You are on page 1of 6

PHẦN I.

ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)


Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Mẹ vẫn luôn ở đây như mọi khi
con vấp ngã, con ốm đau, con khóc quấy
mẹ biết rất nhiều lần con ghét mẹ đến mức không thèm nhìn dù vẫn thấy
trái tim của một đứa con, mẹ biết vẫn luôn là vậy
tìm cách từ chối những ân cần....

Mẹ vẫn luôn ở đây lúc con mỏi gối, chồn chân


nhìn ra xung quanh biết cuộc đời xa lạ
con không cần làm gì và cũng không cần phải mặc cả
mẹ sinh con ra giống như thân cây nảy mầm một chiếc lá
đã có rễ gốc lo vun trồng....

Mẹ vẫn luôn ở đây để ôm con, con biết không !


(Trích Mẹ vẫn luôn ở đây để ôm con,...Nguyễn Phong Việt, Sao phải đau
đến như vậy, NXB Văn hóa – Văn nghệ, 2017 tr.64,65)
Câu 1 (0,5 điểm) Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2 (1,0 điểm) Em hiểu như thế nào về nội dung của hai dòng thơ sau?
mẹ sinh con ra giống như thân cây nảy mầm một chiếc lá
đã có rễ gốc lo vun trồng....
Câu 3 (0,5 điểm). Chỉ ra phép liệt kê được sử dụng trong khổ thơ thứ nhất của đoạn
trích.
Câu 4 (1,0 điểm) Trong cuộc sống, có những đứa con đôi khi tìm cách từ chối những ân
cần của cha mẹ. Ở vị trí của một người con, theo em điều đó có đáng chê trách hay có thể
cảm thông? Vì sao?
PHẦN II. TẬP LÀM VĂN (7,0 điểm):
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ phần Đọc hiểu trên em hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày ý nghĩa
của việc hiểu mình và hiểu người.
Câu 2 (5,0 điểm): Phân tích 2 khổ thơ sau trong bài thơ "Ánh trăng" của Nguyễn Duy.
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng

Trăng cứ tròn vành vạnh


kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình
(Theo sách Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam)
-------------------- Hết -------------------

ĐÁP ÁN ĐỀ TUYỂN SINH LỚP 10 THPT


NĂM HỌC 2023-2024
MÔN NGỮ VĂN

Phần Câu Nội dung Điểm


1 Đoạn thơ vừa trích được viết theo thể thơ: Tự do 0,5
(0,5
điểm)
Nội dung của hai dòng thơ:
I mẹ sinh con ra giống như thân cây nảy mầm một chiếc

Đọc- hiểu đã có rễ gốc lo vun trồng....
2 0,5
+ Hai dòng thơ cho ta nhận ra mẹ luôn chắt chiu những
(1,0
điểm) gì tốt đẹp cho con vì con là duy nhất của mẹ, con đón
nhận tình yêu và sự bao bọc của mẹ như một quy luật tự
nhiên. 0,5
+ Nhấn mạnh tình yêu thương vô điều kiện của mẹ đối
với con.
3 phép liệt kê được sử dụng trong khổ thơ thứ nhất của 0,5
(0,5 đoạn trích:
điểm). con vấp ngã, con ốm đau, con khóc quấy

4 -Học sinh lựa chọn câu trả lời:Đáng chê trách hoặc có
(1,0 thể cảm thông, hoặc vừa có thể đáng chê trách vừa có
điểm) thể cảm thông.
-Lý giải hợp lí, thuyết phục: Có thể lý giải theo các
hướng sau:
+ Đáng chê trách vì nó thể hiện sự vô tâm, lạnh lùng của
những đứa con trước tình yêu thương và sự quan tâm 1,0
của cha mẹ.
+ Có thể thông cảm vì có những lúc sự ân cần, yêu
thương của cha mẹ mang tính áp đặt, chưa có sự thấu
hiểu tâm tư tình cảm của con trẻ... từ đó dẫn đến việc
con né tránh hoặc từ chối sự quan tâm của cha mẹ.
+ Vừa đáng chê vừa có sự cảm thông lí giải bằng cách
kết hợp hai quan điểm trên.
Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về Ý nghĩa
của việc hiểu mình và hiểu người.
a. Đảm bảo yêu cầu hình thức đoạn văn
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch,
1
(2,0 quy nạp, tổng phân hợp....
điểm) b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Ý nghĩa của việc hiểu mình và hiểu người.
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển

II khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm
rõ, ý nghĩa của việc hiểu mình và hiểu người. Có thể
Tập làm
văn theo hướng sau:
Mở đoạn: Giới thiệu được vấn đề Ý nghĩa của việc hiểu
0,25
mình và hiểu người.
Thân đoạn: Giải thích hiểu mình và hiểu người là biểu
hiện cao của trí tuệ:
0,25
+ Hiểu mình là biết rõ những ưu điểm, nhược điểm của
mình, hiểu rõ những gì mình thật sự yêu thích và mong
muốn cũng như những điều khiến mình không hài lòng
trong cuộc sống.
0,25
+ Hiểu người là phát hiện chính xác nhu cầu, mục đích,
nỗi lo lắng, hi vọng, cách nhìn thế giới, các mối quan
tâm, hiện trạng cảm xúc... của người đó.
- Bàn luận:
+ Hiểu mình và hiểu người là một trong những điều kiện
0,5
quan trọng giúp chúng ta biết cách ứng xử và giải quyết
mọi vấn đề trong cuộc sống. Hiểu người, để rồi đáp ứng
đúng nhu cầu, sở thích của người thì kết quả là cũng
được người đáp ứng mọi điều mình mong muôn.
+ Nếu không hiểu mình, hiểu người thì mọi suy nghĩ của
0,25
ta chỉ là áp đặt hoặc hời hợt, mọi vấn đề gặp phải đều
khó giải quyết thấu đáo.Hiểu mình để có cái nhìn cảm
thông với người khác và hiểu được tất cả những điều
người khác nghĩ.
- Phê phán những con người sống ích kỉ, hời hợt, vô 0,25
tâm, không hiểu mình và cũng không hiểu người, sống
lạnh nhạt với mọi vấn đề trong cuộc sống.
D/c: Lấy dẫn chứng đúng, thuyết phục
* Kết đoạn: Hiểu mình và hiểu người để sống cho đúng
mực, phải đạo trở thành những người con hiếu thuận 0,25
trong gia đình, những công dân tốt cho xã hội...
(HS diễn đạt khác nhưng đúng ý vẫn cho đủ điểm)
a. Yêu cầu về hình thức:
- Trình bày dưới dạng một bài làm văn
- Bố cục đủ ba phần
- Văn phong trong sáng
- Ít mắc lỗi diễn đạt, chính tả
- Chữ viết sạch sẽ, rõ ràng
b. Nội dung
* Mở bài:
- Giới thiệu thiệu tác giả, tác phẩm, khái quát nội dung 0,5
hai khổ thơ.
* Thân bài:
a. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ. 0,25
b. Cảm nhận về nội dung: Vầng trăng thức tỉnh con
người và sự hối hận của tác giả
2
(5,0 * Khổ 5: Tâm trạng, cử chỉ của con người khi đối diện 0,25
điểm) với vầng trăng
+ Tư thế “ngửa mặt lên nhìn mặt”: là tư thế trực tiếp đối 0,25
mặt
+ Phép nhân hóa, từ mặt thứ hai chỉ vầng trăng tròn, đó
là thiên nhiên hồn nhiên tươi mát, đó còn là quá khứ bạn 0,25
bè tươi đẹp.
+ So sánh, liệt kê, điệp ngữ, lặp cấu tứ “như là đồng là
bể - như là sông là rừng”: diễn tả dòng hoài niệm ùa về 0,25
và con người thấy trăng là thấy người bạn tri kỉ ngày
nào.
⇒ Cảm xúc chừng như nén lại nhưng cứ trào ra thổn
thức
