You are on page 1of 147

45 Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 1 Hay nhất

Đề thi học kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt - Đề 1


Ma trận câu hỏi đề thi học kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt năm 2021 - 2022

Số Mức 1 Mức 2 Mức 3


Tổng
câu Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
Mạch kiến

thức, kĩ TN
số TNK T HT T HT TNK HT TNK T HT
năng khá K TL
điể Q L L khác Q khác Q L khác
m c Q

Số
1. Kiến thức câu 1     1           2    
tiếng Việt,
văn học Số
1,0     1,0           2,0    
điểm
Số
a) Đọc câu     1                 1
thành
tiếng Số     6,0                 6,0
2. điểm
Đọc Số
b) 2     1           3    
câu
Đọc
hiểu Số
1,0     1,0           2,0    
điểm
3.Viế Số
a)     1                 1
t câu
Chính
tả Số
    5,0                 5,0
điểm
b) Số
Đoạn, câu               1     1  
bài
văn Số               5,0     5,0  
điểm
(viết
hoặc                             
nói)
4.
Nghe Kết hợp trong đọc và viết chính tả, tập làm văn
nói
Số
3   2 2       1   5 4 2
câu
Tổng Số
điể 2,0   11 2,0       5,0   4,0 5,0 11
m
 

Kiểm tra cuối học kì I năm 2021 -


Trường TH ……………. 2022
Môn: Tiếng việt

A. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức Tiếng Việt :(10 điểm)

1. Đọc thành tiếng: ( 6 điểm) Đọc 1 trong 3 đoạn văn của bài tập đọc “Cửa Tùng” (TV
3 tập 1 trang 109).

2. Đọc hiểu: (4 điểm)

Dựa theo nội dung của bài tập đọc, “Cửa Tùng” khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời
đúng.

Câu 1: (1 điểm) Câu nào dưới đây có hình ảnh so sánh?

a. Nơi dòng Bến Hải gặp sóng biển khơi ấy chính là Cửa Tùng.
b. Trưa, nước biển xanh lơ.
c. Bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của
sóng biển.

Câu 2: (1 điểm) Câu “Thuyền chúng tôi đang xuôi dòng Bến Hải.” thuộc kiểu câu nào
dưới đây?

a. Ai (cái gì, con gì) làm gì?


b. Ai (cái gì, con gì) là gì?
c. Ai (cái gì, con gì) thế nào?
Câu 3: (0,5 điểm) Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển đó là?

a. hồng nhạt, xanh lơ, xanh lục.


b. đỏ ối, hồng nhạt, xanh lục
c. đỏ ối, xanh lục, xanh lơ.

Câu 4: (0,5 điểm) Cảnh hai bên bờ sông có gì đẹp?

a. Đôi bờ thôn xóm mướt màu xanh luỹ tre làng và những rặng phi lao rì rào gió thổi.
b. Con sông in đậm dấu ấn lịch sử một thời chống Mĩ cứu nước.
c. Đôi bờ thôn xóm mướt một màu xanh.

Câu 5: (1điểm) Bãi cát Cửa Tùng được ca ngợi là “Bà Chúa của các bãi tắm vì:

a. Bãi cát Cửa Tùng chỉ dành cho các Bà Chúa.


b. Bãi cát Cửa Tùng là bãi cát đẹp nhất trong các bãi tắm.
c. Bãi cát Cửa Tùng là một bãi tắm.

B. Kiểm tra kĩ năng viết chính tả và viết văn: (10 điểm)

1. Chính tả. Nghe – Viết (5 điểm) Bài: Rừng cây trong nắng (STV 3- tập 1- trang 148)

2. Tập làm văn: (5 điểm) Hãy viết một bức thư có nội dung thăm hỏi, báo tin với một
người mà em quý mến (như: ông, bà, chú, bác, cô giáo cũ, bạn cũ …).

Dựa theo gợi ý sau:

 Dòng đầu thư: Nơi gửi, ngày … tháng … năm …


 Lời xưng hô với người nhận thư.
 Nội dung thư ( 5 – 7 câu ): Thăm hỏi ( về sức khỏe, cuộc sống hằng ngày của
người nhận thư …), báo tin ( về tình hình học tập, sức khỏe của em …). Lời chúc
và hứa hẹn.
 Cuối thư: Lời chào, ký tên.
Đáp án Đề thi học kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt
A. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức tiếng việt:

1. Đọc thành tiếng: (6 điểm) (thời gian khoảng 3-5 phút)

 GV cho HS Đọc 1 trong 3 đoạn văn của bài tập đọc “Cửa Tùng”(TV 3 tập 1 trang
109).
 Học sinh đọc to, rõ ràng đúng chính tả, ngắt nghỉ hơi đúng và đọc đúng tốc độ
theo quy định đạt (6 điểm).
 Đọc sai từ 2-3 tiếng trừ 1 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng trừ 1điểm; Đọc không
đạt tộc độ theo yêu cầu trừ 1 điểm (khoảng 60 tiếng/phút). Căn cứ HS đọc giáo
viên ghi điểm cho phù hợp.
Lưu ý: Yêu cầu học sinh đọc đạt ở mức độ 1 (đọc đúng).

2. Đọc thầm và làm bài tập: (4 điểm) (thời gian khoảng 15 phút).

Học sinh khoanh tròn vào đáp án đúng giáo viên cho điểm như sau.

Câu 1: (1 điểm)

Ý c. Bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của
sóng biển .

Câu 2: (1 điểm)

Ý a. Ai (cái gì, con gì) làm gì?

Câu 3: (0,5 điểm)

Ý a. hồng nhạt, xanh lơ, xanh lục.

Câu 4: (0,5 điểm)

Ý a. Đôi bờ thôn xóm mướt màu xanh luỹ tre làng và những rặng phi lao rì rào gió thổi.

Câu 5: (1 điểm)

Ý b. Bãi cát Cửa Tùng là bãi cát đẹp nhất trong các bãi tắm.

Lưu ý: Nếu HS khoanh vào hai hoặc ba đáp án trong một câu vừa có đáp án đúng vừa
có đáp án sai thì giáo viên không cho điểm ở câu này).

B. Kiểm tra kĩ năng viết chính tả và viết văn: (viết đoạn, bài)

1. Chính tả. Nghe – Viết (thời gian khoảng 20-25 phút)

Bài: Rừng cây trong nắng (STV 3- tập 1- trang 148)

Cách chấm điểm: (5 điểm )

 Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ, đúng độ cao, khoảng
cách, kiểu chữ, trình bày đúng đoạn văn: (5 điểm).
 Mỗi lỗi chính tả sai lẫn phụ âm đầu, vần, thanh, không viết hoa đúng qui định, viết
sót mỗi chữ trừ: 0,5 điểm.
 Chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, bẩn trừ 1 điểm toàn
bài.
Lưu ý: Đối với những học sinh dân tộc tại chỗ không trừ điểm về sai dấu thanh.

2. Tập làm văn: (5 điểm) (thời gian khoảng 30 phút)

Viết được một bức thư cho bạn hoặc người thân, kể về việc học tập của em trong học kỳ
I vừa qua.

 Bài văn sắp xếp đúng bố cục, trình tự phù hợp, trình bày sạch đẹp, lời lẽ chân
thành, đúng sự thật: 5 điểm.
 Địa điểm, thời gian. (0,5 điểm)
 Lời xưng hô với người nhận thư. (0,5 điểm)
 Nội dung: Thăm hỏi, báo tin cho người nhận thư. Lời chúc và hứa hẹn. (3,5 điểm)
 Cuối thư: Chữ kí và kí tên. (0,5 điểm)
Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 1 năm 2021-2022 - Đề 2

A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)

I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội
dung của bài đọc.

1. Giọng quê hương (Trang 76 - TV3/ Tập 1)

2. Cửa Tùng (Trang 109 - TV3/Tập 1)

3. Đôi bạn (Trang 130 - TV3/Tập 1)

4. Âm thanh thành phố (Trang 146 - TV3/Tập 1)

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Bài văn của Tôm-mi

          Bố mẹ Tôm-mi chuẩn bị chia tay nhau. Tôi là cô giáo của Tôm-mi, đã mời cả hai
người đến để trao đổi về việc học tập sa sút và sự phá phách của con họ.
          Trước đó, tôi lại tìm thấy trong ngăn bàn của Tôm-mi mẩu giấy với những dòng
chữ lặp đi lặp lại đầy kín cả hai mặt, nhòe nước mắt. Tôi đưa mảnh giấy cho người mẹ.
Bà đọc rồi đưa cho chồng. Ông xem và cau mày. Nhưng rồi, khuôn mặt ông dãn ra. Ông
cẩn thận gấp mảnh giấy lại và nắm lấy tay vợ. Bà lau nước mắt, âu yếm nhìn ông. Mắt
tôi cũng rưng rưng lệ. Tôi thầm cảm ơn Thượng Đế đã giúp tôi tìm thấy mảnh giấy đặc
kín những dòng chữ viết lên từ trái tim nặng trĩu lo buồn của cậu bé: “Bố yêu quý …
Mẹ yêu quý … Con yêu cả hai người … Con yêu cả hai người … Con yêu cả hai người
…”

(Theo Gian Lin-xtrôm)

1. Gia đình Tôm-mi chuẩn bị có sự thay đổi như thế nào? (0.5 điểm)

A. Chuyển nhà

B. Bố mẹ Tôm-mi chia tay nhau.

C. Tôm-mi về quê ở với ông bà ngoại

D. Mẹ Tôm-mi có em bé

2. Vì sao cô giáo gọi bố mẹ của Tôm-mi đến để trao đổi? (0.5 điểm)

A. Vì Tôm-mi học tập sa sút và hay phá phách

B. Vì Tôm-mi thường ngủ gật trong giờ học

C. Vì Tôm-mi hay đánh bạn

D. Vì Tôm-mi vô lễ với thầy cô giáo.

3. Cô giáo đã đưa cho bố mẹ Tôm-mi xem thứ gì? (0.5 điểm)

A. Một mẩu giấy trong ngăn bàn cậu bé với những dòng chữ lặp đi lặp lại đầy kín hai
mặt, nhòe nước mắt.

B. Kết quả học tập trong tháng vừa qua của Tôm-mi
C. Bài văn tả gia đình của mình của Tôm-mi

D. Một bức thư được kẹp trong vở bài tập của Tôm-mi

4. Theo em, Tôm-mi viết những điều đó với mong muốn điều gì? (0.5 điểm)

A. Kết quả học tập của mình sẽ tiến bộ để bố mẹ vui lòng

B. Gia đình mình sẽ không phải chuyển nhà nữa

C. Xin lỗi cô giáo và bố mẹ

D. Mong bố mẹ sẽ không chia tay, gia đình sẽ hạnh phúc như xưa.

5. Bố mẹ Tôm-mi đã phải ứng như thế nào khi xem những điều Tôm-mi viết? (0.5
điểm)

A. Hai người né tránh, không ai nhìn ai

B. Hai người khóc và im lặng rất lâu

C. Hai người mong cô giáo quan tâm tới Tôm-mi nhiều hơn

D. Hai người nắm tay và nhìn nhau âu yếm

6. Trong những dòng sau đây, dòng nào có chứa những từ ngữ chỉ hành động? (0.5
điểm)

A. Chia tay, học tập, phá phác

B. Mẩu giấy, cô giáo, phụ huynh

C. Trao đổi, học tập, nắm tay, lau nước mắt

D. Mẩu giấy, chia tay, cô giáo, Thượng Đế

7. Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu tục ngữ sau: (1
điểm)
gió, lá lành, một lòng, bầy

a. …. đùm lá rách.

b. Ngựa chạy có ……., chim bay có bạn.

c. Khi đói cùng chung một dạ, khi chết cùng chung ……

d. Góp …… thành bão.

8. Gạch dưới các câu Ai làm gì? Có trong đoạn văn sau: (1 điểm)

Anh Gà Trống bay lên, đậu trên hàng rào rồi rướn cao đầu lên trời. Hôm nay, hình như
bầu trời trong sáng hơn? – Gà Trống tự hỏi. Ông Mặt Trời nhìn xuống tỏa nụ cười rạng
rỡ chào Gà Trống. Bác Gió bay ngang qua cũng nhẹ vuốt vào chiếc mào đỏ của Gà
Trống.

9. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu văn có phép so sánh: (1
điểm)

a. Mùa đông, cây bàng trước cổng trường trơ trụi lá giống như …..

b. Vào làng lụa Hà Đông, lụa đủ các màu sắc xanh, đỏ, vàng, nâu,… được phơi nhìn
như ….

c. Giờ ra chơi, nhìn các bạn học sinh chạy nhảy trên sân trường tựa như …..

B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)

I/ Chính tả (4 điểm)

Sắc màu em yêu

Em yêu màu đỏ:

Như máu con tim,


Lá cờ Tổ quốc,

Khăn quàng đội viên.

Em yêu màu xanh:

Đồng bằng, rừng núi,

Biển đầy cá tôm,

Bầu trời cao vợi.

Em yêu màu vàng:

Lúa đồng chín rộ,

Hoa cúc mùa thu,

Nắng trời rực rỡ.

II/ Tập làm văn (6 điểm)

Viết một đoạn văn ngắn (5 – 7 câu) giới thiệu về một vùng nông thôn mà em được
biết hoặc được nghe kể.

Gợi ý:

- Đó là vùng nào? Em sống ở đó, đến đó chơi hay được nghe kể về nó?

- Quang cảnh ở đó có gì nổi bật?

- Người dân ở đó chủ yếu sống bằng nghề gì?

- Nêu nhận xét của em về vùng đó.

Đáp án Đề 2
A. KIỂM TRA ĐỌC

I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

1. (0.5 điểm) B. Bố mẹ Tôm-mi chia tay nhau.

2. (0.5 điểm) A. Vì Tôm-mi học tập sa sút và hay phá phách

3. (0.5 điểm) A. Một mẩu giấy trong ngăn bàn cậu bé với những dòng chữ lặp đi lặp lại
đầy kín hai mặt, nhòe nước mắt.

4. (0.5 điểm) D. Mong bố mẹ sẽ không chia tay, gia đình sẽ hạnh phúc như xưa.

5. (0.5 điểm) D. Hai người nắm tay và nhìn nhau âu yếm

6. (0.5 điểm) C. Trao đổi, học tập, nắm tay, lau nước mắt

7. (1 điểm)

a. lá lành đùm lá rách.

b. Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn.

c. Khi đói cùng chung một dạ, khi chết cùng chung một lòng

d. Góp gió thành bão.

8. (1 điểm)

Những câu Ai làm gì? Có trong đoạn văn đó là:


Anh Gà Trống bay lên, đậu trên hàng rào rồi rướn cao đầu lên trời. Hôm nay, hình như
bầu trời trong sáng hơn? – Gà Trống tự hỏi. Ông Mặt Trời nhìn xuống tỏa nụ cười rạng
rỡ chào Gà Trống. Bác Gió bay ngang qua cũng nhẹ vuốt vào chiếc mào đỏ của Gà
Trống.

9. (1 điểm)

a. Mùa đông, cây bàng trước cổng trường trơ trụi lá giống như một người cô đơn trong
gió lạnh.

b. Vào làng lụa Hà Đông, lụa đủ các màu sắc xanh, đỏ, vàng, nâu,… được phơi nhìn
như những bảy sắc cầu vồng rực rỡ.

c. Giờ ra chơi, nhìn các bạn học sinh chạy nhảy trên sân trường tựa như những chú
chim non đang ríu rít bay nhảy trên cành.

B. KIỂM TRA VIẾT

I/ Chính tả

- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

II/ Tập làm văn

Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:

* Về nội dung: Đảm bảo đủ các ý sau (4 điểm)

- Đó là vùng nào? Em sống ở đó, đến đó chơi hay được nghe kể về nó?

- Quang cảnh ở đó có gì nổi bật?


- Người dân ở đó chủ yếu sống bằng nghề gì?

- Nêu nhận xét của em về vùng đó.

* Về hình thức:

- Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm

- Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm

- Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm

Bài viết tham khảo:

     Quê nội em là một vùng nông thôn thanh bình ở ngoại ô Hà Nội. Cứ mỗi dịp cuối
tuần hay lễ Tết em lại được bố mẹ cho về thăm quê. Em nhớ nhất những ngày đông, con
đường về nhà nội được tô điểm bởi những cánh đồng hoa cải rộng bạt ngàn, rực rỡ dưới
ánh nắng. Người dân nơi đây chủ yếu làm nghề gốm và trồng rau. Ông nội em cũng là
một nghệ nhân giỏi trong làng. Em rất tự hào vì quê hương mình có làng gốm nổi tiếng.
Em mong quê hương ngày càng phát triển và giàu đẹp hơn.

Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 1 năm 2021-2022 - Đề 3

A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)

I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội
dung của bài đọc.

1. Giọng quê hương (Trang 76 - TV3/ Tập 1)

2. Chõ bánh khúc của dì tôi (Trang 91 - TV3/Tập 1)

3. Nắng phương Nam (Trang 94 - TV3/Tập 1)

4. Cửa Tùng (Trang 109 - TV3/Tập 1)

5. Người liên lạc nhỏ (Trang 112 - TV3/Tập 1)


6. Nhà bố ở (Trang 124 - TV3/Tập 1)

7. Đôi bạn (Trang 130 - TV3/Tập 1)

8. Âm thanh thành phố (Trang 146 - TV3/Tập 1)

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Bác sĩ ơi, hãy mỉm cười!

Cậu bé ấy bị mù. Một hôm, cậu được đưa đến phòng khám của bố tôi. Cậu bị một vết
thương nguy hiểm đến đôi chân và cả tính mạng.

Một tuần ba lần, bố tôi cắt bỏ những chỗ bị hoại tử, rồi bôi thuốc, băng bó mà không lấy
tiền. Bố rất mong cứu được đôi chân của cậu bé.

Nhưng rồi bố thất bại. Ngày phẫu thuật đến, bố đứng lặng nhìn cơ thể nhỏ bé ấy chìm
đắm vào giấc ngủ. Rồi bố giở miếng vải phủ chân cậu bé. Trên ống chân gầy gò của
cậu, bố nhìn thấy một bức vẽ mà cậu đã mò mẫm vẽ trong bóng tối của mình để tặng
bố. Đó là một gương mặt đang mỉm cười, bên cạnh là dòng chữ nguệch ngoạc: “Bác sĩ
ơi, hãy mỉm cười!”

(Sưu tầm)

1. Cậu bé mù được đưa đến phòng khám trong tình trạng như thế nào? (0.5 điểm)

A. Cậu bị một vết thương nguy hiểm đến đôi chân và cả tính mạng

B. Cậu bị một vết thương nguy hiểm ở mắt

C. Cậu bị một vết thương nguy hiểm ở tay và cả tính mạng

D. Cậu bị hôn mê sâu vô cùng nguy hiểm

2. Vị bác sĩ đã kiên trì làm việc gì ba lần một tuần? (0.5 điểm)

A. Thăm hỏi sức khỏe của cậu bé và gia đình

B. Cắt bỏ những chỗ bị hoại tử rồi bôi thuốc mà không lấy tiền.
C. Đưa thuốc giảm đau cho cậu bé uống

D. Lén nhìn cậu bé qua ô cửa kính nhỏ

3. Vị bác sĩ mong muốn điều gì? (0.5 điểm)

A. Bác sĩ mong muốn cậu bé luôn mỉm cười mỗi ngày.

B. Bác sĩ mong muốn đôi mắt cậu bé sáng trở lại.

C. Bác sĩ mong muốn cứu được đôi chân cho cậu bé.

D. Bác sĩ mong muốn bố mẹ cậu bé quan tâm cậu bé nhiều hơn

4. Cậu bé đã tặng vị bác sĩ vật gì? (0.5 điểm)

A. Một tờ giấy nhỏ bên trong là dòng chữ nguệch ngoạc: “Bác sĩ ơi, hãy mỉm cười!”

B. Một món đồ chơi có hình một gương mặt đang mỉm cười

C. Một bức vẽ trên ống chân: Đó là một gương mặt đang mỉm cười với dòng chữ: “Bác
sĩ ơi, hãy mỉm cười!”

D. Một bức vẽ trên ống chân: Đó là hình ảnh bác sĩ khi chăm sóc cho cậu bé kèm dòng
chữ: “Bác sĩ ơi, hãy mỉm cười!”

5. Trong các dòng sau đây, dòng nào có chứa các từ chỉ hành động? (0.5 điểm)

A. Bác sĩ, phòng khám, miếng vải

B. Bôi thuốc, mỉm cười, tặng

C. Cậu bé, bôi thuốc, hoại tử

D. Bố, bác sĩ, cậu bé

6. Câu “Bố rất mong cứu được đôi chân của cậu bé.” Thuộc kiểu câu gì? (0.5 điểm)

A. Ai là gì?

B. Ai làm gì?

C. Ai thế nào?
D. Không phải kiểu câu nào trong các kiểu câu trên

7. Em học tập được điều gì ở cậu bé? (1 điểm)

8. Viết lại những câu văn dưới đây cho sinh động, gợi cảm bằng cách sử dụng các
hình ảnh so sánh: (1 điểm)

a. Những con đường đất đỏ mới được mở ra.

b. Ruộng lúa đã chín vàng.

9. Gạch dưới từ chỉ đặc điểm trong đoạn văn sau: (1 điểm)

Bé đưa mắt nhìn quanh: Ông chuối tiêu đang chăm từng quả chuối mập vàng; bà Hồng
Xiêm quanh năm cần mẫn với chiếc áo nâu bạc phếch; cô Vú Sữa tròn trịa e ấp giấu
mình trong những tán lá tím sẫm với những hạt sương long lanh muôn sắc màu bởi ánh
nắng mặt trời buổi sớm.

B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)

I/ Chính tả (4 điểm)

Nhà rông ở Tây Nguyên

Gian đầu nhà rông là nơi thờ thần làng, trên vách treo một giỏ mây đựng hòn đá thần.
Đó là hòn đá mà già làng nhặt lấy khi chọn đất lập làng. Xung quanh hòn đá thần, người
ta treo những cành hoa đan bằng tre, vũ khí, nông cụ của cha ông truyền lại và chiêng
trống dùng khi cúng tế.

II/ Tập làm văn (6 điểm)

Em đã từng đi tham quan một cảnh đẹp của quê hương, đất nước. Hãy trao đổi
trong nhóm rồi viết một đoạn văn ngắn giới thiệu cảnh đẹp đó.

Gợi ý:

- Cảnh đẹp đó ở đâu?

- Cảnh đó có những gì làm em chú ý?


- Nêu cảm nghĩ của em khi đến thăm cảnh đẹp đó.

Đáp án Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 1 - Đề 3

A. KIỂM TRA ĐỌC

I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

1. (0.5 điểm) A. Cậu bị một vết thương nguy hiểm đến đôi chân và cả tính mạng

2. (0.5 điểm) B. Cắt bỏ những chỗ bị hoại tử rồi bôi thuốc mà không lấy tiền.

3. (0.5 điểm) C. Bác sĩ mong muốn cứu được đôi chân cho cậu bé.

4. (0.5 điểm) C. Một bức vẽ trên ống chân: Đó là một gương mặt đang mỉm cười với
dòng chữ: “Bác sĩ ơi, hãy mỉm cười!”

5. (0.5 điểm) B. Bôi thuốc, mỉm cười, tặng

6. (0.5 điểm) C. Ai thế nào?

7. (1 điểm)

Qua câu chuyện, em học được ở cậu bé sự lạc quan, ý chí và nghị lực mạnh mẽ. Sự lạc
quan và tình yêu cuộc sống sẽ giúp chúng ta chiến thắng được những nỗi buồn và mất
mát.

8. (1 điểm)

a. Những con đường đất đỏ mới được mở ra nhưng những dải lụa đỏ uốn lượn mềm
mại.
b. Ruộng lúa đã chín như biển vàng dập dờn trong nắng mới.

9. (1 điểm)

Bé đưa mắt nhìn quanh: Ông chuối tiêu đang chăm từng quả chuối mập vàng; bà Hồng
Xiêm quanh năm cần mẫn với chiếc áo nâu bạc phếch; cô Vú Sữa tròn trịa e ấp giấu
mình trong những tán lá tím sẫm với những hạt sương long lanh muôn sắc màu bởi ánh
nắng mặt trời buổi sớm.

