhvãn,
than không được
thút viết
thít, trong
sụt sùi?khung này
(0,5 điểm)
A. Vì chúng phải làm việc cật lực, không có thời gian nghỉ ngơi.
B. Vì chúng giúp cô chủ học bài mà không được cô chủ yêu thương.
C. Vì chúng giúp cô chủ học bài mà cô chủ mãi không tiến bộ.
D. Vì chúng sắp bị cô chủ thay thế bằng những đồ dùng mới.
Câu 4. Cô chủ đã nhận ra điều gì qua cuộc nói chuyện của các đồ dùng học tập?
(0,5 điểm)
A. Cô đã làm mất nhiều đồ dùng học tập yêu quý.
B. Cô đã không dành thời gian tâm sự với các đồ dùng để hiểu hơn.
C. Cô đã làm xấu, làm hỏng các bạn đồ dùng học tập yêu quý.
D. Cô đã không để chúng gọn gàng, ngăn nắp mỗi khi học bài xong.
Câu 5. Qua câu chuyện, em rút ra bài học gì cho bản thân? (1 điểm)
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Câu 6. Dấu gạch ngang trong trường hợp dưới đây có tác dụng gì? (1 điểm)
Anh thước kẻ nghe vậy cũng cảm thông:
- Tôi cũng nào có sung sướng hơn chị.
A. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của C. Đánh dấu phần chú thích.
nhân vật trong đối thoại. D. Không có tác dụng gì.
B. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt
kê.
Câu 7. Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống: (1 điểm)
a) Chúng ta cần sớm phát hiện và bồi dưỡng những … (tài năng, tài hoa) cho đất
nước.
b) Người nghệ sĩ ấy đang dùng bàn tay …. (tài hoa, tài trí) của mình để tạo hình cho
tác phẩm.
Câu 8. Tác dụng của việc dùng hình ảnh so sánh, nhân hóa trong câu chuyện
trên là gì? (1 điểm)
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………...
Câu 9. Em hãy đặt một câu kể Ai thế nào? Xác định chủ ngữ, vị ngữ. (1 điểm)
Câu: …………………………………………………………………………………. ...
Chủ ngữ:………………………………………………………………………………..
Vị ngữ:………………………………………………………………………………. ..

4
UBND QUẬN NINH KIỀU
TRƯỜNG TH PHAN BỘI CHÂU

ĐÁP ÁN KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ II


Môn Tiếng Việt (Phần đọc- hiểu) – LỚP 4
NĂM HỌC 2022 - 2023

I. ĐÁP ÁN ĐỌC THẦM (7 điểm)


Câu 1: Khoanh vào ý A (0,5 điểm)
Câu 2: Khoanh vào ý D (0,5 điểm)
Câu 3: Khoanh vào ý B (0,5 điểm)
Câu 4: Khoanh vào ý C (0,5 điểm)
Câu 5: Đồ dùng học tập là những người bạn trợ giúp đắc lực cho việc học của em.
Em cần giữ gìn chúng cẩn thận, sạch sẽ, sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng hơn. (1 điểm)

Câu 6: Khoanh vào ý A (1 điểm)


Câu 7: (1 điểm)

a) Chọn “tài năng” b) Chọn “tài hoa”

(mỗi ý đúng 0,5 điểm)


Câu 8: (1 điểm)
Tác dụng của việc dùng hình ảnh so sánh, nhân hóa trong câu chuyện làm cho câu
chuyện thêm: giàu hình ảnh, sinh động, phong phú, hấp dẫn.

Câu 9: Ví dụ Câu : Tôi rất siêng năng học tập (0,5 điểm )
Chủ ngữ là: Tôi (0,25 điểm)
Vị ngữ là: rất siêng năng học tập (0,25 điểm)

------HẾT------

5
Họ và tên:..................................... KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ II - NĂM HỌC 2022-2023
Lớp: …........... NGÀY: ...........................................
TRƯỜNG TH PHAN BỘI CHÂU MÔN: Tiếng Việt (Phần viết) - Lớp 4 (Thời gian: 60 phút )

GIÁM THỊ 1:…………………………...................................................