- Chủ thể trữ tình lặng lẽ đối diện với vầng trăng trong
tư thế im lặng cũng chính là quá khứ đối diện với hiện
tại, sự thủy chung tình nghĩa đối diện với sự bạc bẽo vô
tình
- Đối diện với vầng trăng tình nghĩa, con người dường 0,75
như thức tình được sự thiện lương: nhìn sâu vào bản
thân để thấy lỗi lầm, sự thay đổi của mình
- Cuộc gặp gỡ không lời giúp con người tự soi chiếu vào
chính mình
* Khổ 6: Bài thơ khép lại ở hình ảnh sâu lắng của vầng
trăng và sự ăn năn, thức tỉnh của con người
+ Trăng tròn đầy vành vạnh có hai lớp nghĩa: nghĩa tả
thực về sự tròn đầy lung linh của trăng, thiên nhiên vũ
trụ vĩnh hằng, gợi quá khứ bạn bè tươi đẹp chẳng thể
phai mờ
+ Trăng còn được nhân hóa “kể chi người vô tình - ánh
trăng im phăng phắc” gợi thái độ bao dung, nhân hậu
+ Trăng tròn vành vạnh-con người vô tình, trăng im 0,75
phăng phắc- con người vô tình.
⇒ Câu thơ cuối mang ý nghĩa nhân văn, cái giật mình
thức tỉnh của con người từng bội bạc trở nên đáng trân
trọng bởi nhớ quên là lẽ thường tình, quan trọng là biết
thức tỉnh lương tâm.
Chính vì vậy cái giật mình ở đây là một sự ăn năn, sám
hối. Cái giật mình ấy đầy tính nhân văn. Kết cấu đối lập
ở hai câu thơ cuối mang ý nghĩa nhắc nhở nghiêm khắc:
Hãy đừng quên quá khứ, hãy sống thủy chung với quá
khứ. Mượn hình ảnh ánh trăng, Nguyễn Duy đã làm một
cuộc tự vấn tâm hồn để nhắc nhở con người về lẽ sống
nghĩa tình, thủy chung. Ra đi từ những trải nghiệm cá
nhân nên bài thơ có sức ngấm rất sâu trong lòng độc giả.
c. Những đặc sắc về mặt nghệ thuật.
- Kết hợp giữa phương thức tự sự với biểu cảm 0,75
- Hình ảnh thơ vừa gần gũi quen thuộc vừa giàu ý nghĩa
biểu tượng
- Ngôn ngữ thơ mộc mạc, không cầu kỳ, gọt giũa nhưng
vẫn đậm chất thơ.
- Sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật: nhân
hóa, liệt kê, điệp ngữm so sánh, ẩn dụ...
* Kết bài.
- Bài thơ ngắn gọn, đơn sơ như dáng dấp của một câu 0,5
chuyện mang nhiều ý nghĩa triết lí.Hai khổ thơ nói riêng
và bài thơ nói chung qua việc xây dựng thành công hình
ảnh quen thuộc "ánh trăng" mang ý nghĩa biểu tượng, đã
gợi nhắc con người về lẽ sống thủy chung, nhắc con
người luôn ghi tạc một điều: người nào bắn súng lục vào
quá khứ thì tương lai sẽ bắn anh ta bằng đại bác. 0,5

* Ghi chú: trên đây là định hướng của đáp án và biểu điểm chấm, trong quá trình chấm
bài, giáo viên cần căn cứ vào bài làm của học sinh. Cần khuyến khích các bài làm có
tính sáng tạo cao. Tuy nhiên điểm khuyến khích sẽ không vượt qua thang điểm của đề.
..........................Hết..........................

You might also like