B. KIỂM TRA VIẾT

I/ Chính tả

- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

II/ Tập làm văn

Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:

* Về nội dung: Đảm bảo đủ các ý sau (4 điểm)

- Cảnh đẹp đó ở đâu?

- Cảnh đó có những gì làm em chú ý?

- Nêu cảm nghĩ của em khi đến thăm cảnh đẹp đó.

* Về hình thức:

- Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm

- Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm

- Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm

Bài viết tham khảo:


Dịp nghỉ hè vừa qua, cả gia đình em đã có chuyến du lịch tới Đà Lạt. Nơi đây đúng như
những gì bố mẹ đã nói : đó là xứ sở của ngàn hoa. Em đưa mắt nhìn xung quanh, chỗ
nào cũng được trang trí bởi những đóa hoa rực rỡ sắc màu: từ những con đường, ven hồ
nước hay trong mỗi ngôi nhà nhỏ. Khác với thời tiết nóng bức của mùa hè miền Bắc, Đà
Lạt mang tới cho em những cơn gió mát lành, dễ chịu. Em rất thích ngắm nhìn đồi
thông xanh mát và nhặt từng quả thông làm quà tặng bạn. Thiên nhiên đã tô điểm cho
Đà Lạt một vẻ đẹp rực rỡ mà bất cứ ai khi đến nơi đây cũng muốn dừng chân và gắn bó.

Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 1 năm 2021-2022 - Đề 4

A. Kiểm tra đọc (10 điểm)

1. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (6 điểm)

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Kiến Mẹ và các con

       Kiến là một gia đình lớn, Kiến Mẹ có chín nghìn bảy trăm con. Tối nào, Kiến Mẹ
cũng tất bật trong phòng ngủ của đàn con để vỗ về và thơm từng đứa:

       - Chúc con ngủ ngon! Mẹ yêu con.

       Suốt đêm, Kiến Mẹ không hề chợp mắt để hôn đàn con. Nhưng cho đến lúc mặt trời
mọc, lũ kiến con vẫn chưa được mẹ thơm hết lượt.

       Vì thương Kiến Mẹ vất vả, bác Cú Mèo đã nghĩ ra một cách. Buổi tối, đến giờ đi
ngủ, tất cả lũ kiến con đều lên giường nằm trên những chiếc đệm xinh xinh. Kiến Mẹ
đến thơm má chú kiến con nằm ở hàng đầu tiên. Sau khi được mẹ thơm, chú kiến này
quay sang thơm vào má kiến con bên cạnh và thầm thì:

       - Mẹ gửi một cái hôn cho em đấy!

       Cứ thế lần lượt các kiến con hôn truyền nhau và nhờ thế Kiến Mẹ có thể chợp mắt
mà vẫn âu yếm được cả đàn con.
(Chuyện của mùa hạ)

1. Kiến Mẹ có bao nhiêu con? (0.5 điểm)

A. Chín trăm bảy mươi

B. Một trăm chín mươi

C. Chín nghìn bảy trăm

D. Chín nghìn chín trăm chín mươi chín

2. Vì sao Kiến Mẹ cả đêm không chợp mắt? (0.5 điểm)

A. Vì Kiến Mẹ tất bật trong phòng trông các con ngủ ngon giấc

B. Vì Kiến Mẹ muốn hôn tất cả các con

C. Vì Kiến Mẹ phải đợi mặt trời mọc

D. Vì Kiến Mẹ lo ngày mai không có gì để nuôi đàn con nữa

3. Bác Cú Mèo đã nghĩ ra cách gì để Kiến Mẹ đỡ vất vả? (0.5 điểm)

A. Kiến Mẹ thơm chú kiến con nằm ở hàng cuối và nói: “Mẹ yêu tất cả con.”

B. Kiến Mẹ thơm hai chú kiến con nằm ở hàng cuối, các con hôn truyền nhau.

C. Kiến Mẹ thơm chú kiến con ở hàng đầu, các con hôn truyền nhau.

D. Kiến mẹ mỗi một đêm sẽ rút thăm một chú kiến may mắn để hôn

4. Có những nhân vật nào xuất hiện trong câu chuyện trên? (0.5 điểm)

A. Kiến Mẹ, kiến con, bác Ve Sầu

B. Kiến Mẹ, kiến con, bác Kiến Càng

C. Kiến Mẹ, bác cú Mèo

D. Kiến mẹ, kiến con, bác cú Mèo

5. Trong các dòng sau đây, dòng nào chỉ gồm từ chỉ hoạt động? (0.5 điểm)

A. gia đình, phòng ngủ, buổi tối


B. Kiến Mẹ, Cú Mèo

C. hôn, ngủ, chợp mắt

D. buổi tối, Kiến Mẹ, ngủ

6. Câu “Kiến Mẹ đến thơm má chú kiến con nằm ở hàng đầu tiên.” Thuộc kiểu câu gì?
(0.5 điểm)

A. Ai là gì?

B. Ai làm gì?

C. Ai thế nào?

D. Không phải kiểu câu nào trong các kiểu câu trên

7. Viết 1 – 2 câu nói nên cảm nghĩ của em về tình cảm của Kiến Mẹ dành cho Kiến
Con. (1 điểm)

8. Hãy đặt dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong các câu sau: (1 điểm)

a. Bầu trời trong xanh những đám mây trắng nhởn nhơ bay lượn.

b. Ghét bẩn bám vào lợn khiến làn da nó trở nên vằn vện chỗ trắng chỗ đen.

9. Điền vào chỗ trống r, d hoặc gi: (1 điểm)

- …ong chơi

- …ọa nạt

- …óc …ách

- bối …ối

- tranh …ành

- giảng …ải

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe- viết): (4 điểm)


Quê hương

Quê hương là chùm khế ngọt

Cho con trèo hái mỗi ngày

Quê hương là đường đi học

Con về rợp bướm vàng bay.

Quê hương là con diều biếc

Tuổi thơ con thả trên đồng

Quê hương là con đò nhỏ

Êm đềm khua nước ven sông.

Quê hương là cầu tre nhỏ

Mẹ về nón lá nghiêng che

Quê hương là đêm trăng tỏ

Hoa cau rụng trắng ngoài hè.

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Hãy viết một bức thư có nội dung thăm hỏi, báo tin với một người mà em quý mến
(như: ông, bà, chú, bác, cô giáo cũ, bạn cũ …).

Dựa theo gợi ý sau:

Dòng đầu thư: Nơi gửi, ngày … tháng … năm …

Lời xưng hô với người nhận thư.

Nội dung thư (5 – 7 câu): Thăm hỏi (về sức khỏe, cuộc sống hằng ngày của người nhận
thư …), báo tin (về tình hình học tập, sức khỏe của em …). Lời chúc và hứa hẹn.
Cuối thư: Lời chào, ký tên.

Đáp án Môn Tiếng Việt 3 - Đề 4

A. KIỂM TRA ĐỌC

I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

1. (0.5 điểm) C. Chín nghìn bảy trăm

2. (0.5 điểm) B. Vì Kiến Mẹ muốn hôn tất cả các con

3. (0.5 điểm) C. Kiến Mẹ thơm chú kiến con ở hàng đầu, các con hôn truyền nhau.

4. (0.5 điểm) D. Kiến mẹ, kiến con, bác cú Mèo

5. (0.5 điểm) C. hôn, ngủ, chợp mắt

6. (0.5 điểm) B. Ai làm gì?

7. (1 điểm)

Kiến Mẹ dành cho kiến con tình yêu thương và sự hi sinh thật lớn lao.

8. (1 điểm)

a. Bầu trời trong xanh, những đám mây trắng nhởn nhơ bay lượn.

b. Ghét bẩn bám vào lợn khiến làn da nó trở nên vằn vện, chỗ trắng chỗ đen.

9. (1 điểm)

- rong chơi

- dọa nạt
- róc rách

- bối rối

- tranh giành

- giảng giải

B. KIỂM TRA VIẾT

I/ Chính tả

- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

2. Tập làm văn: (6 điểm)

Nội dung (ý): (3 điểm)

Kĩ năng: (3 điểm)

Điểm tối đa cho kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả: (1 điểm)

Điểm tối đa cho kĩ năng dùng từ, đặt câu: (1 điểm)

Điểm tối đa cho phần sáng tạo: (1 điểm

Bài làm:

Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2021

Ngoại thân mến!

Chắc ngoại sẽ bất ngờ khi nhận được thư của cháu đúng không ạ. Hôm nay, học bài
xong còn sớm nên cháu viết mấy dòng thư hỏi thăm sức khoẻ của ngoại. Ngoại ơi! Lâu
nay ngoại có khoẻ không ạ? Lâu nay, ngoại có còn đau đầu gối như hồi trước nữa
không ạ? Ngoại ơi, tuổi ngoại đã cao, ngoại nên nghỉ ngơi, đừng làm việc vườn nhiều
quá ngoại nhé.

Cũng đã hơn một năm cháu chưa có dịp về quê thăm ngoại, ngoại đừng trách cháu nhé.
Cháu và bố mẹ ở đây đều khoẻ, công việc và học tập đều rất tốt. Cháu hứa là sẽ học tập
thật tốt, thật ngoan ngoãn để hè này được bố mẹ cho về thăm ngoại. Ngoại nhớ dành
cây trái trong vườn cho cháu nhé. 

Đêm đã khuya, cháu phải đi ngủ để sáng mai kịp giờ đến lớp. Cháu xin dừng bút tại
đây, ngoại nhớ giữ gìn sức khoẻ nhé. Cháu yêu ngoại nhiều.

Cháu yêu

Ngọc Mai

BỘ 41 ĐỀ THI HỌC KÌ I MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3

ĐỀ SỐ 1

A. Đọc (6 điểm)

I. Đọc thành tiếng (2,5 điểm)

HS bốc thăm và đọc một đoạn khoảng 50 tiếng/ phút và trả lời một câu hỏi một trong
các bài tập đọc sau:

1 Nắng phương nam (TV 3 tập 1 trang 94)

2 Luôn nghĩ đến miền Nam (TV 3 tập 1 trang 100)

3 Người con của Tây Nguyên (TV 3 tập 1 trang 103)

4 Cửa Tùng (TV 3 tập 1 trang 109)

5 Người liên lạc nhỏ (TV 3 tập 1 trang 112)


6 Hũ bạc của người cha (TV 3 tập 1 trang 121)

7 Đôi bạn (TV 3 tập 1 trang 130)

II. Đọc hiểu (3,5 điểm)

* Đọc thầm bài: "Cửa Tùng" sau đó khoanh tròn vào ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi
sau.

Cửa Tùng

Thuyền chúng tôi đang xuôi dòng Bến Hải – con sông in đậm dấu ấn lịch sử một thời
chống Mĩ cứu nước. Đôi bờ thôn xóm mướt màu xanh luỹ tre làng và những rặng phi
lao rì rào gió thổi.

Từ cầu Hiền Lương thuyền xuôi khoảng sáu cây số nữa là đã gặp biển cả mênh mông.
Nơi dòng Bến Hải gặp sóng biển khơi ấy chính là Cửa Tùng. Bãi cát ở đây từng được
ngợi ca là "Bà chúa của các bãi tắm". Diệu kì thay trong một ngày, Cửa Tùng có ba sắc
màu nước biển. Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển,
nước biển nhuộm màu hồng nhạt. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang
màu xanh lục.

Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc
bạch kim của sóng biển.

Theo Thuỵ Chương

Đọc thầm bài Cửa Tùng, sau đó khoanh vào ý trả lời đúng nhất:

1. Cảnh hai bên bờ sông Bến Hải có gì đẹp? (0,5 điểm)

a. Thôn xóm mướt màu xanh luỹ tre làng, những rặng phi lao rì rào gió thổi.

b. Những cánh đồng lúa trải dài đôi bờ.

c. Những chiếc thuyền cặp bến hai bờ sông.

2. Những từ ngữ nào miêu tả ba sắc màu nước biển trong một ngày? (0,5 điểm)
a. Xanh thẫm, vàng tươi, đỏ rực.

b. Xanh nhạt, đỏ tươi, vàng hoe.

c. Hồng nhạt, xanh lơ, xanh lục.

3. Bờ biển Cửa Tùng được so sánh với hình ảnh nào? (0,5 điểm)

a. Một dòng sông.

b. Một tấm vải khổng lồ.

c. Một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim.

4. Trong các từ dưới đây, từ nào là từ chỉ hoạt động? (0,5 điểm)

a. Thuyền

b. Thổi

c. Đỏ

5. Bộ phận nào trong câu: "Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển." trả lời câu hỏi Ai
(con gì, cái gì)?

a. Cửa Tùng.

b. Có ba sắc màu nước biển

c. Nước biển.

Câu 6: Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi "là gì?" trong câu: "Câu lạc bộ thiếu
nhi là nơi chúng em vui chơi, rèn luyện và học tâp." (0,5 điểm)

Câu 7: Đặt câu "Ai thế nào?" (0,5 điểm)

II. Viết ( 4 điểm)

1. Chính tả ( 2 điểm)

- Nghe – viết: Nhà rông ở Tây Nguyên


Gian đầu nhà rông là nơi thờ thần làng, trên vách treo một giỏ mây đựng hòn đá thần.
Đó là hòn đá mà già làng nhặt lấy khi chọn đất lập làng. Xung quanh hòn đá thần,
người ta treo những cành hoa đan bằng tre, vũ khí, nông cụ của cha ông truyền lại và
chiêng trống dùng khi cúng tế.

2. Tập làm văn (2 điểm)

Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 câu) kể những điều em biết về nông thôn
(hoặc thành thị).

Gợi ý:

 Nhờ đâu em biết (em biết khi đi chơi, khi xem ti vi, khi nghe kể .....)?

 Cảnh vật, con người ở nông thôn (hoặc thành thị) có gì đáng yêu?

 Em thích nhất điều gì?

 Tình cảm của em về cảnh vật và con người ở nông thôn (hoặc thành thị)?

ĐỀ SỐ 2
A: KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: ( …./5 điểm)

II. Đọc hiểu: (…./5 điểm) (20 phút) - Đọc thầm bài đọc sau:

Đường bờ ruộng sau đêm mưa

Sau trận mưa đêm qua, đường bờ ruộng trơn như đổ mỡ. Tan học về, các bạn học sinh
tổ Đức Thượng phải men theo bờ cỏ mà đi. Các bạn phải lần từng bước một để khỏi
trượt chân xuống ruộng.

Chợt một cụ già từ phía trước đi lại. Tay cụ dắt một em nhỏ. Em bé đi trên bờ cỏ còn bà
cụ đi trên mặt đường trơn. Vất vả lắm hai bà cháu mới đi được một quãng ngắn. Chẳng
ai bảo ai, mọi người đều tránh sang một bên để nhường bước cho cụ già và em nhỏ.

Bạn Hương cầm lấy tay cụ:

- Cụ đi lên vệ cỏ kẻo ngã.

Bạn Sâm đỡ tay em nhỏ:

- Cụ để cháu dắt em bé.

Đi khỏi quãng đường lội, bà cụ cảm động nói:

- Các cháu biết giúp đỡ người già như thế này là tốt lắm. Bà rất cảm ơn các cháu.

Các em vội đáp:

- Thưa cụ, cụ đừng bận tâm ạ. Thầy giáo và cha mẹ thường dạy chúng cháu phải giúp
đỡ người già và trẻ nhỏ.

(Theo Đạo đức lớp 4, NXBGD - 1978)

Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào ý đúng nhất và hoàn thành tiếp các bài
tập sau:

Câu 1 (0,5 điểm): Hương và các bạn gặp bà cụ và em bé trong hoàn cảnh nào?
A. Hai bà cháu cùng đi trên con đường trơn như đổ mỡ.
B. Bà đi trên mặt đường trơn còn em bé đi ở bờ cỏ.
C. Hai bà cháu dắt nhau đi ở bờ cỏ.

Câu 2 (0,5 điểm): Hương và các bạn đã làm gì?

A. Nhường đường và giúp hai bà cháu đi qua quãng đường lội.


B. Nhường đường cho hai bà cháu.
C. Không nhường đường cho hai bà cháu.

Câu 3 (1 điểm): Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?

A. Phải chăm học, chăm làm.


B. Đi đến nơi, về đến chốn.
C. Biết giúp đỡ người già và trẻ nhỏ.

Câu 4 (1 điểm):

a) Gạch chân từ chỉ hoạt động trong câu: "Tay cụ dắt một em nhỏ."

b) Từ chỉ đặc điểm trong câu "Sau trận mưa đêm qua, đường bờ ruộng trơn như đổ mỡ."
là:

A. đổ. B. mỡ. C. trơn.

Câu 5 (1 điểm): Câu "Bạn Sâm đỡ tay em nhỏ" được cấu tạo theo mẫu câu:

A. Ai là gì? B. Ai làm gì? C. Ai thế nào?

Câu 6 (1 điểm): Ghi lại câu trong bài có hình ảnh so sánh.

B - KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)

1. Chính tả: (5 điểm) - 15 phút

Nghe - viết: Bài Vầng trăng quê em (Tiếng Việt lớp 3, tập 1, trang 142)

2. Tập làm văn (5 điểm) - 25 phút.


Hãy viết một đoạn văn giới thiệu về tổ em.

ĐỀ SỐ 3

A. KIỂM TRA ĐỌC:

I. Đọc thành tiếng: (5 điểm) Có đề kèm theo.

II. Đọc thầm và làm bài tập: (5 điểm)

BÀI ĐỌC: CHUYỆN CỦA LOÀI KIẾN

Xưa kia, loài kiến chưa sống thành đàn. Mỗi con ở lẻ một mình, tự đi kiếm ăn. Thấy
kiến bé nhỏ, các loài thú thường bắt nạt.

Bởi vậy, loài kiến chết dần chết mòn.

Một con kiến đỏ thấy giống nòi mình sắp diệt, nó bò đi khắp nơi, tìm những con kiến
còn sót, bảo:

- Loài kiến ta sức yếu, về ở chung, đoàn kết lại sẽ có sức mạnh.

Nghe kiến đỏ nói phải, kiến ở lẻ bò theo. Đến một bụi cây lớn, kiến đỏ lại bảo:

- Loài ta nhỏ bé, ở trên cây bị chim tha, ở mặt đất bị voi chà. Ta phải đào hang ở dưới
đất mới được.

Cả đàn nghe theo, cùng chung sức đào hang. Con khoét đất, con tha đất đi bỏ. Được ở
hang rồi, kiến đỏ lại bảo đi tha hạt cây, hạt cỏ về hang để dành, khi mưa khi nắng đều
có cái ăn.

Từ đó, họ hàng nhà kiến đông hẳn lên, sống hiền lành, chăm chỉ, không để ai bắt nạt.

Theo TRUYỆN CỔ DÂN TỘC CHĂM


Đọc thầm bài đọc trên và làm bài tập.

Câu 1: Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.

a) Ngày xưa, loài kiến sống như thế nào?

A. Sống lẻ một mình. B. Sống theo đàn. C. Sống theo nhóm.

b) Kiến đỏ bảo những kiến khác làm gì?

A. Về ở chung, đào hang, kiếm ăn từng ngày.

B. Về ở chung, sống trên cây, dự trữ thức ăn.

C. Về ở chung, đào hang, dự trữ thức ăn.

c) Vì sao họ hàng nhà kiến không để ai bắt nạt?

A. Vì họ hàng nhà kiến biết đoàn kết lại.

B. Vì họ hàng nhà kiến cần cù lao động.

C. Vì họ hàng nhà kiến sống hiền lành, chăm chỉ.

d) Câu nào dưới đây có hình ảnh so sánh?

A. Người đi rất đông.

B. Đàn kiến đông đúc.

C. Người đông như kiến

Câu 2. Gạch chân dưới các từ chỉ đặc điểm trong câu văn sau:

Từ đó, họ hàng nhà kiến đông hẳn lên, sống hiền lành, chăm chỉ, không để ai bắt nạt.

Câu 3. Đặt dấu chấm hay dấu chấm hỏi vào cuối mỗi câu sau cho thích hợp:

a) Ông tôi rất thích đọc báo

b) Bạn An đã có nhiều cố gắng trong học tập

c) Bao giờ lớp mình kiểm tra học kỳ


d) Huy có thích học đàn không

Câu 4: Tìm và ghi lại một câu theo mẫu “Ai thế nào?” trong bài.

B. KIỂM TRA VIẾT:

I. Chính tả: (5 điểm) Nhà rông ở Tây Nguyên (Tiếng Việt 3- tập 1- trang 63)

(Giáo viên đọc cho học sinh viết từ “Gian đầu nhà rông ... dùng khi cúng tế.”)

II. Tập làm văn (5 điểm)

Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn để kể về quê hương em.

ĐỀ SỐ 4

PHẦN ĐỌC (40 PHÚT)

1/ Đọc thầm, trả lời câu hỏi và bài tập:

Dựa và nội dung bài tập đọc: "Người liên lạc nhỏ" (sách Tiếng việt 3, tập 1, trang 112
và 113)

Hãy khoanh trước ý trả lời đúng nhất và thực hiện các câu hỏi theo yêu cầu:

Câu 1: Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì?

A. Đưa thầy mo về cúng cho mẹ ốm.

B. Bảo vệ cán bộ, dẫn đường đưa cán bộ đến địa điểm mới.

C, Dẫn đường đưa cán bộ đến gặp giặc Tây.

Câu 2: Vì sao bác cán bộ phải đóng vai một ông già Nùng?

A. Bác cán bộ thích cách ăn mặc của người Nùng.

B. Bác cán bộ luôn yêu núi rừng Việt Bắc.

C. Để dễ hòa đồng với mọi người, làm địch tưởng bác cán bộ là người địa phương.

Câu 3: Cách đi đường của hai bác cháu như thế nào?
.........................................................................................................
.........................................................................................................

Câu 4: Sự nhanh trí và dũng cảm của Kim Đồng đã giúp được hai bác cháu điều gì?

A. Khiến bọn giặc vui mừng nên hai bác cháu đã thoát khỏi vòng vây của địch.

B. Khiến bọn giặc không hề nghi ngờ nên để hai bác cháu đi qua.

C. Khiến nơi ở của người Nùng luôn bị giặc tấn công.

Câu 5: Trong các câu dưới đây, câu nào có hình ảnh so sánh?

A. Ông ké ngồi ngay xuống tảng đá, thản nhiên nhìn bọn lính.

B. Ông ké dừng lại, tránh sau lưng một tảng đá

C. Những tảng đá ven đường sáng hẳn lên như vui trong nắng sớm.

Câu 6: Đặt câu theo mẫu Ai thế nào? Để miêu tả một bông hoa trong vườn.

II/ Đọc thành tiếng:

Giáo viên cho học sinh bốc thăm, sau đó các em sẽ đọc thành tiếng (mỗi học sinh đọc
một đoạn trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3, tập một khoảng: 1 phút 45 giây – 2
phút 00 giây) và trả lời câu hỏi do giáo viên chọn theo nội dung được quy định như sau:

Bài 1: "Cô giáo tí hon"; đọc đoạn: "Bé treo nón,...mớ tóc mai." (trang 17 và 18 ).

Bài 2: "Bài tập làm văn"; đọc đoạn: "Tôi cố nghĩ ...bài tập làm văn." (trang 46).

Bài 3: "Nhớ lại buổi đầu đi học"; đọc đoạn: "Hằng năm ,...hôm nay tôi đi học." (trang
51).

Thời gian kiểm tra:

* Đọc thầm, trả lời câu hỏi và bài tập trên giấy: 30 phút.

* Đọc thành tiếng: tùy theo tình hình từng lớp, giáo viên tổ chức cho các em kiểm tra và
chấm ngay tại lớp.
PHẦN VIẾT (40 phút)

I/ Phần chính tả: (nghe – viết) bài: "Ông ngoại" Sách Tiếng việt 3, trang 34).

Viết đoạn từ: "Thành phố ............. chữ cái đầu tiên."

II/ Phần Tập làm văn:

Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 đén 7 câu) kể những điều em biết về nông thôn
(hoặc thành thị) theo gợi ý sau:

+ Nhờ đâu em biết (em biết khi đi chơi, khi xem ti vi, khi nghe kể .....)?

+ Cảnh vật, con người ở nông thôn (hoặc thành thị ) có gì đáng yêu?

