You are on page 1of 27

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 1

A. Trắc nghiệm
1. Kinh tế học vi mô nghiên cúu hành vi và thái độ của:
a. Chính phủ
b. Chính phủ và các doanh nghiệp
c. Chính phủ và các hộ gia đình
d. Người tiêu dùng và các doanh nghiệp
2. Kinh tế học vi mô giải thích sự hình thành giá cả trên thị trường:
a. Sản phẩm
b. Dịch vụ
c. Các yếu tố sản xuất
d. a, b, c đều đúng
3. Con người phải lựa chọn cách thức sử dụng nguồn tài nguyên vì:
a. Mỗi loại tài nguyên chỉ có thể sử dụng vào một mục đích nhất định
b. Số lượng tài nguyên là có hạn
c. Số lượng tài nguyên là vô hạn
d. Tài nguyên rất đa dạng
4. Trong kinh tế vi mô, các hàng hóa và dịch vụ:
a. Chỉ là những sản phẩm trung gian
b. Chỉ là những sản phẩm cuối cùng
c. Có thể được tiêu dùng, có thể được sử dụng như là yếu tố sản xuất
d. a, b, c đều sai
5. Trên thị trường hàng hóa và dịch vụ:
a. Hộ gia đình là người bán
b. Hộ gia đình là người mua
c. Hộ gia đình vừa là người mua, vừa là người bán
d. a, b, c đều sai
6. Trên thị trường các yếu tố sản xuất:
a. Doanh nghiệp là người bán
b. Doanh nghiệp là người mua
c. Doanh nghiệp vừa là người mua, vừa là người bán
d. a, b, c đều sai
7. Trong nền kinh tế, các doanh nghiệp sẽ tham gia vào:
a. Thị trường các YTSX với tư cách là người mua
b. Thị trường sản phẩm với tư cách là người bán
c. Cả hai thị trường sản phẩm và thị trường các YTSX
d. a, b, c đều đúng
8. Khác nhau căn bản giữa cơ chế kinh tế thị trường và cơ chế kinh tế hỗn hợp là:
a. Chính phủ tham gia quản lý nền kinh tế
b. Chính phủ tham gia quản lý sự nghiệp giáo dục
c. Chính phủ quan lý các phúc lợi xã hội
d. Chính phủ giữ quyền quản lý ngân sách
9. Trong cơ chế kinh tế thị trường, 3 vấn đề cơ bản của xã hội là sản xuất cái gì, sản
xuất như thế nào và sản xuất cho ai được quyết định bởi:
a. Chính phủ.
b. Quan hệ cung – cầu
c. Quan hệ cung – cầu nhưng có sự điều tiết của chính phủ
d. a, b, c đều đúng
10. Những điểm nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất cho thấy đó là những mức
sản lượng mà nền kinh tế:
a. Không sản xuất được do sự khan hiếm nguồn tài nguyên
b. Sản xuất được nhưng sử dụng không hiệu quả nguồn tài nguyên
c. Sản xuất được do sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên
d. a, b, c đều sai
11. Giá cà phê trên thị trường tăng 10%, dẫn đến mức cầu về cà phê trên thị trường giảm
5% với những điều kiện khác không đổi. Vấn đề này thuộc về:
a. Kinh tế học vi mô, chuẩn tắc
b. Kinh tế học vĩ mô, chuẩn tắc
c. Kinh tế học vi mô, thực chứng
d. Kinh tế học vĩ mô, thực chứng
B. Các câu phát biểu sau đây là đúng hay sai? Giải thích.
1. Khan hiếm là vấn đề chỉ gặp phải trong nền kinh tế thị trường.
2. Trong cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung (kinh tế mệnh lệnh), thì các vấn đề: sản
xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Được giải quyết thông qua sự điều
chỉnh của giá cả trên thị trường.
3. Đường giới hạn khả năng sản xuất dốc xuống từ trái sang phải là do các nguồn tài
nguyên khan hiếm.
4. Đường giới hạn khả năng sản xuất dịch chuyển sang phải khi nền kinh tế chuyển từ
một phương án sản xuất không hiệu quả sang một phương án sản xuất hiệu quả.
5. Đường PPF có dịch sang trái khi khi nguồn lực lao động có sự thay đổi đó là số
người bước vào độ tuổi lao động tăng.
C. Bài tập
1. Giả sử các nguồn tài nguyên của một quốc gia phân bổ cho sản xuất 2 hàng hóa vải
và gạo theo phương án sau đây:

Phương Số đơn vị Số đơn vị


án gạo vải

A 200 0

B 180 60

C 160 100

D 100 160

E 40 200

F 0 220
a. Biểu diễn bằng đồ thị các phương án sản xuất và đường giới hạn khả năng sản xuất
với trục hoành biểu diễn số đơn vị vải.
b. Nếu nền kinh tế chuyển từ phương án sản xuất C sang D thì chi phí cơ hội để sản
xuất 1 đơn vị vải là bao nhiêu?
c. Nếu nền kinh tế chuyển từ phương án sản xuất D sang E thì chi phí cơ hội để sản
xuất 1 đơn vị vải là bao nhiêu?
d. Phương án sản xuất (140 đơn vị gạo, 90 đơn vị vải) có khả thi không? Có hiệu quả
không? Tại sao?
2. Cho đồ thị sau:
SP Y

