You are on page 1of 11

Trường TH Long Thành ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II

Họ và tên:……………………… Môn Tiếng Việt lớp 4. Năm học: 2022 – 2023


Lớp:…………………………… ( Thời gian làm bài: 30 phút )

Điểm Nhận xét:


…………………………………………....

Đọc thầm và làm bài tập: ( 7 điểm)


Đọc thầm đoạn văn sau, trả lời các câu hỏi và làm bài tập:
CÁI GIÁ CỦA SỰ TRUNG THỰC
Vào một buổi chiều thứ bảy đầy nắng, ở thành phố Ô-kla-hô-ma, tôi cùng một
người bạn và hai đứa con của anh đến một câu lạc bộ giải trí. Bạn tôi tiến đến quầy
vé và hỏi: “Vé vào cửa là bao nhiêu ? Bán cho tôi bốn vé”.
Người bán vé trả lời: “3 đô la một vé cho người lớn và trẻ em trên sáu tuổi. Trẻ
em từ sáu tuổi trở xuống được vào cửa miễn phí. Các cậu bé này bao nhiêu tuổi?”
- Đứa lớn bảy tuổi và đứa nhỏ lên bốn. – Bạn tôi trả lời. – Như vậy tôi phải
trả cho ông 9 đô la tất cả.
Người đàn ông ngạc nhiên nhìn bạn tôi và nói: “Lẽ ra ông đã tiết kiệm cho
mình được 3 đô la. Ông có thể nói rằng đứa lớn mới chỉ sáu tuổi, tôi làm sao mà
biết được sự khác biệt đó chứ!”
Bạn tôi từ tốn đáp lại: “Dĩ nhiên, tôi có thể nói như vậy và ông cũng sẽ không
thể biết được. Nhưng bọn trẻ thì biết đấy. Tôi không muốn bán đi sự kính trọng của
mình chỉ với 3 đô la”.
(Theo Pa-tri-xa Phơ-ríp)
* Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu dưới đây:
Câu 1. (0,5 điểm). Câu lạc bộ giải trí miễn phí cho trẻ em ở độ tuổi nào?
A. Bảy tuổi trở xuống. B. Sáu tuổi trở xuống.

C. Bốn tuổi trở xuống. D. Tất cả các trẻ em.

Câu 2. (0,5 điểm). Người bạn của tác giả đã trả tiền vé cho những ai?
A. Cho mình, cho bạn và cho cậu bé bảy tuổi.

B. Cho mình, cho cậu bé bảy tuổi và cậu bé bốn tuổi.

C. Cho mình, cho bạn và cho cậu bé bốn tuổi.

D. Cho mình, cho bạn, cho cậu bé bảy tuổi và cậu bé bốn tuổi.

Câu 3. (0,5 điểm). Theo người bán vé, người bạn của tác giả lẽ ra tiết kiệm được 3
đô la bằng cách nào?
A. Nói dối rằng cả hai đứa còn rất nhỏ.

B. Nói dối rằng cậu bé lớn mới chỉ có sáu tuổi.

C. Nói dối rằng tôi không biết tuổi của cả hai đứa.
D. Nói dối rằng cả hai đứa mới có bốn tuổi.

Câu 4. (0,5 điểm). Tại sao người bạn của tác giả lại không “tiết kiệm 3 đô la” theo
cách đó?
A. Vì ông ta rất giàu, 3 đô la không đáng để ông ta phải nói dối.

B. Vì ông ta sợ bị phát hiện ra thì xấu hổ với bạn.

C. Vì ông ta là người trung thực và muốn được sự kính trọng của con mình.

D. Vì cậu con trai lớn của ông quá cao lớn nên ông không thể nói dối được.

Câu 5. (1 điểm). Viết tiếp từ ngữ thích hợp vào chỗ chấm cho phù hợp với nội
dung của bài:
Người cha của hai cậu bé trong câu chuyện là một người:
………………………………………………………………………………………
Câu 6. (1 điểm). Theo em, câu chuyện trên khuyên chúng ta điều gì?

Câu 7. (0,5 điểm). Câu: “Các cậu bé này bao nhiêu tuổi?” thuộc kiểu câu nào?
A. Câu kể B. Câu hỏi C. Câu khiến D. Câu cảm

Câu 8. (0,5 điểm). Từ trái nghĩa với “trung thực” là:


A. Thẳng thắn B. Thực lòng C. Ngay thẳng D. Gian dối

Câu 9. (1 điểm). Dấu gạch ngang trong câu sau có tác dụng gì?
- Đứa lớn bảy tuổi và đứa nhỏ lên bốn - Bạn tôi trả lời - Như vậy tôi phải trả
cho ông 9 đô la tất cả.