+ Điều gì làm em thích và đáng nhớ nhất?

+ Tình cảm của em về cảnh vật và con người ở nông thôn (hoặc thành thị)?

ĐỀ SỐ 5

A/ Yêu cầu học sinh mở sách giáo khoa Tiếng Việt tập I – trang 127 đọc thầm bài:
"Nhà rông ở Tây Nguyên" khoảng 08 - 10 phút.

B/ Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn chữ cái trước những ý trả lời
đúng cho từng câu hỏi dưới đây:

1. (0.5đ) Vì sao nhà rông phải cao và chắc?

a. Vì để các già làng họp tại đây để bàn những việc lớn.

b. Vì nhà rông dùng cho nhịều người ở.


c. Vì cao để đàn voi đi qua mà không đụng sàn và khi múa rông chiêng trên sàn ngọn
giáo không vướng mái.

2. (0.5đ) Gian đầu nhà rông được trang trí như thế nào?

a. Treo rất nhiều hình ảnh.

b. Trên vách treo giỏ mây đựng hòn đá thần. Xung quanh hòn đá thần, người ta treo
những cành hoa đan bằng tre, vũ khí, nông cụ và chịêng trống dùng khi cúng tế.

c. Treo rất nhiều hình ảnh và trang trí rất nhiều hoa.

3. (1đ) Gian giữa của nhà rông dùng làm gì?

a. Là nơi thờ thần làng.

b. Là nơi các già làng họp bàn những việc lớn và cũng là nơi tiếp khách của làng.

c. Là nơi trai làng từ 16 tuổi chưa lập gia đình ngủ để bảo vệ buôn làng..

4. (0.5đ) Tìm hình ảnh so sánh với nhau trong câu sau "Nhà rông ở Tây Nguyên cao, to
như một ngọn núi nhìn từ xa".

5. (0.5đ) Em hãy đặt 1 câu dưới dạng câu kiểu: Ai là gì?

6. (1đ) Viết lại câu dưới đây cho đúng chính tả (Điền dấu câu và viết hoa chữ cần viết).
Sáng nay các bạn lớp 3A hát rất hay

ĐỀ SỐ 6

Phần I (Đọc hiểu): 4 điểm – Thời gian: 30 phút

Đọc thầm bài đọc dưới đây

Chỗ bánh khúc của dì tôi


Dì tôi cắp một chiếc rổ lớn, dắt tay tôi đi hái rau khúc.

Cây rau khúc rất nhỏ, chỉ bằng một mầm cỏ non mới nhú. Lá rau khúc như bạc mạ,
trông như được phủ một lượt tuyết cực mỏng. Những hạt sương sớm đậu trên lá long
lanh như những bóng đèn pha lê. Hai dì cháu tôi hái đầy rổ mới về.

... Ngủ một giấc dậy, tôi đã thấy dì mang chõ bánh lên. Vung vừa mở ra, hơi nóng bốc
nghi ngút. Nhũng cái bánh màu rêu xanh lấp ló trong áo xôi nếp trắng được đặt vào
những miếng lá chuối hơ qua lửa thật mềm, trông như những bông hoa. Nhân bánh là
một viên đậu xanh giã nhỏ vàng ươm, xen một thỏi mỡ xinh xắn, pha hạt tiêu. Cắn một
miếng bánh thì như thấy cả hương đồng, cỏ nội gói vào trong đó.

Bao năm rồi, tôi vẫn không sao quên được vị thơm ngậy, hăng hắc của chiếc bánh khúc
quê hương.

Theo Ngô Văn Phú

*Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh vào chữ cái đặt trước mỗi câu trả lời đúng nhất.

1. Tác giả tả lá rau khúc

a. Cây rau khúc cực nhỏ.

b. Chỉ bằng một mầm cỏ non mới nhú.

c. Lá rau như mạ bạc, trông như được phủ một lượt tuyết cực mỏng.

2. Câu văn nào sau đây tả chiếc bánh?

a. Những chiếc bánh màu xanh.

b. Chiếc bánh màu rêu xanh lấp ló trong áo xôi nếp trắng được hơ qua lửa thật mềm,
trông đẹp như những bông hoa. Nhân bánh là một viên đậu xanh giã nhỏ vàng ươm, xen
một thỏi mỡ xinh xắn, pha hạt tiêu.làm bằng đậu xanh.

c. Nhân bánh được làm bằng nhân đậu xanh


3. Câu "Dì tôi cắp một chiếc rổ lớn, dắt tay tôi đi hái rau khúc" được cấu tạo theo
mẫu câu nào?

a. Ai là gì?

b. Ai thế nào?

c. Ai làm gì?

4. Câu nào dưới đây dùng đúng dấu phẩy?

a. Bao năm rồi, tôi vẫn không sao quên được vị thơm ngậy, hăng hắc của chiếc bánh
khúc quê hương.

b. Bao năm rồi tôi vẫn không sao quên được vị thơm ngậy, hăng hắc của chiếc bánh
khúc quê hương.

c. Bao năm rồi, tôi vẫn không sao quên được vị thơm ngậy hăng hắc của chiếc bánh
khúc quê hương.

II/ CHÍNH TẢ: (5 điểm) Thời gian 15 phút

Bài viết:

Rừng cây trong nắng

Nghe đọc viết đề bài và đoạn chính tả "Trong ánh nắng... trời cao xanh thẳm"

(Sách Tiếng việt 3 trang 148 )

III/ TẬP LÀM VĂN: (5 điểm) Thời gian 25 phút

Viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 5-7 câu) kể về một cảnh đẹp của nước ta mà em thích

ĐỀ SỐ 7
Bài 1: (6đ) GV cho học sinh đọc 1 đoạn bất kì trong các bài tập đọc lớp 3 tập 1 (khoảng
60 tiếng) và trả lời 1 câu hỏi của đoạn vừa đọc.

Bài 2: (4đ) Đọc thầm đoạn văn "Đường vào bản" và khoanh vào trước câu trả lời đúng
cho mỗi ý sau:

Đường vào bản tôi phải vượt qua một con suối nước bốn mùa trong veo. Nước trườn
qua kẽ lá, lách qua những mỏn đá ngầm, tung bọt trắng xoá như trải thảm hoa đón mời
khách gần xa đi về thăm bản. Bên đường là sườn núi thoai thoải. Núi cứ vươn mình lên
cao, cao mãi. Con đường ven theo một bãi vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp, dày như ống
đũa. Con đường đã nhiều lần đưa tiễn người bản tôi đi công tác và cũng đón mừng cô
giáo về bản dạy chữ. Dù ai đi đâu về đâu, khi bàn chân đã bén hòn đá, hòn đất trên con
đường thân thuộc ấy, thì chắc chắn sẽ hẹn ngày quay lại.

1- Đoạn văn trên tả cảnh vùng nào?

a- Vùng núi. b- Vùng biển. c – Vùng đồng bằng.

2- Mục đích chính của đoạn văn trên là tả các gì?

a . Tả con suối b. Tả con đường c. Tả ngọn núi

3 - Em hãy gạch chân dưới sự vật và s ự vật được so sánh trong câu sau:

Con đường ven theo một bãi vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp, dày như ống đũa.

4 – Gạch dưới từ chỉ hoạt động trong câu sau:

Đường vào bản tôi phải vượt qua một con suối nước bốn mùa trong veo.

5. Đặt một câu theo mẫu Ai thế nào?

Bài 3: (5đ) Giáo viên đọc cho học sinh chép lại đoạn văn trong bài 'Đôi bạn" Sách TV 3
tập 1 trang 130. Viết (Từ: Hai năm sau... đến.. như sao sa)

Bài 4: (5đ) Viết một bức thư ngắn cho bạn hoặc người thân kể về việc học tập của em
trong học kỳ 1 vừa qua.
ĐỀ SỐ 8

I/ KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm).

* Đọc thầm và làm bài tập: (4 điểm).

Học sinh đọc thầm bài: "Cậu bé thông minh" SGK Tiếng Việt 3, tập 1, trang 4, 5 và
khoanh vào chữ cái trước câu trả lới đúng nhất từ câu 1 đến câu 3, làm bài tập câu 4.

Cậu bé thông minh

Ngày xưa, có một ông vua muốn tìm người tài ra giúp nước. Vua hạ lệnh cho mỗi làng
trong vùng nọ nộp một con gà trống biết đẻ trứng, nếu không có thì cả làng phải chịu
tội.

Được lệnh vua, cả vùng lo sợ. Chỉ có một cậu bé bình tĩnh thưa với cha:

- Cha đưa con lên kinh đô gặp Đức Vua, con sẽ lo được việc này.

Người cha lấy làm lạ, nói với làng. Làng không biết làm thế nào, đành cấp tiền cho hai
cha con lên đường.

Đến trước cung vua, cậu bé kêu khóc om sòm. Vua cho gọi vào, hỏi:

- Cậu bé kia, sao dám đến đây làm ầm ĩ?

- Muôn tâu Đức Vua – cậu bé đáp – bố con mới đẻ em bé, bắt con đi xin sữa cho em.
Con không xin được, liền bị đuổi đi.

Vua quát:

- Thằng bé này láo, dám đùa với trẫm! Bố ngươi là đàn ông thì đẻ sao được!

Cậu bé bèn đáp:

- Muôn tâu, vậy sao Đức Vua lại ra lệnh cho làng con phải nộp gà trống biết đẻ trứng ạ?
Vua bật cười, thầm khen cậu bé, nhưng vẫn muốn thử tài cậu lần nữa.

Hôm sau, nhà vua cho người đem đến một con chim sẻ nhỏ, bảo cậu bé làm ba mâm cỗ.
Cậu bé đưa cho sứ giả một chiếc kim khâu, nói:
- Xin ông về tâu Đức Vua rèn cho tôi chiếc kim này thành một con dao thật sắc để xẻ
thịt chim.

Vua biết là đã tìm được người giỏi, bèn trọng thưởng cho cậu bé và gửi cậu vào trường
học để luyện thành tài.

TRUYỆN CỔ VIỆT NAM

Câu 1. Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài?

a. Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ nộp một con gà trống biết đẻ trứng.

b. Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ nộp một con gà mái biết đẻ trứng.

c. Cả hai ý trên đều đúng.

Câu 2. Vì sao dân chúng lo sợ khi nghe lệnh của nhà vua?

a. Vì gà mái không đẻ trứng được.

b. Vì gà trống không đẻ trứng được.

c. Vì không tìm được người tài giúp nước.

Câu 3. Trong cuộc thử tài lần sau, cậu bé yêu cầu điều gì?

a. Cậu bé yêu cầu sứ giả về tâu Đức Vua đưa cho một con dao thật sắc để xẻ thịt chim.

b. Cậu bé yêu cầu sứ giả về tâu Đức Vua rèn chiếc kim thành một lưỡi hái thật sắc để xẻ
thịt chim.

c. Cậu bé yêu cầu sứ giả về tâu Đức Vua rèn chiếc kim thành một con dao thật sắc để xẻ
thịt chim.

Câu 4. Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ dưới đây:
a. Hai bàn tay em

Như hoa đầu cành.


....................................................................................................
....................................................................................................

b. Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.


..................................................................................................

II. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)

1. Viết chính tả: (5 điểm)

Giáo viên đọc cho học sinh viết bài "Người lính dũng cảm" SGK Tiếng Việt 3, tập 1,
trang 38 – 39 đoạn từ: "Bắn thêm một loạt đạn...... đến thằng hèn mới chui."

2. Tập làm văn: (5 điểm)

Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể về một người hàng xóm mà em quý mến.

Gợi ý:

a. Người đó tên là gì, bao nhiêu tuổi?

b. Người đó làm nghề gì?

c. Tình cảm của gia đình em đối với người hàng xóm như thế nào?

d. Tình cảm của người hàng xóm đối với gia đình em như thế nào?

ĐỀ SỐ 9

A. KIỂM TRA ĐỌC


1. Đọc thành tiếng: (6 điểm) GV cho HS đọc 1 đoạn bất kì trong các bài tập đọc đã
học trong học kỳ I ở sách Tiếng Việt 3 tập 1, và yêu cầu HS trả lời từ 1 - 2 câu hỏi về
nội dung đoạn vừa đọc.

2. Đọc hiểu: (4 điểm)

Đọc thầm bài Tập đọc "Người liên lạc nhỏ tuổi" và khoanh tròn vào ý đúng nhất trong
các bài tập sau:

Câu 1: Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì?

A. Đi liên lạc với cán bộ.


B. Dẫn đường cho cán bộ tránh bọn Tây.
C. Đi đón thây mo về cúng cho mẹ ốm.

Câu 2: Vì sao Bác cán bộ phải đóng vai một ông già người Nùng?

A. Bác cán bộ già rồi.


B. Bác muốn làm thầy cúng.
C. Để tránh bọn Tây nhận ra cán bộ của cách mạng.

Câu 3: Cách đi đường của hai bác cháu như thế nào?

A. Người đi trước làm hiệu, người đi sau tránh vào ven đường
B. Hai bác cháu cùng đi.
C. Vừa đi vừa nói chuyện vui vẻ.

Câu 4: Từ chỉ đặc điểm trong câu "Những tảng đá ven đường sáng hẳn lên." là:

A. đá. B. đường C. sáng

B. KIỂM TRA VIẾT

1. Chính tả: (5 điểm) Nghe - viết: Bài Nhà rông ở Tây Nguyên "Gian đầu nhà rông ....
cúng tế") (Tiếng Việt lớp 3, tập 1, trang 127)

Tập làm văn: (5 điểm): Hãy viết một đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu giới thiệu về tổ em.
ĐỀ SỐ 10

A. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

1. Đọc thành tiếng: (5 điểm)

Bài đọc: .................................................................................................

2. Đọc thầm và làm bài tập: (5 đ) - 15 phút

Chú sẻ và bông hoa bằng lăng

Ở gần tổ của một chú sẻ non đang tập bay có một cây bằng lăng. Mùa hoa này, bằng
lăng nở hoa mà không biết vui vì bé Thơ, bạn của cây, phải nằm viện. Sẻ non biết bằng
lăng đã giữ lại một bông hoa cuối cùng để đợi bé Thơ.

Sáng hôm ấy, bé Thơ về, bông bằng lăng cuối cùng đã nở. Nhưng bông hoa lại nở cao
hơn cửa sổ nên bé không nhìn thấy nó. Bé cứ ngỡ là mùa hoa đã qua.

Sẻ non rất yêu bằng lăng và bé Thơ. Nó muốn giúp bông hoa. Nó chắp cánh, bay vù về
phía cành bằng lăng mảnh mai. Nó nhìn kĩ cành hoa rồi đáp xuống. Cành hoa chao qua,
chao lại. Sẻ non cố đứng vững. Thế là bông hoa chúc hẳn xuống, lọt vào khuôn cửa sổ.

Lập tức, sẻ nghe thấy tiếng reo từ gian phòng tràn ngập ánh nắng:

- Ôi, đẹp quá! Sao lại có bông bằng lăng nở muộn thế kia?

Theo Phạm Hổ

* Khoanh vào chữ cái đặt trước ý em cho là đúng trong các câu hỏi sau và hoàn
thành tiếp các bài tập:

Câu 1. Bằng lăng muốn giữ lại bông hoa cuối cùng để làm gì?

a. Để tặng cho sẻ non.


b. Để trang điểm cho ngôi nhà của bé Thơ.

c. Để dành tặng bé Thơ vì bé Thơ bị ốm phải nằm viện chưa được nhìn thấy hoa nở.

Câu 2. Vì sao khi bông hoa bằng lăng cuối cùng nở, bé Thơ vẫn không nhìn thấy
và nghĩ rằng mùa hoa đã qua?

a. Vì hoa chóng tàn quá bé Thơ chưa kịp ngắm.

b. Vì bông hoa nở cao hơn cửa sổ nên bé không nhìn thấy.

c. Vì bé Thơ mệt không chú ý đến hoa.

Câu 3. Sẻ non đã làm gì để giúp bằng lăng và bé Thơ?

a. Sẻ non hót vang để bé Thơ thức dậy ngắm hoa bằng lăng.

b. Sẻ non hái bông hoa bằng lăng bay vào buồng tặng bé Thơ.

c. Sẻ non đậu vào cành hoa bằng lăng làm cho nó chúc xuống để bông hoa lọt vào
khung cửa sổ.

Câu 4. Câu văn có hình ảnh so sánh là:

a. Bé Thơ cười tươi như một bông hoa.

b. Sẻ non rất yêu bằng lăng và bé Thơ.

c. Bé cứ nghĩ là mùa hoa đã qua.

Câu 5. Điền tiếp bộ phận còn thiếu để tạo câu theo mẫu Ai là gì?

Bằng lăng và sẻ non là .......................................................................................

II. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)

1. Chính tả: (Nghe - viết) – 15 phút

a) Bài viết: Nhớ lại buổi đầu đi học. (Sách Tiếng Việt 3 - Tập I, trang 51)

Giáo viên đọc " Cũng như tôi đến hết" (5 điểm)
2. Tập làm văn: (5 điểm) - 25 phút

Em hãy chọn một trong các đề văn sau:

1. Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể lại buổi đầu em đi học.

2. Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể về tình cảm của bố mẹ hoặc người thân
của em đối với em.

ĐỀ SỐ 11

A/ Kiểm tra viết (10 điểm).

I. Chính tả (5 điểm): Nghe – viết (Thời gian viết khoảng 15 phút)

Bài: "Bài tập làm văn" – Đoạn 4 (Tiếng việt lớp 3 tập 1 trang 46)

II/ Tập làm văn: (5 điểm) (Thời gian làm bài 25 phút).

Em hãy viết thành một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể về một người hàng xóm mà
em quý mến. Theo gợi ý dưới đây:

a. Người đó tên là gì? Bao nhiêu tuổi?

b. Người đó làm nghề gì?

c. Tình cảm của gia đình em đối với người hàng xóm như thế nào?

d. Tình cảm của người hàng xóm đối với gia đình em như thế nào?

B/ Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thầm và trả lời câu hỏi: 4 điểm (Thời gian 30 phút).

Cây thông

Những cây thông dáng thẳng tắp, hiên ngang giữa trời đất, không sợ nắng mưa. lá thông
trông như một chiếc kim dài và xanh bóng. Mỗi khi gió thổi, cả rừng thông vi vu reo lên
cùng gió, làm cho ta không khỏi mê say.
Thông thường mọc trên đồi. Ở những nơi đất đai khô cằn thông vẫn xanh tốt như
thường. Người ta trồng thông chủ yếu để lấy gỗ và nhựa. Đó là nguồn tài nguyên thiên
nhiên rất quý báu.

TRONG THẾ GIỚI CÂY XANH.

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng ở mỗi câu hỏi sau:

Câu 1: Từ ngữ nào trong đoạn văn tả hình dáng cây thông?

A. Cao vút B. Thẳng tắp C. Xanh bóng

Câu 2: Bộ phận nào của cây thông giống như chiếc kim dài?

A. Lá cây B. Thân cây C. Rễ cây

Câu 3: Cây thông thường mọc ở đâu?

A. Trồng rừng B. Trên đồi C. Ven biển

Câu 4: Ở nơi đất khô cằn, cây thông như thế nào

A. Khô héo B. Xanh tốt C. Khẳng khiu

Câu 5: Tìm và ghi lại một câu trong bài có hình ảnh so sánh.

Câu 6: Vì sao nói cây thông là nguồn tài nguyên quý báu?

A. Vì cây cho bóng mát

B. Vì vây cho quả thơm

C. Vì cây cho gỗ và nhựa

II. Đọc thành tiếng: 6 điểm. (Thời gian đọc 1 phút và trả lời câu hỏi).

Học sinh đọc đoạn 1 hoặc đoạn 2 bài "Trận bóng dưới lòng đường" trả lời câu hỏi 2
hoặc 3 SGK Tiếng việt 3 tập 1 trang 54.
ĐỀ SỐ 12

ĐẤT QUÝ ĐẤT YÊU

Ngày xưa, có hai người khách du lịch đến nước Ê-ti-ô-pi-a. Họ đi khắp đất nước thăm
đường sá, núi đồi, sông ngòi. Vua nước Ê-ti-ô-pi-a mời họ vào cung điện, mở tiệc chiêu
đãi và tặng họ nhiều vật quý. Sau đó, vua sai một viên quan đưa khách xuống tàu.

Lúc hai người khách định bước xuống tàu, viên quan bảo khách dừng lại, cởi giày ra.
Ông sai người cạo sạch đất ở đế giày của khách rồi mới để họ xuống tàu trở về nước.
Hai người khách rất ngạc nhiên, hỏi:

– Tại sao các ông phải làm như vậy?

Viên quan trả lời:

– Đây là mảnh đất yêu quý của chúng tôi. Chúng tôi sinh ra ở đây, chết cũng ở đây.
Trên mảnh đất này, chúng tôi trồng trọt. chăn nuôi. Đất Ê-ti-ô-pi-a là cha, là mẹ, là anh
em ruột thịt của chúng tôi. Chúng tôi đã tiếp các ông như những khách quý. Nhà vua đã
tặng các ông nhiều sản vật hiếm. Song đất Ê-ti-ô-pi-a đối với chúng tôi là thiêng liêng,
cao quý nhất. Chúng tôi không bao giờ để các ông mang đi, dù chỉ là một hạt cát nhỏ.

Nghe những lời nói chân tình của viên quan, hai người khách càng thêm khâm phục
tấm lòng yêu quý mảnh đất quê hương của người Ê-ti-ô-pi-a.

Đọc kĩ bài tập đọc "Đất quý, đất yêu" và khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
cho mỗi câu hỏi dưới đây:

Câu 1: Khi khách xuống tàu thì có điều gì bất ngờ xảy ra?

A. Viên quan khách bảo khách dừng lại, cởi giày ra đê họ cạo sạch đất ở đế giày.

B. Viên quan không để khách mang đất của họ đi, dù chỉ là một hạt.
C. Cả hai ý a và b đều đúng.

Câu 2: Vì sao người Ê-ti-ô-pi-a không để khách mang đi, dù chỉ là một hạt cát nhỏ?

A. Vì người Ê-ti-ô-pi-a coi đất quê hương họ là thiêng liêng, cao quý.

B. Vì người Ê-ti-ô-pi-a sợ dơ tàu khi có khách mang giày bám đất.

C. Vì người Ê-ti-ô-pi-a muốn cho hành khách được sạch sẽ khi lên tàu.

Câu 3: Câu "Câu lạc bộ thiếu nhi là nơi chúng em vui chơi, rèn luyện và học tâp."
Thuộc mẫu câu nào?

A. Ai - làm gì?

B. Ai – thế gì?

C. Ai - là nào?

Câu 4: Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi "làm gì?" trong câu "Ở nhà, em giúp mẹ rửa
chén, quét nhà và lau bàn ghế."

.......................................................................................................................

Câu 5: Câu "Mặt trăng tròn, to và đỏ từ từ lên ở chân trời sau rặng tre đen của làng
xa." có bao nhiêu từ chỉ đặc điểm?

A. 3 từ.

B. 4 từ.

C. 5 từ.

ĐỀ SỐ 13
A/ Yêu cầu học sinh mở sách giáo khoa Tiếng Việt tập I – trang 127 đọc thầm bài:
"Nhà rông ở Tây Nguyên" khoảng 08 - 10 phút.

B/ Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn chữ cái trước những ý trả lời
đúng cho từng câu hỏi dưới đây:

1. (0.5đ) Vì sao nhà rông phải cao và chắc?

a. Vì để các già làng họp tại đây để bàn những việc lớn.

b. Vì nhà rông dùng cho nhịều người ở.

c. Vì cao để đàn voi đi qua mà không đụng sàn và khi múa rông chiêng trên sàn ngọn
giáo không vướng mái.

2. (0.5đ) Gian đầu nhà rông được trang trí như thế nào?

a. Treo rất nhiều hình ảnh.

b. Trên vách treo giỏ mây đựng hòn đá thần. Xung quanh hòn đá thần, người ta treo
những cành hoa đan bằng tre, vũ khí, nông cụ và chịêng trống dùng khi cúng tế.

c. Treo rất nhiều hình ảnh và trang trí rất nhiều hoa.

