You are on page 1of 12

ĐỀ CƯƠNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

Câu 1. Vai trò của ngôn ngữ trong sự phát triển toàn diện trẻ MN.
-Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt, tồn tại và phát triển theo sự tồn tại,
phát triển của xã hội loài người.
-Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt, có vai trò rất lớn trong cuộc sống của
con người. Nhờ ngôn ngữ, con người có thể trao đổi với nhau những hiểu biết, truyền
cho nhau những kinh nghiệm..
Trong công tác chăm sóc và giáo dục thế hệ mầm non cho đất nước, chúng ta
càng thấy rõ vai trò của ngôn ngữ đối với việc giáo dục trẻ thơ. Ngôn ngữ đã góp phần
đào tạo các cháu trở thành những con người phát triển toàn diện.
1.1. Vai trò của ngôn ngữ đối với việc phát triển trí tuệ
Ngôn ngữ có vai trò rất lớn trong việc phát triển trí tuệ cho trẻ. rong thể. Ngôn
ngữ là phương tiện nhận thức thế giới xung quanh, là cơ sở của mọi sự suy nghĩ, là công
cụ của tư duy.
+ Trẻ có nhu cầu tìm hiểu thế giới xung quanh. Thông qua ngôn ngữ, lời nói của
người lớn, trẻ làm quen với các sự vật, hiện tượng và hiểu tập những đặc điểm, tính chất,
cấu tạo, công dụng... của chúng và trẻ học được từ tương ứng (từ và hình ảnh trực quan
đi vào nhận thức của trẻ cùng một lúc). Ngôn ngữ giúp trẻ mở rộng hiểu biết về thế giới
xung quanh. Từ ngữ giúp cho việc củng cố những biểu tượng đã được hình thành.

+ Sự phát triển của ngôn ngữ giúp cho hoạt động trí tuệ, các thao tác tư duy ngày
càng được hoàn thiện, kích thích trẻ tích cực, sáng tạo hoạt động trí tuệ.

- Có nhiều phương tiện để nhận thức thế giới xung quanh nhưng ngôn ngữ là
phương tiện nhân thức hữu hiệu. Thông qua ngôn ngữ trẻ nhận thức thế giới xung quanh
chính xác, rõ ràng, sâu và rộng. Ngôn ngữ giúp trẻ tích cực, sáng tạo trong hoạt động trí
tuệ do vậy việc phát triển trí tuệ không thể tách rời với việc phát triển ngôn ngữ.

1.2. Vai trò của ngôn ngữ đối với việc giáo dục đạo đức
-Ngôn ngữ có vai trò rất lớn trong việc hình thành và điều chỉnh những hành vi
của trẻ.
- Thông qua ngôn ngữ trẻ biết những gì nên, không nên..., qua đó rèn luyện những
phẩm chất đạo đức tốt ở trẻ, dần dần hình thành ở trẻ những khái niệm ban đầu về
đạo đức (ngoan - hư, tốt - xấu...).
- Ngôn ngữ có tác dụng to lớn trong việc hình thành những phẩm chất đạo đức tốt
đẹp ở trẻ. Ngôn ngữ đã góp phần không nhỏ vào việc trang bị cho trẻ những hiểu
biết về những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức, rèn luyện cho trẻ những tình cảm
và hành vi đạo đức phù hợp với xã hội mà trẻ đang sống.

1.3. Vai trò của ngôn ngữ đối với việc giáo dục thẩm mĩ
-Ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong quá trình tác động có mục đích, có hệ
thống nhằm phát triển ở trẻ năng lực cảm thụ cái đẹp và hiểu đúng đắn cái đẹp trong tự
nhiên, trong đời sống xã hội, trong nghệ thuật, giáo dục cho trẻ lòng yêu cái đẹp và năng
lực tạo ra cái đẹp.
- Thông qua ngôn ngữ, trẻ nhận thức được cái đẹp ở thế giới xung quanh, qua đó
làm cho tâm hồn trẻ càng thêm bay bổng, trí tưởng tượng càng phong phú; đồng thời trẻ
càng yêu quý cái đẹp, trân trọng cái đẹp và có ý thức sáng tạo ra cái đẹp.
- Thông qua ngôn ngữ văn học, trẻ cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong ngôn
ngữ tiếng mẹ đẻ, cái đẹp trong hành vi, cái đẹp trong cuộc sống.
Có thể khẳng định rằng ngôn ngữ đã góp phần không nhỏ vào quá trình giáo dục
cho trẻ những tình cảm thẩm mĩ cao đẹp.
1.4. Vai trò của ngôn ngữ đối với việc phát triển thể lực
Để phát triển thể lực cho trẻ cần kết hợp nhiều phương pháp khác nhau, trong đó,
ngôn ngữ đóng góp một vai trò quan trọng đáng kể.
- Trong các hoạt động góp phần phát triển thể lực như các trò chơi vận động, các
giờ thể dục, trong chế độ ăn…, giáo viên cần dùng đến ngôn ngữ để hướng dẫn trẻ thực
hiện tốt những yêu cầu cần đạt
- Hoạt động nói năng liên quan đến các cơ quan hô hấp, thính giác, bộ máy phát
âm... Quá trình phát âm là quá trình rèn luyện bộ máy cấu âm, rèn luyện phổi, khí quản
và các bộ phận khác của cơ thể.
