You are on page 1of 5

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

CHƯƠNG 1 NHẬP MÔN VỀ KINH TẾ HỌC ĐẠI CƯƠNG


Chọn câu hỏi đúng nhất
Câu 1. Đâu là cách tiếp cận của kinh tế học vi mô?
a. Nghiên cứu toàn bộ nền kinh tế
b. Nghiên cứu vai trò của chính phủ
c. Nghiên cứu sự hoạt động của các loại thị trường riêng lẻ
d. Nghiên cứu thị trường tiền tệ
Câu 2. Con người phải lựa chọn các thức sử dụng các nguồn tài nguyên vì:
a. Mỗi loại tài nguyên chỉ được sử dụng vào một mục đích nhất định
b. Số lượng tài nguyên là vô hạn
c. Số lượng các nguồn tài nguyên là có hạn
d. Các nguồn rất đa dạng
Câu 3: Kinh tế học vi mô nghiên cứu:
a. Ứng xử của chính phủ và doanh nghiệp trong kinh tế thị trường
b. Ứng xử của chính phủ trong kinh tế thị trường
c. Ứng xử của chính phủ và các hộ gia đình trong kinh tế thị trường
d. Ứng xử của người tiêu dùng và doanh nghiệp trong kinh tế thị trường
Câu 4. Kinh tế học vi mô giải thích sự hình thành giá cả trên thị trường nào?
a. Thị trường dịch vụ
b. Thị trường sản phẩm
c. Thị trường các yếu tố sản xuất
d. Cả a, b, c
Câu 5. Quặng sắt được bán trên thị trường nào?
a. Thị trường các yếu tố sản xuất
b. Thị trường dịch vụ
c. Thị trường sản phẩm
d. Thị trường đặc biệt

1
Câu 6. Kinh tế học có thể định nghĩa một cách ngắn gọn là môn khoa học nghiên cứu cách thức:
a. Tổ chức sản xuất của doanh nghiệp
b. Lựa chọn của người tiêu dùng
c. Mua và bán trên thị trường
d. Phân bổ nguồn tài nghiên khan hiếm cho các mục đích sử dụng khác nhau sao cho có hiệu quả
Câu 7. Khoản nào dưới đây được coi là chi phí cơ hội khi B lựa chọn học đại học:
a. Tiền lương mà B có thể kiếm được nếu không đi học
b. Tiền chi cho sách giáo khoa
c. Tiền chi cho ăn uống
d. Tiền học phí
Câu 8. Đối với một khách hàng chi phí cơ hội của một lần cắt tóc là 50.000 đồng tương ứng với:
a. Giá trị của lựa chọn tốt nhất mà khách hàng phải từ bỏ để chi tiêu 50.000 đồng
b. Giá trị của lựa chọn tốt nhất mà khách hàng phải từ bỏ để dùng thời gian cho cắt tóc
c. Giá trị của lựa chọn tốt nhất mà khách hàng phải từ bỏ để chi tiêu 50.000 đồng của khách hàng
và dùng thời gian để cắt tóc
d. Giá trị 50.000 đồng để cắt tóc
Câu 9. Những điểm nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất cho thấy:
a. Những mức sản lượng mà nền kinh tế không thể sản xuất được do khan hiếm các nguồn tài
nguyên
b. Những mức sản lượng mà nền kinh tế có thể sản xuất được nhưng sử dụng chưa hiệu quả các
nguồn tài nguyên
c. Những mức sản lượng mà nền kinh tế có thể sản xuất được do sử dụng hiệu quả các nguồn tài
nguyên
d. Những mức sản lượng mà nền kinh tế không thể sản xuất được trong điều kiện toàn cầu hóa
Câu 10. Một lĩnh vực nghiên cứu quyết định của các hộ gia đình và doanh nghiệp được gọi là:
a. Kinh tế vĩ mô b. Kinh tế vi mô
c. Kinh tế thực chứng d. Kinh tế chuẩn tắc
Câu 11. Phát biểu: “Người giàu có tỷ lệ thuế trên thu nhập cao hơn so với người nghèo” là:
a. Kinh tế chuẩn tắc b. Kinh tế thực chứng
c. Kinh tế vi mô d. Lý thuyết
Câu 12.Điều nào sau đây không liên quan đến các vấn đề kinh tế vi mô:

2
a. Tiến bộ kỹ thuật b. Tiền lương và thu nhập
c. Chênh lệch giàu nghèo d. Sản xuất
Câu 13. Sự kiện nào sau đây không phải là mục tiêu của chính sách kinh tế:
a. Công bằng b. Hiệu quả
c. Tư duy kinh tế d. Ôn định và tăng trưởng
Câu 14. Tập hợp nào dưới đây được coi là đúng:
a. Sản xuất cho ai, sản xuất như thế nào, sản xuất các gì
b. Sản xuất cho ai, sản xuất các gì, sản xuất như thế nào
c. Sản xuất các gì, khi nào sản xuất, sản xuất như thế nào
d. Sản xuất các gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai
Câu 15. Đâu là dấu hiện của kinh tế hỗn hợp?
a. Nền kinh tế bao gồm 3 tác nhân: Người tiêu dùng, doanh nghiệp và chính phủ
b. Nền kinh tế bao gồm 4 tác nhân: Người tiêu dùng, doanh nghiệp, chính phủ và người nước
ngoài
c. Nhà nước tác động vào cung cầu, cung cầu hình thành giá cả, giá cả dẫn dắt các doanh nghiệp
lựa chọn các vấn đề của hoạt động kinh tế
d. Nền kinh tế thị trường và có pháp luật của nhà nước
---------------------------------