3. (1đ) Gian giữa của nhà rông dùng làm gì?

a. Là nơi thờ thần làng.

b. Là nơi các già làng họp bàn những việc lớn và cũng là nơi tiếp khách của làng.

c. Là nơi trai làng từ 16 tuổi chưa lập gia đình ngủ để bảo vệ buôn làng..

4. (0.5đ) Tìm hình ảnh so sánh với nhau trong câu sau "Nhà rông ở Tây Nguyên cao, to
như một ngọn núi nhìn từ xa".

5. (0.5đ) Em hãy đặt 1 câu dưới dạng câu kiểu: Ai là gì?

6. (1đ) Viết lại câu dưới đây cho đúng chính tả (Điền dấu câu và viết hoa chữ cần viết).
Sáng nay các bạn lớp 3A hát rất hay
ĐỀ SỐ 14

Phần I: TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

Học sinh làm bài bằng cách điền chữ cái A, B, C tương ứng với đáp án đúng nhất vào
bảng trả lời câu hỏi ở bài làm giao lưu học sinh giỏi.

Câu 1: Câu văn nào dưới đây đặt dấu phẩy đúng vị trí:

A. Bỗng vượn mẹ nhẹ nhàng đặt con xuống, vơ vội nắm bùi nhùi gối lên đầu con, rồi nó
hái cái lá to, vắt sữa vào và đặt lên miệng con.
B. Bỗng vượn mẹ nhẹ nhàng, đặt con xuống, vơ vội nắm bùi nhùi gối lên đầu con, rồi
nó hái cái lá to, vắt sữa vào và đặt lên miệng con.
C. Bỗng vượn mẹ nhẹ nhàng, đặt con xuống, vơ vội nắm bùi nhùi gối lên đầu con, rồi
nó hái cái lá to, vắt sữa vào, và đặt lên miệng con.

Câu 2: Cho câu: "Những chú voi chạy đến đích trước tiên đều ghìm đà, huơ vòi chào
những khán giả đã nhiệt liệt cổ vũ, khen ngợi chúng." Em hiểu cổ vũ là:

A. Bắt buộc voi đua hăng hái hơn.


B. Khuyến khích, động viên voi đua hăng hái hơn.
C. Yêu cầu voi đua hăng hái hơn.

Câu 3: Câu văn nào sử dụng biện pháp nhân hóa?

A. Mùa hè, hoa phượng nở đỏ rực trên sân trường.


B. Mùa hè, hoa phượng nhảy múa đỏ rực trên sân trường.
C. Mùa hè, hoa phượng đỏ rực như trải thảm đỏ trên sân trường.

Câu 4: Câu: "Các nghệ nhân đã thêu nên những bức tranh tinh xảo bằng đôi bàn tay
khéo léo của mình." có bộ phận câu trả lời cho câu hỏi:

A. Như thế nào? B. Để làm gì? C. Bằng gì?


Câu 5: Câu thành ngữ nào nói đến sự tinh thông, hiểu biết rộng của con người:

A. Học thày không tày học bạn.


B. Học một biết mười.
C. Học không hay, cày không biết.

Câu 6: Câu văn nào viết đúng chính tả?

A. Chúng em thi đua giữ gìn vệ sinh lớp học.


B. Chúng em thi đua dữ dìn vệ sinh lớp học.
C. Chúng em thi đua giữ gìn vệ xinh lớp học.

Phần II: TỰ LUẬN (12 điểm)

Câu 1: Điền vào chỗ trống từ đúng chính tả:

a) rào hay dào: hàng...., dồi ...., mưa ....., .... dạt.
b) rẻo hay dẻo: bánh ....., múa ......, ...... dai, ..... Cao.
c) rang hay dang: ...... lạc, ..... tay, rảnh ......, ..... mỏng.
d) ra hay da: cặp ......, ...... diết, ...... vào, ...... chơi.

Câu 2: Bài thơ: Đồng hồ báo thức (SGK - Tiếng Việt lớp 3 - tập 2 trang 44) có viết:

Bác kim giờ thận trọng Bé kim giây tinh nghịch


Nhích từng li, từng li Chạy vút lên trước hàng
Anh kim phút lầm lì Ba kim cùng tới đích
Đi từng bước, từng bước Rung một hồi chuông vang.

Trong bài thơ trên, em thích hình ảnh nào nhất? Vì sao?

Câu 3: Hãy viết một đoạn văn 8 – 10 câu kể lại buổi đầu tiên em đi học.

ĐỀ SỐ 15
A, KIỂM TRA ĐỌC:

1, Đọc thành tiếng: (6 điểm)

2, Đọc thầm (4 điểm)

Đọc thầm bài "Chiếc áo rách" và làm bài tập

CHIẾC ÁO RÁCH.

Một buổi học, bạn Lan đến lớp mặc chiếc áo rách. Mấy bạn xúm đến trêu chọc. Lan đỏ
mặt rồi ngồi khóc.

Hôm sau, Lan không đến lớp. Buổi chiều, cả tổ đến thăm Lan. Mẹ Lan đi chợ xa bán
bánh vẫn chưa về. Lan đang ngồi cắt những tàu lá chuối để tối mẹ về gói bánh. Các bạn
hiểu hoàn cảnh gia đình Lan, hối hận vì sự trêu đùa vô ý hôm trước. Cô giáo và cả lớp
mua một tấm áo mới tặng Lan. Cô đến thăm, ngồi gói bánh và trò chuyện cùng mẹ Lan,
rồi giảng bài cho Lan.

Lan cảm động về tình cảm của cô giáo và các bạn đối với mình. Sáng hôm sau, Lan lại
cùng các bạn tới trường.

Khoanh tròn vào ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây hoặc viết vào chỗ
chấm

1. Vì sao các bạn trêu chọc Lan?

a. Vì Lan bị điểm kém.

b. Vì Lan mặc áo rách đi học.

c. Vì Lan không chơi với các bạn.

2. Khi các bạn đến thăm Lan thì thấy bạn Lan đang làm gì?

a. Lan giúp mẹ cắt lá để gói bánh.


b. Lan đang học bài.

c. Lan đi chơi bên hàng xóm.

3. Khi đã hiểu hoàn cảnh gia đình Lan, cô và các bạn đã làm gì?

a. Mua bánh giúp gia đình Lan.

b. Hàng ngày đến nhà giúp Lan cắt lá để gói bánh.

c. Góp tiền mua tặng Lan một tấm áo mới.

4. Câu chuyện trên khuyên em điều gì?

a. Cần đoàn kết giúp đỡ bạn bè, nhất là những bạn có hoàn cảnh khó khăn.

b. Thấy bạn mặc áo rách không nên chê cười.

c. Cần giúp đỡ bạn bè làm việc nhà.

5. Bộ phận in đậm trong câu: "Các bạn hối hận vì sự trêu đùa vô ý hôm trước." trả
lời cho câu hỏi nào?

a. Làm gì? b. Như thế nào? c. Là gì?

6. Hãy đặt một câu theo mẫu câu: Ai - làm gì?

B, Bài kiểm tra viết:

1. Chính tả: (Nghe - viết) 5 điểm

BÀI: CHỊ EM

2, Tập làm văn: Viết một đoạn văn ngắn tả về cô giáo cũ của em.

Tham khảo thêm: https://vndoc.com/de-thi-hoc-ki-1-lop-3

BỘ 26 ĐỀ THI HKI MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3

ĐỀ SỐ 1

KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I


MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3

A. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức tiếng Việt:

A.I. (1,5 đ) Đọc thành tiếng: Đọc một trong năm đoạn văn của bài Hũ bạc của người
cha (Tiếng Việt 3, tập 1, trang 121 - 122)

A.II. Đọc thầm và làm bài tập (Khoảng 30 phút):

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:

1. (0, 5 đ) Ông lão bảo với con trai hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là gì?

a. Hai bàn tay con

b. Hũ vàng

c. Tiết kiệm

2. (0, 5 đ) Ông lão mong ước điều gì ở người con trai?

a. Muốn con trai trở thành một đại gia

b. Trở thành người siêng năng chăm chỉ, tự mình kiếm nổi bát cơm
c. Muốn con trai trở thành người sang trọng

3. (0, 5 đ) Người Chăm sống chủ yếu ở đâu?

a. Tây Nguyên

b. Nam Trung Bộ

c. Bắc Trung Bộ

4. (0, 5 đ) Khi ông lão vứt tiền vào bếp lửa, người con làm gì?

a. Vội thọc tay vào lửa để lấy tiền ra, không hề sợ bỏng

b. Khóc thật to

c. Lấy cây khiều tiền ra

5. (0, 5 đ) Truyện Hũ bạc của người cha là truyện cổ tích của dân tộc nào?
.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

6. (0, 5 đ) Tìm từ chỉ hoạt động trong câu “Người cha vứt ngay nắm tiền xuống ao”.

.....................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

7. (0, 5 đ) Dựa theo nội dung bài tập đọc Hũ bạc của người cha, em hãy đặt
mộtcâu theo mẫu Ai là gì ? để nói về ông lão.

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

B. Kiểm tra kĩ năng viết chính tả và viết văn.

B. I. (2,0 điểm) Chính tả (khoảng 20 phút):

- GV đọc cho HS ghe - viết bài: “Đêm trăng trên Hồ Tây” – SGK, Tiếng việt 3, tập 1,
trang 105.

- Viết cả bài

B.II. (3 điểm) Viết văn (25 phút):

Viết một bức thư cho bạn ở một tỉnh miền Nam (hoặc miền Trung, miền Bắc) để
làm quen và hẹn bạn cùng thi đua học tốt.

* Gợi ý:

a. Lí do viết thư (Em biết về bạn qua báo chí, đài phát thanh, truyền hình, ...).

b. Nội dung bức thư (Em tự giới thiệu, hỏi thăm bạn, hẹn bạn cùng thi đua học tốt ... )

HƯỚNG DẪN CHẤM TIẾNG VIỆT 3


A. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức tiếng Việt:

* Đọc thành tiếng :(1,5 điểm)

* Đọc thầm và làm bài tập:

Câu 1: Ý a (0,5 điểm)

Câu 2 Ý b (0,5 điểm)

Câu 3: Ý b (0,5 điểm)

Câu 4: Ý a (0,5 điểm)

Câu 5: (0,5 điểm) - Chăm

Câu 6: (0,5 điểm) – vứt

Câu 7: HS vận dụng đặt câu theo ý mình, đúng yêu cầu đạt 0,5 điểm

B. Kiểm tra kĩ năng viết chính tả và viết văn.

* Chính tả : 2 điểm

- Viết đúng bài “Đêm trăng trên Hồ Tây” chữ viết rõ ràng, sạch, đẹp, biết cách trình
bày: 2 điểm

- Viết sai 2 lỗi trừ 0,5 điểm.

* Lưu ý:Chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, trình bày bẩn, ... trừ 0,5
điểm toàn bài.

* Tập làm văn: 3 điểm

Bài làm đảm bảo các yêu cầu sau, đạt 3 điểm:

- Viết một bức thư ngắn theo gợi ý ở đề bài (đủ các phần của một bức thư); riêng phần
nội dung thư viết được 5 câu văn trở lên.

- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.

-Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ.
* Tùy theo mức độ sai sót về dùng từ, về diễn đạt và chữ viết, ... có thể cho các mức
điểm: 2,5; 2; 1,5; 1; 0,5.
ĐỀ SỐ 2

Trường TH …………………KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I - NĂM HỌC …….

Lớp 3 Môn Tiếng việt 3 (Phần đọc)

Họ tên: ……………………… (Thời gian làm bài: 40 phút)

1/ Đọc thầm, trả lời câu hỏi và bài tập:

Dựa và nội dung bài tập đọc: “Người liên lạc nhỏ” (sách Tiếng việt 3, tập 1,
trang 112 và 113)

Hãy khoanh trước ý trả lời đúng nhất và thực hiện các câu hỏi theo yêu cầu:

Câu 1: Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì?

A. Đưa thầy mo về cúng cho mẹ ốm.

B. Bảo vệ cán bộ, dẫn đường đưa cán bộ đến địa điểm mới.

C, Dẫn đường đưa cán bộ đến gặp giặc Tây.

Câu 2: Vì sao bác cán bộ phải đóng vai một ông già Nùng?

A. Bác cán bộ thích cách ăn mặc của người Nùng.

B. Bác cán bộ luôn yêu núi rừng Việt Bắc.

C. Để dễ hòa đồng với mọi người, làm địch tưởng bác cán bộ là người địa
phương.

Câu 3: Cách đi đường của hai bác cháu như thế nào?

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
Câu 4: Sự nhanh trí và dũng cảm của Kim Đồng đã giúp được hai bác cháu điều gì?

A. Khiến bọn giặc vui mừng nên hai bác cháu đã thoát khỏi vòng vây của địch.

B. Khiến bọn giặc không hề nghi ngờ nên để hai bác cháu đi qua.

C. Khiến nơi ở của người Nùng luôn bị giặc tấn công.

Câu 5: Trong các câu dưới đây, câu nào có hình ảnh so sánh?

A. Ông ké ngồi ngay xuống tảng đá, thản nhiên nhìn bọn lính.

B. Ông ké dừng lại, tránh sau lưng một tảng đá

C. Những tảng đá ven đường sáng hẳn lên như vui trong nắng sớm.

Câu 6: Đặt câu theo mẫu Ai thế nào? Để miêu tả một bông hoa trong vườn.

………………………………………………………………………………………….....

.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

…………………………………………………………………………………………….

II/ Đọc thành tiếng :

Giáo viên cho học sinh bốc thăm, sau đó các em sẽ đọc thành tiếng (mỗi học sinh đọc
một đoạn trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3, tập một khoảng: 1 phút 45 giây – 2
phút 00 giây) và trả lời câu hỏi do giáo viên chọn theo nội dung được quy định như sau:

Bài 1: “Cô giáo tí hon”; đọc đoạn: “Bé treo nón,…mớ tóc mai.” (trang 17 và 18 ).

Bài 2: “Bài tập làm văn”; đọc đoạn: “Tôi cố nghĩ …bài tập làm văn.” (trang 46).

Bài 3: “Nhớ lại buổi đầu đi học”; đọc đoạn: “Hằng năm ,…hôm nay tôi đi học.” (trang
51).

- Thời gian kiểm tra:

* Đọc thầm, trả lời câu hỏi và bài tập trên giấy: 30 phút.
* Đọc thành tiếng: tùy theo tình hình từng lớp, giáo viên tổ chức cho các em kiểm tra và
chấm ngay tại lớp.

KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I - NĂM HỌC

Môn Tiếng việt 3 (phần viết)

Thời gian làm bài: 40 phút

I/ Phần chính tả: (nghe – viết) bài: “Ông ngoại” Sách Tiếng việt 3, trang 34),

- Viết đoạn từ: “Thành phố …………. chữ cái đầu tiên.”

II/ Phần Tập làm văn:

Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 đén 7 câu) kể những điều em biết về nông
thôn (hoặc thành thị) theo gợi ý sau:

+ Nhờ đâu em biết (em biết khi đi chơi, khi xem ti vi, khi nghe kể …..)?

+ Cảnh vật, con người ở nông thôn (hoặc thành thị ) có gì đáng yêu?

+ Điều gì làm em thích và đáng nhớ nhất?

+ Tình cảm của em về cảnh vật và con người ở nông thôn (hoặc thành thị)?

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

Môn: TIẾNG VIỆT 3 (phần đọc)

I. Đọc thầm, trả lời câu hỏi và bài tập: (4 điểm)

Câu 1,2,4: Điền đúng mỗi câu ghi: 0.5 điểm (A, C, B)

Câu3: (1 điểm)

Câu 5: (1 điểm) Đặt đúng mẫu câu: Ai thế nào?

II Đọc thành tiếng: (6 điểm)


Có thể phân ra các yêu cầu sau:

1/Đọc đúng tiếng, đúng từ: 2.0 điểm

Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 1,5 điểm; đọc sai quá 5 tiếng: 0,5 điểm

2/ Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 2,0 điểm

Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ : 1,5 điểm

Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên : 0.5 điểm

3/Giọng đọc bước đầu có biểu cảm

Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm : 0,5 điểm

Giọng đọc không thể hiện rõ tính biểu cảm : không ghi điểm

4/ Tốc độ đọc: đạt tốc độ quy định

Nếu thời gian mỗi lần đọc vượt hơn so với quy định là 1 phút: ghi 0,5 điểm;

Đọc trên 1 phút: không ghi điểm.

5/Trả lời đúng câu hỏi do giáo viên nêu : 1,0 điểm

Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng : ghi 0,5 điểm

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI KÌ I, Năm học: 2014 - 2015

Môn: TIẾNG VIỆT 3 (phần viết)

I. Chính tả: (5 điểm)

- Bài viết không mắc lỗi (hoặc chỉ mắc 1 lỗi) chính tả; chữ viết rõ ràng, sạch sẽ, trình
bày đúng đoạn văn: ghi 5 điểm.

- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai- lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa
đúng quy định): trừ 0,5 điểm.
- Nếu chữ viết không rõ ràng; sai lẫn độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn:
trừ 1 điểm cho toàn bài.

II. Tập làm văn: (5 điểm)

- Bài được ghi điểm 5 phải bảo đảm các yêu cầu sau :

+ Nhờ đâu em biết (em biết khi đi chơi, khi xem ti vi, khi nghe kể …..)?

+ Cảnh vật, con người ở nông thôn (hoặc thành thị) có gì đáng yêu?

+ Điều gì làm em thích và đáng nhớ nhất?

+ Tình cảm của em về cảnh vật và con người ở nông thôn (hoặc thành thị)?

+Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.

+ Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ.

-Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể ghi một trong các mức sau
:4.5 – 4.0- 3.5 – 3.0 – 2.5 – 2.0 – 1.5 – 1.0 – 0.5.
ĐỀ SỐ 3

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I KHỐI 3

NĂM HỌC:

MÔN: TIẾNG VIỆT

Thời gian làm bài: 40 phút (không kể thời gian phát đề)

A. Đọc (6 điểm)

I. Đọc thành tiếng (2,5 điểm)

HS bốc thăm và đọc một đoạn khoảng 50 tiếng/ phút và trả lời một câu hỏi một
trong các bài tập đọc sau:

1) Nắng phương nam (TV 3 tập 1 trang 94)

2) Luôn nghĩ đến miền Nam (TV 3 tập 1 trang 100)

3) Người con của Tây Nguyên (TV 3 tập 1 trang 103)

4) Cửa Tùng (TV 3 tập 1 trang 109)

5) Người liên lạc nhỏ (TV 3 tập 1 trang 112)

6) Hũ bạc của người cha (TV 3 tập 1 trang 121)

7) Đôi bạn (TV 3 tập 1 trang 130)

II. Đọc hiểu (3,5 điểm)

* Đọc thầm bài: “Cửa Tùng” sau đó khoanh tròn vào ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu
hỏi sau.
Cửa Tùng

Thuyền chúng tôi đang xuôi dòng Bến Hải – con sông in đậm dấu ấn lịch sử một
thời chống Mĩ cứu nước. Đôi bờ thôn xóm mướt màu xanh luỹ tre làng và những rặng
phi lao rì rào gió thổi.

Từ cầu Hiền Lương thuyền xuôi khoảng sáu cây số nữa là đã gặp biển cả mênh
mông. Nơi dòng Bến Hải gặp sóng biển khơi ấy chính là Cửa Tùng. Bãi cát ở đây từng
được ngợi ca là “Bà chúa của các bãi tắm”. Diệu kì thay trong một ngày, Cửa Tùng có
ba sắc màu nước biển. Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt
biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi
sang màu xanh lục.

Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào
mái tóc bạch kim của sóng biển.

Theo Thuỵ Chương

Đọc thầm bài Cửa Tùng, sau đó khoanh vào ý trả lời đúng nhất:

1. Cảnh hai bên bờ sông Bến Hải có gì đẹp? (0,5 điểm)

a. Thôn xóm mướt màu xanh luỹ tre làng, những rặng phi lao rì rào gió thổi.

b. Những cánh đồng lúa trải dài đôi bờ.

c. Những chiếc thuyền cặp bến hai bờ sông.

2.Những từ ngữ nào miêu tả ba sắc màu nước biển trong một ngày? (0,5 điểm)

a. Xanh thẩm, vàng tươi, đỏ rực.

b. Xanh nhạt, đỏ tươi, vàng hoe.

c. Hồng nhạt, xanh lơ, xanh lục.

3. Bờ biển Cửa Tùng được so sánh với hình ảnh nào? (0,5 điểm)

a. Một dòng sông.


b. Một tấm vải khổng lồ.

c. Một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim.

4. Trong các từ dưới đây, từ nào là từ chỉ hoạt động? (0,5 điểm)

a. Thuyền

b. Thổi

c. Đỏ

5. Bộ phận nào trong câu: “Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển.” trả lời câu hỏi Ai
(con gì, cái gì)?

a. Cửa Tùng.

b. Có ba sắc màu nước biển

c. Nước biển.

Câu 6: Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “là gì?” trong câu: “Câu lạc bộ thiếu
nhi là nơi chúng em vui chơi, rèn luyện và học tâp.” (0,5 điểm)

Câu 7: Đặt câu “ Ai thế nào?” (0,5điểm)

II. Viết ( 4 điểm)

1. Chính tả ( 2 điểm)

- Nghe – viết: Nhà rông ở Tây Nguyên

Gian đầu nhà rông là nơi thờ thần làng, trên vách treo một giỏ mây đựng hòn đá
thần. Đó là hòn đá mà già làng nhặt lấy khi chọn đất lập làng. Xung quanh hòn đá thần,
người ta treo những cành hoa đan bằng tre, vũ khí, nông cụ của cha ông truyền lại và
chiêng trống dùng khi cúng tế.

2. Tập làm văn (2 điểm)

Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 câu) kể những điều em biết về
nông thôn (hoặc thành thị).

Gợi ý:

+ Nhờ đâu em biết (em biết khi đi chơi, khi xem ti vi, khi nghe kể …..) ?

+ Cảnh vật, con người ở nông thôn (hoặc thành thị) có gì đáng yêu?

+ Em thích nhất điều gì?

+ Tình cảm của em về cảnh vật và con người ở nông thôn (hoặc thành thị)?
ĐÁP ÁN

I. Đọc thành tiếng(2,5 điểm)

- Đọc đúng tiếng, đúng từ: 1,5 điểm (Đọc sai 1 - 2 tiếng: 1 điểm; Sai 3 – 4 tiếng:
0,5 điểm; Sai 5 – 6 tiếng: 0 điểm)

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu hoặc cụm từ rõ nghĩa (Có thể mắc lỗi về ngắt
nghỉ hơi ở 1 hoặc 2 chỗ): 1,5 điểm. (Không ngắt nghỉ hơi đúng ở 3 – 4 dấu câu: 1
điểm; Không ngắt nghỉ hơi đúng ở 5 câu trở lên: 0 điểm)

- Tốc độ đọc đạt yêu cầu: Đọc quá 1 – 2 phút: 0,5 điểm; Quá 2 phút, phải đánh vần:
0 điểm.

II. Đọc hiểu(3,5 điểm)

1. Cảnh hai bên bờ sông Bến Hải có gì đẹp? (0,5 điểm)

a. Thôn xóm mướt màu xanh luỹ tre làng, những rặng phi lao rì rào gió thổi.

2.Những từ ngữ nào miêu tả ba sắc màu nước biển trong một ngày? (0,5 điểm)

c. Hồng nhạt, xanh lơ, xanh lục.

3. Bờ biển Cửa Tùng được so sánh với hình ảnh nào? (0,5 điểm)

c. Một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim.

4. Trong các từ dưới đây, từ nào là từ chỉ hoạt động? (0,5 điểm)

b. Thổi

5. Bộ phận nào trong câu: “Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển.” trả lời câu hỏi Ai
(con gì, cái gì)? (0,5 điểm)

a. Cửa Tùng.

Câu 6: Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “là gì?” trong câu: “ Câu lạc bộ thiếu
nhi là nơi chúng em vui chơi, rèn luyện và học tâp.” (0,5 điểm)
Câu lạc bộ thiếu nhi là nơi chúng em vui chơi, rèn luyện và học tâp

Câu 7: Đặt câu “Ai thế nào?” (0,5điểm)

Tùy theo học sinh đặt câu hoàn chỉnh để giáo viên chấm.