a. Điểm nào trên đồ thị là điểm sản xuất không hiệu quả? Vì sao?
b. Điểm sản xuất hiệu quả là những điểm nào trên đồ thị và giải thích.
c. Giả sử nền kinh tế vận động theo hướng đi từ A xuống E. Hãy tính chi phí cơ hội tại
điểm C và D trên đồ thị.
d. Nếu nền kinh tế chỉ phân bổ nguồn lực cho việc sản xuất sản phẩm Y. Số lượng sản
phẩm X nền kinh tế sẽ đạt được là bao nhiêu?
f. Điểm nào trên đồ thị có chi phí cơ hội lớn nhất.
g. Điểm nào trên đồ thị là kết hợp không khả thi.
3. Một bộ tộc chỉ có 10 người sống biệt lập tại một quần đảo ở Châu Á. Thời gian của
việc để sinh tồn là họ dành để hái trái cây rừng và đánh bắt cá tự nhiên. Cho biết họ làm
việc 8 giờ trong một ngày và năng suất sản xuất trên một giờ của hoạt động hái trái cây
rừng gấp hai lần đánh bắt cá tự nhiên, biết rằng năng suất của hái trái cây rừng là 5 kg/
1 giờ lao động.
a. Vẽ đường PPF.
b. Với các yếu tố khác không đổi, giả sử họ cải tiến kỹ thuật nên năng suất của các hoạt
động đều tăng, với mỗi người đạt được trong đánh bắt cá tự nhiên tăng thêm 7,5kg cá/ 1
giờ. Hãy vẽ đường PPF mới.
D - Đáp án:

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

Trắc D D B C B B D A B C C
nghiệm

Đúng/Sa S S Đ S S
i
1. B. -1
C. -1,5
D. Khả thi nhưng không hiệu quả do cùng nguồn lực có thể sx số lượng HH lớn hơn
2. a. Điểm F là điểm sản xuất không hiệu quả.
b. Điểm sản xuất hiệu quả là điểm A, B, C, D, E.
c. Chi phí cơ hội tại C là 0,2 và tại D là 0,4.
d. Số lượng sản phẩm X nền kinh tế đạt được lúc này là 0.
e. Câu này ta phải chia ra hai trường hợp:
Trường hợp 1: Nếu là chi phí cơ hội của sản phẩm X, thì chi phí cơ hội về sản phẩm X ở
điểm E là lớn nhất.
Trường hợp 2: Nếu là chi phí cơ hội của sản phẩm Y, thì chi phí cơ hội về sản phẩm Y ở
điểm A là lớn nhất.
f. Điểm H trên đồ thị là kết hợp không khả thi.
3. Bảng số liệu 1:

Bảng số liệu 2 (sau khi cải tiến kỹ thuật)


CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG II + III
A.Trắc nghiệm
1. Giá cả của mặt hàng giảm xuống, các yếu tố khác không đổi sẽ dẫn đến:
a. Lượng cầu tăng
b. Đường cầu dịch qua phải
c. Lượng cầu giảm
d. Cầu tăng
2. Cầu đối với mặt hàng bút máy dịch chuyển sang phải là do:
a. Sự giảm giá của những mặt hàng thay thế bút máy
b. Sự giảm giá của những hàng hóa bổ sung cho bút máy
c. Sự giảm giá của nguyên vật liệu sản xuất bút máy
d. Sự giảm thu nhập của người tiêu dùng (giả sử bút máy là hàng hóa thông thường)
3. Sản lượng cân bằng giảm do:
a. Cầu giảm
b. Cung tǎng
c. Cầu không đổi
d. a, b, c đều sai
4. Khi đường cung co dãn hơn đường cầu, một sắc thuế sẽ có tác dnng:
a. Người mua chịu thuế hơn người bán
b. Người bán chịu thuế hơn người mua
c. Người bán chịu thuế hoàn toàn
d. Người mua chịu thuế hoàn toàn
5. Giả định bia là mặt hàng thông thường, cầu bia Tiger giảm xuống:
a. Giá bia Sài Gòn tăng lên
b. Quảng cáo của bia Tiger không tốt như trước
c. Thu nhập của người dân giảm sút
d. Câu b, c đều đúng
6. Khi đường cung dịch chuyển về bên phải do có nhiều xí nghiệp mới tham gia vào
ngành thì:
a. Giá cân bằng tǎng, lượng cân bằng giảm
b. Giá cân bằng giảm, lượng cân bằng tăng
c. Giá cân bằng như cũ, Lượng cân bằng giảm
d. Giá cân bằng tǎng, lượng cân bằng như cũ
7. Nếu độ co giãn của cầu theo giá là |Ed| = 2, khi giá tăng 20% thì:
a. Lượng cầu tăng 40%
b. Lượng cầu giảm 40%
c. Lượng cầu tǎng 20%
d. Lượng cầu giám 20%
8. Khi đường cung dịch sang phải và đường cầu dịch sang trái:
a. Giá cân bằng tǎng, lượng cân bằng giảm
b. Giá cân bằng giảm, lượng cân bằng tăng
c. Giá cân bằng giảm
d. Lượng cân bằng giảm
9. Khi thu nhập tǎng lên dẫn đến cầu về SP X giảm thì SP X Ià:
a. Hàng hóa thiết yếu
b. Hàng hóa xa xỉ
c. Hàng hóa thứ cấp
d. Hàng hóa thông thường
10. Nếu 2 SP X và Y là sản phẩm thay thế thì:
a. EXY > 0
b. EXY = 0
c. EXY < 1
d. EXY = 1
11. Giả sử A là hàng thông thương, đường cầu của sản phẩm A dịch sang phải là do:
a. Giá sản phẩm A thay đổi
b. Thu nhập NTD tăng
c. Thuế thay đổi
d. Giá sản phẩm thay thế giảm
12. Nếu mục tiêu của DN là tăng doanh thu và cầu về sản phẩm của DN tại mức giá
hiện có là co giãn mạnh, DN sẽ:
a. Tǎng giá
b. Giữ giá như cũ
c. Giám giá
d. A,b,c đều sai
13. Đường cầu HH Y dịch chuyển sang trái do:
a. Giá hàng hóa Y tǎng Iên
b. Giá hàng hóa Y giảm xuống
c. Giá hàng thay thế sẽ tăng lên
d. Giá hàng thay thế giảm xuống
14. Hàm cầu của một HH là mối quan hệ giữa lượng cầu của HH đó với:
a. Giá cả của nó
b. Tổng chi tiêu của NTD
c. Tổng độ thỏa mãn
d. Tổng doanh thu
15. Lượng cầu áo mưa giảm xuống, cách giải thích tốt nhất trong trường hợp này là:
a. Giá áo mưa tăng lên
b. Thời tiết năm nay ít mưa
c. Thu nhập của người dân có giảm sút
d. Tất cả đều đúng
16. Cầu áo mưa giảm xuống, cách giải thích tốt nhất trong trường hợp này là
a. Giá áo mưa tăng lên
b. Thời tiết năm nay ít mưa
c. Thu nhập của người dân có giảm sút
d. Tất cả đều đúng
17. Sương muối Brazil làm sản lượng cà phê giảm mạnh, điều này làm cho:
a. Giá và sản lượng đều tăng
b. Sản lượng giảm và giá tăng
c. Giá và sản lượng đều giảm
d. Sản lượng giảm và giá không đổi
18. Dầu hỏa và gas đốt là hai hàng hóa:
a. Bổ sung và có độ co giãn chéo Exy > 0
b. Bổ sung và có độ co giãn chéo Exy < 0
c. Thay thế và có độ co giãn chéo Exy > 0
d. Thay thế và có độ co giãn chéo Exy < 0
19. Chính sách thuế đánh trên đơn vị sản phẩm bán ra sẽ làm cho:
a. Đường cầu dịch sang trái
b. Đường cầu dịch sang phải
c. Đường cung dịch sang phải
d. Đường cung dịch sang trái
B. Các câu phát biểu sau đây là đúng hay sai? Giải thích.
1. Đường cầu của 1 HH thường dốc xuống từ trái sang phải
2. Nếu giá thịt bò tăng lên thì lượng cung của thịt bò tăng lên nhưng giá da bò sẽ giảm
xuống.
3. Nếu A và B là hai HH thay thế thì cầu HH A tăng sẽ làm tăng mức giá cân bằng của
HH B.
4. Giả sử cầu của máy tính tăng lên trên thị trường, đồng thời chi phí SX máy tính giảm
xuống, có thể dự đoán: lượng máy tính tiêu thụ trên thị trường sẽ tăng lên và giá bán sẽ
giảm xuống.
5. Nếu cầu đối với SP của DN co giãn nhiều theo giá thì DN nên giảm giá bán sẽ tăng
doanh thu
6. Khi giá hàng hóa tǎng Iên thì cung hàng hóa sẽ tǎng Iên.
7. Chính sách giá tối đa gây nên thiếu hụt trên thị trường.
8. Khi thu nhập tăng, cầu về HH thiết yếu sẽ giảm xuống.
9. Mức giá tối đa của CP phải lớn hơn giá CB trên thị trường
C.Bài tập
1. Hàm cầu và hàm cung trên thị trường của 1 mặt hàng lương thực có dạng: QD = 80 –
10P và QS = 20P – 40
