You are on page 1of 2

ĐỀ I: Đọc phần trích sau và thực hiện các yêu cầu:

         (1) Trung thực rất tinh tế và khó phân biệt qua lời nói hay hành động. Đôi khi đức
tính trung thực bị xem là đã “lỗi thời”, chỉ còn trên sách vở, không thực tế hoặc chẳng
hay ho gì để ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, trung thực là yếu tố căn
bản để có sự bình an trong tâm trí, là nền tảng cho sự tự do nội tâm và mối quan hệ lành
mạnh. Trước đây, tôi từng cho rằng bình an là giá trị quan trọng nhất, nhưng giờ tôi
thấy trung thực mới chính là nền tảng của tất cả giá trị khác.
         (2)   Gần đây tôi có gặp một phụ nữ trẻ, xinh đẹp, có ba người con rất đáng yêu.
Giỏi giang, thông minh và giàu có nhưng chị tâm sự chị không hài lòng chút nào về bản
thân. Chị luôn so sánh mình với hai người chị dâu, là những nữ doanh nhân cực kì sắc
sảo và thành đạt. Chị đánh giá mình chỉ là một người phụ nữ vô tích sự, chẳng làm được
trò trống gì, đã thế lại còn thất nghiệp. Thực ra, chị đã không trung thực với chính mình
khi chỉ nhìn vào những điểm mạnh của những người chị dâu và đánh giá họ hoàn toàn
dựa trên những cái mình không có. Trung thực trong lòng giúp ta đánh giá lại mình một
cách chính xác và thực tế: biết và đánh giá cao ưu điểm của mình bên cạnh việc nhận ra
nhược điểm của bản thân.
      (Trích Lăng kính tâm hồn- Trish Summerfield,NXB Tổng hợp TPHCM ,tr.82)
Câu 1(0,5 điểm). Theo tác giả đoạn trích thì trung thực quan trọng như thế nào?
Câu 2 (0,5 điểm). Chỉ ra phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn (1).
Câu 3 (0,5 điểm). Xét theo cấu trúc cú pháp, câu sau thuộc kiểu câu gì:
Tuy nhiên, trung thực là yếu tố căn bản để có sự bình an trong tâm trí, là nền tảng cho sự
tự do nội tâm và mối quan hệ lành mạnh.
Câu 4 (1,0 điểm). Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ liệt kê có trong câu văn sau :
Giỏi giang, thông minh và giàu có nhưng chị tâm sự chị không hài lòng chút nào về bản
thân.
Câu 5 (0,5 điểm). Thông điệp mà em tâm đắc nhất qua đoạn trích trên?
PHẦN LÀM VĂN
Từ ý nghĩa của đoạn trích phần Đọc hiểu, em hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình
bày suy nghĩ  về giá trị của lòng trung thực.
ĐỀ II: Đọc văn bản sau và trả lời các yêu cầu bên dưới:
Có một cậu bé ngỗ nghịch hay bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến
một thung lũng giữa cánh rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu thét lớn: “Tôi ghét người”.
Khu rừng có tiếng vọng lại: “Tôi ghét người”. Cậu bé hốt hoảng quay về, sà vào lòng mẹ
khóc nức nở. Cậu bé không sao hiểu được lại có tiếng người ghét cậu. 
Người mẹ cầm tay con, đưa cậu trở lại khu rừng. Bà nói: “Giờ thì con hãy hét
thật to: “Tôi yêu người”. Lạ lùng thay, cậu bé vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: “Tôi
yêu người”. Lúc đó người mẹ mới giải thích cho con hiểu: “Con ơi, đó là định luật trong
cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì con sẽ nhận lại điều đó. Ai gieo gió thì ắt gặt
bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì
người cũng yêu thương con”. 
(Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Trẻ, 2002)
Câu 1. (0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2. (0.75 điểm) Xét theo cấu tạo ngữ pháp, câu sau thuộc kiểu câu gì: Con cho điều
gì con sẽ nhận lại điều đó
Câu 3. (0.75 điểm) Xác định và gọi tên thành phần biệt lập trong các câu sau:
- Lạ lùng thay, cậu bé vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: “Tôi yêu người”.
- “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta”.
Câu 4. (1.0 điểm) Em hãy rút ra hàm ý của văn bản trên?

You might also like