Câu 10. (1 điểm). Gạch 1 gạch dưới trạng ngữ, 2 gạch dưới chủ ngữ, 3 gạch
dưới vị ngữ trong câu sau .
Vào một buổi chiều thứ bảy đầy nắng, ở thành phố Ô-kla-hô-ma, tôi cùng một

người bạn và hai đứa con của anh đến một câu lạc bộ giải trí.
Trường TH Long Thành ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II
Họ và tên:……………………… Môn Tiếng Việt lớp 4. Năm học: 2022 – 2023
Lớp:…………………………… ( Thời gian làm bài: 40 phút )

Điểm Nhận xét:


…………………………………………....

Phần kiểm tra viết: (10 điểm):

Đề bài: Em hãy tả một con vật mà em yêu thích.

Bài làm
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT CUỐI NĂM
- Năm học: 2022 – 2023
Số Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng
Mạch kiến thức, kĩ năng câu, T T T T T T T T T T
số N L N L N L N L N L
điểm
1. Đọc hiểu văn bản:
- Xác định được hình ảnh, nhân vật, Số câu 2 2 1 1 5 1
chi tiết trong bài đọc.
- Hiểu được nội dung của đoạn, bài đã
đọc, hiểu ý nghĩa của bài.
- Giải thích được chi tiết trong bài
bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra Câu số 1, 3, 5 6
thông tin từ bài đọc. 2 4
- Nhận xét được hình ảnh, nhân vật
hoặc chi tiết trong bài đọc; biết liên hệ Số 1 1 1 1 3 1
những điều đọc được với bản thân và điểm
thực tế.
2. Kiến thức tiếng Việt:
- Hiểu nghĩa và sử dụng được một số Số câu 1 1 2 2 2
từ ngữ (kể cả thành ngữ, tục ngữ, từ
Hán Việt thông dụng) thuộc các chủ
điểm đã học. Biết được hai thành phần
chính chủ ngữ, vị ngữ của câu kể Ai
làm gì?Ai thế nào?Ai là gì? Nhận biết
được các kiểu câu (chia theo mục đích
nói) đã học: câu kể, câu hỏi, câu cảm, Câu số 7 8 9,
câu khiến. Nêu được tác dụng của dấu 10
gạch ngang và biết cách dùng dấu gạch
ngang. Nhận biết được các từ loại đã
học.
- Hiểu được tác dụng của thành phần
phụ trạng ngữ trong câu, xác định được
trạng ngữ.
- Sử dụng được các dấu câu đã học. Số 0,5 0,5 2 1 2
- Nhận biết và bước đầu cảm nhận điểm
được cái hay của những câu văn có sử
dụng biện pháp so sánh, nhân hóa; biết
dùng biện pháp so sánh, nhân hóa để
viết được câu văn hay.
3 3 1 2 1 7 3
Tổng số câu 3 3 3 1 10 câu
Tổng số điểm 1,5 1,5 3 1 7 điểm

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM


BÀI KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT CUỐI NĂM
Năm học: 2022 - 2023

I. BÀI KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)


1. Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói. (3 điểm)
* Nội dung kiểm tra:
+ Học sinh đọc một đoạn văn trong các bài tập đọc đã học ở Hướng dẫn học Tiếng
Việt 4 tập 2 hoặc một đoạn văn không có trong Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 tập 2
(do giáo viên lựa chọn và chuẩn bị trước, ghi rõ tên bài, đoạn đọc và số trang vào
phiếu cho từng học sinh bốc thăm rồi đọc thành tiếng).
+ HS trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu ra.
* Thời gian kiểm tra: Giáo viên kết hợp kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học
sinh qua các tiết Ôn tập cuối học kì II.
* Cách đánh giá, cho điểm:
+ Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1
điểm.
+ Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ
(không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.
+ Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt. (7 điểm)
Câu 1 (0,5 điểm). Khoanh vào B.
Câu 2 (0,5 điểm). Khoanh vào A.
Câu 3 (0,5 điểm). Khoanh vào B.
Câu 4 (0,5 điểm). Khoanh vào C.
Câu 5 (1 điểm). Người cha của hai cậu bé trong câu chuyện là một người trung
thực, có lòng tự trọng, không gian dối…Ông xứng đáng được mọi người kính
trọng.
Câu 6. (1 điểm) Theo em, câu chuyện trên khuyên chúng ta cần phải sống trung
thực ngay từ những điều nhỏ nhất.
Câu 7 (0,5 điểm). Khoanh vào B.
Câu 8 (0,5 điểm). Khoanh vào D.
Câu 9 (1điểm). Dấu gạch ngang trong câu trên dùng để đánh dấu chỗ bắt đầu lời
nói của nhân vật trong đối thoại và đánh dấu phần chú thích trong câu.
Câu 10(1 điểm). Mỗi ý đúng 0,5 điểm.
Vào một buổi chiều thứ bảy đầy nắng,/ ở thành phố Ô-kla-hô-ma, // tôi cùng một
TN1 TN2
người bạn và hai đứa con của anh / đến một câu lạc bộ giải trí.
CN VN