II. Viết (4 điểm)

1. Chính tả: Nghe - viết (2 điểm)

Bài viết không mắc lỗi chính tả,chữ viết rõ ràng, đúng độ cao, đúng khoảng cách,
trình bày đúng đoạn văn. (2 điểm)

Sai - lẫn 2 lỗi chính tả trong bài viết về âm, vần, thanh, không viết hoa đúng quy
định trừ 0,5 điểm.

2. Tập làm văn. (2 điểm) Đảm bảo các yêu cầu:

Viết được đoạn văn ngắn theo yêu cầu của đề; Sử dụng từ ngữ chính xác; Viết câu
đúng ngữ pháp;Bài viết sai không quá 5 lỗi chính tả và theo trình tự sau:

- Giới thiệu được lý do em định kể về nơi đó? (0,5 điểm)

- Kể được cảnh vật, con người ở đó như thế nào? (0,5 điểm)

- Nói được điều em thích nhất nơi giới thiệu. (0,5 điểm)

- Cảm nghĩ của em về nơi kể (0,5 điểm)

Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt, chữ viết có thể cho các mức điểm: 1,5 - 1,0
0,5.

Nếu bài viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn
trừ 0,5 điểm toàn bài chính tả và tập làm văn.
ĐỀ SỐ 5

A- Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức tiếng việt:

Cho văn bản sau:

Thả diều

Cánh diều no gió Trời như cánh đồng

Sáo nó thổi vang Xong mùa gặt hái

Sao trời trôi qua Diều em lưỡi liềm

Diều thành trăng vàng. Ai quên bỏ lại.

Cánh diều no gió Cánh diều no gió

Tiếng nó trong ngần Nhạc trời reo vang

Diều hay chiếc thuyền Tiếng diều xanh lúa

Trôi trên sông Ngân. Uốn cong tre làng.

TRẦN ĐĂNG KHOA

Cánh diều no gió

Tiếng nó chơi vơi

Diều là hạt cau

Phơi trên nong trời.

A.1- Đọc thành tiếng (1,5 điểm): Đọc hai khổ thơ trong bài thơ “Thả diều”

A.2- Đọc thầm và làm bài tập(4,5 điểm) – (Thời gian 15 – 20 phút)
- Trắc nghiệm: Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi
dưới đây:

Câu 1: Câu thơ “Cánh diều no gió” trong bài thơ được tác giả lặp lại mấy lần?

A. 3 lần B. 4 lần C. 5 lần

Câu 2: Câu thơ “Sao trời trôi qua- Diều thành trăng vàng” tả cảnh diều vào lúc nào?

A. Vào ban ngày B. Vào lúc hoàng hôn C. Vào ban đêm

Câu 3: Em hiểu “Sao trời trôi qua- Diều thành trăng vàng” là thế nào?

A. Diều bay cao ngang sao trời và biến thành mặt trăng.

B. Ở giữa những ngôi sao, cánh diều giống mặt trăng.

C. Khi không có sao, cánh diều giống mặt trăng.

Câu 4: Dòng nào dưới đây gồm những từ chỉ đặc điểm của sự vật?

A. thả diều, phơi, gặt hái

B. trong ngần, chơi vơi, xanh

C. cánh diều, chiếc thuyền, lưỡi liềm

Câu 5: Câu nào trong các câu dưới đây cấu tạo theo mẫu Ai thế nào?

A. Tiếng sáo diều trong ngần.

B. Bạn nhỏ thả diều trên cánh đồng.

C. Diều là chiếc thuyền trôi trên sông Ngân.

- Tự luận:

Câu 6:Trong bài thơ, tác giả thấy cánh diều giống những sự vật nào?

...........................................................................................................................................

Câu 7: Gạch dưới từ chỉ hoạt động trong câu thơ sau:

“Tiếng diều xanh lúa- Uốn cong tre làng.”


Câu 8: Khổ thơ 4 có hình ảnh so sánh nào?

............................................................................................................................................

B- Kiểm tra kĩ năng viết chính tả và viết văn:

B.1- Chính tả nghe- viết(2,0 điểm) – Thời gian 15 phút

Cảng Cam Ranh

Cam Ranh của chúng ta được xếp ngang hàng với những cảng thiên nhiên lớn nhất
thế giới. Cảng Cam Ranh nằm bên quốc lộ số 1. Dãy núi Bình Ba cùng những hòn đảo
nhỏ nhấp nhô tạo thành bức bình phong chắn sóng Biển Đông. Vì thế, quanh năm lúc
nào Cam Ranh cũng bình yên êm ả ...

ĐẮC TRUNG

B.2- Viết văn(2,0 điểm) – Thời gian 35 phút

Đề bài: Viết một đoạn văn (từ 7 – 10 câu) Kể về một vùng quê nơi em đang ở hoặc
nơi em yêu thích.

Gợi ý:

a) Đó là vùng quê ở đâu?

b) Cảnh đẹp, con người ở vùng quê có gì đáng yêu?

c) Em thích nhất điều gì?


HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN

A- Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức tiếng Việt:

A.1- Đọc thành tiếng (1,5 điểm):

- Đọc đúng, trôi chảy, rõ ràng, ... – được 1,5 điểm;

- Đọc đúng nhưng chưa trôi chảy, rõ ràng, ... – được 1,0 điểm;

- Đọc còn sai (Không quá 5 tiếng) , ... – được 0,5 điểm

A.2- Đọc thầm và làm bài tập (4,5 điểm):

- Chọn và khoanh tròn đúng các câu 1, 2, 3, 4, 5. Mỗi câu được 0,5 điểm

Câu 1: Chọn B

Câu 2: Chọn C

Câu 3: Chọn C

Câu 4: Chọn B

Câu 5: Chọn A

- Ghi nội dung trả lời, bài làm:

Câu 6: trăng vàng, chiếc thuyền, hạt cau, lưỡi liềm - được 0,5 điểm

Câu 7: Uốn (Uốn cong) - được 0,5 điểm

Câu 8: Trời – cánh đồng; Diều – lưỡi liềm

(hoặc: Trời như cánh đồng; Diều em lưỡi liềm) - được 1,0 điểm

B- Kiểm tra kĩ năng viết chính tả và viết văn:

B.1- Viết chính tả (2,0 điểm):

- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn – 2 điểm
- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết sai (âm đầu, vần, thanh); không viết hoa đúng qui
định, trừ 0,2 điểm.

- Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình
bày bẩn, … trừ 0,5 điểm toàn bài.

B.2- Viết văn (2,0 điểm):

- Đảm bảo các yêu cầu sau, được 2 điểm:

+ Viết được một đoạn văn kể, đơn giản chừng 7 câu đến 10 câu đúng theo yêu cầu
của đề, câu hỏi gợi ý;

+ Biết dùng từ, đặt câu đúng, không mắc lỗi chính tả;

+ Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ.

- Tùy theo mức độ sai sót về dùng từ, về câu và chữ viết, … có thể cho các mức điểm:
1,5 – 1,0 - 0,5

--------------------------------------------- Hết ------------------------------------------


ĐỀ SỐ 6

A/ Yêu cầu học sinh mở sách giáo khoa Tiếng Việt tập I – trang 127 đọc thầm bài:
“Nhà rông ở Tây Nguyên” khoảng 08 - 10 phút.

B/ Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn chữ cái trước những ý trả lời đúng
cho từng câu hỏi dưới đây:

1. (0.5đ) Vì sao nhà rông phải cao và chắc?

a. Vì để các già làng họp tại đây để bàn những việc lớn.

b. Vì nhà rông dùng cho nhịều người ở.

c. Vì cao để đàn voi đi qua mà không đụng sàn và khi múa rông chiêng trên sàn ngọn
giáo không vướng mái.

2. (0.5đ) Gian đầu nhà rông được trang trí như thế nào?

a. Treo rất nhiều hình ảnh.

b. Trên vách treo giỏ mây đựng hòn đá thần. Xung quanh hòn đá thần, người ta treo
những cành hoa đan bằng tre, vũ khí, nông cụ và chịêng trống dùng khi cúng tế.

c. Treo rất nhiều hình ảnh và trang trí rất nhiều hoa.

3. (1đ) Gian giữa của nhà rông dùng làm gì?

a. Là nơi thờ thần làng.

b. Là nơi các già làng họp bàn những việc lớn và cũng là nơi tiếp khách của làng.

c. Là nơi trai làng từ 16 tuổi chưa lập gia đình ngủ để bảo vệ buôn làng..

4. (0.5đ) Tìm hình ảnh so sánh với nhau trong câu sau “Nhà rông ở Tây Nguyên cao, to
như một ngọn núi nhìn từ xa”.

5. (0.5đ) Em hãy đặt 1 câu dưới dạng câu kiểu: Ai là gì?


6. (1đ) Viết lại câu dưới đây cho đúng chính tả (Điền dấu câu và viết hoa chữ cần viết).
sáng nay các bạn lớp 3A hát rất hay

Đáp án đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3

1. (0.5đ) Vì sao nhà rông phải cao và chắc?

c. Vì cao để đàn voi đi qua mà không đụng sàn và khi múa rông chiêng trên sàn ngọn
giáo không vướng mái.

2. (0.5đ) Gian đầu nhà rông được trang trí như thế nào?

b. Trên vách treo giỏ mây đựng hòn đá thần. Xung quanh hòn đá thần, người ta treo
những cành hoa đan bằng tre, vũ khí, nông cụ và chịêng trống dùng khi cúng tế.

3. (1đ) Gian giữa của nhà rông dùng làm gì?

b. Là nơi các già làng họp bàn những việc lớn và cũng là nơi tiếp khách của làng.

4. (0.5đ) Tìm hình ảnh so sánh với nhau trong câu sau “Nhà rông cao, to như một ngọn
núi nhìn từ xa”.

Nhà rông cao, to so sánh với một ngọn núi nhìn từ xa

5. (0.5đ) Em hãy đặt 1 câu dưới dạng câu kiểu: Ai là gì?

Học sinh đặt câu có hai bộ phận chính VD: Bố em là công nhân.(0.5đ)

6. (1đ) Viết lại câu dưới đây cho đúng chính tả (Điền dấu câu và viết hoa chữ cần viết).
sáng nay các bạn lớp 3A hát rất hay

Sáng nay, các bạn lớp 3A hát rất hay. Viết hoa chữ Sáng (0.5đ) điền đúng dấu phẩy và
chấm (0.5đ)
ĐỀ SỐ 7

A. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức tiếng Việt

Thời gian làm bài: 20 phút (không kể thời gian giao đề)

Cho văn bản sau:

Bài đọc:ĐẤT QUÝ ĐẤT YÊU

Ngày xưa, có hai người khách du lịch đến nước Ê-ti-ô-pi-a. Họ đi khắp đất nước
thăm đường sá, núi đồi, sông ngòi. Vua nước Ê-ti-ô-pi-a mời họ vào cung điện, mở tiệc
chiêu đãi và tặng họ nhiều vật quý. Sau đó, vua sai một viên quan đưa khách xuống tàu.

Lúc hai người khách định bước xuống tàu, viên quan bảo khách dừng lại, cởi
giày ra. Ông sai người cạo sạch đất ở đế giày của khách rồi mới để họ xuống tàu trở về
nước. Hai người khách rất ngạc nhiên, hỏi:

- Tại sao các ông phải làm như vậy?

Viên quan trả lời:

- Đây là mảnh đất yêu quý của chúng tôi. Chúng tôi sinh ra ở đây, chết cũng ở
đây. Trên mảnh đất này, chúng tôi trồng trọt. chăn nuôi. Đất Ê-ti-ô-pi-a là cha, là mẹ, là
anh em ruột thịt của chúng tôi. Chúng tôi đã tiếp các ông như những khách quý. Nhà
vua đã tặng các ông nhiều sản vật hiếm. Song đất Ê-ti-ô-pi-a đối với chúng tôi là thiêng
liêng, cao quý nhất. Chúng tôi không bao giờ để các ông mang đi, dù chỉ là một hạt cát
nhỏ.

Nghe những lời nói chân tình của viên quan, hai người khách càng thêm khâm
phục tấm lòng yêu quý mảnh đất quê hương của người Ê-ti-ô-pi-a.

A. I. (1,5 đ) Đọc thành tiếng: Đọc một đoạn văn của văn bản trên.

A. II. (3,5 đ) Đọc thầm và làm bài tập (khoảng 15 – 20 phút) :


Khoanh tròn vào chữ a, b hoặc c trước ý trả lời đúng nhất cho các câu hỏi 1, 2, 3,
4, 5 và hoàn thành câu 6 dưới đây:

Câu 1:Khi khách xuống tàu thì có điều gì bất ngờ xảy ra?

a. Viên quan bảo khách dừng lại, cởi giày ra đê họ cạo sạch đất ở đế giày.
b. Viên quan tặng khách nhiều sản vật quý, hiếm.
c. Cả hai ý a và b đều đúng.

Câu 2: Vì sao người Ê-ti-ô-pi-a không để khách mang đi, dù chỉ là một hạt cát
nhỏ?

a. Vì người Ê-ti-ô-pi-a sợ dơ tàu khi có khách mang giày bám đất.


b. Vì người Ê-ti-ô-pi-a muốn cho hành khách được sạch sẽ khi lên tàu.
c. Vì người Ê-ti-ô-pi-a coi đất quê hương họ là thiêng liêng, cao quý.

Câu 3: Câu “Đây là mảnh đất yêu quý của chúng tôi” Thuộc mẫu câu nào?

a. Ai - làm gì?
b. Ai - là gì?
c. Ai - thế nào?

Câu 4: Viết bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Ai?” trong câu: “Trong lớp, em
hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.

………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………….……………

Câu 5: Tìm trong bài và viết lại 3 từ chỉ đặc điểm?

………………………………………………………………………………………
….........................................................................................................................................

Câu 6: Đặt một câu có hình ảnh so sánh.

………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
B. Kiểm tra kĩ năng viết chính tả và viết văn (viết đoạn, bài)

B.I. Chính tả (nghe - viết) (2,0 đ) (khoảng 15 phút)

B.II. Viết đoạn, bài ( 3,0 đ) (khoảng 35 phút)

Hãy viết một đoạn văn giới thiệu về nhóm em.

ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I

A. I. (1,5 đ) Đọc thành tiếng: Đọc một đoạn văn của văn bản trên.

A. II. (3,5 đ) Đọc thầm và làm bài tập (khoảng 15 – 20 phút):

1. a (0,5 điểm)

2. c (0,5 điểm)

3. b (0,5 điểm)

B. Kiểm tra kĩ năng viết chính tả và viết văn (viết đoạn, bài)

B.I. Chính tả (nghe - viết) (2,0 đ) (khoảng 15 phút)

Đường vào bản

Con đường men theo một bãi vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp, dày như ống đũa. Con
đường đã nhiều lần đưa tiễn bản tôi đi công tác và cũng đã từng đón mừng cô giáo về
bản dạy chữ. Dù ai đi đâu, về đâu, khi bàn chân đã bén hòn đá, hòn đất trên con đường
thân thuộc ấy, thì chắc chắn sẽ hẹn ngày quay lại.

- Yêu cầu: Viết đủ, đúng, trình bày sạch đẹp. (2 điểm)

- Sai 1 lỗi trừ 0,25 điểm.

- Chữ xấu: trừ điểm tùy theo mức độ.

B.II. Viết đoạn, bài ( 3,0 đ) (khoảng 35 phút)


Đề bài : Hãy một đoạn văn để giới thiệu về nhóm của em.

- Đoạn văn có câu mở đầu hoàn thành đến câu kết thúc: 0,5 điểm

- Nội dung đúng yêu cầu kể về các bạn trong nhóm (nhóm có mấy bạn, Có mấy bạn
trai? Mấy bạn gái? Mỗi bạn có đặc điểm gì tốt?....): 1,5 -2 điểm

- Diễn đạt tốt, dùng từ chính xác, câu văn sinh động, có cảm xúc: 0,5 điểm

- Trình bày sạch - đẹp: 0,25 điểm

ĐỀ SỐ 8

Bài 1. Gạch một gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai (cái gì, con gì) và hai
gạch dưới bộ hận trả lời cho câu hỏi thế nào?

a. Những hạt sương sớm long lanh như những bóng đèn pha lê.

b. Tiếng trống dồn lên, gấp rút, giục giã.

c. Bạn Hoa là một học sinh giỏi của lớp 3A.

d. Luống hoa của lớp em trồng đang đua nhau nở rộ.

Bài 2. Gạch chân những từ viết sai chính tả trong đoạn văn sau rồi viết lại cho
đúng các từ đó.

Đêm nay, sư đoàn vượt sông đà rằng để tiến về giải phóng vùng đồng bằng ven
biển phú yên.

Trăng đang lên. Mặt sông lấp loáng ánh vàng. Núi trùm cát đứng sừng sững bên
bờ sông thành một khối tím thẫm uy nghi trầm mặc.

.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Câu 3. Ghi lại các hình ảnh so sánh trong những câu thơ, câu văn dưới đây.

a. Lá buồm căng phồng ngực như người khổng lồ đẩy thuyền đi ra khơi.

b. Mỗi cánh hoa giấy giống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mỏng manh hơn và có
màu sắc rực rỡ hơn.

c. Tiếng suối ngân nga tựa tiếng đàn.

.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

Câu 4. Điền tiếp các từ ngữ thích hợp vào chỗ trống trong từng dòng sau để hoàn
chỉnh các thành ngữ, tục ngữ:

a. Kính thầy, .............................................................................................

b. Học thầy.........................................................................................

c. Con ngoan, ......................................................................................

Câu 5.  Đọc đoạn thơ dưới đây và trả lời câu hỏi :   

     Chớp Sấm Cây dừa


Sải tay bơi
                                            
Rạch ngang trời  Ghé xuống sân Ngọn mùng tơi
Nhảy múa…
Khô khốc  Khanh khách cười
Trần Đăng Khoa

a. Nêu những sự vật, hiện tượng thiên nhiên đã được nhân hoá trong đoạn thơ? Sự
nhân hoá đó thể hiện qua những từ ngữ nào?

b. Tác dụng của phép nhân hoá?

.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

Bài 6. Ngày đầu tiên đi học với mỗi người đều là một kỉ niệm khó quên. Hãy kể lại
ngày đầu tiên đến trường của em bằng một bài  văn từ 10 đến 12 dòng.

.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3

-----------------------------------------------------------------------

Bài 1. Gạch một gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai (cái gì, con gì) và hai gạch
dưới bộ hận trả lời cho câu hỏi thế nào? (2 điểm, gạch đúng mỗi câu ghi 0,5 điểm)

a. Những hạt sương sớm/ long lanh như những bóng đèn pha lê.

b. Tiếng trống /dồn lên, gấp rút, giục giã.

c. Bạn Hoa/ là một học sinh giỏi của lớp 3A.

d. Luống hoa của lớp em trồng/ đang đua nhau nở rộ.

Bài 2 (2 điểm)

- Học sinh gạch đúng 3 từ: 1 điểm.

- Viết hoa đúng: 1 điểm. (Đà Rằng, Phú Yên, Trùm Cát).

Bài 3: 3 điểm. (gạch đúng mỗi câu 1 điểm)

a. Lá buồm - ngực người khổng lồ.

b. Mỗi cánh hoa giấy - một chiếc lá.

c. Tiếng suối - tiếng đàn.

Bài 4. 1,5 điểm. (điền đúng mỗi thành ngữ, tục ngữ: 0,5 điểm)

a. Kính thầy, yêu bạn b. Học thầy không tày học bạnc. Con ngoan, trò giỏi.

Bài 5.  4 điểm. Trả lời đúng câu a cho 2 điểm, câu b cho 2 điểm.

a. Các sự vật, hiện tượng thiên nhiên đã đựơc  nhân hoá  trong đoạn thơ: chớp,
cây dừa, ngọn mùng tơi Thể hiện tác giả đã cho các sự vật, hiện tượng thiên nhiên
mang những đặc điểm của con người: 
Sấm: khanh khách
   Cây dừa: sải tay bơi
               Ngọn mùng tơi : nhảy múa.

b. Tác dụng của phép nhân hoá: Làm cho câu thơ trở nên sinh động, hấp
dẫn….các sự vật đáng yêu hơn

Câu 6:  Tập làm văn: 7điểm

Yêu cầu bài viết của học sinh kể lại một cách hồn nhiên, chân thật kỉ niệm buổi đầu tiên
đi học của mình, buổi đầu tiên đi học ở đây là buổi đầu tiên đi học lớp Một.

Bài viết từ 10-12 dòng, diễn đạt rõ ràng, câu viết gãy gọn.

Bài làm phải kể được những nội dung chính sau, mỗi ý cho 0,5 điểm:

Năm nào em đi học lớp Một?

Em học cô giáo nào? trường nào?

Hôm đầu tiên ai đưa em đến trường? Mang theo những gì?Cảnh vật xung quanh em lúc
đó như thế nào? (Con người, cây cối, cổng trường, ngôi trường…)

Ai dắt em vào lớp?

……………

Cảm nghĩ của em về ngày đầu tiên hôm ấy.

Bài làm trình bày sạch, đẹp được cộng thêm 0,5 điểm
ĐỀ SỐ 9

(Kiến thức tiếng Việt, văn học , đọc 30 phút; chính tả 15 phút,tập làm văn 30 phút)

1/ Kiến thức tiếng Việt, văn học: (2 điểm)

Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng :

Câu 1. Câu nào dưới đây có hình ảnh so sánh ?

a. Đàn kiến đông đúc

b. Người đông như kiến

c. Người đi rất đông

Câu 2. Câu nào dưới đây đặt theo mẫu “Ai là gì ?”

a. Tuấn là người anh biết nhường nhịn em.

b. Tuấn làm xong bài tập toán.

c. Tuấn đá bóng rất giỏi.

Câu 3. Để tránh thú dữ, nhiều dân tộc miền núi thường làm ………… để ở.

a. nhà rông

b. nhà sàn

c. nhà lá

Câu 4. Tìm những âm thanh được so sánh với nhau trong câu thơ sau :

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

(Hồ Chí Minh)

Tiếng …………………. được so sánh với tiếng ……………………..

2/ Đọc :

a) Đọc thành tiếng : (1,5 điểm)


- HS bốc thăm chọn và đọc một đoạn khoảng 55-60 tiếng trong các bài sau :

Bài 1 : Cửa Tùng (SGK TV3/Tập 1B trang 51, 52)

Bài 2 : Người liên lạc nhỏ (SGK TV3/Tập 1B trang 57)

Bài 3 : Hũ bạc của người cha (SGK TV3/Tập 1B trang 69)

Bài 4 : Mồ Côi xử kiện (SGK TV3/Tập 1B trang 96, 97)

b) Đọc hiểu: (1,5 điểm)

HS đọc thầm bài “Mồ Côi xử kiện” (SGK TV3/Tập 1B trang 96, 97). Khoanh
vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.

Câu 1. Chủ quán kiện bác nông dân về việc gì?

a. Bác nông dân vào quán hít hết mùi thơm lợn quay, gà luộc, vịt rán mà không trả tiền.

b. Bác nông dân vào quán mua lợn quay, gà luộc, vịt rán mà không trả tiền.

c. Bác nông dân vào quán trộm lợn quay, gà luộc, vịt rán của chủ quán.

Câu 2. Ý nghĩa của câu chuyện "Mồ Côi xử kiện” là gì?

a. Ca ngợi sự thông minh của Mồ Côi.

b. Mồ Côi đã bảo vệ được quyền lợi của người nông dân thật thà.

c. Cả hai ý trên.

Câu 3. Chủ quán muốn bác nông dân bồi thường bao nhiêu tiền?

……………………………………………………………………………………

3/ Viết :

a) Chính tả : (2 điểm)

Giáo viên đọc cho học sinh viết đoạn (từ Vầng trăng vàng thắm … đến canh gác
trong đêm)
Bài “Vầng trăng quê em” (SGK Tiếng Việt 3, tập 1B trang 101 - 102)

b) Tập làm văn : (3 điểm)

Câu 1. Hãy viết một bức thư thăm hỏi, báo tin với một người mà em quý mến (như :
ông, bà, cô, bác, cô giáo cũ, bạn cũ …), dựa theo gợi ý dưới đây :

- Dòng đầu thư : Nơi gửi, ngày … tháng … năm …

- Lời xưng hô với người nhận thư.