a. Tính giá và sản lượng CB. Tính độ co giãn Ed và Es tại điểm CB.
b. Giả sử NN quy định giá tối thiểu là P = 5 thì NN phải chi trả bao nhiêu tiền để mua
hết lượng thực phẩm dư thừa tại mức giá này? Trong trường hợp NN quy định mức giá
tối đa là P = 3 thì lượng thiếu hụt trên TT là bao nhiêu?
c. Giả định nhu cầu lương thực cho XK tăng làm cầu tăng lên thành: QD1 = 95 – 10P
(cung không đổi). Hãy xác định giá và lượng CB mới.
d. Giả định giá phân bón tăng lên trên thị trường làm cung thành: QS1 = 20P – 70 (cầu
không đổi). Hãy xác định giá và lượng CB mới.
e. Từ điểm cân bằng như trong câu a, nếu Nhà nước tăng thuế là t = 3 đvt/sp thì giá cả
và sản lượng CB mới là bao nhiêu? Ai là người chịu thuế, chịu bao nhiêu? Tổng số tiền
thuế nhà nước thu được là bao nhiêu?
2. Giả sử lượng cầu đối với SP X của 1 DN A là: Qd = 1200 – 15P.
a. Nếu DN bán được 300 sp mỗi ngày thì doanh thu của DN là bao nhiêu?
b. Xác định độ co giãn Ed tại mức sản lượng 300 sp/ngày.
c. Để tăng doanh thu thì DN nên tăng hay giảm giá bán?
d. Doanh thu của DN sẽ tối đa khi giá bán là bao nhiêu?
3. Giả sử trên thị trường có 20 người mua giống nhau với hàm số cầu của mỗi người là:
Pd = 6 – Q và 20 người mua giống nhau với hàm số cầu của mỗi người: P = QS.
a. Xác định hàm số cầu và hàm số cung của thị trường
b. Tính giá và sản lượng CB
c. Tính độ co giãn của cầu theo giá tại điểm cân bằng
d. Giả sử thu nhập của người dân tăng làm hàm cầu của mỗi người tăng lên thành: QD =
7 – P (cung không đổi). Xác định giá và sản lượng CB trên thị trường.
e. Với điều kiện như câu d, giả sử CP áp dụng một mức giá sàn: Pf = 4,5 thì trên thị
trường xảy ra tình trạng gì? Cụ thể bao nhiêu?
4. Thị trường một loại SP có đường cung và đường cầu là: P = 20 – 2QD và QS = 4 + P.
(P tính bằng USD/SP, Q tính bằng 1000 đv SP)
a. Xác định sản lượng và giá cân bằng trên TT.
b. Nếu CP áp thuế 0,6USD/đvsp bán ra thì giá và lượng CB mới là bao nhiêu? Tính số
thuế NN thu được, số thuế mà NTD phải trả là bao nhiêu? Qua đây so sánh độ co giãn
của cung và cầu.
c. Nếu chính phủ áp dụng một mức trợ cấp là 0,6USD/đvsp cho NSX thì lượng vá giá
CB mới là BN? Tính số tiền trợ cấp CP chi ra? Số tiền trợ cấp mà NSX và NTD được
nhận.
5. Thị trường SP A của DN X có hàm số cầu và hàm số cung là: QD = 100 – 2P và QS
= 2P – 20
a. Tính giá và sản lượng CB.
b. Tính độ co dãn Ep và Es tại điểm cân bằng.
c. DN A nên áp dụng chính sách tăng giá hay giảm giá để tăng doanh thu? Tại sao?
d. Khi CP áp dụng một khoản thuế t = 10đvt/sp, hãy xác định giá bán và sản lượng CB
mới. Tính số tiền thuế mà CP thu được.
6. Hàm số cung và hàm số cầu về lao động của một quốc gia như sau: QS = 900 + 5W
và QD = 1200 – 7W
a. Tính số lượng lao động và tiền lương (W) CB trên thị trường.
b. Nếu CP quy định mức lương tối thiểu là 35USD/tháng cho mỗi lao động, thị trường
lao động xảy ra tình trạng gì? Cụ thể có bao nhiêu người?
c. Nếu CP chi 40% lương tối thiểu cho mỗi người lao động thất nghiệp thì hàng tháng
CP phải chi ra bao nhiêu tiền?
7. Hàm số cung và hàm số cầu của SP A được xác định là: QD = 70 – 5P và QS = 10 +
10P
a. Xác định giá và lượng CB.
b. Tính Ed tại điểm CB
c. Nếu CP áp giá Pc = 3 thì điều gì sẽ xảy ra trên thị trường?
d. Nếu CP áp giá Pf = 5 và cam kết mua hết lượng cung thừa thì CP phải chi bao nhiêu?
e. Nếu CP đánh thuế vào mỗi SP A bán ra làm cho lượng CB giảm 50%, giá sau thuế là
bao nhiêu? Nếu chính phủ đánh thuế vào sản phẩm A làm cho sản lượng cân bằng giảm
50%. Tiền thuế trên mỗi sp là bao nhiêu? Ai là người chịu thuế, cụ thế là bao nhiêu?
8. Hiện nay ma túy là một mặt hàng đe dọa XH. Để giảm số người nghiện ma túy, công
an tỉnh A trong thời gian qua đã tiến hành chiến dịch bài trừ ma túy như sau:
– Chính sách 1: Tổ chức tuyên truyền về tác hại của ma túy
– Chính sách 2: Tiến hành phá những đường dây ma túy.
Để đánh giá hiệu quả của chiến dịch bài trừ ma túy tại tỉnh A, phóng viên X đã tiến hành
điều tra và nhận thấy:
– Số người đi cai nghiện tại các trung tâm tăng lên so với trước khi có chiến dịch.
– Giá bán lẻ ma túy giảm xuống.
Và anh ta kết luận rằng: “Mặc dù số người tình nguyện cai nghiện tại cái trung tâm tăng
lên, nhưng chiến dịch bài trừ ma túy không có hiệu quả vì giá bán lẻ ma túy giảm xuống
cho thấy lượng cung ma túy nhiều hơn trước”.
a. Hãy dùng đồ thi cung – cầu để giải thích hiệu quả của CS1.
b. Hãy dùng đồ thi cung – cầu để giải thích hiệu quả của CS2.
c. SV có đồng ý với ý kiến của phóng viên X không? Vì sao?
D. Đáp án:
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 1 17 18 19
6