2. Tập làm văn (8 điểm) + Điểm viết chính tả 2 điểm


Đề bài: Em hãy tả một con vật mà em yêu thích.
*Yêu cầu:
- Thể loại: Miêu tả.
- Nội dung: Học sinh viết bài văn miêu tả con vật theo đúng yêu cầu đề bài.
+ Học sinh biết viết đoạn văn tả ngoại hình và hoạt động thường ngày của con vật
theo trình tự phù hợp, bố cục đoạn văn hợp lý, có liên kết ý cân đối, chặt chẽ.
+ Học sinh biết dùng từ ngữ thích hợp (chính xác, thể hiện tình cảm), viết câu ngắn
gọn, bước đầu biết sử dụng các biện pháp tu từ, dùng các từ gợi tả, lời văn chân
thực, giúp người đọc dễ hình dung.
- Hình thức: Bài viết đúng chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ.
* Biểu điểm: Cho điểm đảm bảo các mức sau:
1. Mở bài : 1 điểm.
2. Thân bài : 4 điểm.
+ Nội dung : 1,5 điểm.
+ Kĩ năng : 1,5 điểm.
+ Cảm xúc : 1 điểm.
3. Kết bài : 1 điểm.
+ Dùng từ, đặt câu : 1 điểm.
+ Sáng tạo : 1 điểm.

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MÔN TOÁN CUỐI NĂM


NĂM HỌC: 2022 – 2023
Số Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng
Mạch kiến thức, kĩ năng câu, T T T T T T T T T T
số N L N L N L N L N L
điểm
1. Số học: Biết đọc, viết, so sánh các Số câu 3 1 1 1 4 2
số tự nhiên đến lớp triệu. Nhận biết
được các hàng trong mỗi lớp, biết giá Câu số 1, 4 5 10
trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó 2,
trong mỗi số. Biết thực hiện phép 3
cộng, trừ, nhân chia các số tự nhiên. Số 3 1 1 1 4 2
Biết vận dụng các dấu hiệu chia hết điểm
cho 2; 5; 9; 3. Nhận biết khái niệm
ban đầu về phân số, tính chất cơ bản
của phân số, phân số bằng nhau, rút
gọn, so sánh phân số. Biết cộng, trừ,
nhân, chia phân số.
2. Đại lượng và đo đại lượng: Biết Số câu 1 1 2
tên gọi, kí hiệu và các mối quan hệ Câu số 6 7
giữa các đơn vị đo độ khối lượng, đo Số 1 1 2
thời gian, đo diện tích; chuyển đổi điểm
được các số đo đại lượng.
3. Yếu tố hình học: Nhận biết được Số câu 1 1
hình bình hành, hình thoi và một số Câu số 8
đặc điểm của nó. Tính được chu vi, Số 1 1
diện tích hình chữ nhật, hình bình điểm
hành, hình thoi; giải được các bài
toán liên quan đến diện tích.
4. Giải bài toán có lời văn: Biết giải Số câu 1 1
và trình bày lời giải các bài toán có Câu số 9
đến ba bước tính với các số tự nhiên, Số 1 1
trong đó có các bài toán: Tìm số điểm
trung bình cộng, Tìm hai số khi biết
tổng và hiệu của hai số đó; Tìm hai
số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của
hai số đó.
3 2 1 2 1 1 7 3
Tổng số câu
3 3 3 1 10 câu
Số điểm 3 3 3 1 10
điểm
Trường TH Long Thành ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II
Họ và tên:……………………… Môn Toán lớp 4. Năm học: 2022 – 2023
Lớp:…………………………… ( Thời gian làm bài: 40 phút )

Điểm Nhận xét:


…………………………………………....

* Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu dưới đây:
Câu 1 (1 điểm). a, Số gồm: “2 trăm nghìn, 8 nghìn và 3 chục ” viết là:
A. 28 003 B. 28 030 C. 208 030 D. 208 003
b, Giá trị của chữ số 7 trong số 7 023 148 là:
A. 7 000 000 B. 700 000 C. 70 000 D. 7000
Câu 2 (1 điểm). a, Trong các số: 135 729; 99 403; 248 957; 625 478. Số bé nhất
là:
A. 135 729 B. 99 403 C. 248 957 D. 625 478
b, Trong các số: 9345; 25 128; 46 170; 82 503. Số chia hết cho cả 2; 5; 9 và 3
là:
A. 9345 B. 25 128 C. 46 170 D. 82 503
1
Câu 3 (1 điểm). Phân số nào dưới đây bằng phân số ?
3
6 4 2 3
A. B. C. D.
8 6 4 9
Câu 4 (1 điểm). a, Số trung bình cộng của 76; 135 và 149 là:
A. 120 B. 360 C. 180 D. 102
b, Tổng của hai số là 80. Hiệu của hai số đó là 24. Vậy số bé là:
A. 52 B. 28 C. 56 D. 18
Câu 5 (1 điểm). a, Đặt tính rồi tính (0,5 điểm):
2169  208 7368 : 24

b, Tính (0,5 điểm):