- Nội dung thư : Thăm hỏi (về sức khoẻ, cuộc sống hằng ngày của người nhận
thư…), báo tin (về tình hình học tập, sức khoẻ của em …). Lời chúc và hứa hẹn …

- Cuối thư : Lời chào; chữ kí và tên.

…………………………………………………………………………….........................

……………………………………………………………………………….....................

Câu 2. Em hãy giới thiệu về tổ em theo gợi ý dưới đây :

- Tổ em gồm mấy bạn ? Có mấy bạn trai, mấy bạn gái ? Mỗi bạn có đặc điểm gì tốt ?

…………………………………………………………………………….........................
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM

1/ Kiến thức tiếng Việt, văn học: (2 điểm)

Mỗi câu đúng được 0,5 điểm

Câu 1. ý b Người đông như kiến

Câu 2. ý a.Tuấn là người anh biết nhường nhịn em.

Câu 3. ý b. nhà sàn

Câu 4. Tiếng suối được so sánh với tiếng hát xa

2/ Đọc :

a) Đọc thành tiếng : (1,5 điểm)

Giáo viên đánh giá cho điểm dựa vào những yêu cầu sau :

- Đọc đúng tiếng, đúng từ (1 điểm)

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa (0,25 điểm)

- Tốc độ đạt yêu cầu (0,25 điểm)

- Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu (1 điểm)

b) Đọc hiểu: (1,5 điểm)

Mỗi câu đúng được 0,5 điểm

Câu 1. ý a. Bác nông dân vào quán hít hết mùi thơm lợn quay, gà luộc, vịt rán mà
không trả tiền.

Câu 2. ý c. Cả hai ý trên.

Câu 3. Chủ quán muốn bác nông dân bồi thường hai mươi đồng.

3/ Viết :

a) Chính tả : (2 điểm)
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn (2
điểm)

- Bài viết sai 1 lỗi (sai phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định), trừ
0,25 điểm.

b) Tập làm văn : (3 điểm)

Câu 1. (2 điểm)

- Viết được một bức thư ngắn theo gợi ý của đề bài (đủ các phần của một bức
thư)

- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.

- Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ.

- Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, cách diễn đạt, lỗi chính tả, cách trình bày mà GV
có thể cho các mức điểm : 1,5 ; 1; 0,5.

Câu 2. (1 điểm)Học sinh viết được 2 đến 3 câu giới thiệu về tổ mình theo gợi ý.
ĐỀ SỐ 10

BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I

MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 3

PHẦN A: KIỂM TRA ĐỌC(10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (5 điểm)

Bài đọc .............................................................................................

II. Đọc hiểu: (5 điểm) (20 phút)

Đọc thầm bài văn dưới đây

Chuyện của loài kiến

Xưa kia, loài kiến chưa sống thành đàn. Mỗi con ở lẻ một mình, tự đi kiếm ăn.
Thấy kiến bé nhỏ, các loài thú thường bắt nạt. Bởi vậy, loài kiến chết dần chết mòn.

Một con kiến đỏ thấy giống nòi mình sắp bị diệt, nó bò đi khắp nơi, tìm những
con kiến còn sống sót, bảo:

- Loài kiến ta sức yếu, về ở chung, đoàn kết lại ta sẽ có sức mạnh.

Nghe kiến đỏ nói phải, kiến ở lẻ bò theo. Đến một cây lớn, kiến đỏ lại bảo:

- Loài ta nhỏ bé, ở trên cây bị chim tha, ở mặt đất bị voi chà. Ta phải đào hang ở
dưới đất mới được.

Cả đàn nghe theo, cùng chung sức đào hang. Con khoét đất, con tha đất đi bỏ.
Được hang rồi, kiến đỏ lại bảo đi tha hạt cây, hạt cỏ về hang để dành, khi mưa khi nắng
đều có cái ăn.

Từ đó, họ hàng nhà kiến đông hẳn lên, sống hiền lành, chăm chỉ, không để ai bắt
nạt.

(Theo Truyện cổ dân tộc Chăm)


* Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất
và hoàn thành tiếp các bài tập:

1. Xưa kia, loài kiến sống như thế nào?

a. Sống theo đàn.

b. Sống theo nhóm.

c. Sống lẻ một mình.

2. Kiến đỏ bảo những kiến khác làm gì?

a. Về ở chung, sống trên cây, dự trữ thức ăn.

b. Về ở chung, đào hang, dự trữ thức ăn.

c. Về ở chung, đào hang, kiếm thức ăn hàng ngày.

3. Bài đọc Chuyện của loài kiến khuyên chúng ta điều gì?

.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.................................................................................................................................

4. Câu nào dưới đây có hình ảnh so sánh?

a. Đàn kiến đông đúc.

b. Người đông như kiến.

c. Người đi rất đông.

5. Gạch một gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ai (cái gì, con gì)? trong câu
văn sau:

"Từ đó, họ hàng nhà kiến đông hẳn lên, sống hiền lành, chăm chỉ, không để ai bắt nạt.”

6. Viết một câu về chủ đề Quê hương, trong câu có sử dụng dấu phẩy.
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.................................................................................................................................

PHẦN B: KIỂM TRA VIẾT(10 điểm)

1. Chính tả (5 điểm) (15 phút)

Nghe - viết: Tiếng hò trên sông (Tiếng Việt lớp 3, tập 1 - Trang 87)

2. Tập làm văn:(5 điểm) (20 phút)

Học sinh chọn một trong hai đề sau:

Đề 1. Hãy viết thư thăm một người thân hoặc một người mà em quý mến (ông, bà, cô,
bác, cô giáo cũ, bạn cũ...)

Đề 2. Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) kể về tình hình học tập của em
trong học kì I.
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KTĐK CUỐI HỌC KÌ I

MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 3

Phần A- Kiểm tra đọc: 10 điểm

I- Đọc thành tiếng: 5 điểm

II- Đọc thầm và làm bài tập: 5 điểm

Mỗi câu 1, 2 trả lời đúng được 0,5 điểm; mỗi câu 3, 4, 5, 6 trả lời đúng được 1 điểm

Đ.A: 1. c 2. b 4. b 5.họ hàng nhà kiến

3. Đoàn kết sẽ có sức mạnh

Câu 6. Viết câu đúng yêu cầu, đúng ngữ pháp, đúng chính tả, nghĩa trong sáng được 1
điểm. Nếu không viết hoa chữ cái đầu câu trừ 0,25 điểm; không chấm câu trừ 0,25
điểm; không sử dụng dấu phẩy phù hợp trừ 0,5 điểm; không đúng chủ đề không được
điểm.

Phần B- Kiểm tra viết: 10 điểm

1. Chính tả: 5 điểm

Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn được 5 điểm.

Học sinh viết sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định cứ 2
lỗi trừ 1 điểm.

* Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình
bày bẩn ... toàn bài trừ tối đa 1 điểm.

2.Tập làm văn: 5 điểm

* Đoạn văn đảm bảo được các yêu cầu sau được 5 điểm:

- Viết được đoạn văn đủ các phần mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn đúng yêu cầu đã học;
độ dài bài viết khoảng từ 7-10 câu;
- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.

- Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ.

* Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm:
4,5 – 4 – 3,5 – 3 – 2,5 – 2 – 1,5 – 1 – 0,5.

* Với đề văn viết thư, phải đảm bảo được các yêu cầu sau: được 5 điểm

- Viết được bức thư ngắn theo đúng yêu cầu bài (đủ các phần của một bức thư); riêng
phần nội dung thư viết phải được 5 câu văn trở lên.

- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả;

- Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ.

Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm: 4,5
– 4 – 3,5 – 3 – 2,5 – 2 – 1,5 – 1 – 0,5.
ĐỀ SỐ 11

*Bài 1. Điền vào chỗ trống

a.sa hay xa: .… mạc; …. xưa; phù……; sương……; …..xôi;…. lánh;…..hoa; …..lưới.

b.se hay xe: …… cộ; .…..lạnh; .….. chỉ; …..... máy.

*Bài 2: Gạch chân các từ ngữ chỉ sự vật so sánh, từ so sánh trong những câu sau:

a. Từ trên gác cao nhìn xuống, hồ như một chiếc gương bầu dục khổng lồ sáng long
lanh.

b.Cầu Thê Húc màu son, cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn.

c. Người ta thấy có con rùa lớn, đầu to như trái bưởi, nhô lên khỏi mặt nước.

d. Trái nhót như ngọn đèn tín hiệu.

*Bài 3: Điền bộ phận câu trả lời câu hỏi Ai hoặc trả lời câu hỏi làm gì vào chỗ trống.

a. Các bạn học sinh trong cùng một lớp..........................................................................

b. ................................................................ góp sách vở giúp các bạn vùng lũ.

c. Bạn Lan ……………………………………..bài toán khó.

d. Thấy bạn Mai bê một chồng vở nặng, em …………………………………………

đ. Em và chị gái cùng………………………………………để cha mẹ yên tâm đi làm.

*Bài 4: Điền tiếp từ nào các dòng sau để hoàn thành các thành ngữ:

a. Nhường cơm .....................................................................................

b. Bán anh em xa, ..................................................................................

c. Hàng xóm, ………………………….tối lửa, tắt đèn có nhau.

*Bài 5:Tìm từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm trong các câu sau:
Đầm sen nở sen vàng. Lá sen màu xanh mát, lá cao, lá thấp chen nhau, phủ kín mặt
đầm.

a.Từ chỉ sự vật: …………………………………………............................................

b. Từ chỉ hoạt động: ……………………………………………...................................

c. Từ chỉ đặc điểm: …………………………………………………………..............

*Bài 6. Gạch 1 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi: Ai ( cái gì, con gì)?, 2 gạch dưới bộ
phận trả lời câu hỏi: làm gì, thế nào?

a. Đường lên dốc trơn và lầy

b. Người nọ đi tiếp sau người kia.

c. Đoàn quân đột ngột chuyển mạnh.

d. Những đám rừng đỏ lên vì bom Mỹ.

e. Những khuôn mặt đỏ bừng.

*Bài 7:Viết câu hỏi cho bộ phận được in đậm :

a.Mấy bạn học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân.

……………………………………………………………………………………………

b. Ông nội dẫn tôi đi mua vở, chọn bút.

……………………………………………………………………………………………

c.Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn tôi đi trên con đường làng.

……………………………………………………………………………………………

d.Các bạn mới được kết nạp vào Đội đều là con ngoan, trò giỏi.

……………………………………………………………………………………………

đ. Câu lạc bộ thiếu nhi là nơi chúng em vui chơi, rèn luyện và học tập.

…………………………………………………………………………………………….
f.Chú gà trống là chiếc đồng hồ báo thức.

……………………………………………………………………………………………

*Bài 8: Viết câu văn có hình ảnh so sánh theo yêu cầu :

a.Hình ảnh mặt trời mới mọc vào buổi sáng.

……………………………………………………………………………………………

b.Hình ảnh cách diều lơ lửng bay trên bầu trời.

……………………………………………………………………………………………

c.Hình ảnh mặt trăng tròn và sáng vào một đêm trăng.

……………………………………………………………………………………………

d. Tả màu xanh của sóng biển.

……………………………………………………………………………………………

*Bài 9: Đặt câu theo mẫu Ai là gì ? để nói về :

a. Mẹ của em : …………………………………………………………………………

b. Cô giáo của em : ………………………………………………………………………

c. Nhận xét về đặc điểm, tính nết của bạn em :…………………………………………

*Bài 10:a. Viết tiếp 5 từ chỉ hoạt động của các con vật nuôi : Ăn, ……….......………

b. 5 từ chỉ hoạt động của em trong giờ học : …………………………………….

c. 5 từ chỉ sự vật trong lớp học của em : ……………………………………

d. 5 từ chỉ sự vật ở nhà của em : ……………………………………

*Bài 11: Gạch một gạch dưới các từ chỉ sự vật, gạch hai gạch dưới các từ chỉ hoạt
động trong đoạn thơ sau :

a.Sáng đầu thu trong xanh Gặp bạn cười hớn hở Nhìn các thầy, các cô
Em mặc quần áo mới Đứa tay bắt mặt mừng Ai cũng như trẻ lại

Đi đón ngày khai trường Đứa ôm vai bá cổ Sân trường vàng nắng mới

Vui như là đi hội Cặp sách đùa trên lưng Lá cờ bay như reo.

*Bài 12: Viết một đoạn văn nói về một người hàng xóm mà em yêu quý.
ĐỀ SỐ 12

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)


I. Đọc thành tiếng: (5 điểm)

Bài đọc: Cậu bé thông minh

(SGK Tiếng Việt 3, tập 1, trang 4)

- Đọc trôi chảy, mạch lạc đoạn 1 và đoạn 2.


- Trả lời câu hỏi sách giáo khoa.
II. Đọc hiểu: (5 điểm)
- Bài học: Hai bàn tay em (trích)

(SGK Tiếng Việt 3, tập 1, trang 7)

- Làm bài tập: Chọn câu trả lời đúng.


1. Ở khổ thơ 1, hai bàn tay của bé được so sánh với hình ảnh gì?
a. Hoa đầu cành.
b. Nụ hoa hồng.
c. Cả a, b đều đúng.
d. Cả a, b đều sai.
2. Hai bàn tay thân thiết với bé như thế nào vào buổi tối?
a. Ngủ cùng bé.
b. Kề bên má.
c. Ấp cạnh lòng.
d. Tất cả các ý trên.
3. Hai bàn tay đã giúp bé những việc gì trong học tập?
a. Đánh răng, chải tóc.
b. Viết những hàng chữ đẹp như hoa nở giăng giăng trên từng trang giấy.
c. Tâm sự như bầu bạn.
d. Quét nhà, quét sân.
4. Tìm các từ ngữ chỉ sự vật trong khổ thơ thứ 3 của bài thơ.
a. Tay em, răng, hoa nhài, tóc, ánh mai.
b. Em, trắng, ngời.
c. Cả hai ý (a) và (b).
d. Các ý trên đều sai.
5. Câu “Tay em đánh răng” thuộc mẫu câu nào?
a. Ai là gì?
b. Ai làm gì?
c. Ai thế nào?
d. Cả a, b, c đều sai.
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
I. Chính tả (Nghe – viết): (5 điểm)

Bài viết: Chơi chuyền

(Sách Tiếng Việt 3, tập 1, trang 10)

II. Tập làm văn: (5 điểm)

Kể về gia đình em.


HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ CHO ĐIỂM

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (5 điểm)

- Đọc đúng tiếng, từ: 2 điểm (Đọc sai dưới 3 tiếng: 1,5 điểm; đọc sai từ 3 đến 5 tiếng: 1
điểm; đọc sai từ 6 đến 10 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai trên 10 tiếng: không cho điểm).

- Ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu (có thể mắc lỗi về ngắt nghỉ hơi ở 1 hoặc 2 dấu câu): 1
điểm; (không ngắt nghỉ hơi đúng ở 3 đến 4 dấu câu: 0,5 điểm; không ngắt nghỉ hơi
đúng ở 5 dấu câu trở lên: không có điểm).

- Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm (đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm; đọc quá 2 phút,
phải đánh vần nhẩm: không có điểm).

- Trả lời đúng ý câu hỏi: 1 điểm (trả lời chưa đủ ý hoặc hiểu câu hỏi nhưng diễn đạt còn
lúng túng, chưa rõ rang: 0,5 điểm; không trả lời được hoặc trả lời sai ý: không có điểm).

II. Đọc hiểu: (5 điểm). Học sinh thực hiện đúng mỗi câu được 1 điểm.

Câu 1: cCâu 2: dCâu 3: bCâu 4: aCâu 5: b

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả: (5 điểm)

- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ rang, trình bày đúng đoạn văn (thơ): 5
điểm. Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai phụ âm đầu, vần, thanh hoặc viết hoa không
đúng quy định): trừ 0,5 điểm.

- Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày bẩn,….
thì bị trừ 1 điểm toàn bài.

Lưu ý: Tất cả các đề còn lại cũng chấm theo thang điểm trên.

II. Tập làm văn: (5 điểm)


- Viết đủ ý, diễn đạt mạch lạc, viết câu đúng ngữ pháp: 5 điểm

Bài tham khảo

Tuổi thơ của em luôn gắn bó với gia đình. Nơi ấy có bố, mẹ, chị gái và em. Bố em là
một kỹ sư xây dựng, mẹ là nhân viên của Sở Tài chính. Chị gái em đang học lớp mười
hai. Là một nữ sinh trung học, chị rất duyên dáng với những chiếc áo dài trắng ngần
thanh nhã. Em và chị gái luôn được sự quan tâm, chăm sóc của bố và mẹ. Em yêu từng
thành viên trong gia đình. Nhìn bố thiết kế nên những cây cầu vững chắc, em muốn sau
này mình sẽ trở thành một kỹ sư cầu đường. Nhìn mẹ tận tay nghiên cứu từng hóa đơn,
bận rộn với từng con số, em tự hào vì bố và mẹ mình là những người đã đóng góp sức
lực vào sự nghiệp xây dựng đất nước. Em càng yêu bố em hơn. Em mong gia đình em
luôn luôn hạnh phúc.
ĐỀ SỐ 13

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)


I. Đọc thành tiếng: (5 điểm)

Bài đọc: Khi mẹ vắng nhà

(SGK Tiếng Việt 3, tập 1, trang 15)

- Đọc diễn cảm toàn bài.


- Trả lời câu hỏi sách giáo khoa.
II. Đọc hiểu: (5 điểm)
- Bài học: Ai có lỗi?

(SGK Tiếng Việt 3, tập 1, trang 12)

- Làm bài tập: Chọn câu trả lời đúng.


1. Vì sao hai bạn nhỏ giận nhau?
a. Cô-rét-ti vô ý chạm khuỷu tay vào En-ri-cô làm En-ri-cô viết hỏng.
b. En-ri-cô giận bạn, đẩy Cô-rét-ti, làm hỏng hết trang viết của Cô-rét-ti.
c. Cả hai ý (a) và (b).
d. Các ý trên đều sai.
2. Vì sao En-ri-cô hối hận, muốn xin lỗi Cô-rét-ti?
a. Sau cơn giận, En-ri-cô bình tĩnh lại.
b. En-ri-cô nghĩ được là Cô-rét-ti không cố ý chạm vào khuỷa tay mình.
c. En-ri-cô nhìn thấy vai áo bạn đứt chỉ nên thấy thương bạn ….
d. Tất cả các ý trên.
3. Ai đã chủ động làm lành với bạn?
a. En-ri-cô.
b. Cô-rét-ti.
c. En-ri-cô và Cô-rét-ti.
d. Các ý trên đều sai.
4. Sau khi nghe En-ri-cô kể lại câu chuyện của hai bạn, bố của En-ri-cô có
thái độ như thế nào?
a. Vui lòng về thái độ của En-ri-cô.
b. Bố trách mắng En-ri-cô và En-ri-cô có lỗi mà không xin lỗi…
c. Bố không đồng tình về việc En-ri-cô giơ thước dọa đánh bạn.
d. Cả hai ý b và c.
5. Câu “Tôi bắt đầu thấy hối hận” thuộc mẫu câu nào?
a. Ai làm gì?
b. Ai là gì?
c. Ai thế nào?
d. Cả a, b, c đều sai.
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
I. Chính tả (Nghe – viết): (5 điểm)

Bài viết: Cô giáo tí hon

Bé treo nón, mặt tỉnh khô, bẻ một nhánh trăm bầu làm thước. Mấy đứa em chống
hai tay ngồi nhìn chị. Làm như cô giáo, Bé đưa mắt nhìn đám học trò, tay cầm
nhánh tram bầu nhịp nhịp trên tấm bảng. Nó đánh vần từng tiếng. Đàn em ríu rít
đánh vần theo.

Theo Nguyễn

II. Tập làm văn: (5 điểm)


Hãy kể về gia đình em với một người bạn mới quen.
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ CHO ĐIỂM

ĐỀ SỐ 13

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (5 điểm)

- Đọc đúng tiếng, từ: 2 điểm (Đọc sai dưới 3 tiếng: 1,5 điểm; đọc sai từ 3 đến 5 tiếng: 1
điểm; đọc sai từ 6 đến 10 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai trên 10 tiếng: không cho điểm).

- Ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu (có thể mắc lỗi về ngắt nghỉ hơi ở 1 hoặc 2 dấu câu): 1
điểm; (không ngắt nghỉ hơi đúng ở 3 đến 4 dấu câu: 0,5 điểm; không ngắt nghỉ hơi
đúng ở 5 dấu câu trở lên: không có điểm).

- Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm (đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm; đọc quá 2 phút,
phải đánh vần nhẩm: không có điểm).

- Trả lời đúng ý câu hỏi: 1 điểm (trả lời chưa đủ ý hoặc hiểu câu hỏi nhưng diễn đạt còn
lúng túng, chưa rõ rang: 0,5 điểm; không trả lời được hoặc trả lời sai ý: không có điểm).

II. Đọc hiểu: (5 điểm). Học sinh thực hiện đúng mỗi câu được 1 điểm.

Câu 1: c

Câu 2: d

Câu 3: b

Câu 4: d

Câu 5: c

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả: (5 điểm)


- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ rang, trình bày đúng đoạn văn (thơ): 5
điểm. Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai phụ âm đầu, vần, thanh hoặc viết hoa không
đúng quy định): trừ 0,5 điểm.

- Nếu chữ viết không rõ rang, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày bẩn,….
thì bị trừ 1 điểm toàn bài.

Lưu ý: Tất cả các đề còn lại cũng chấm theo thang điểm trên.

II. Tập làm văn: (5 điểm)

- Viết đủ ý, diễn đạt mạch lạc, viết câu đúng ngữ pháp: 5 điểm

Bài tham khảo

Gia đình mình gồm có bốn thành viên: đó là bố, mẹ, anh trai và mình. Bố mình là một
kiến trúc sư, bố đã thiết kế nên những công trình ở đô thị. Bố luôn tận tụy với công việc
để hoàn thiện xuất sắc từng bài vẽ. Người đồng hành với bố là mẹ mình. Mẹ là một
chuyên viên tư vấn xây dựng. Mẹ rất yêu công việc và tận tụy với nghề. Tuy suốt ngày
bận rộn nhưng bố và mẹ đều dành thời gian để chăm sóc anh trai và mình. Năm nay,
anh mình học lớp mười hai, anh đang chuẩn bị cho kì thi Đại học sắp đến. Còn mình thì
bạn biết rồi đấy! Mình cũng học lớp Ba như bạn. Mình rất yêu gia đình, yêu trường lớp,
yêu thầy cô, bạn bè. Mình nguyện chăm ngoan, học giỏi để trở thành người bổ ích.
ĐỀ SỐ 14

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I - Đọc thành tiếng: (5 điểm)

Bài đọc: Quê hương

(SGK Tiếng Việt 3, tập 1, trang 79)

- Đọc diễn cảm toàn bài.


- Trả lời câu hỏi sách giáo khoa.

II - Đọc hiểu: (5 điểm)

- Bài học: Giọng quê hương

(SGK Tiếng Việt 3, tập 1, trang 76)

- Làm bài tập: Chọn câu trả lời đúng.


6. Thuyên và Đồng cùng ăn trong quán với những ai?
a. Ba anh thanh niên.
b. Một cụ già.
c. Hai em thơ.
d. Cả a, b, c đều sai.
7. Chuyện gì xảy ra làm Thuyên và Đồng ngạc nhiên?
a. Ba thanh niên không mang tiền để trả cho chủ quán.
b. Lúc Thuyên đang lúng túng vì quên mang tiền thì một trong ba anh
thanh niên đến gần xin được trả giúp tiền ăn.
c. Thuyên và Đồng nhận ra ba anh thanh niên là người quen.
d. Cả hai ý (b) và (c).
8. Những chi tiết nào nói lên tình cảm tha thiết của các nhân vật đối với quê
hương?
a. Người trẻ tuổi lẳng lặng cuối đầu, đôi môi mím chặt lộ vẻ đau thương.
b. Thuyên và Đồng nhớ đến quê hương, yên lặng nhìn nhau, mắt rớm lệ.
c. Cả hai ý (a) và (b).
d. Các ý trên đều sai.
9. Qua câu chuyện, em nghĩ gì về giọng quê hương?
a. Giọng quê hương rất thân thiết, gần gũi.
b. Giọng quê hương gắn bó những người cùng quê hương đang ở xa.
c. Giọng quê hương gợi nhớ những kỷ niệm sâu sắc về quê hương, về
người thân.
d. Các ý trên đều đúng.
10. Từ nào dưới đây có thể thay thế cho từ “bùi ngùi”?
a. Xúc động.
b. Thương xót.
c. Thương cảm.
d. Thương mến.