- Để có thể lực tốt cần có một chế độ vệ sinh hợp lí. Ngôn ngữ tham gia vào quá
trình chăm sóc vệ sinh trẻ, thúc đẩy sự phát triển thể lực.
 Ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong quá trình giáo dục trẻ phát triển toàn diện. Sự
phát triển chậm trễ về mặt ngôn ngữ có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển về thể chất và tinh
thần của trẻ.
Câu 2. Các nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non:
2.1. Giáo dục chuẩn mực ngữ âm tiếng Việt (Luyện phát âm chuẩn cho trẻ)
- Luyện cho trẻ nghe âm thanh ngôn ngữ.
- Dạy trẻ phát âm đúng là dạy cho trẻ biết phát âm chính xác các âm vị, âm tiết,
từ, câu theo chuẩn mực âm thanh tiếng mẹ đẻ .
- Dạy trẻ phát âm đúng là còn phải dạy cho trẻ biết điều chỉnh âm lượng, thể hiện
đúng ngữ điệu, có tác phong văn hóa trong quá trình giao tiếp
- Sửa các lỗi phát âm cho trẻ.
2.2. Hình thành và phát triển vốn từ cho trẻ
- Làm giàu vốn từ cho trẻ: tăng cường số lượng từ trong vốn từ của trẻ; cung cấp
thêm các từ tên gọi của các sự vật, hiện tượng; các hoạt động trạng thái, các tính chất,
đặc điểm của sự vật, hiện tượng.
- Nâng cao khả năng hiểu nghĩa từ của trẻ, dạy trẻ dùng từ chính xác, phát triển
vốn từ đồng nghĩa, trái nghĩa, nhiều nghĩa. Điều này sẽ giúp trẻ khả năng lựa chọn và sử
dụng từ chính xác.
- Tích cực hoá vốn từ của trẻ: Từ được sử dụng đúng trong cấu trúc câu. Trẻ có
thể sử dụng từ trong nhiều câu khác nhau, biết vận dụng phù hợp vốn từ trong hoạt động
giao tiếp.
2.3. Dạy trẻ nói đúng ngữ pháp và nói các kiểu câu theo mục đích phát ngôn
- Dạy trẻ nói đúng ngữ pháp: Dạy trẻ nói được các mô hình câu, các thành phần
câu cũng như vị trí của các thành phần. Bằng cách cho trẻ thường xuyên được nghe,
được nói theo các mô hình câu chuẩn, để từ đó dần dần nắm được cách cấu tạo các loại
câu của tiếng mẹ đẻ.
- Dạy trẻ nói đúng ngữ pháp còn là củng cố cách sử dụng đúng một số kiểu câu,
sửa một số kiểu câu sai cho trẻ, cho trẻ làm quen với các kiểu câu mới khó hơn, hình
thành cho trẻ thói quen nói đúng ngữ pháp.
- Dạy trẻ nói các kiểu câu theo mục đích phát ngôn: Câu kể (câu tường thuật, câu
trần thuật), câu hỏi (câu nghi vấn), câu cầu khiến, câu cảm thán.

2.4. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc


- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc là phát triển khả năng nghe, hiểu ngôn ngữ, khả
năng trình bày có logic, trình tự, chính xác, đúng ngữ pháp và có hình ảnh một nội dung
nhất định.
-Đơn vị giao tiếp thấp nhất là câu và cao nhất là ngôn bản.Vì thế, sự mạch lạch
của lời nói rất cần thiết.
- Có 2 dạng : đối thoại và độc thoại:
+ Dạy lời nói mạch lạc trong ngôn ngữ đối thoại: Dạy trẻ biết nghe và hiểu lời nói
đối thoại; biết nói chuyện, trả lời câu hỏi và biết đặt ra các câu hỏi. Khi nói chuyện, cần
phải biết điều khiển bản thân một cách có văn hoá, cần phải lịch sự khi trả lời và đặt câu
hỏi.
+ Dạy lời nói mạch lạc trong ngôn ngữ độc thoại: Dạy trẻ biết kể lại những truyện
trẻ được nghe; biết kể lại những gì trẻ được chứng kiến; biết tự đặt được truyện đơn giản
mà nội dung và hình thức của truyện cần phải thể hiện tính độc lập và sáng tạo của trẻ.
2.5. Giáo dục văn hoá giao tiếp ngôn ngữ
-Văn hóa giao tiếp ngôn ngữ thể hiện trong tất cả các thành tố ngôn ngữ như:
- Sử dụng âm thanh, ngữ điệu sao cho phù hợp, biểu cảm.
Ví dụ:khi cô kể chuyện, trẻ vỗ tay cổ vũ.
- Sử dụng từ chính xác, phong phú, gợi cảm.
Ví dụ khi chào bạn thì chào tên hoặc chào bạn, khi chào cô con chào cô ạ
- Sử dụng các mẫu câu phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
Ví dụ: khi trả lời cô: dạ thưa cô
- Lời nói rõ ràng, mạch lạc, sử dụng các phương tiện biểu cảm, các phương tiện tu
từ; tăng cường hiệu quả giao tiếp một cách có văn hoá.
