You are on page 1of 2

1.1.

1 Sự ra đời và phát triển của nhà giáo


- Nhóm các nhà giáo dục đầu tiên xuất hiện
- Ngôi trường đầu tiên xuất hiện
- Sự ra đời của nghề giáo với tư cách là một khoa học.
Các giai đoạn hình thành và phát triển : 4 giai đoạn
- Giai đoạn tiền chuyên môn
+ trẻ em được dạy những kiến thức cơ bản về nông nghiệp, các hoạt động
thủ công, hái lượm và kỹ năng sử dụng lịch âm
+ sự phát triển của tôn giáo, các vai trò- nhiệm vụ của một giáo viên đã được
đảm nhiệm bởi các pháp sư và linh mục.
- Giai đoạn có đủ điều kiện chuyên môn
+ trẻ em phải học mọi thứ cùng một lúc => xã hội bắt đầu hiểu rằng một hệ
thống như vậy “không hoạt động” và giáo dục nên chuyển sang một cấp độ
khác.
+ Các trường dạy nghề bắt đầu mở ở các thành phố, các trường đại học đầu
tiên bắt đầu xuất hiện
- Giai đoạn chuyên môn
+ phạm vi nhiệm vụ của người giáo viên đã mở rộng =>tách các chuyên
ngành sư phạm riêng biệt
+ các hình thức giáo dục mới, nâng cao địa vị xã hội của giáo viên
- Hiện đại
+ giáo viên được giáo dục đặc biệt ở nhiều cấp độ khác nhau

1.1.2 Vị trí , vai trò của giáo viên

- Điều 66. Vị trí, vai trò của nhà giáo

1. Nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong cơ sở giáo dục,
trừ cơ sở giáo dục quy định tại điểm c khoản 1 Điều 65 của Luật này.
Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo
dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung cấp gọi là giáo viên; nhà giáo giảng
dạy từ trình độ cao đẳng trở lên gọi là giảng viên
2. Nhà giáo có vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục, có vị
thế quan trọng trong xã hội, được xã hội tôn vinh.
Vị trí của giáo viên
- giáo viên là lực lượng trực tiếp giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ – thế hệ tương lai của
đất nước.
- Giáo viên có trách nhiệm truyền đạt và tổ chức, hướng dẫn thế hệ trẻ lĩnh hội hệ
thống tri thức khoa học, kĩ năng, kĩ xảo, hệ thống các giá trị, tinh hoa văn hóa của dân
tộc và nhân loại
=> Người giáo viên là “dấu nối” giữa nền văn hóa xã hội và việc tái sản xuất nền văn
hóa đó ở thế hệ trẻ, người “kĩ sư thiết kế tâm hồn” người học
Vai trò của giáo viên
- có trách nhiệm xây dựng tương lai của nhân loại theo hướng toàn cầu hóa, đoàn
kết, hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau, sống trong hoà bình, bao dung.Phụ thuộc rất nhiều
vào việc đội ngũ giáo viên phải rèn luyện được cho thế hệ trẻ một trí tuệ nghiêm túc,
tình cảm sâu sắc, thông cảm lẫn nhau cùng với tính độc lập ngày càng cao.
- Giáo viên là lực lượng chủ đạo trong hoạt động giáo dục ở nhà trường.Tác động giáo
dục của giáo viên đối với người học trong nhà trường là tác động có mục đích, có kế
hoạch, có chương trình, nội dung, phương pháp khoa học,... phù hợp với từng lứa
tuổi nên ảnh hưởng đến quá trình phát triển nhân cách người học vừa sâu sắc vừa
toàn diện.
- “Giáo viên giữ vai trò quyết định trong quá trình nhận biết – học – dạy và đặc 1
trưng trong việc định hướng lại giáo dục. Người ta luôn luôn nhận thấy rằng thành
công của các cuộc cải cách giáo dục phụ thuộc dứt khoát vào “ý chí muốn thay đổi”
cũng như chất lượng giáo viên. Không một hệ thống giáo dục nào có thể vươn cao
quá tầm những giáo viên làm việc cho nó”.

You might also like