B - Kiểm tra viết: (10 điểm)

III. Chính tả (Nghe – viết): (5 điểm)

Bài viết: Quê hương ruột thịt

Chị Sứ yêu biết bao nhiêu cái chốn này, nơi chị oa oa cất tiếng khóc đầu tiên,
nơi quả ngọt, trái sai đã thắm hồng da dẻ chị. Chính tại nơi này, mẹ chị đã hát ru chị
ngủ. Và đến lúc làm mẹ, chị lại hát ru con những câu hát ngày xưa.
Anh Đức

IV.Tập làm văn: (5 điểm)

Hãy viết một bức thư ngắn cho người thân.


HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ CHO ĐIỂM

ĐỀ SỐ 14

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (5 điểm)

- Đọc đúng tiếng, từ: 2 điểm (Đọc sai dưới 3 tiếng: 1,5 điểm; đọc sai từ 3 đến 5 tiếng: 1
điểm; đọc sai từ 6 đến 10 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai trên 10 tiếng: không cho điểm).

- Ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu (có thể mắc lỗi về ngắt nghỉ hơi ở 1 hoặc 2 dấu câu): 1
điểm; (không ngắt nghỉ hơi đúng ở 3 đến 4 dấu câu: 0,5 điểm; không ngắt nghỉ hơi
đúng ở 5 dấu câu trở lên: không có điểm).

- Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm (đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm; đọc quá 2 phút,
phải đánh vần nhẩm: không có điểm).

- Trả lời đúng ý câu hỏi: 1 điểm (trả lời chưa đủ ý hoặc hiểu câu hỏi nhưng diễn đạt còn
lúng túng, chưa rõ rang: 0,5 điểm; không trả lời được hoặc trả lời sai ý: không có điểm).

II. Đọc hiểu: (5 điểm). Học sinh thực hiện đúng mỗi câu được 1 điểm.

Câu 1: a

Câu 2: b

Câu 3: c

Câu 4: d

Câu 5: a

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả: (5 điểm)

- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ rang, trình bày đúng đoạn văn (thơ): 5
điểm. Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai phụ âm đầu, vần, thanh hoặc viết hoa không
đúng quy định): trừ 0,5 điểm.
- Nếu chữ viết không rõ rang, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày bẩn,….
thì bị trừ 1 điểm toàn bài.

Lưu ý: Tất cả các đề còn lại cũng chấm theo thang điểm trên.

II. Tập làm văn: (5 điểm)

- Viết đủ ý, diễn đạt mạch lạc, viết câu đúng ngữ pháp: 5 điểm

Bài tham khảo

Hải Phòng, n

Bố kính yêu!

Lâu rồi, bố chưa về quê thăm nhà, con nhớ bố lắm. Dạo nào bố có khỏe không ạ? Công
tác có thuận lợi không? Gia đình mình lúc này vẫn bình thường, mẹ và con vẫn khỏe.
Việc học tập của con tấn tới hơn nhiều. Năm nay, con vẫn giữ chức vụ lớp trưởng. Con
luôn gương mẫu về mọi mặt. Từ đầu năm học đến giờ, con được hai mươi lăm điểm
mười rồi đấy, bố ạ! Ngày nghỉ, con biết giúp đỡ mẹ làm những việc trong nhà như quét
nhà, nhặt rau, tưới cây, múc nước…

Con mong đến kì nghỉ phép của bố để bố được về quê thăm nhà, đưa con đi thả diều
ngoài đê cùng các bạn. Bố nhớ về sớm trong mùa hè này nhé!

Con hứa với bố sẽ học thật giỏi, luôn chăm ngoan để xứng đáng là con của bố mẹ.
Con của bố

Hoàng Nam
ĐỀ SỐ 15

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)


I. Đọc thành tiếng: (5 điểm)

Bài đọc: Vẽ quê hương

(SGK Tiếng Việt 3, tập 1, trang 88)

- Đọc diễn cảm ba khổ thơ đầu.


- Trả lời câu hỏi sách giáo khoa.
II. Đọc hiểu: (5 điểm)
- Bài học: Đất quý, đất yêu

(SGK Tiếng Việt 3, tập 1, trang 84)

- Làm bài tập: Chọn câu trả lời đúng.


1. Hai người khách được vua Ê-ti-ô-pi-a đón tiếp như thế nào?
a. Vua mời họ vào cung.
b. Vua mở tiệc chiêu đãi, tặng nhiều vật quý, tỏ ý trân trọng.
c. Cả hai ý (a) và (b).
d. Vua đón tiếp rất lạnh lung, tỏ ý không mến khách.
2. Khi khách sắp xuống tàu thì có điều gì bất ngờ xảy ra?
a. Viên quan bảo khách dừng lại, cởi giày ra để họ cạo sạch đất ở đế
giày.
b. Viên quan không để khách mang đất của họ đi, dù chỉ là một hạt.
c. Cả hai ý (a) và (b).
d. Các ý trên đều sai.
3. Vì sao người Ê-ti-ô-pi-a không để khách mang đi, dù chỉ là một hạt cát
nhỏ?
a. Người Ê-ti-ô-pi-a coi đất của quê hương là thứ thiêng liêng cao quý
nhất.
b. Người Ê-ti-ô-pi-a không muốn cho khách bất cứ vật gì.
c. Người Ê-ti-ô-pi-a không quý khách.
d. Người Ê-ti-ô-pi-a muốn giúp khách cạo sạch đất ở giày.
4. Theo em, tình cảm của người Ê-ti-ô-pi-a đối với quê hương như thế nào?
a. Rất yêu quý và trân trọng mảnh đất của quê hương.
b. Coi đất đai của Tổ quốc là tài sản quý giá, thiêng liêng.
c. Coi đất đai của Tổ quốc là trên hết, không gì sánh được.
d. Các ý trên đều đúng.
5. Từ nào dưới đây có thể thay thế cho từ “chân tình”?
a. Chân chính.
b. Chân dung.
c. Chân thành.
d. Chân phương.
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
I. Chính tả (Nghe – viết): (5 điểm)

Bài viết: Tiếng hò trên sông

Điệu hò chèo thuyền của chị Gái vang lên. Tôi nghe như có cơn gió chiều thổi
nhè nhẹ qua đồng, rồi vút bay cao. Đôi cánh thần tiên như nâng tôi bay lên lơ lửng,
đưa đến những bến bờ xa lạ. Trước mắt tôi, vừa hiện ra con sông giống như sông Thu
Bồn tử ngang trời chảy lại.

II. Tập làm văn: (5 điểm)

Hãy viết đoạn văn (từ 5 đến 7 câu) kể về những cảnh đẹp của quê hương của em.
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ CHO ĐIỂM

ĐỀ SỐ 15

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (5 điểm)

- Đọc đúng tiếng, từ: 2 điểm (Đọc sai dưới 3 tiếng: 1,5 điểm; đọc sai từ 3 đến 5 tiếng: 1
điểm; đọc sai từ 6 đến 10 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai trên 10 tiếng: không cho điểm).

- Ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu (có thể mắc lỗi về ngắt nghỉ hơi ở 1 hoặc 2 dấu câu): 1
điểm; (không ngắt nghỉ hơi đúng ở 3 đến 4 dấu câu: 0,5 điểm; không ngắt nghỉ hơi
đúng ở 5 dấu câu trở lên: không có điểm).

- Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm (đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm; đọc quá 2 phút,
phải đánh vần nhẩm: không có điểm).

- Trả lời đúng ý câu hỏi: 1 điểm (trả lời chưa đủ ý hoặc hiểu câu hỏi nhưng diễn đạt còn
lúng túng, chưa rõ rang: 0,5 điểm; không trả lời được hoặc trả lời sai ý: không có điểm).

II. Đọc hiểu: (5 điểm). Học sinh thực hiện đúng mỗi câu được 1 điểm.

Câu 1: c

Câu 2: a

Câu 3: a

Câu 4: d

Câu 5: c

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả: (5 điểm)


- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ rang, trình bày đúng đoạn văn (thơ): 5
điểm. Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai phụ âm đầu, vần, thanh hoặc viết hoa không
đúng quy định): trừ 0,5 điểm.

- Nếu chữ viết không rõ rang, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày bẩn,….
thì bị trừ 1 điểm toàn bài.

Lưu ý: Tất cả các đề còn lại cũng chấm theo thang điểm trên.

II. Tập làm văn: (5 điểm)

- Viết đủ ý, diễn đạt mạch lạc, viết câu đúng ngữ pháp: 5 điểm

Bài tham khảo

Quê hương em đẹp lắm.

Đó là vẻ đẹp của làng quê yên bình, trù phú. Con đường làng chạy dài như dải lụa. Hai
bên đường, hàng cây xanh tươi như những cái ô tiếp nối nhau. Đến mùa, chúng thi nhau
thả những cánh hoa son xuống vệ đường, có lúc rơi trên vai áo người qua đường lưu
luyến. Cuối con đường làng là cây đa sừng sững, tán lá xum xuê. Đây là chỗ tụ tập của
những mục đồng sau những giờ chăn trâu ngoài bãi. Em rất yêu quê hương mình.
ĐỀ SỐ 16

A. KIỂM TRAĐỌC

1. Đọc thành tiếng: (6 điểm) GV cho HS đọc 1 đoạn bất kì trong các bài tập đọc đã

học trong học kỳ I ở sách Tiếng Việt 3 tập 1, và yêu cầu HS trả lời từ 1 - 2 câu hỏi về
nội dung đoạn vừa đọc.

2. Đọc hiểu: (4điểm)

Đọc thầm bài Tập đọc "Người liên lạc nhỏ tuổi" và khoanh tròn vào ý đúng nhất trong
các bài tập sau:

Câu 1: Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì?

A. Đi liên lạc với cánbộ.

B. Dẫn đường cho cán bộ tránh bọnTây.

C. Đi đón thây mo về cúng cho mẹốm.

Câu 2: Vì sao Bác cán bộ phải đóng vai một ông già người Nùng?

A. Bác cán bộ giàrồi.

B. Bác muốn làm thầycúng.

C. Để tránh bọn Tây nhận ra cán bộ của cáchmạng.

Câu 3: Cách đi đường của hai bác cháu như thế nào?

A. Người đi trước làm hiệu, người đi sau tránh vào venđường

B. Hai bác cháu cùngđi.

C. Vừa đi vừa nói chuyện vuivẻ.

Câu 4: Từ chỉ đặc điểm trong câu "Những tảng đá ven đường sáng hẳn lên." là:

A.đá. B.đường C. sáng


B.KIỂM TRAVIẾT

1. Chính tả: (5 điểm) Nghe - viết: Bài Nhà rông ở Tây Nguyên "Gian đầu nhà rông ....

cúng tế") (Tiếng Việt lớp 3, tập 1, trang127)

Tập làm văn: (5 điểm): Hãy viết một đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu giới thiệu về tổ
em.
ĐỀ SỐ 17

A. KIỂM TRA ĐỌC: (10điểm)

1. Đọc thành tiếng: (5điểm)

Bài đọc: .................................................................................................

2. Đọc thầm và làm bài tập: (5 đ) - 15 phút

Chú sẻ và bông hoa bằnglăng

Ở gần tổ của một chú sẻ non đang tập bay có một cây bằng lăng. Mùa hoa này,
bằng lăng nở hoa mà không biết vui vì bé Thơ, bạn của cây, phải nằm viện. Sẻ non
biết bằng lăng đã giữ lại một bông hoa cuối cùng để đợi bé Thơ.

Sáng hôm ấy, bé Thơ về, bông bằng lăng cuối cùng đã nở. Nhưng bông hoa lại
nở cao hơn cửa sổ nên bé không nhìn thấy nó. Bé cứ ngỡ là mùa hoa đã qua.

Sẻ non rất yêu bằng lăng và bé Thơ. Nó muốn giúp bông hoa. Nó chắp cánh, bay
vù về phía cành bằng lăng mảnh mai. Nó nhìn kĩ cành hoa rồi đáp xuống. Cành hoa
chao qua, chao lại. Sẻ non cố đứng vững. Thế là bông hoa chúc hẳn xuống, lọt vào
khuôn cửa sổ.

Lập tức, sẻ nghe thấy tiếng reo từ gian phòng tràn ngập ánh nắng:

- Ôi, đẹp quá! Sao lại có bông bằng lăng nở muộn thế kia?

Theo Phạm Hổ

* Khoanh vào chữ cái đặt trước ý em cho là đúng trong các câu hỏi sau và hoàn
thành tiếp các bài tập:

Câu 1. Bằng lăng muốn giữ lại bông hoa cuối cùng để làm gì?

a. Để tặng cho sẻnon.

b. Để trang điểm cho ngôi nhà của béThơ.


c. Để dành tặng bé Thơ vì bé Thơ bị ốm phải nằm viện chưa được nhìn thấy hoanở.

Câu 2. Vì sao khi bông hoa bằng lăng cuối cùng nở, bé Thơ vẫn không nhìn thấy và
nghĩ rằng mùa hoa đã qua?

a. Vì hoa chóng tàn quá bé Thơ chưa kịpngắm.

b. Vì bông hoa nở cao hơn cửa sổ nên bé không nhìnthấy.

c. Vì bé Thơ mệt không chú ý đếnhoa.

Câu 3. Sẻ non đã làm gì để giúp bằng lăng và bé Thơ?

a. Sẻ non hót vang để bé Thơ thức dậy ngắm hoa bằnglăng.

b. Sẻ non hái bông hoa bằng lăng bay vào buồng tặng béThơ.

c. Sẻnonđậuvàocànhhoabằnglănglàmchonóchúcxuốngđểbônghoalọtvàokhungcửasổ.

Câu 4. Câu văn có hình ảnh so sánh là:

a. Bé Thơ cười tươi như một bônghoa.

b. Sẻ non rất yêu bằng lăng và béThơ.

c. Bé cứ nghĩ là mùa hoa đãqua.

Câu 5. Điền tiếp bộ phận còn thiếu để tạo câu theo mẫu Ai là gì?

Bằng lăng và sẻ non là .......................................................................................

II. KIỂM TRA VIẾT (10điểm)

1. Chính tả:

Bài viết: Nhớ lại buổi đầu đi học. (Sách Tiếng Việt 3 - Tập I, trang 51) Giáo viên đọc "
Cũng như tôi đến hết" (5 điểm)

2. Tập làm văn: (5 điểm) - 25phút (Em hãy chọn một trong các đề văn sau:)

1. Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể lại buổi đầu em đihọc.
2. Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể về tình cảm của bố mẹ hoặc người thân

của em đối vớiem.

ĐỀ SỐ 18

A/ Kiểm tra viết(10 điểm).

I. Chính tả (5 điểm): Nghe – viết (Thời gian viết khoảng 15 phút) Bài: "Bài tập làm

văn" – Đoạn 4 (Tiếng việt lớp 3 tập 1 trang 46)

II. II/ Tập làm văn: (5 điểm) (Thời gian làm bài 25phút).

Em hãy viết thành một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể về một người hàng xóm mà
em quý mến. Theo gợi ý dưới đây:

a. Người đó tên là gì? Bao nhiêutuổi?

b. Người đó làm nghềgì?

c. Tình cảm của gia đình em đối với người hàng xóm như thếnào?

d. Tình cảm của người hàng xóm đối với gia đình em như thếnào?

Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thầm và trả lời câu hỏi: 4 điểm (Thời gian 30phút).

Cây thông

Những cây thông dáng thẳng tắp, hiên ngang giữa trời đất, không sợ nắng mưa.
lá thông trông như một chiếc kim dài và xanh bóng. Mỗi khi gió thổi, cả rừng thông vi
vu reo lên cùng gió, làm cho ta không khỏi mê say.

Thông thường mọc trên đồi. Ở những nơi đất đai khô cằn thông vẫn xanh tốt như
thường. Người ta trồng thông chủ yếu để lấy gỗ và nhựa. Đó là nguồn tài nguyên thiên
nhiên rất quý báu.

Trong Thế giới cây xanh.


Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng ở mỗi câu hỏi sau:

Câu 1: Từ ngữ nào trong đoạn văn tả hình dáng cây thông?

A.Caovút B.Thẳngtắp C. Xanhbóng

Câu 2: Bộ phận nào của cây thông giống như chiếc kim dài?

A.Lácây B.Thâncây C. Rễcây

Câu 3: Cây thông thường mọc ở đâu?

A.Trồngrừng B.Trênđồi C. Venbiển

Câu 4: Ở nơi đất khô cằn, cây thông như thế nào

A.Khôhéo B.Xanhtốt C. Khẳngkhiu

Câu 5: Tìm và ghi lại một câu trong bài có hình ảnh so sánh.

Câu 6: Vì sao nói cây thông là nguồn tài nguyên quý báu?

A. Vì cây cho bóngmát

B. Vì vây cho quảthơm

C. Vì cây cho gỗ vànhựa

II. Đọc thành tiếng: 6 điểm. (Thời gian đọc 1 phút và trả lời câuhỏi).

Học sinh đọc đoạn 1 hoặc đoạn 2 bài "Trận bóng dưới lòng đường" trả lời câu hỏi 2
hoặc 3 SGK Tiếng việt 3 tập 1 trang 54.
ĐỀ SỐ 19

Phần I: TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

Học sinh làm bài bằng cách điền chữ cái A, B, C tương ứng với đáp án đúng nhất
vào bảng trả lời câu hỏi ở bài làm giao lưu học sinh giỏi.

Câu 1: Câu văn nào dưới đây đặt dấu phẩy đúng vị trí:

A. Bỗng vượn mẹ nhẹ nhàng đặt con xuống, vơ vội nắm bùi nhùi gối lên đầu con, rồi
nó hái cái lá to, vắt sữa vào và đặt lên miệngcon.

B. Bỗng vượn mẹ nhẹ nhàng, đặt con xuống, vơ vội nắm bùi nhùi gối lên đầu con, rồi
nó hái cái lá to, vắt sữa vào và đặt lên miệngcon.

C. Bỗng vượn mẹ nhẹ nhàng, đặt con xuống, vơ vội nắm bùi nhùi gối lên đầu con, rồi
nó hái cái lá to, vắt sữa vào, và đặt lên miệngcon.

Câu 2: Cho câu: "Những chú voi chạy đến đích trước tiên đều ghìm đà, huơ vòi chào
những khán giả đã nhiệt liệt cổ vũ, khen ngợi chúng." Em hiểu cổ vũ là:

A. Bắt buộc voi đua hăng háihơn.

B. Khuyến khích, động viên voi đua hăng háihơn.

C. Yêu cầu voi đua hăng háihơn.

Câu 3: Câu văn nào sử dụng biện pháp nhân hóa?

A. Mùa hè, hoa phượng nở đỏ rực trên sântrường.

B. Mùa hè, hoa phượng nhảy múa đỏ rực trên sântrường.

C. Mùa hè, hoa phượng đỏ rực như trải thảm đỏ trên sântrường.

Câu 4: Câu: "Các nghệ nhân đã thêu nên những bức tranh tinh xảo bằng đôi bàn tay
khéo léo của mình." có bộ phận câu trả lời cho câu hỏi:
A. Nhưthếnào? B. Đểlàmgì? C. Bằnggì?

Câu 5: Câu thành ngữ nào nói đến sự tinh thông, hiểu biết rộng của con người:

A. Học thày không tày họcbạn.

B. Học một biếtmười.

C. Học không hay, cày khôngbiết.

Câu 6: Câu văn nào viết đúng chính tả?

A. Chúng em thi đua giữ gìn vệ sinh lớphọc.

B. Chúng em thi đua dữ dìn vệ sinh lớphọc.

C. Chúng em thi đua giữ gìn vệ xinh lớphọc.

Phần II: TỰ LUẬN (12 điểm)

Câu 1: Điền vào chỗ trống từ đúng chính tả:

a) ràohaydào: hàng...., dồi ...., mưa ....., ....dạt.

b) rẻohaydẻo: bánh ....., múa ......, ...... dai, .....Cao.

c) ranghaydang: ...... lạc, ..... tay, rảnh ......, .....mỏng.

d) rahayda: cặp ......, ...... diết, ...... vào, ......chơi.

Câu 2: Bài thơ: Đồng hồ báo thức (SGK - Tiếng Việt lớp 3 - tập 2 trang 44) có viết:

Bác kim giờthậntrọng Bé kim giâytinhnghịch Nhích từng


li,từngli Chạy vút lên trướchàng

Anh kim phútlầmlì Ba kim cùngtớiđích Đi từng


bước,từngbước Rung một hồi chuôngvang.

Trong bài thơ trên, em thích hình ảnh nào nhất? Vì sao?

Câu 3: Hãy viết một đoạn văn 8 – 10 câu kể lại buổi đầu tiên em đi học.
ĐỀ SỐ 20

A, KIỂM TRA ĐỌC:

1, Đọc thành tiếng: (6 điểm)

2, Đọc thầm (4 điểm)

Đọc thầm bài "Chiếc áo rách" và làm bài tập

CHIẾC ÁO RÁCH.

Một buổi học, bạn Lan đến lớp mặc chiếc áo rách. Mấy bạn xúm đến trêu chọc.
Lan đỏ mặt rồi ngồi khóc.

Hôm sau, Lan không đến lớp. Buổi chiều, cả tổ đến thăm Lan. Mẹ Lan đi chợ xa
bán bánh vẫn chưa về. Lan đang ngồi cắt những tàu lá chuối để tối mẹ về gói bánh.
Các bạn hiểu hoàn cảnh gia đình Lan, hối hận vì sự trêu đùa vô ý hôm trước. Cô giáo
và cả lớp mua một tấm áo mới tặng Lan. Cô đến thăm, ngồi gói bánh và trò chuyện
cùng mẹ Lan, rồi giảng bài cho Lan.

Lan cảm động về tình cảm của cô giáo và các bạn đối với mình. Sáng hôm sau,
Lan lại cùng các bạn tới trường.

Khoanh tròn vào ý trả lờ i đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây hoặc viết vào chỗ
chấm

1. Vì sao các bạn trêu chọcLan?

a. Vì Lan bị điểmkém.

b. Vì Lan mặc áo rách đihọc.

c. Vì Lan không chơi với cácbạn.

2. Khi các bạn đến thăm Lan thì thấy bạn Lan đang làmgì?

a. Lan giúp mẹ cắt lá để góibánh.


b. Lan đang họcbài.

c. Lan đi chơi bên hàngxóm.

3. Khi đã hiểu hoàn cảnh gia đình Lan, cô và các bạn đã làmgì?

a. Mua bánh giúp gia đìnhLan.

b. Hàng ngày đến nhà giúp Lan cắt lá để góibánh.

c. Góp tiền mua tặng Lan một tấm áomới.

4. Câu chuyện trên khuyên em điềugì?

a. Cần đoàn kết giúp đỡ bạn bè, nhất là những bạn có hoàn cảnh khókhăn.

b. Thấy bạn mặc áo rách không nên chêcười.

c. Cần giúp đỡ bạn bè làm việcnhà.

5. Bộ phận in đậm trong câu: "Các bạn hối hận vì sự trêu đùa vô ý hôm trước." trả lời

cho câu hỏinào?

a. Làmgì? b. Nhưthếnào? c. Làgì?

6. Hãy đặt một câu theo mẫu câu: Ai - làmgì?

B, Bài kiểm tra viết:

1. Chính tả: (Nghe - viết) 5 điểm

BÀI: CHỊ EM

2, Tập làm văn: Viết một đoạn văn ngắn tả về cô giáo cũ của em.
ĐỀ SỐ 20

A: KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: ( …./5điểm)

II. Đọc hiểu: (…./5 điểm) (20 phút) - Đọc thầm bài đọcsau:

Đường bờ ruộng sau đêm mưa

Sau trận mưa đêm qua, đường bờ ruộng trơn như đổ mỡ. Tan học về, các bạn
học sinh tổ Đức Thượng phải men theo bờ cỏ mà đi. Các bạn phải lần từng bước một
để khỏi trượt chân xuống ruộng.