ĐIỂM NHẬN XÉT GIÁM KHẢO
…………………………………………... 1………………………………
……………………………………………
2……………………………….
……………………………………………

I. CHÍNH TẢ ( 2 điểm )
Giáo viên đọc cho học sinh viết chính tả (Nghe-viết)

Cái rét vùng núi cao


      Ở vùng núi bao giờ mùa đông cũng đến sớm.
      Khi những chiếc lá đào, lá mận đầu tiên rụng xuống thì dòng suối bắt đầu cạn, nước
chảy dưới phần ngầm của lớp đá cuội trắng trơ. Gió từ trong khe núi ùa ra, mang theo
hơi lạnh đến ghê người của đá và lá cây lúa. Thân ngải đắng bắt đầu khô lại, rễ bám chặt
lấy lớp đất chai cứng và ngả sang màu nâu đen vì sương muối. Nhiều ngày, nhiều tuần,
có khi cả tháng trời không có nắng, giữa tuần trăng đêm cũng chỉ lờ mờ.

------HẾT------

II. TẬP LÀM VĂN (8 điểm)

Đề bài: Em hãy tả cây phượng trong sân trường em.


* Ghi chú: GV viết đề lên bảng lớp, học sinh không chép đề.

------HẾT------

6
UBND QUẬN NINH KIỀU
TRƯỜNG TH PHAN BỘI CHÂU

ĐÁP ÁN KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ II- NĂM HỌC 2022 – 2023
MÔN TIẾNG VIỆT (Phần viết) – LỚP 4

KIỂM TRA VIẾT: 10 ĐIỂM


A. Chính tả: (2 điểm)
- Hoàn thành cả bài viết chính tả: 0,5 điểm.
- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 0,5 điểm
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng hình thức bài
chính tả : 0,5 điểm
- Sai từ lỗi thứ 6, mỗi lỗi chính tả trong bài viết (Sai lỗi phụ âm đầu hoặc vần
thanh, không viết hoa đúng quy định: Trừ 0,25 điểm).
- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 0,5 điểm.
Lưu ý: Chữ viết không đúng cỡ chữ, trình bày dơ
B. Tập làm văn: (8 điểm)
Đảm bảo các yêu cầu sau, được 8 điểm
1. Mở bài: (1 điểm)
Giới thiệu được cây phượng trong sân trường em.
2. Thân bài: (4 điểm)
+ Tả được hình dáng, rễ cây, thân cây, cành, lá, hoa. (3 điểm)
+ Cảnh vật xung quanh (chim chóc, ong bướm, con người) (0,5 điểm)
+ Nêu ích lợi của cây (0,5 điểm)
3. Kết bài: (1 điểm)
Nêu tình cảm, cách chăm sóc, bảo vệ cây
4. Chữ viết, chính tả: (1 điểm)
Chữ viết rõ ràng, sạch sẽ, không sai quá 5 lỗi thì đạt (1 điểm)
5. Sáng tạo: (1 điểm)
Bài viết có nét sáng tạo, dùng hình ảnh miêu tả thú vị… Biết sử dụng từ ngữ phù
hợp với ngữ cảnh, viết câu đúng ngữ pháp, đúng dấu câu; diễn đạt mạch lạc; bố cục
đảm bảo thì đạt (1 điểm)
(Tùy vào mức độ giáo viên ghi điểm phù hợp)
-----HẾT----

7
Họ và tên:..................................... KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ II - NĂM HỌC 2022-2023
Lớp: …........... NGÀY: ...........................................
TRƯỜNG TH PHAN BỘI CHÂU MÔN: Toán - Lớp 4 (Thời gian: 40 phút)

GIÁM THỊ 1:…………………………...................................................