Ví dụ: khi mượn đồ bạn cho mình mượn đồ dùng được không
- Chú ý rèn luyện cho trẻ biết phối hợp các phương tiện phi ngôn ngữ như cử chỉ,
điệu bộ…
Ví dụ: khi chào kết hợp vẫy tay, cười.
2.6. Phát triển ngôn ngữ nghệ thuật thông qua việc cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm
văn học
- Qua dạy trẻ làm quen với tác phẩm văn học, giáo viên giúp trẻ biết nghe và hiểu
được tpvh, biết đánh giá các nhân vật trong tác phẩm; nhớ nội dung các bài thơ, biết
cách đọc diễn cảm…
- Cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học là cho trẻ làm quen với phong cách ngôn
ngữ văn chương. Qua đó, vốn từ nghệ thuật của trẻ được mở rộng, trẻ làm quen với cách
dùng từ, cách đặt câu, cách diễn đạt, lời nói có vần, nhịp, nói có ngữ điệu…
2.7. Chuẩn bị cho trẻ học tập ở trường phổ thông
Để trẻ vào lớp 1 được thuận lợi trong việc học đọc học viết, ở lứa tuổi mẫu giáo,
cho trẻ làm quen với câu, từ, âm tiết, các nguyên âm, phụ âm…
- Luyện cho trẻ cách phát âm chuẩn, cách dùng từ, diễn đạt…
- Tập cho trẻ một số thao tác, kỹ năng của hoạt động học tập qua việc dạy trẻ làm
quen chữ cái (thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện sức khoẻ, cơ tay, sự tỉ mỉ, chính
xác, khéo léo…).
Câu 3. Các phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non
*Nhóm phương pháp trực quan
Phương pháp trực quan là phương pháp chủ đạo trong quá trình phát triển ngôn
ngữ cho trẻ. Phương pháp trực quan được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực dạy nói
cho trẻ, được tiến hành trên giờ học, mọi lúc, mọi nơi.
Theo nghĩa rộng, trực quan có thể được hiểu: Trực tiếp sử dụng các giác quan để
tiếp xúc với đối tượng.
-Các dạng trực quan
+ Trực quan bằng vật thật: là hình thức cho trẻ được tiếp xúc với từng vật cụ thể
qua đó giúp trẻ nhận biết, tri giác vật một cách khái quát và cụ thể từng chi tiết,từ dược
gọi chính xác với vật và đặc điểm vật.
+ Quan sát: Là phương pháp dạy trẻ sử dụng những giác quan, bộ máy vận động
của mình để tích lũy dần dần những kinh nghiệm, những hình ảnh, những biểu tượng và
kỹ xảo ngôn ngữ.
Ví dụ: Quan sát lá cây để nhận biết được gió mạnh hay gió nhẹ

- Hình thức trực quan


+Tham quan: Là con đường đưa trẻ đến gần sự vật, hiện tượng.Trẻ có thể quan sát
các sự vật và mở rộng nhận thức của mình.Nội dung tham quan phải đáp ứng được sở
thích của trẻ.Buổi tham quan không mang tính chất là 1 bài học
+ Xem phim: Là hình thức sử dụng máy móc, thiết bị hiện đại vào quá trình dạy
trẻ, tạo điều kiện cho trẻ có thể quan sát, tham quan cảnh vật mà trẻ không thể đi đến nơi
xem được hoặc xem lại cảnh quay trong quá khứ.Xem phim cũng góp phần phát triển
ngôn ngữ cho trẻ nếu cô giáo lựa chọn phim phù hợp với nhận thức,sở thích
Ví dụ: Trẻ xem những đoạn phim về các con vật sống trong rừng hay các con vật
sống dưới biển…
Mục đích phát triển ngôn ngữ:
- Rèn luyện phát âm cho trẻ. Dạy cho trẻ cách thức phát âm.
Ví dụ:Khi cho trẻ quan sát các loại hoa, cây cối..cô giáo yêu cầu trẻ gọi tên các bộ
phận của cây…Nếu trẻ chỉ vào cành cây mà nói là cằn cây thì cô giáo phải sửa ngay lỗi
phát âm sai này của trẻ
- Hình thành và phát triển vốn từ cho trẻ.
Ví dụ: Sau khi cho trẻ xem phim về thế giới động vật, cô giáo trò chuyện với trẻ,
yêu cầu trẻ kể lại những gì đã xem được. Muốn kể lại, trẻ phải huy động từ ngữ và sử
dụng từ chính xác…
- Củng cố kiến thức, củng cố vốn từ.
Ví dụ:Trong hoạt động ngoài trời,cô giáo có thể chỉ vào bồn hoa hình vuông và
hỏi trẻ “Bồn hoa có hình gì?” Nếu trẻ không nhớ, cô giáo có thể nói với trẻ
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc. Tập cho trẻ diễn đạt...
Ví dụ:Khi cho trẻ quan sát hiện tượng gió, trẻ nhìn lên vòm cây và nói: “Cành cây
lắc lư ghê lắm.Gió thổi rất mạnh”
- Khi trực quan, trẻ tích lũy dần dần những kinh nghiệm, những hình ảnh, những
biểu tượng và dùng phương tiện ngôn ngữ để củng cố và diễn đạt lại.