Chợt một cụ già từ phía trước đi lại. Tay cụ dắt một em nhỏ. Em bé đi trên bờ cỏ
còn bà cụ đi trên mặt đường trơn. Vất vả lắm hai bà cháu mới đi được một quãng
ngắn. Chẳng ai bảo ai, mọi người đều tránh sang một bên để nhường bước cho cụ già
và emnhỏ.

Bạn Hương cầm lấy tay cụ:

- Cụ đi lên vệ cỏ kẻo ngã. Bạn Sâm đỡ tay emnhỏ:

- Cụ để cháu dắt embé.

Đi khỏi quãng đường lội, bà cụ cảm động nói:

- Các cháu biết giúp đỡ người già như thế này là tốt lắm. Bà rất cảm ơn các cháu. Các

em vộiđáp:

- Thưa cụ, cụ đừng bận tâm ạ. Thầy giáo và cha mẹ thường dạy chúng cháu phải giúp

đỡ người già và trẻnhỏ.

(Theo Đạo đức lớp 4, NXBGD - 1978)

Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào ý đúng nhất và hoàn thành tiếp các
bài tập sau:
Câu 1 (0,5 điểm): Hương và các bạn gặp bà cụ và em bé trong hoàn cảnh nào?

A. Hai bà cháu cùng đi trên con đường trơn như đổmỡ.

B. Bà đi trên mặt đường trơn còn em bé đi ở bờcỏ.

C. Hai bà cháu dắt nhau đi ở bờcỏ.

Câu 2 (0,5 điểm): Hương và các bạn đã làm gì?

A. Nhường đường và giúp hai bà cháu đi qua quãng đườnglội.

B. Nhường đường cho hai bàcháu.

C. Không nhường đường cho hai bàcháu.

Câu 3 (1 điểm): Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?

A. Phải chăm học, chămlàm.

B. Đi đến nơi, về đếnchốn.

C. Biết giúp đỡ người già và trẻnhỏ.

Câu 4 (1 điểm):

a) Gạch chân từ chỉ hoạt động trong câu: "Tay cụ dắt một emnhỏ."

b) Từ chỉ đặc điểm trong câu "Sau trận mưa đêm qua, đường bờ ruộng trơn như đổ

mỡ."là:

A.đổ. B.mỡ. C.trơn.

Câu 5 (1 điểm): Câu "Bạn Sâm đỡ tay em nhỏ" được cấu tạo theo mẫu câu:

A. Ai làgì? B. Ai làmgì? C. Ai thếnào?

Câu 6 (1 điểm): Ghi lại câu trong bài có hình ảnh so sánh.

B - KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)

1. Chính tả: (5 điểm) - 15phút


Nghe - viết: Bài Vầng trăng quê em (Tiếng Việt lớp 3, tập 1, trang 142)

2. Tập làm văn (5 điểm) - 25phút.

Hãy viết một đoạn văn giới thiệu về tổ em.


ĐỀ SỐ 21

A. KIỂM TRAĐỌC:

I. Đọc thành tiếng: (5 điểm) Có đề kèmtheo.

II. Đọc thầm và làm bài tập: (5điểm)

BÀI ĐỌC: CHUYỆN CỦA LOÀI KIẾN

Xưa kia, loài kiến chưa sống thành đàn. Mỗi con ở lẻ một mình, tự đi kiếm ăn.
Thấy kiến bé nhỏ, các loài thú thường bắt nạt. Bởi vậy, loài kiến chết dần chết mòn.

Một con kiến đỏ thấy giống nòi mình sắp diệt, nó bò đi khắp nơi, tìm những con kiến
còn sót, bảo:

- Loài kiến ta sức yếu, về ở chung, đoàn kết lại sẽ có sứcmạnh.

Nghe kiến đỏ nói phải, kiến ở lẻ bò theo. Đến một bụi cây lớn, kiến đỏ lại bảo:

- Loài ta nhỏ bé, ở trên cây bị chim tha, ở mặt đất bị voi chà. Ta phải đào hang ở dưới
đất mớiđược.

Cả đàn nghe theo, cùng chung sức đào hang. Con khoét đất, con tha đất đi bỏ. Được ở
hang rồi, kiến đỏ lại bảo đi tha hạt cây, hạt cỏ về hang để dành, khi mưa khi nắng đều
có cái ăn.

Từ đó, họ hàng nhà kiến đông hẳn lên, sống hiền lành, chăm chỉ, không để ai bắt nạt.

Theo TRUYỆN CỔ DÂN TỘC CHĂM

Đọc thầm bài đọc trên và làm bài tập.

Câu 1: Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.

a) Ngày xưa, loài kiến sống như thếnào?

A. Sống lẻmộtmình. B. Sống theo đàn. C. Sống theonhóm.

b) Kiến đỏ bảo những kiến khác làmgì?


A. Về ở chung, đào hang, kiếm ăn từngngày.

B. Về ở chung, sống trên cây, dự trữ thứcăn.

C. Về ở chung, đào hang, dự trữ thứcăn.

c) Vì sao họ hàng nhà kiến không để ai bắtnạt?

A. Vì họ hàng nhà kiến biết đoàn kếtlại.

B. Vì họ hàng nhà kiến cần cù laođộng.

C. Vì họ hàng nhà kiến sống hiền lành, chămchỉ.

d) Câu nào dưới đây có hình ảnh sosánh?

A. Người đi rấtđông.

B. Đàn kiến đôngđúc.

C. Người đông nhưkiến

Câu 2. Gạch chân dưới các từ chỉ đặc điểm trong câu văn sau:

Từ đó, họ hàng nhà kiến đông hẳn lên, sống hiền lành, chăm chỉ, không để ai bắt nạt.

Câu 3. Đặt dấu chấm hay dấu chấm hỏi vào cuối mỗi câu sau cho thích hợp:

a) Ông tôi rất thích đọcbáo

b) Bạn An đã có nhiều cố gắng trong họctập

c) Bao giờ lớp mình kiểm tra học kỳ

d) Huy có thích học đànkhông

Câu 4: Tìm và ghi lại một câu theo mẫu “Ai thế nào?” trong bài.

B. KIỂM TRA VIẾT:

I. Chính tả: (5 điểm) Nhà rông ở Tây Nguyên (Tiếng Việt 3- tập 1- trang 63) (Giáo
viên đọc cho học sinh viết từ “Gian đʵu nhà rông ... dùng khi cúngtː.”)
II. Tập làm văn (5điểm) Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn để kể về quê hương em.

ĐỀ SỐ 22

Phần I (Đọc hiểu): 4 điểm – Thời gian: 30 phút Đọc thầm bài đọc dưới đây

Chỗ bánh khúc của dì tôi

Dì tôi cắp một chiếc rổ lớn, dắt tay tôi đi hái rau khúc.

Cây rau khúc rất nhỏ, chỉ bằng một mầm cỏ non mới nhú. Lá rau khúc như bạc
mạ, trông như được phủ một lượt tuyết cực mỏng. Những hạt sương sớm đậu trên lá
long lanh như những bóng đèn pha lê. Hai dì cháu tôi hái đầy rổ mới về.

... Ngủ một giấc dậy, tôi đã thấy dì mang chõ bánh lên. Vung vừa mở ra, hơi
nóng bốc nghi ngút. Nhũng cái bánh màu rêu xanh lấp ló trong áo xôi nếp trắng được
đặt vào những miếng lá chuối hơ qua lửa thật mềm, trông như những bông hoa. Nhân
bánh là một viên đậu xanh giã nhỏ vàng ươm, xen một thỏi mỡ xinh xắn, pha hạt tiêu.
Cắn một miếng bánh thì như thấy cả hương đồng, cỏ nội gói vào trong đó.

Bao năm rồi, tôi vẫn không sao quên được vị thơm ngậy, hăng hắc của chiếc
bánh khúc quê hương.

Theo Ngô Văn Phú

*Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh vào chữ cái đặt trước mỗi câu trả lời đúng
nhất.

1. Tác giả tả lá raukhúc

a. Cây rau khúc cựcnhỏ.

b. Chỉ bằng một mầm cỏ non mớinhú.

c. Lá rau như mạ bạc, trông như được phủ một lượt tuyết cựcmỏng.

2. Câu văn nào sau đây tả chiếcbánh?


a. Những chiếc bánh màuxanh.

b. Chiếc bánh màu rêu xanh lấp ló trong áo xôi nếp trắng được hơ qua lửa thật mềm,
trông đẹp như những bông hoa. Nhân bánh là một viên đậu xanh giã nhỏ vàng ươm,
xen một thỏi mỡ xinh xắn, pha hạt tiêu.làm bằng đậuxanh.

c. Nhân bánh được làm bằng nhân đậuxanh

3. Câu "Dì tôi cắp một chiếc rổ lớn, dắt tay tôi đi hái rau khúc" được cấu tạo theo
mẫu câunào?

a. Ai làgì?

b. Ai thếnào?

c. Ai làmgì?

4. Câu nào dưới đây dùng đúng dấuphẩy?

a. Bao năm rồi, tôi vẫn không sao quên được vị thơm ngậy, hăng hắc của chiếc bánh
khúc quêhương.

b. Bao năm rồi tôi vẫn không sao quên được vị thơm ngậy, hăng hắc của chiếc bánh
khúc quêhương.

c. Bao năm rồi, tôi vẫn không sao quên được vị thơm ngậy hăng hắc của chiếc bánh
khúc quêhương.

II/ CHÍNH TẢ: (5 điểm) Thời gian 15 phút Bài viết:

Rừng cây trong nắng

Nghe đọc viết đề bài và đoạn chính tả "Trong ánh nắng... trời cao xanh thẳm"

(Sách Tiếng việt 3 trang 148 )

III/ TẬP LÀM VĂN: (5 điểm) Thời gian 25 phút

Viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 5-7 câu) kể về một cảnh đẹp của nước ta mà em
thích
ĐỀ SỐ 23

Bài 1: (6đ) GV cho học sinh đọc 1 đoạn bất kì trong các bài tập đọc lớp 3 tập 1
(khoảng 60 tiếng) và trả lời 1 câu hỏi của đoạn vừa đọc.

Bài 2: (4đ) Đọc thầm đoạn văn "Đường vào bản" và khoanh vào trước câu trả lời đúng
cho mỗi ý sau:

Đường vào bản tôi phải vượt qua một con suối nước bốn mùa trong veo. Nước
trườn qua kẽ lá, lách qua những mỏn đá ngầm, tung bọt trắng xoá như trải thảm hoa
đón mời khách gần xa đi về thăm bản. Bên đường là sườn núi thoai thoải. Núi cứ vươn
mình lên cao, cao mãi. Con đường ven theo một bãi vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp,
dày như ống đũa. Con đường đã nhiều lần đưa tiễn người bản tôi đi công tác và cũng
đón mừng cô giáo về bản dạy chữ. Dù ai đi đâu về đâu, khi bàn chân đã bén hòn đá,
hòn đất trên con đường thân thuộc ấy, thì chắc chắn sẽ hẹn ngày quay lại.

1- Đoạn văn trên tả cảnh vùngnào?

a-Vùngnúi. b-Vùngbiển. c – Vùng đồngbằng.

2- Mục đích chính của đoạn văn trên là tả cácgì?

a . Tảconsuối b. Tảconđường c. Tảngọnnúi 3


- Em hãy gạch chân dưới sự vật và s ự vật được so sánh trong câusau:

Con đường ven theo một bãi vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp, dày như ống đũa.

4 – Gạch dưới từ chỉ hoạt động trong câu sau:

Đường vào bản tôi phải vượt qua một con suối nước bốn mùa trong veo.

5. Đặt một câu theo mẫu Ai thếnào?

Bài 3: (5đ) Giáo viên đọc cho học sinh chép lại đoạn văn trong bài 'Đôi bạn" Sách TV
3 tập 1 trang 130. Viết (Từ: Hai năm sau... đến.. như sao sa)
Bài 4: (5đ) Viết một bức thư ngắn cho bạn hoặc người thân kể về việc học tập của em
trong học kỳ 1 vừa qua.
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

ĐỀ SỐ 24

I/ KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm).

* Đọc thầm và làm bài tập: (4 điểm).

Học sinh đọc thầm bài: "Cậu bé thông minh" SGK Tiếng Việt 3, tập 1, trang 4, 5
và khoanh vào chữ cái trước câu trả lới đúng nhất từ câu 1 đến câu 3, làm bài tập
câu 4.

Cậu bé thông minh

Ngày xưa, có một ông vua muốn tìm người tài ra giúp nước. Vua hạ lệnh
cho mỗi làng trong vùng nọ nộp một con gà trống biết đẻ trứng, nếu không có thì
cả làng phải chịu tội.

Được lệnh vua, cả vùng lo sợ. Chỉ có một cậu bé bình tĩnh thưa với cha:

- Cha đưa con lên kinh đô gặp Đức Vua, con sẽ lo được việcnày.

Người cha lấy làm lạ, nói với làng. Làng không biết làm thế nào, đành cấp tiền
cho hai cha con lên đường.

Đến trước cung vua, cậu bé kêu khóc om sòm. Vua cho gọi vào, hỏi:

- Cậu bé kia, sao dám đến đây làm ầmĩ?

- Muôn tâu Đức Vua – cậu bé đáp – bố con mới đẻ em bé, bắt con đi xin sữa cho

em. Con không xin được, liền bị đuổiđi.

Vua quát:

- Thằng bé này láo, dám đùa với trẫm! Bố ngươi là đàn ông thì đẻ sao được! Cậu

bé bènđáp:

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

- Muôn tâu, vậy sao Đức Vua lại ra lệnh cho làng con phải nộp gà trống biết đẻ

trứng ạ? Vua bật cười, thầm khen cậu bé, nhưng vẫn muốn thử tài cậu lầnnữa.

Hôm sau, nhà vua cho người đem đến một con chim sẻ nhỏ, bảo cậu bé làm ba
mâm cỗ. Cậu bé đưa cho sứ giả một chiếc kim khâu, nói:

- Xin ông về tâu Đức Vua rèn cho tôi chiếc kim này thành một con dao thật sắc

để xẻ thịtchim.

Vua biết là đã tìm được người giỏi, bèn trọng thưởng cho cậu bé và gửi cậu vào
trường học để luyện thành tài.

TRUYỆN CỔ VIỆT NAM

Câu 1. Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài?

a. Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ nộp một con gà trống biết đẻtrứng.

b.Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ nộp một con gà mái biết đẻtrứng.

c. Cả hai ý trên đềuđúng.

Câu 2. Vì sao dân chúng lo sợ khi nghe lệnh của nhà vua?

a. Vì gà mái không đẻ trứngđược.

b. Vì gà trống không đẻ trứngđược.

c. Vì không tìm được người tài giúpnước.

Câu 3. Trong cuộc thử tài lần sau, cậu bé yêu cầu điều gì?

a. Cậu bé yêu cầu sứ giả về tâu Đức Vua đưa cho một con dao thật sắc để xẻ

thịtchim.

b. Cậu bé yêu cầu sứ giả về tâu Đức Vua rèn chiếc kim thành một lưỡi hái thật

sắc để xẻ thịt chim.

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

c. Cậu bé yêu cầu sứ giả về tâu Đức Vua rèn chiếc kim thành một con dao thật

sắc để xẻ thịt chim.

Câu 4. Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ dưới đây:

a. Hai bàn tay em Như hoa đầucành.

....................................................................................................

....................................................................................................

b. Trẻ em như búp trêncành

Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.

..................................................................................................

III. KIỂM TRA VIẾT (10điểm)

1. Viết chính tả: (5điểm)

Giáo viên đọc cho học sinh viết bài "Người lính dũng cảm" SGK Tiếng Việt 3,
tập 1, trang 38 – 39 đoạn từ: "Bắn thêm một loạt đạn...... đến thằng hèn mới
chui."

2. Tập làm văn: (5điểm)

Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể về một người hàng xóm mà em quý
mến. Gợi ý:

a. Người đó tên là gì, bao nhiêutuổi?

b. Người đó làm nghềgì?

c. Tình cảm của gia đình em đối với người hàng xóm như thếnào?

d. Tình cảm của người hàng xóm đối với gia đình em như thếnào?
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

ĐỀ SỐ 25

TIẾNG VIỆT

I. TRẮC NGHIỆM: Chọn và ghi câu trả lời đúng nhất vào vở:

1. Câu văn dưới đây thuộc mẫu câu nào?

Những con cá quẫy tũng toẵng quanh mạn thuyền.

A. Ai - làm gì? B. Ai - thế nào? C. Ai - là gì ?

2. Bộ phận gạch chân trong câu văn sau trả lời cho câu hỏi nào ?:

Ông Cản Ngũ mất đà chúi xuống vì bước hụt.

A. Vì sao? B. Để làm gì? C. Nh thế


nào?

3. Sự vât nào được nhân hoá trong đoạn thơ sau:

Hương rừng thơm đồi vắng

Nước suối trong thầm thì

Cọ xoè ô che nắng

Râm mát đường em đi.

A. hương rừng và nước suối B. đường và cọ

C. nước suối và cọ D.hương rừng và cọ

4. Bài thơ: “Quê hương” Của tác giả nào?

A. Phạm Tiến Duật B. Đỗ Trung Quân C. Nguyễn Trọng


Hoàn

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

5. Từ nào viết sai chính tả.

A. cong keo B. sinh sôi C. n ờm nợp D.công


kênh

6. Từ nào không thuộc chủ điểm với các từ còn lại?

A.nghiên cứu B. thí nghiệm C.phát minh D.biểu diễn

7. Dòng nào chỉ gồm các từ chỉ đặc điểm, tính chất ?

A. đứng đắn, thân thiết, lo lắng, nhỏ nhắn, nhẹ nhàng …

B. xinh đẹp, mát rợi, đủng đỉnh , xanh tươi , mạnh mẽ , …

C. nhanh nhẹn , ồn ào, ca ngợi , tơi vui, lo liệu , xuất phát…

8. Dòng nào đã thành câu?

A. Em đem mấy thứ đồ chơi kia. B. Các chú voi khi về đến
đích.

C. Em ngồi ngay ngắn nghe cô giảng bài. D.Trời mùa xuân.

9. Dòng nào có chứa hình ảnh so sánh:

A.Quê tôi là một vùng đất phì nhiêu màu mỡ.

B. Mặt trời từ từ xuống núi ngủ.

C. Buổi sáng, mặt biển trong xanh như màu mảnh chai.

10.Tìm bộ phận trả lời câu hỏi “ Ai?” trong câu văn sau:

Tất cả các học sinh giỏi và chăm ngoan đều được tuyên dương khen thưởng là
cháu ngoan Bác Hồ.

A.học sinh giỏi C.Tất cả các học sinh giỏi và chăm ngoan

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

B. cháu ngoan Bác Hồ D. các học sinh giỏi và chăm ngoan đều đ ược tuyên
dương

II.TỰ LUẬN

1. Hãy viết thư cho một người bạn để hỏi thăm tình hình học tập của bạn và kể
cho bạn nghe tình hình học tập của em.

2.Các sự vật nào được so sánh trong câu văn sau?:

a.Cánh đồng trước mặt trải rộng như một tấm thảm khổng lồ.

b.Hai cái cánh mỏng như giấy bóng.

3.Dùng cách so sánh để viết lại câu văn sau cho sinh động: Mặt trời sắp lặn sau
chân núi.

4. Chép lại hai câu sau vào vở và gạch một gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi
Ai( cái gì, con gì), gạch hai gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi làm gì?hoặc như
thế nào?

a.Cơn mưa đầu mùa hạ làm cho vạn vật tỉnh giấc.

b.Mùa xuân, chim én bay liệng ngang trời.

c. Cảnh rừng Việt Bắc rất đẹp.

d. Con người Việt Bắc cần cù lao động, đánh giặc giỏi, ân tình thủy chung.

5.Viết lại câu văn sau và điền thêm dấu phẩy vào chỗ thích hợp:

a.Hồi ấy ở Sài Gòn Bác Hồ có một người bạn tên là Bác Lê.

b.Buổi sáng trên cành những hạt sương sớm long lanh như những bóng đèn pha lê.

c.Ở trong lớp Liên luôn chăm chú nghe giảng.

đ.Ở nhà Liên thường giúp mẹ những công việc nhà.


Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

6.Tìm hai câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao nói về tình cảm anh chị em trong gia
đinh.

7.Ghi vào vở và gạch chéo (/) để ngăn cách hai bộ phận chính trong câu văn
sau:

a.Cánh đồng phía trước mặt trải rộng như một tấm thảm khổng lồ .

b. Bác Hồ là vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc Việt Nam.

c.Những chú trâu béo tròn, lông đen mượt.

8.Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ chấm để hoàn thành các hình ảnh so sánh
sau:
a.Dòng sông Hồng quanh co,uốn khúc như…………………………………
b.Cánh đồng lúa chín trải rộng như …………………………………………
9.Em hiểu được điều gì khi đọc câu thơ sau :

“Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người ”

10. + Tìm 5 từ chỉ tình cảm đối với quê hương

+ Hai thành ngữ, tục ngữ nói về quê hương.

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

ĐỀ SỐ 26

KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm) – 30 phút.

Đọc thầm bài: Người liên lạc nhỏ (TV3 -Tập 1/ Tr.112)

Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý
trả lời đúng cho các câu hỏi dưới đây:

1. Kim Đồng đến điểm hẹn để làm gì?

a. Để trò chuyện với bác cán bộ đóng vai ông ké.

b. Để dẫn đường cho bác cán bộ đóng vai ông ké.

c. Để săn sóc bác cán bộ đóng vai ông ké.

2. Khi gặp bọn lính đi tuần, Kim Đồng đã làm gì?

a. Ngồi sau tảng đá để tránh mặt chúng.

b. Thản nhiên đi tiếp như không có ai.

c. Bình tĩnh huýt sáo báo hiệu cho ông ké.

3. Kim Đồng trả lời bọn giặc: "Đón thày mo này về cúng cho mẹ ốm" và giục
ôngké đi mau vì đường còn xa. Các chi tiết trên chứng tỏ điều gì?

a. Sự nhanh trí của Kim Đồng.

b. Sự ngây thơ của Kim Đồng.

c. Sự sợ hãi của Kim Đồng.

4. Anh Kim Đồng là người dân tộc nào?

a. Dân tộc Ba-na.

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

b. Dân tộc Nùng.

c. Dân tộc Chăm.

5. Bài học trên có mấy hình ảnh so sánh?

a. 1 hình ảnh. Đó
là:...........................................................................................

b. 2 hình ảnh.. Đó
là:............................................................................................

c. 3 hình ảnh.. Đó
là:............................................................................................

KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)

A. Chính tả nghe - viết (5 điểm) – 15 phút: Bài "Vàm Cỏ Đông" (TV3 - Tập 1/
Tr.106)

Viết 2 khổ thơ cuối của bài.

B. Tập làm văn (5 điểm) – 25 phút.

Viết một đoạn văn (từ 7-10 câu) kể những điều em biết về nông thôn (hoặc
thành thị).

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

*Thang điểm và đáp án:

I/ ĐỌC THẦM

- Mỗi ý khoanh đúng được 1 điểm

II/ CHÍNH TẢ

* Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn thơ: 5
điểm.

(Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai- lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết
hoa đúng quy định), trừ 0,5 điểm.

- Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày
bẩn,... bị trừ 1 điểm toàn bài).

III/ TẬP LÀM VĂN

*GV đánh giá , cho điểm dựa vào nội dung và hình thức trình bày, diễn đạt của
HS để chấm các mức điểm từ 0,5 11,5 ... 5 điểm. Cụ thể:

- Viết được một đoạn văn (từ 7- 10 câu) kể thuần tuý những đặc điểm đặc
trưng của nông thôn (hoặc thành thị): 2,5 điểm.

- Sử dụng dấu câu hợp lí, đúng chỗ (có thể quên hoặc sử dụng chưa hợp lí ở
1 chỗ: 1 điểm.

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

- Bước đầu biết viết các câu văn sinh động, giàu hình ảnh : 0,5 điểm

- Bài tả sinh động, biết kết hợp hài hoà các yếu tố trên, giàu cảm xúc và có
sức

thuyết phục, chữ viết sạch sẽ: 1 điểm

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188

You might also like