TN a b a a d b b c c a b c d a a b b c d

Đ/S Đ Đ S S Đ S Đ S S

1. A. Pe = 4, Qe = 40, |Ed| = 1, Es = 2
B. P = 5, chi 150; P = 3 thiếu 30
C. Pe2 = 4.5, Qe2 = 50
D. Pe3 = 5, Qe3 = 30
E. Qe4 = 20, Pe4 = 6, Người mua chịu 2, người bán chịu 1. Nhà nước thu 120
2. A. TR = 18000
B. 3
C. Giảm giá
D. P = 40
3. A. HCTT = 20(6-P)=120 - 20P, HCgTT = 20P
B. Pe = 3, Qe = 60
C. 1
D. Pe2 = 3.5, Qe2 =70
E. Thừa 40
4. A. Qe1 = 8, Pe1 = 4
B. Qe2 = 7.8 (nghìn SP) = 7800 SP , Pe2 = 4.4, Nhà nước thu 4680
Người mua trả 3,12/sp*7800
Người bán trả 1,56/sp*7800
Người mua ít CG hơn
C. Qe3 = 8,2, Pe3 = 3,6
Người mua hưởng 0,4 đồng/sp, người bán hưởng 0,2/sp
Tổng trợ cấp NN trả = 0,6.8200=4920
5. A. Pe1 = 30, Qe1 = 40
B. 1,5
C. Giảm giá
D. Qe2 = 30, Pe2 = 35, người bán chịu 5/sp, người mua chịu 5/sp, NN thu 300
6. A. W = 25, Q = 1025
B. 120 lao động thất nghiệp
C. 1680
7. A. Pe1 = 4, Qe1 = 50
B. 0,4
C. Thiếu hụt 15
D. 75
E. Pe2 = 9, Thuế = 7,5/sp, người mua chịu 5, người bán chịu 2,5
8. C. Không đồng ý
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG IV
A. Trắc nghiệm
1. Khi tǎng tiêu dùng một HH thì:
a. Tổng độ thỏa dụng giảm xuống
b. Độ thỏa dụng biên tăng lên
c. a và b đúng.
d. a và b sai.
2. Đường bàng quan có đặc điểm là:
a. Dốc xuống
b. Cong về phía gốc tọa độ
c. Không cắt nhau
d. Tất cả đều đúng
3. Một NTD đang ở một điểm mà tại đó đường bàng quan cắt đường giới hạn ngân
sách, NTD này:
a. Chưa tối đa hóa độ thỏa dụng
b. Chi tiêu hết ngân sách của mình
c. Nên di chuyển lên một đường bàng quan cao hơn ngằm tối đa hóa độ thỏa dụng
d. Tất cả đều đúng
4. Tại điểm tiêu dùng tối ưu (hay cân bằng tiêu dùng):
a. Tổng độ thỏa dụng của mỗi hàng hóa là như nhau
b. Độ thỏa dụng biên của mỗi HH là như nhau
c. Độ thỏa dụng biên mang lại từ một đơn vị tiền tệ chi cho mỗi HH là như nhau
d. Tất cả đều sai
5. Tại điểm tiêu dùng tối ưu:
a. Độ dốc của đường giới hạn ngân sách = độ dốc của ĐBQ
b. Tỷ lệ thay thế biên bằng tỷ lệ giá cả
c. Người tiêu dùng đạt được độ thỏa dụng tối đa
d. a, b, c đều đúng
6. Đường bàng quan (đường đẳng ích) biểu thị tất cả những phối hợp tiêu dùng về 2
SP X và Y mà NTD:
a. Đạt được độ thỏa dụng tăng dần
b. Đạt được cùng một độ thỏa dụng
c. Đạt được độ thỏa dụng giảm dần
d. Đạt được độ thảo dụng tối đa
7. Tỷ lệ thay thế biên MRS là:
a. Độ dốc của đường ngân sách
b. Độ dốc của đường bàng quan
c. Tỷ lệ giá cả của X và Y
d. Tất cả đều sai
8. Đường ngân sách dịch chuyển ra ngoài song song với đường cũ khi:
a. Thu nhập tăng
b. Thu nhập giảm
c. Giá hàng X tǎng
d. Giá hàng X giảm
9. Câu nào sau đây không đúng:
a. ĐBQ thể hiện tất cả các phối hợp về hai loại HH cho NTD cùng một mức độ thỏa
dụng
b. Các ĐBQ không cắt nhau
c. ĐBQ luôn có độ dốc bằng tỷ lệ giá cả của hai loại HH
d. Tỷ lệ thay thế biên thể hiện sự đánh đổi giữa hai loại HH sao cho tổng độ thỏa
dụng (TU) không đổi.
10. Nếu giá HH X thay đổi trong khi ngân sách và giá HH Y không đổi thì:
a. Đường bàng quan dịch chuyển lên phía trên
b. Đường giới hạn ngân sách dịch chuyển sang trái và song song với đường cũ
c. Đường giới hạn ngân sách dịch chuyển sang trái và song song với đường cũ
d. A,b,c đều sai
B. Các câu phát biểu sau đây là đúng hay sai? Giải thích.
1. Theo quy luật thỏa dụng biên giảm dần thì tổng độ thỏa dụng sẽ giảm khi tăng tiêu
dùng.
2. Cân bằng tiêu dùng đạt được khi NTD dùng hết ngân sách cho tổ hợp HH mang lại
độ thỏa dụng cực đại.
3. Khi độ thỏa dụng do một đồng chi tiêu cho HH X mang lại lớn hơn độ thỏa dụng
biên do một đồng chi tiêu cho HH Y mang lại thì NTD nên tăng tiêu dùng HH X và giảm
tiêu dùng HH Y để tăng độ thỏa dụng.
4. Tại bất kỳ điểm nào trên đường giới hạn ngân sách, NTD đều sử dụng hết ngân
sách của họ.
5. Khi giá hàng hóa X (HH X được biểu diễn trên trục hoành) giảm sẽ làm cho
đường giới hạn ngân sách ít dốc hơn trước.
6. Độ dốc đường giới hạn ngân sách phụ thuộc vào thu nhập của NTD.
7. Các ĐBQ có thể cắt nhau.
8. Độ dốc của ĐBQ bằng tỷ lệ thay thế biên giữa 2 HH.
9. Nếu giá HH X tăng và giá HH Y cùng tăng với cùng tỷ lệ thì đường giới hạn ngân
sách dịch chuyển vào trong và song song với đường cũ.
10. NTD sẽ tối đa hóa độ thỏa dụng khi tiêu dùng hết ngân sách của mình.
C. Bài tập
1. NTD C có 1 lượng thu nhập là 30 USD để mua 2 loại HH X và Y, với giá mua của
từng HH là Px = 6 USD/sp, Py = 3 USD/sp. Hữu dụng tiêu dùng của mỗi đơn vị HH
được cho trong bảng sau:

Q 1 2 3 4 5 6 7 8 9

TUx 50 98 134 163 188 209 227 242 254

TUy 75 117 153 181 206 230 248 265 281

a. Hãy tính số lượng hàng mua cụ thể của từng loại để NTD đạt mức tổng hữu dụng
là tối đa. Tổng thỏa dụng tối đa lúc đó là bao nhiêu?
b. Giả sử thu nhập của người tiêu dùng tăng thêm 9 USD, hãy:
I. Vẽ đường giới hạn ngân sách trong trường hợp này?
II. Xác định số lượng mua cụ thể của từng loại HH để người tiêu dùng đạt mức tổng thỏa
dụng tối đa. Tổng thỏa dụng tối đa lúc đó là bao nhiêu?
c. Nếu giá SP X giảm xuống còn 3 USD/sp (thu nhập = 30 như trước). Hãy:
I. Vẽ đường giới hạn ngân sách trong trường hợp này?
II. Xác định số lượng mua cụ thể của từng loại HH để người tiêu dùng đạt mức tổng thỏa
dụng tối đa. Tổng thỏa dụng tối đa lúc đó là bao nhiêu?
2. SV A đang sử dụng sản phẩm N và M với lợi ích biên của sp N là 10 và lợi ích biên
của sp M là 20. Giá của N là 10, giá của M là 5.
a. Theo bạn, SV A đã đạt trạng thái tiêu dùng tối ưu chưa? Vì sao?
b. Nếu SV A chưa đạt trạng thái tiêu dùng tối ưu, hãy tư vấn cho SV A thay đổi cách kết
hợp N và M để đạt trạng thái tiêu dùng tối ưu.
3. Bà Cẩm có thu nhập hàng tháng là 1 triệu đồng, để mua 2 hàng hóa thịt và khoai tây.
a. Giả sử giá thịt là 20 ngàn đồng/kg, giá khoai tây là 5 ngàn đồng/kg. Thiết lập phương
trình đường ngân sách và minh họa bằng đồ thị.
b. Hàm hữu dụng được cho: TU = (M-2)P. M là thịt, P là khoai tây
Phối hợp nào giữa thịt và khoai tây mà bà Cẩm cần mua để tối đa hóa hữu dụng? Tổng
thỏa dụng tối đa lúc đó là bao nhiêu?
c. Nếu giá khoai tây tăng đến 10 ngàn đồng/kg. Đường ngân sách thay đổi thế nào? Phối
hợp nào giữa thịt và khoai tây để tối đa hóa hữu dụng? Tổng thỏa dụng tối đa lúc đó là
bao nhiêu?
4. Hàm tổng độ thỏa dụng của SV A được cho như sau: TU(X,Y) = X.Y
a. Giả sử hiện tại SV A tiêu dùng 14 đơn vị X và 12 đơn vị Y. Nếu SV A giảm tiêu dùng
HH Y xuống mức 8 đv thì cần phải tiêu dùng bao nhiêu HH X để duy trì mức tổng độ
thỏa dụng ban đầu? TU (12x, 14y) = 168. U = XY → 168 = 8X → X = 21
b. Tổ hợp HH nào sau đây SV A thích hơn: (3X,10Y) và (4X,8Y).
c. Đối với 2 tổ hợp HH (8X,12Y) và (16X,9Y) sinh viên A có bàng quan hay không?
d. Giả sử giá HH X là 2 và giá hàng hóa Y Ià 4. Sinh viên A có 80 đồng thì sinh viên A
sẽ tiêu dùng bao nhiêu X, bao nhiêu Y để tối đa hóa độ thỏa dụng?
D. Đáp án

STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Trắc d d d c d b b a c d
nghiệ
m
Đúng S Đ Đ Đ Đ S S Đ Đ S
/Sai

1. A. X = 2, Y = 6, TU = 328
B. X = 3, Y = 7, TU = 382
C. X = 5, Y = 5, TU = 394
2. A. Chưa
B. Tăng dùng M, giảm dùng N
3. A. 20M + 5P = 1000
B. M = 26, P = 96, TU = 2304
C. M = 26, P = 48, TU = 1152
4. A. X = 21
B. Thích A hơn
C. Không bàng quan
D. X = 20, Y = 10, TU = 200
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG V
A. Trắc nghiệm
1. Nếu doanh thu biên (MR) lớn hơn chi phí biên (MC) và doanh nghiệp quan
tâm đến mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận thì nên:
a. Giảm chi phí
b. Giảm sản lượng
c. Tăng sản lượng
d. A,b,c đều sai
2. Đường đồng lượng có đặc điểm:
a. Độ dốc âm
b. Lồi về phía gốc tọa độ
c. Không cắt nhau
d. a,b,c đều đúng
3. Doanh thu biên MR Ià:
a. Doanh thu tăng thêm trong tổng doanh thu khi bán thêm 1 đơn vị SP
b. Chi phí tǎng thêm khi sử dụng thêm 1 đơn vị yếu tố đầu vào
c. Là độ dốc của đường tổng doanh thu
d. Câu a và c đúng.
4. Đường chi phí nào dưới đây không có hình dạng chữ U:
a. Đường CP biến đổi trung bình
b. Đường chi phí trung bình
c. Đường chi phí cố định trung bình
d. Đường chi phí biên
5. Nếu AVC cực tiểu, thì:
a. AVC đang bằng MC
b. MC đang đi xuống
c. MC cực tiểu
d. Tất cả đều sai
6. Câu nào là đúng:
a. AC = (VC +FC)/Q
b. AC =AVC + AFC
c. AC = TC/Q
d. Tất cả đều đúng
7. Nǎng suất trung bình:
a. Nếu AP > MP, AP đang đi lên
b. Đạt cực đại khi AP = MP
c. Tăng lên khi MP đi xuống
d. Tất cả đều đúng
8. Câu phát biểu nào sau đây về chi phí cố định trung bình là không đúng:
a. AFC giảm khi sản lượng tăng
b. AFC = FC/Q
c. Đường biểu diễn là một đường thẳng // với trục hoành
d. Luôn nhỏ hơn AC
B. Các câu phát biểu sau đây là đúng hay sai? Giải thích.
1. Đường tổng sản lượng phản ánh mối quan hệ giữa sản lượng SX được với
số lượng yếu tố SX sử dụng (Đ)
2. Đường sản lượng biên (MP) cho thấy mức gia tăng tổng sản lượng khi sử
dụng thêm 1 đơn vị của YTSX (Đ)
3. Khi mức sản lượng biên đang tăng thì mức chi phí biên đang giảm (Đ)
4. Theo các nhà KT học, ngắn hạn là khoảng thời gian dưới 5 năm (S)
5. DN đạt lợi nhuận cực đại khi sản lượng đạt cực đại (S)
6. Nếu mức chi phí biên lớn hơn mức doanh thu biên thì DN nên cắt giảm sản
lượng để tối đa hóa lợi nhuận (Đ)
7. Nếu mức chi phí biên nhỏ hơn chi phí trung bình thì sản lượng gia tăng sẽ
làm chi phí trung bình gia tăng (S)
C. Bài tập
1. Nếu biết hàm số cầu của một DN là Q = 230 – 5/2P, tính TR, MR của DN.
2. Hàm số cầu của 1 DN có dạng: Q = –5P + 1500. Doanh nghiệp có hàm chi phí
biến đổi: VC = 1/10Q2 + 90Q và chi phí cố định là 20.000.
a.Để tối đa hóa lợi nhuận, DN sẽ sx mức sản lượng là bao nhiêu? Tính giá bán và
tổng lợi nhuận đạt được.
Q = 350, P = 230
b.Giả sử thu nhập của NTD tăng lên nên lượng cầu đối với SP của DN tăng thêm
150 đơn vị mỗi mức giá, để đạt lợi nhuận tối đa thì DN sẽ sx ở mức sản lượng là
bao nhiêu? Tính giá bán và lợi nhuận đạt được.
Q = 400, P = 250
3. Một DN có hàm VC = Q2 + 4Q. Sản phẩm của DN bán ra trên thị trường có 50
người giống nhau và hàm cầu của mỗi người là: Q = 10 – 1/10P. Hãy xác định:
a. Hàm số cầu của DN: Q(DN) = 500 – 5P
b. Hàm MC và MR của DN. Biết FC = 120
MR = -2/5Q + 100
MC = 2Q + 4
c. Giá bán, lượng bán và lợi nhuận tối đa của DN.
Q = 40, P = 92
II = 180
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 6

1. Trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo:


a. Tất cả các DN đều là người định giá.

b. Không có trở ngại trong việc gia nhập hay rời bỏ thị trường.

c. Các DN bán các sản phẩm không đồng nhất

d. Người mua và người bán không có đầy đủ thông tin về sản phẩm hay giá cả.

2. Đặc điểm của DN trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo là:
a. Đường doanh thu biên dốc xuống

b. Đường cầu trùng với đường MR và nằm ngang

c. Đường cầu dốc xuống

d. Tất cả đều sai

3. Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo:

a. Doanh nghiệp có vốn lớn sẽ quyết định giá


b. Người bán và người mua chấp nhận giá thị trường

c. Người bán sẽ quyết định giá

d. Tất cả đều sai

4. Quyết định nào mà doanh nghiệp không phải cân nhắc trong thị trường cạnh tranh
hoàn hảo?

a. Sản xuất bao nhiêu sản phẩm

b. Giá bán sản phẩm

c. Công nghệ sản xuất

d. Cách thức sử dụng các YTSX

5. Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, DN sẽ sản xuất:

a. P = MC.

b. MR = MC.

c. D = MC.

d. Tất cả đều đúng

6. Đường cung của DN cạnh tranh HH trong ngắn hạn là:

a. Phần đường chi phí biên MC nằm trên điểm cực tiểu của đường AVC

b. Phần đường chi phí biên MC nằm trên điểm cực tiểu của chính nó

c. Phần đường chi phí biên MC nằm trên điểm cực tiểu của đường AC

d. Phần đường chi phí trung bình AC nằm trên điểm cực tiểu của MC

7. Trong ngắn hạn, DN CTHH sẽ ngừng sản xuất nếu:

a. P < AVCmin

b. ACmin > P > AVCmin

c. P < ACmin

d. Tất cả đều sai


8. Để tối đa hóa lợi nhuận, khi giá thị trường cao hơn chi phí biên MC, DN CTHH cần:

a. Tăng sản lượng bán

b. Ngừng sản xuất

c. Giảm sản lượng bán

d. Tăng chi phí biên

9. Trong TT CTHH, khi DN và ngành đều đạt cân bằng trong dài hạn thì mỗi DN:
a. Có lợi nhuận kế toán

b. Không có lợi nhuận kinh tế

c. Sản xuất ở mức sản lượng mà LAC là thấp nhất

d. Tất cả đều đúng

10. Điều nào sau đây không đúng với thị trường CTHH?
a. Sự thay đổi trong tổng doanh thu bằng giá nhân với sự thay đổi lượng bán

b. Doanh thu cận biên bằng giá

c. Giá không đổi khi lượng bán thay đổi

d. Doanh thu cận biên nhỏ hơn doanh thu trung bình

11. Độc quyền hoàn toàn là cơ cấu thị trường, trong đó:

a. Có một vài doanh nghiệp bán những sản phẩm khác biệt

b. Có một vài doanh nghiệp bán những sản phẩm đồng nhất

c. Một DN bán một loại SP duy nhất và trở ngại gia nhập ngành là rất lớn

d. Một DN bán một loại sản phẩm duy nhất và trở ngại đối với việc gia nhập ngành là
không đáng kể

12. Nhà độc quyền là người:


a. Chấp nhận giá thị trường

b. Không quan tâm đến giá thị trường

c. Quyết định giá trên thị trường


d. Tất cả đều sai

13. Trong thị trường độc quyền bán hoàn toàn, đường cung của DN là:
a. Đường AC

b. Đường MC

c. Đường AVC

d. Tất cả đều sai

14. Trong thị trường độc quyền, để tối đa hóa lợi nhuận, DN sẽ sản xuất:

a. Bất kỳ mức sản lượng nào

b. Tại mức sản lượng có P = MC

c. Tại mức sản lượng có MR = MC

d. Tất cả đều đúng

15. Để điều tiết toàn bộ lợi nhuận độc quyền (lợi nhuận = 0), Chính phủ nên quy định
mức giá P sao cho:
a. P = MC

b. P = AVC

c. P = AC

d. P = MR

16. Khi tổng doanh thu của DN ĐQ hoàn toàn đạt mức tối đa thì:

a. MR = MC

b. MR = 0

c. MR = P

d. MR = AC

17. DN độc quyền hoàn toàn:

a. Luôn có lợi nhuận nhờ ưu thế độc quyền

b. Luôn có mức giá bằng chi phí sản xuất


c. Luôn sản xuất ở quy mô tối ưu

d. Không phải lúc nào cũng có lợi nhuận

18. Trong thị trường mang tính độc quyền thì:

a. Đường cầu của DN độc quyền cũng là đường doanh thu biên

b. Đường cầu của DN độc quyền nằm dưới đường DT biên

c. Đường cầu của DN độc quyền nằm trên và có độ dốc bằng 2 lần đường DT biên
d. Tất cả đều sai