*Nhóm phương pháp dùng lời nói:
- Đọc thơ (ca dao, tục ngữ, đồng dao);
+Lời thơ, ca dao... mang tính nhịp điệu cao, có vần điệu, vì vậy, khi đọc cần đọc
chậm rãi, vừa phải, chú ý ngắt giọng sau mỗi câu và nhấn vào các từ mang vần. Cần
truyền đạt được âm điệu vui tươi, sảng khoái đến với trẻ.
+Đọc thơ, ca dao, đồng dao... giúp trẻ cảm nhận được vần điệu, nhịp điệu của
tiếng Việt. Khi đọc thơ cho trẻ nghe, cô giáo kết hợp giải thích các từ khó, từ xa lạ đối
với trẻ. Đây là việc góp phần phát triển vốn từ nói riêng, phát triển ngôn ngữ nói
chung cho trẻ
-Kể và đọc truyện:
+Là phương pháp chủ yếu giúp trẻ làm quen với văn học. Khi đọc; kể chuyện
cô giáo sử dụng ngữ điệu giọng nói để bộc lộ được đặc điểm, tính cách nhân vật. Đọc
kể phải chậm rãi, vừa phải để trẻ còn lắng nghe và ghi nhớ được các từ ngữ, câu văn
trong truyện... điều đó giúp trẻ tích luỹ vốn từ và học được cách thể hiện qua giọng
đọc, giọng kể của cô.
-Kể lại chuyện :
Là hình thức kể lại một cách sáng tạo câu chuyện theo mẫu trẻ đã được nghe,
nhận biết được sự tác động lên cảm xúc, giúp trẻ ghi nhớ và kể lại những điều đã được
nghe. Trẻ sẽ biết vận dụng ngôn ngữ của mình để kể lại chuyện một cách sáng tạo,
phù hợp.
- Đàm thoại:
Đàm thoại là sự giao tiếp bằng ngôn ngữ giữa người với người. Đàm thoại
không phải chỉ là hỏi và đáp. Đàm thoại được sắp xếp có tổ chức, có kế hoạch nhằm
mục đích đi sâu, làm cho chính xác và hệ thống tất cả những biểu tượng và kiến thức
mà trẻ thu lượm được.
Mục đích của đàm thoại là củng cố và hệ thống hóa bằng công cụ ngôn ngữ tất
cả những kiến thức mà trẻ thu nhận được. Trong khi đàm thoại, yêu cầu trẻ phải suy
nghĩ, lựa chọn từ ngữ, cách diễn đạt... để thực hiện cuộc giao tiếp. Qua quá trình đàm
thoại, trẻ được nói về những suy nghĩ, hiểu biết của mình, điều đó đã góp phần phát
triển ngôn ngữ cho trẻ.
-Nói mẫu :
Được sử dụng khi chỉ cho đứa trẻ cách thức tốt nhất để diễn đạt ý nghĩ của mình
(có nghĩa là sử dụng câu đúng để diễn đạt).
Nói mẫu còn sử dụng để củng cố, nhắc lại chính xác hóa từ, câu hay một đoạn
văn. Tuy nhiên, số lượng câu trong mẫu phải phù hợp với khả năng chú ý và trí nhớ
của trẻ.
Ví dụ: Mẫu câu: Chủ ngữ - Vị ngữ - Bổ ngữ
Con ăn cơm (C-V-B)
Khi nói mẫu, giáo viên phải chú ý không nhắc lại cái sai của trẻ
-Giảng giải:
Cô dùng lời lẽ của mình để nói cho trẻ hiểu về bản chất, đặc điểm.. của một vật
hoặc một hành động nào đó.
Khi cô sử dụng những từ trẻ đã biết để giải nghĩa cho những từ trẻ chưa biết sẽ
góp phần rất lớn trong việc phát triển vốn từ cho trẻ.
-Câu hỏi :
Hệ thống câu hỏi được xây dựng theo mục đích phát triển ngôn ngữ của giáo viên.
Ví dụ nếu muốn dạy trẻ nói những câu ghép, giáo viên sẽ sử dụng các dạng câu hỏi mà
khi trả lời, trẻ phải trả lời bằng câu ghép...
Câu hỏi đưa ra có mục đích phát triển ngôn ngữ yêu cầu trẻ biết lựa chọn từ ngữ,
sử dụng các kiểu câu và diễn đạt khi trả lời. Câu hỏi góp phần quan trọng trong việc dạy
trẻ nói đúng ngữ pháp.
Câu hỏi thường hướng sự chú ý của trẻ với việc nhận thức đối tượng.
Câu hỏi ở lứa tuổi mầm non thường được kết hợp với trực quan.
* Vai trò của nhóm PP dùng lời:
- Giúp trẻ cảm nhận được vần điệu, nhịp điệu của tiếng Việt thông qua việc đọc,
kể thơ truyện.
- Phát triển ngôn ngữ nghệ thuật cho trẻ, giúp trẻ làm quen với cách diễn đạt của
ngôn ngữ văn học...