5 1 1
- : = ………………………………………………………………………….
2 3 4
Câu 6 (1 điểm). Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống:

a, 4 tấn 82 kg < 482 kg b, 2 giờ 25 phút = 145 phút

c, 7 m2 5dm2 = 705dm2 d, 600 000m2 > 6km2

Câu 7 (1 điểm). Viết tiếp vào chỗ chấm để được câu trả lời đúng:
Quãng đường từ tỉnh A đến tỉnh B là 60km. Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 1 500 000,
quãng đường đó dài …………….cm.
Câu 8 (1 điểm). Một tấm kính hình thoi có độ dài các đường chéo là 3dm và
25cm. Diện tích của tấm kính đó là:
A. 75cm2 B. 750cm2 C. 375cm D. 375cm2
2
Câu 9 (1điểm). Một mảnh đất hình chữ nhật có chu vi 168 m, chiều rộng bằng chiều dài. Tính diện tích
5
mảnh đất đó?

Câu 10 (1 điểm). Hiện nay mẹ hơn con 28 tuổi. Sau 3 năm nữa, tuổi mẹ sẽ gấp 5
lần tuổi con. Tính tuổi hiện nay của mỗi người?

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM


BÀI KIỂM TRA MÔN TOÁN CUỐI NĂM
- Năm học: 2022 - 2023
Câu 1 (1 điểm). Mỗi ý đúng cho 0,5 điểm.
a, Khoanh vào C. b, Khoanh vào A.
Câu 2 (1 điểm). Mỗi ý đúng cho 0,5 điểm.
a, Khoanh vào B. b, Khoanh vào C.
Câu 3 (1 điểm). Khoanh vào D.
Câu 4 (1 điểm). Mỗi ý đúng cho 0,5 điểm.
a, Khoanh vào A. b, Khoanh vào B.
Câu 5 (1 điểm). a, (0,5 điểm). Mỗi ý đúng cho 0,25 điểm.
2169  208 = 451 152 7368 : 24 = 307
5 1 1 5 4 15 8 7
b, (0,5 điểm) - : = - = - = .
2 3 4 2 3 6 6 6
Câu 6 (1 điểm). Mỗi ý đúng cho 0,25 điểm.
a, S. b, Đ. c, Đ. d, S.
Câu 7 (1 điểm). 4cm.
Câu 8 (1 điểm). Khoanh vào D.
Câu 9 (1 điểm).
Bài giải
Nửa chu vi của mảnh đất là: (0,2 điểm)
168 : 2 = 84 (m)
Coi chiều rộng mảnh đất là 2 phần bằng nhau thì chiều dài mảnh (0,2 điểm)
đất là 5 phần bằng nhau như thế. (Có thể biểu thị bằng sơ đồ đoạn
thẳng).
Tổng số phần bằng nhau là: (0,1 điểm)
2 + 5 = 7 (phần)
Chiều rộng mảnh đất là: (0,1 điểm)
84 : 7 × 2 = 24 (m)
Chiều dài mảnh đất là: (0,1 điểm)
84 – 24 = 60 (m)
Diện tích của mảnh đất là: (0,2 điểm)
60 × 24 = 1140 (m ) 2

Đáp số: 1140 m2. (0,1 điểm)


Câu 10 (1 điểm).
Bài giải
Vì hiệu số tuổi của hai người không thay đổi theo thời gian. Hiện
nay mẹ hơn con 28 tuổi, sau 3 năm nữa mẹ vẫn hơn con 28 tuổi. (0,1 điểm)
Coi tuổi con lúc đó (3 năm nữa) là 1 phần thì tuổi mẹ lúc đó là 4 (0,2 điểm)
phần bằng nhau như thế. (Có thể biểu thị bằng sơ đồ đoạn thẳng).
Tuổi con 3 năm nữa là: (0,2 điểm)
28 : (5 - 1) = 7 (tuổi)
Tuổi con hiện nay là: (0,2 điểm)
7 - 3 = 4 (tuổi)
Tuổi mẹ hiện nay là: (0,2 điểm)
4 + 28 = 32 (tuổi)
Đáp số: Tuổi con: 4 tuổi; (0,1 điểm)
Tuổi mẹ: 32 tuổi.

You might also like