You are on page 1of 2

Những hình thức cơ bản của dân chủ

► Dân chủ trực tiếp

- Dân chủ trực tiếp là hình thức dân chủ với những quy chế, thiết chế để nhân dân thảo
luận, biểu quyết, tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng, nhà nước.
( Không phân biệt giới tính, địa vị, tôn giáo….)

- Những hình thức phổ biến của dân chủ trực tiếp là:

+ Trưng cầu dân ý trong phạm vi cả nước.

+ Bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Thực hiện sáng kiến pháp luật.

+ Làm chủ trực tiếp bằng các hình thức nhân dân tự quản, xây dựng và thực hiện các
quy ước, hương ước phù hợp với pháp luật.

Kết luận: - Là hình thức tham gia của mọi công dân một cách bình đẳng và trực tiếp
theo biểu quyết đa số, thể hiện một cách trực tiếp ý chí của công dân về những vấn đề
quan trọng nhất. Mọi công dân trực tiếp tham gia vào các hoạt động kinh tế, chính trị,
văn hóa, xã hội.

-Liên hệ thực tế: tham gia bảo vệ môi trường xanh-sạch-đẹp là hình thức thực hiện dân
chủ(dân chủ trực tiếp) ở địa phương (tham gia bàn bạc biện pháp bảo vệ môi trường và
thực hiện một cách khoa học các biện pháp đó).

►Dân chủ gián tiếp

- Dân chủ gián tiếp là hình thức dân chủ thông qua những quy chế, thiết chế để nhân dân
bầu ra người đại diện thay mặt mình quyết định các công việc chung của cộng đồng, của
nhà nước. ( Thông qua các cơ quan đại diện như MTTQ và đoàn thể nhân dân).

- Dân chủ gián tiếp là hình thức nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình, tham gia
quản lí nhà nước và xã hội thông qua hoạt động của những người đại diện, cơ quan đại
diện của mình.

- Ví dụ: tổ trưởng, lớp trưởng, trưởng khu phố, đại biểu hội đồng nhân dân các cấp, đại
biểu Quốc hội

 Dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp đều là hình thức của chế độ dân chủ và có
quan hệ mật thiết với nhau.
 Các ưu nhược điểm của hai hình thưc dân chủ
- Dân chủ trực tiếp
+ Ưu điểm: cử tri được bàn bạc trực tiếp để đi đến thống nhất các quyết sách,
chương trình hành động trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội...
theo biểu quyết đa số. Mọi công dân bình đẳng, không phân biệt giới tính, tôn
giáo, địa vị xã hội...; tập trung được nhiều ý kiến hay, quý báu từ nhân dân để
Đảng, Nhà nước xây dựng Luật, các chính sách; Phát huy được tinh thần tự
quản của nhân dân. Mang tính quần chúng rộng rãi.
+ Hạn chế: Phạm vi hẹp, chỉ ở tầm vi mô, ban đầu. Phụ thuộc vào trình độ
nhận thức của người dân và hay xảy ra bất đồng ý kiến.
- Dân chủ gián tiếp:
+ Ưu điểm: Nhân dân được làm chủ thông qua người đại diện nên phạm vi
được bao quát toàn bộ lãnh thổ từ địa phương đến trung ương, trên mọi lĩnh
vực.
+ Hạn chế: Nguyện vọng của nhân dân không được phản ánh trực tiếp nên phụ
thuộc nhiều vào khả năng của người đại diện.
 Cần phải kết hợp sử dụng tốt cả hai hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ gián
tiếp để phát huy tối đa hiệu quả của nền dân chủ Xã hội chủ nghĩa

You might also like