- Việc giải thích các từ khó, từ xa lạ đối với trẻ trong các tác phẩm văn học cũng
góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Việc cô sử dụng những từ trẻ đã biết để giải nghĩa
cho những từ trẻ chưa biết góp phần quan trọng vào quá trình phát triển vốn từ, mở rộng
vốn sống, vốn hiểu biết của trẻ...
- Sử dụng câu hỏi, đàm thoại... được sắp xếp có tổ chức, có kế hoạch nhằm mục
đích đi sâu, làm cho chính xác và hệ thống tất cả những biểu đi tượng và kiến thức mà
trẻ thu lượm được; yêu cầu trẻ phải suy nghĩ, lựa chọn từ ngữ để trả lời câu hỏi được đặt
ra...
- Phương pháp dùng lời chỉ cho đứa trẻ cách thức tốt nhất để diễn đạt ý nghĩ của
mình, nói rõ hơn có nghĩa là sử dụng câu đúng để diễn đạt, đồng thời để củng cố, nhắc
lại chính xác hóa từ, câu hay một đoạn văn...
* Nhóm phương pháp thực hành:
-Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua trò chơi:
Ngôn ngữ và tư duy liên hệ chặt chẽ với hoạt động, lao động của con người. Hoạt
động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ em. Vui chơi được thể hiện qua các trò chơi.
Trò chơi góp phần phát triển toàn diện cho trẻ trong đó có ngôn ngữ.
Từ những kinh nghiệm trong trò chơi trẻ khám phá ra những biểu cho tượng rồi
liên hệ chúng với từ. Mỗi vật có tên riêng, mỗi hành động có một động từ riêng để chỉ
nó... cho nên nếu cô giáo tổ chức tốt hoạt động chơi, cung cấp đủ đồ dùng, đồ chơi thì
trẻ có điều kiện tăng cường hoạt động ngôn ngữ.
Trò chơi đóng vai theo chủ đề phát triển ngôn ngữ và nhiều mặt cho trẻ, đặc biệt
là khẩu ngữ.
Trong quá trình chơi trẻ không hề im lặng mà còn chia sẻ với nhau những kinh
nghiệm của mình, điều này cần đến ngôn ngữ.
Có thể nói hoạt động vui chơi là hoạt động góp phần phát triển toàn diện cho trẻ,
trong đó có ngôn ngữ.
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua giao tiếp, các hoạt động, lao động...
Trong trường mầm non, trẻ được tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau như
hoạt động chơi, học tập, giao tiếp, kể chuyện, lao động... Tất cả các hoạt động đó đều tạo
ra những khả năng to lớn để làm phong phú ngôn ngữ cho trẻ.
Ngôn ngữ xuất hiện nhằm thoả mãn nhu cầu giao tiếp và nhận thức tin thông qua
lao động, hoạt động, giao tiếp. Các hoạt động, lao động của trẻ trong trường mầm non
đều cần đến ngôn ngữ để trao đổi, để hướng dẫn, để chia sẻ... và các hoạt động này góp
phần giúp trẻ thực hành ngôn ngữ, trẻ trực tiếp tham gia vào hoạt động giao tiếp, nhờ
vậy vốn từ của trẻ tăng lên, vậy von mạch trẻ sẽ nói đúng ngữ pháp, rèn luyện cách diễn
đạt sao cho mạch lạc...
*Nhóm phương pháp sử dụng trò chơi:
Đây là phương pháp mà giáo viên sẽ sử dụng các loại trò chơi khác nhau để phát
triển ngôn ngữ cho trẻ
Trò chơi chiếm giữ một vị trí quan trọng trong các hoạt động giáo dục ở trường
mầm non. Có nhiều trò chơi có thể sử dụng được vào mục đích dạy nói cho trẻ. Đó là
các trò chơi luyện phát âm, luyện thở ngôn ngữ, phát triển vốn từ, nói đúng ngữ pháp,
nói mạch lạc...
Ví dụ:
- Trò chơi luyện phát âm như: ngửi hoa, thổi bóng...
- Các trò chơi phát triển vốn từ: Chiếc túi kỳ diệu, Cái gì biến mất...
- Các trò chơi để phát triển kỹ năng nói mạch lạc, giao tiếp ngôn ngữ có văn hoá
như các trò chơi đóng vai theo chủ đề: Mẹ và con, Bán hàng, Cô giáo, Bác sĩ …
Trò chơi chiếm giữ một vị trí quan trọng trong các hoạt động giáo dục ở trường
mầm non. Thông qua trò chơi trẻ sẽ được thực hành ngôn ngữ, dùng ngôn ngữ để nói ra
những ý nghĩ của mình và học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm với bạn...
Sử dụng trò chơi để phát triển ngôn ngữ tạo cho trẻ một trạng thái học nói tự
nhiên, là con đường nhanh nhất để trẻ bắt chước, tập nói và ghi nhớ lâu những từ ngữ
mới học được… Kết quả của việc sủ dụng các trò chơi để phát triển lời nói cho trẻ phụ
thuộc rất nhiều vào khả năng tìm tòi, sáng tạo của giáo viên. Bên cạnh những trò chơi có
sẵn, giáo viên cần tạo ra các trò chơi mới để phụ vụ cho mục đích dạy học.