ĐIỂM NHẬN XÉT GIÁM KHẢO
…………………………………………... 1………………………………
……………………………………………
2……………………………….
……………………………………………

PHẦN TN: 4Đ PHẦN I. TRẮC NGHIỆM ( 4 ĐIỂM)


Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1:……./1đ
Câu 1. a/ Trong các phân số sau, phân số tối giản là: (0,5 điểm)
Câu 2:……./1đ
Câu 3:…...../1đ A. B. C. D.
Câu 4:……./1đ
PHẦN TL: 6Đ b/ Trong các phân số: phân số bé nhất là: (0,5 điểm)
Câu 5:……/2đ
A. B. C. D.
Câu 6:…..../1đ
Câu 2. a/ Số thích hợp điền vào chỗ trống: 4yến 3kg = ….kg là: (0,5 điểm)
Câu 7:……/1đ
A. 403 B. 43 C. 4030 D. 4003
Câu 8:……/2đ
b/ Số thích hợp điền vào chỗ trống: 55m2 8dm2 = …. dm2 là: (0,5 điểm)
TC:…....../10đ
A. 558 B. 508 C. 5508 D. 50058

Câu 3. Giá trị của x trong phép tính là: (1 điểm)

A. B. C. D.

Câu 4 . Hình vẽ bên: (1 điểm)


Em hãy ghi tên các cạnh đối diện, song song
và bằng với
nhau ..............................................................
.......................................................................
.......................................................................
.........

8
PHẦN II. TỰ LUẬN (6 ĐIỂM)
Câu 5. Tính (2 điểm)
HỌC SINH KHÔNG VIẾT VÀO ĐÂY
a/ b/ c/ d/

…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………. ..
……………………………………………………………………………………………... ………..
Câu 6. Tính bằng cách thuận tiện nhất. (1 điểm )

…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………

Câu 7. Một hình hình bình hành có chiều cao là m, diện tích hình bình hành m .
Tính độ dài đáy hình bình hành đó là ? (1điểm)
Bài giải
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………

Câu 8. Một mảnh đất vườn hình chữ nhật có chiều dài là 120 m, chiều rộng bằng
chiều dài. Bố An sử dụng để trồng cà chua. Trung bình cứ 100 m2 thì thu hoạch được
15 kg cà chua. Em hãy tính xem trên mảnh đất đó bố An thu hoạch được bao nhiêu ki-
lô-gam cà chua? (2 điểm)
Bài giải
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………..

9
…………………………………………………………………………………………….

UBND QUẬN NINH KIỀU


TRƯỜNG TH PHAN BỘI CHÂU

ĐÁP ÁN KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ II


MÔN: Toán –LỚP 4
NĂM HỌC 2022- 2023

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM ( 4 ĐIỂM)


Câu 1. a/ Khoanh vào ý C (0.5 điểm)
b/ Khoanh vào ý A (0.5 điểm)
Câu 2. a/ Khoanh vào ý B (0.5 điểm)
b/ Khoanh vào ý C (0.5 điểm)
Câu 3. Khoanh vào ý D (1 điểm)
Câu 4. Cạnh AB đối diện song song và bằng cạnh CD (0,5 điểm)
Cạnh AC đối diện song song và bằng cạnh BD (0,5 điểm)
PHẦN II. TỰ LUẬN ( 6 ĐIỂM)
Câu 5. ( 2 điểm ) Tính :

a/ b/

(0,25 đ) = (0,25 đ)

= (0,25 đ) = (0,25 đ)

c/ d/

= (0,25 đ) = (0,25 đ)

= (0,25 đ) = (0,25 đ)

Câu 6. (1 điểm ) Tính bằng cách thuận tiện nhất.

10
(0,25đ)

= - (0,25đ)

= 1-1 (0,25đ)
= 0 (0,25đ)
Câu 7. (1 điểm)
Bài giải
Độ dài đáy hình bình hành đó là: (0,25 điểm)

: = (m) (0,5 điểm)

Đáp số: m (0,25 điểm)

Câu 8. (2 điểm)
Bài giải
Chiều rộng mảnh đất vườn hình chữ nhật là: (0,25 điểm)

120 x = 80 (m) (0,25đ điểm)

Diện tích mảnh đất vườn hình chữ nhật đó là:(0,25 điểm)
120 x 80 = 9600 (m ) (0,25 điểm)
Trên mảnh đất đó bố An thu hoạch được số cà chua là: (0,25 điểm)
9600 : 100 x 15 = 1440 (kg ) (0,5đ điểm)
Đáp số: 1440 kg (0,25đ điểm)

11

You might also like