CHƯƠNG 2 CUNG CẦU VÀ GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG


Câu 1. Hàm số cầu của hàng hóa X là tương quan giữa:
a. Cầu hàng hóa X và tổng chi tiêu của người tiêu dùng
b. Lượng cầu hàng hóa X với giá cả của nó
c. Lượng cầu hàng hóa X với tổng doanh thu của người bán
d. Lượng cầu hàng hóa đó với tổng số hữu dụng
Câu 2. Cung của hàng hóa X thay đổi khi:
a. Cầu hàng hóa X thay đổi b. Thị hiếu của người tiêu dùng
c. Công nghệ sản xuất hàng hóa X thay đổi d. Cả a và b
Câu 3. Khi giá hàng hóa X tăng 10% thì lượng cầu của nó giảm 15%, vậy cầu của hàng hóa X:
a. Co giãn nhiều b. Co giãn ít

3
c. Co giãn đơn vị d. Co giãn hoàn toàn
Câu 4. Từ kết luận về tính chất co giãn ở câu 3, khi giá tăng 10% thì:
a. Doanh thu tăng b. Doanh thu giảm
c. Doanh thu không đổi d. Chưa đủ thông tin
Câu 5. Khi thu nhập của người tiêu dùng tăng (giả định các nhân tố khác không đổi) thì cầu của hàng
hóa thông thường sẽ thay đổi:
a. Tăng b. Giảm
c. Không đổi d. Không xác định
Câu 6. Tại chợ Tân Sơn Nhất, khi giá cá thu rất rẻ thì cầu của thịt heo:
a. Tăng b. Giảm
c. Không đổi d. Khó xác định
Câu 7. Hai hàng hóa bổ sung cho nhau trong tiêu dùng có hệ số co giãn chéo:
a. EXY > 0 b. EXY < 0
c. EXY > 1 d. EXY < 1
Câu 8. Nếu giá cả của hàng hóa vải may trong tương lai tăng thì trạng thái cầu hàng hóa vải hiện tại:
a. Cầu giảm và đường cầu dịch chuyển về phía trái
b. Cầu tăng và đường cầu dịch chuyển về phía phải
c. Lượng cầu tăng và biểu diễn bằng sự di chuyển dọc theo đường cầu
d. Lượng cầu giảm và biểu diễn bằng sự di chuyển dọc theo đường cầu
Câu 9. Giá tối đa do nhà nước ấn định đối với hàng hóa thiết yếu:
a. Giá cao hơn mức giá cân bằng
b. Giá cao nhất của hàng hóa đó vào một thời điểm trong năm
c. Giá mang lại lợi nhuận cao nhất cho người bán
d. Giá thấp hơn giá cân bằng cung cầu tại thời điểm can thiệp
Câu 10. Nhà nước áp dụng giá tối thiểu đối với một hàng hóa khi:
a. Có quá nhiều doanh nghiệp rời bỏ ngành
b. Có sự thiếu hụt hàng hóa trên thị trường
c. Có sự dư thừa khá lớn hàng hóa
d. Nhu cầu của hàng hóa đó tăng quá nhanh
Câu 11. Khi chính phủ tăng thuế, lượng mua vẫn không đổi, điều đó có nghĩa là:
4
a. Cung hoàn toàn không co giãn b. Cung hoàn toàn co giãn
c. Cầu hoàn toàn không co giãn d. Cầu hoàn toàn co giãn
Câu 12. Một sự cải tiến làm giảm chi phí sản xuất hàng hóa X. Nếu cầu hàng hóa X là co giãn theo giá
thì người ta có thể dự đoán rằng việc sản xuất hàng hóa X sẽ:
a. Giảm và tổng doanh thu sẽ tăng b. Giảm và tổng doanh thu sẽ giảm
c. Tăng và tổng doanh thu sẽ tăng d. Giảm và tổng doanh thu sẽ giảm
Câu 13. Nếu co giãn của cầu theo giá là 3, khi có một sự giảm giá 2% thì lẽ làm:
a. Tăng gấp đôi lượng cầu b. Giảm 1 nữa lượng cầu
c. Tăng 6% lượng cầu d. Giảm 6% lượng cầu
Câu 14. Một sự giảm 3% thu nhập (giá không đổi) kéo theo một sự giảm tiêu dùng bánh ngọt 5%, khi
đó:
a. Bánh ngọt là hàng cao cấp
b. Lò nướng bánh là hàng thứ cấp
c. Bánh ngọt là hàng thiết yếu
d. Co giãn của cầu theo thu nhập của bánh ngọt là âm
Câu 15. Nếu mỡ heo và dầu thực vật có độ co giãn của cầu theo giá chéo là 2,5. Khi giá dầu thực vật
tăng từ 2,5$ lên 3,5$ thì tỷ lệ thay đổi lượng cầu của mỡ heo là”
a. 30% b. 40% c. 100% d. 200%
---------------------------------

You might also like