 Tất cả 4 phương pháp đều có vai trò nhất định, hỗ trợ nhau phát triển ngôn ngữ cho
trẻ. Nhưng quan trọng nhất là phương pháp trực quan vì nó là phương pháp chủ đạo, nó
phù hợp với đặc điểm tư duy trực quan của trẻ, được sử dụng rộng rãi trong tất cả các
lĩnh vực, mọi lúc mọi nơi. Khi được trực quan trẻ nắm được đặc điểm ngôn ngữ, dạy trẻ
phát âm, luyện cho trẻ sử dụng ngôn ngữ mạch lạc trong lời nói, vừa luyện phát âm cho
trẻ vừa giúp trẻ luyện vốn từ.
Câu 4. Các hình thức phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua giờ học
Có hai hình thức phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đó là các giờ học và hoạt động ngoài
giờ học.
Giờ học có thể chia làm ba loại: loại giờ học chuyên biệt (giờ học Nhận biết – Tập
nói ở độ tuổi nhà trẻ, giờ học làm quen chữ cái ở độ tuổi mẫu giáo), loại giờ học có ưu
thế phát triển lời nói (giờ học làm quen với văn học - cho trẻ nhà trẻ và mẫu giáo, giờ
học làm quen với môi trường xung quanh — cho trẻ mẫu giáo), và các giờ học khác (cho
trẻ làm quen với toán, tổ chức hoạt động tạo hình, giáo dục âm nhạc...).
+Giờ học Nhận biết - Tập nói (ở lứa tuối nhà trẻ)
Dạy Nhận biết - Tập nói là hướng dẫn trẻ quan sát một sự vật, một hiện tượng
quen thuộc đối với trẻ, qua đó hình thành khái niệm ban đầu về sự vật, hiện tượng và
phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Ví dụ: Dạy trẻ nhận biết quả cam là giúp trẻ nhận biết và gọi tên được quả cam,
các bộ phận, công dụng...
Loại giờ học này tạo điều kiện để rèn luyện kỹ năng phát âm, rèn luyện câu theo
cấu trúc ngữ pháp và đặc biệt là tăng nhanh vốn từ của trẻ.
+Giờ học Khám phá khoa học và làm quen với môi trường xung quanh (ở lứa tuổi
mẫu giáo)
Giờ học Khám phá khoa học và làm quen với môi trường xung quanh giúp trẻ tiếp
xúc với các sự vật hiện tượng, biết được những đặc điểm, cấu tạo, dấu hiệu, hình dáng,
chất liệu...của sự vật. Cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh có nhiệm vụ mở
rộng dần nhận thức của trẻ về thế giới tự nhiên và xã hội, đòi hỏi cô giáo phải cung cấp
vốn từ tương ứng với các sự vật và hiện tượng đem đến cho trẻ.
Ở những giờ học này,trẻ được rèn luyện kĩ năng phát âm, rèn luyện câu theo cấu
trức ngữ pháp và vốn tè của trẻ tăng lên rất nhanh tạo điều kiện phát triển ngôn ngữ
mạch lạch cho trẻ
Ví dụ: Dạy trẻ khám phá về mưa là giúp trẻ biết được sự hình thành mưa, những
biểu hiện trước, trong và sau khi mưa, lợi ích và tác hại của mưa,.. Những giờ học này,
trẻ được rèn luyện kỹ năng phát âm, rèn luyện câu theo cấu trúc ngữ pháp. Vốn từ của
trẻ tăng lên rất nhanh, tạo điều kiện phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
+ Giờ làm quen với tác phẩm văn học (ở nhà trẻ và mẫu giáo)
Giờ học này có tác dụng làm giàu vốn từ (đặc biệt là vốn từ nghệ thuật), phát triển
ở trẻ kỹ năng nói đúng ngữ pháp, phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ,bồi dưỡng năng
lực cảm thụ tác phẩm nghệ thuật và diễn đạt bằng ngôn ngữ văn học
Ví dụ: giờ kể chuyện “Tấm Cám”, cho trẻ đóng kịch theo nhân vật trong tác
phẩm, các lời thoại giúp trẻ ns đúng ngữ pháp, ptnnml, làm giàu vốn từ nghệ thuật.Bên
cạnh đó, giáo viên còn bồi dưỡng năng lực cảm thụ tác phẩm nghệ thuật và diễn đạt
bằng ngôn ngữ văn học cho trẻ.
+ Các giờ học khác:
Các tiết học: Cho trẻ làm quen với toán, tổ chức hoạt động tạo hình, giáo dục âm
nhạc… cũng có tác dụng tốt đối với việc phát triển ngôn ngữ của trẻ. Qua các tiết học
này, trẻ được rèn luyện về mặt phát âm, tích lũy thêm được nhiều từ mới và hiểu được
hơn ý nghĩa của các từ đã biết. Hơn thế nữa, trẻ còn được rèn luyện thêm về kỹ năng nói
đúng ngữ pháp.
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua các hoạt động ngoài giờ học
+Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua hoạt động vui chơi
Thông qua hoạt động vui chơi, các biểu tượng mà trẻ thu nhận trước đây được
chính xác hoá bằng ngôn ngữ. Trò chơi đã giúp trẻ nhớ ngôn ngữ, đồng thời tạo ra các
tình huống để trẻ sử dụng vốn từ đã tích luỹ được.
+Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua hoạt động lao động
Khi tham gia vào các hoạt động lao động, trẻ được tiếp xúc với trực tiếp với thiên
nhiên, với đồ dùng lao động, đồ dùng sinh hoạt... Trẻ nhận biết được đặc điểm của các
dụng cụ lao động, các thao tác lao động, sản phẩm lao động…trẻ có điều kiện hình thành
các biểu tượng chưa có và khắc sâu các biểu tượng đã có. Từ đó, trẻ sẽ biết sử dụng ngôn
ngữ trong hoạt động lao động. Vốn ngôn ngữ của trẻ sẽ tăng lên.
+Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua hoạt động dạo chơi, tham quan
Hoạt động dạo chơi, tham quan có tác dụng rất tốt đối với việc mở rộng tầm hiểu
biết của trẻ. Trong quá trình dạo chơi, trẻ đặt nhiều câu hỏi về tên gọi, công dụng… của
sự vật mà trẻ được tiếp xúc. Vì vậy, dạo chơi, tham quan có tác dụng lớn trong việc phát
triển vốn từ.
+Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua sinh hoạt hàng ngày
- Các thời điểm có thể tạo ra các tình huống phát triển ngôn ngữ cho trẻ:
+ Cho trẻ ăn.
+ Cho trẻ đi ngủ.
+ Vệ sinh.
+ Chơi tự do.
- Giáo viên cần chọn những nội dung thích hợp, trò chuyện với trẻ về các nội
dung công việc trong sinh hoạt hàng ngày có liên quan với trẻ.
- Ngoài ra, trong các thời điểm đón trẻ, trả trẻ, giờ chơi tự do giáo viên cần chủ
động trò chuyện với trẻ, gợi mở giúp trẻ tích cực giao tiếp bằng ngôn ngữ.
Câu 5. Đặc điểm vốn từ của trẻ
* Đặc điểm vốn từ của trẻ từ 0 - 3 tuổi:
-Về số lượng từ :
+Trẻ dưới 1 tuổi có khoảng 5 - 10 từ.
+ Giai đoạn từ 1 - 2 tuổi vốn từ của trẻ tăng lên rõ rệt. Đã bắt đầu xuất hiện các từ
ghép. Vốn từ chủ động của trẻ tăng rất nhanh.
+ Trẻ 2 - 3 tuổi có vốn từ tăng rất nhanh.
-Về từ loại :
+Vốn từ của trẻ dưới 1 tuổi chủ yếu là danh từ, rất ít động từ, chưa có tính từ và
các từ loại khác.
+Trẻ cuối năm thứ hai có đầy đủ các từ loại: danh từ, động từ, tính từ, đại phó từ.
+ Đến cuối 3 tuổi, trong vốn từ của trẻ có tất cả các từ loại: danh từ, động từ, tính
từ, số từ...
* Đặc điểm vốn từ của trẻ từ 3 - 6 tuổi:
- Vốn từ xét về mặt số lượng :
- Số lượng từ của trẻ tặng nhanh theo thời gian, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố
khác nhau, trong đó quan trọng nhất là các tác động của mỗi trường như: sự tiếp xúc
ngôn ngữ thường xuyên của những người xung quanh, trình độ của cha mẹ... –
Sự tăng có tốc độ không đồng đều.
- Năm thứ 3 có tốc độ tăng nhanh nhất. khá hơn
- Từ 3 - 6 tuổi tốc độ tăng vốn từ giảm dần.
- Vốn từ xét về mặt cơ cấu từ loại:
Danh từ là những từ loại xuất hiện sớm nhất, sau đó là các từ loại như động từ,
tính từ, đại từ, số từ, trạng từ, quan hệ từ...
- Giai đoạn 3 - 4 tuổi, về cơ bản trong vốn từ của trẻ đã có đủ các loại từ, trong đó
tỉ lệ danh từ, động từ cao hơn nhiều so với các loại khác.
- Giai đoạn 5 - 6 tuổi, tỉ lệ danh từ, động từ giảm đi nhường chỗ cho tính từ và các
từ loại khác tăng lên
* Khả năng hiểu nghĩa từ của trẻ mầm non:
- Mức độ zêrô (mức độ không): Cuối tuổi lên 1, đầu tuổi lên 2, mỗi sự vật có tên
gọi gắn với nó.Trẻ hiểu được ý nghĩa gọi tên này:mẹ, bố, bàn, bát…
- Mức độ 1: Cuối tuổi lên hai, ý nghĩa biểu niệm ở mức thấp, tên gọi chung của
các sự vật cùng loại: búp bê, bóng, cốc, nhà…
- Mức độ 2: khái quát hơn: quả (cam,táo,xoài), xe (đạp ,máy), oto,con (gà, chó…)
- Mức độ 3: ở mức độ cao hơn mà trẻ 5-6 tuổi có thể nắm được: phương tiện giao
thông:ô tô, tàu thủy, xe máy,đồ vật…
- Mức độ 4: khái quát tối đa gồm những khái niệm trừu tượng: số lượng, chất
lượng,hành động…
Câu 6. Nhiệm vụ phát triển vốn từ cho trẻ
*Làm giàu vốn từ cho trẻ, giúp trẻ làm quen với các từ mới và chú ý đến cơ cấu từ
loại hợp lý trong vốn từ của trẻ :
-Việc làm giàu vốn từ cần tiến hành trên nguyên tắc mở rộng dần từ cụ thể đến
khái quát và cần cho cuộc sống của trẻ.
- Ở giai đoạn đầu, cần cung cấp cho trẻ những từ ngữ mang ý nghĩa cụ thể (Các
đồ vật trong gia đình, các cây, con... gần gũi, các động từ biểu thị hoạt động cơ bản của
con người, các tính từ chỉ đặc điểm bên ngoài của sự vật...).
- Ở giai đoạn sau, cung cấp cho trẻ những từ mang ý nghĩa khái quát hơn
- Làm giàu những từ ngữ chỉ số, những từ ngữ trừu tượng. thuận tiện thu
- Cho trẻ biết một từ có thể có nhiều nghĩa (đi học, đi găng tay), có nghĩa chính và
nghĩa phụ (đối với trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi và mẫu giáo 5 - 6 tuổi).
- Trên cơ sở nghĩa vốn có, có thể phát triển thêm các nghĩa mới của từ Có thể cho
trẻ biết một số ẩn dụ (răng lược, chân ghế, mũi kim) và hoán dụ (đỏ mặt tía tai) dễ hiểu.
- Để làm phong phú vốn từ, có thể cho trẻ tìm từ trái nghĩa.
- Cần phải dạy trẻ mầm non biết ghi nhớ và sử dụng các thành ngữ (đen như mực,
chậm như rùa, đỏ như gấc), tục ngữ với nội dung phù hợp và cách nói gợi cảm, dễ nhớ
của các thành ngữ, tục ngữ đó.
-Trong khi hình thành vốn từ cho trẻ cần chú ý đến cơ cấu từ loại (sao cho có đủ
các từ loại tiếng Việt với tỉ lệ thích hợp).
*Củng cố vốn từ, giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của từ:
- Nhắc lại nhiều lần những từ mới học.
- Củng cố những từ khó phát âm bằng việc nói mẫu…
- Tích cực sửa sai cho trẻ và chú ý dạy trẻ phát âm đúng những từ mới học.
- Chú ý đến việc củng cố nghĩa của từ, nhắc lại nhiều lần ý nghĩa của từ để củng
cố vững chắc cho trẻ.
* Tích cực hóa vốn từ cho trẻ :
- Giúp trẻ biết lựa chọn từ để sử dụng một cách chính xác, thành thạo, dân biểu
cảm.
-Giúp trẻ có một trí nhớ linh hoạt để tìm ra những từ ngữ cần thiết cho sự diễn
đạt.
- Tích cực hoá vốn từ giúp trẻ vận dụng từ vào lời nói làm cho vốn từ - ngữ thụ
động chuyển sang từ ngữ tích cực.
- Ngăn ngừa trẻ sử dụng những từ ngữ thô tục, thiếu văn hoá.
Câu 7. Nhiệm vụ, nội dung dạy trẻ nói đúng ngữ pháp.
- Dạy trẻ nói đúng cấu trúc câu: Luyện cho trẻ nói đúng theo các quy tắc ngữ pháp
Tiếng Việt. Câu có đủ thành phần C-V và các thành phần phụ. Từ ngữ phải được sắp
xếp theo trật tự từ Tiếng Việt để nội dung diễn đạt của trẻ rõ ràng, mạch lạc.
- Dạy trẻ biết mở rộng thành phần câu để giúp trẻ diễn đạt được các nội dung ngày
càng phong phú.
Cụ thể:
+Trẻ dưới 3 tuổi: Dạy trẻ biết sử dụng thành thạo các loại câu đơn, câu mở rộng
thành phần và bước đầu sử dụng được câu ghép.
+Ở trẻ 4-6 tuổi: Dạy trẻ sử dụng thành thạo câu đơn mở rộng thành phần, sử dụng
đúng và ngày càng phong phú các kiểu câu ghép.
Câu 8. Vai trò của việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc.
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc là nhiệm vụ quan trọng nhất trong các nhiệm vụ
ngôn ngữ của trẻ mầm non. Rèn luyện khả năng nói mạch lạc cho trẻ tức là giúp trẻ sử
dụng ngôn ngữ giao tiếp một cách hoàn chỉnh,lưu loát
- Sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc không tách rời với việc phát triển các nhiệm vụ
khác nhau của phát triển lời nói: Giáo dục chuẩn mực âm thanh lời nói, làm giàu và tích
cực hóa vốn từ, hình thành cấu trúc ngữ pháp.
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc là phát triển tư duy, phát triển kỹ năng thể hiện ý
nghĩ của trẻ, phát triển khả năng nghe hiểu ngôn ngữ, khả năng trình bày có lôgic , trình
tự, chính xác, đúng ngữ pháp và có hình ảnh một nội dung nhất định. Nó là kết quả của
sự phát triển ngôn ngữ nói chung của trẻ mầm non.
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc ở trẻ được xem như 1 yếu tố giáo dục văn hóa lời
nói. Tất cả sự phát triển văn hóa giao tiếp ngôn ngữ về sau sẽ dựa trên nền tảng được
xây dựng ngay trong lứa tuổi mẫu giáo.

You might also like