19. Đường cầu của DN ĐQ hoàn toàn là:

a. Là đường cầu thị trường

b. Là một đường dốc lên

c. Là đường nằm ngang

d. Chưa xác định được

20. DN ĐQ luôn đặt giá bán:

a. Bằng tổng chi phí bình quân

b. Bằng chi phí cận biên

c. Bằng doanh thu cận biên

d. Không câu nào đúng

21. Quảng cáo đối với DN ĐQ nhóm:

a. Rất cần thiết vì các đối thủ sẽ chọn quảng cáo để quảng bá SP

b. Không cần thiết do chỉ có 1 số ít DN cung cấp SP trong thị trường

c. Tùy tình huống nên chưa xác định được

d. Không câu nào đúng


22. So với thị trường CTHH, quyền lợi của NTD trên thị trường CT ĐQ:

a. Lớn hơn

b. Nhỏ hơn

c. Bằng nhau

d. Chưa xác định được

23. Đường cầu của DN CT ĐQ:


a. Trùng với đường MR

b. Không co giãn

c. Co giãn hoàn toàn

d. Không câu nào đúng

24. DN CT ĐQ đạt cân bằng dài hạn tại:

a. P = LACmin

b. P = LAC

c. P = AVC

d. P = MC

25. Đặc điểm nào sau đây không phải của thị trường CT độc quyền?

a. Rào cản gia nhập ngành thấp

b. Lợi nhuận của hãng tại điểm cân bằng dài hạn = 0

c. Tại điểm cân bằng dài hạn, hãng tận dụng hết công suất của nhà máy

d. Hãng là người đặt giá

26. Đường cầu của hãng CT ĐQ thường:

a. Dốc hơn so với hãng ĐQ

b. Thoải hơn so với hãng ĐQ

c. Là đường nằm ngang so với trục hoành


d. Không đáp án nào đúng

27. Đường doanh thu biên của DN ĐQ tập đoàn có đặc điểm:

a. Nằm ngang

b. Dốc lên từ trái sang phải

c. Có khoảng trống gián đoạn

d. Chưa đủ thông tin để xác định

28. Hãng độc quyền tập đoàn có đặc điểm nào sau đây?

a. Chấp nhận giá

b. Đường cầu hoàn toàn co giãn

c. Phụ thuộc chặt chẽ vào đối thủ cạnh tranh

d. Có nhiều đối thủ cạnh tranh

B. Các câu phát biểu sau đây là đúng hay sai? Giải thích.

1. Trong thị trường CTHH, các DN không thể tác động đến giá sản phẩm để tăng lợi
nhuận. (Đ)
2. Đường cầu đối với sản phẩm của một ngành cạnh tranh hoàn hảo là một đường thẳng
song song với trục hoành. (Đ)
3. Nếu mức doanh thu biên MR lớn hơn chi phí biên MC thì DN nên tăng sản lượng để
tăng lợi nhuận (Đ)
4. DN ĐQ bán sẽ hoạt động tại bất kỳ miền cầu nào, không quan tâm đến độ co giãn vì
DN ĐQ có thể toàn quyền định giá SP. (S)
5. Chỉ số Lerner càng tiến về 0 thì mức độ độc quyền càng lớn (S)
6. Đối với DN ĐQ thì doanh thu biên luôn luôn nhỏ hơn mức giá (S)
7. Do có khả năng ấn định giá nên DN ĐQ không bao giờ thua lỗ (S)
8. Đường cung trên thị trường ĐQ không dịch chuyển (S)
9. Thị trường cạnh tranh độc quyền không gây ra tổn thất cho XH vì người tiêu dùng có
nhiều sự lựa chọn và DN cũng có thể tự đặt giá SP của riêng mình (S)
10. Thặng dư của NTD trong thị trường CT ĐQ lớn hơn trong thị trường CTHH (S)
11. Các DN ĐQ nhóm sẽ đồng loạt tăng giá nếu 1 DN tăng giá (S)
12. Bài toán “Tình thế tiến thoái lưỡng nan của người tù” cho thấy khi mỗi người tự
theo đuổi mục tiêu của riêng mình, kết cục nhận lại luôn là kết cục tốt nhất cho mỗi
người (S)
C. Bài tập:
1. Giả sử chi phí biên MC của 1 DN CTHH là: MC = 3 +2Q. Giá sản phẩm hiện là 9.
a. Mức sản lượng nào DN sẽ sản xuât để IImax? (Q = 3)

b. Thặng dư sản xuất của DN là bao nhiêu? (PS = 9)

2. Giả sử một DN CTHH có đường tổng chi phí là TC = Q2 + Q + 100.

a. Hãy xác định các hàm: FC, AC, AVC và MC.

b. Nếu giá bán trên thị trường Ià 27 đvt/sp thì DN sẽ SX ở mức SL bao nhiêu để IImax?
Lợi nhuận thu được là bao nhiêu?
c. Tại mức giá nào thì DN hòa vốn trong ngắn hạn? Lượng SP cung ứng của DN là bao
nhiêu?
d. Khi giá thị trường giảm xuống còn 9 đvt/sp thì DN có nên dừng SX hay không? Tại
sao?

e. Xác định đường cung ngắn hạn của DN.

3. Một DN ĐQ có đường cầu: Q = 3.000 – 10P và hàm tổng chi phí: TC = 1/10Q2 +
180Q + 6.000. Hãy:
a. Xác định hàm MR và MC của DN?

b. Xác định giá và sản lượng để DN tối đa hóa lợi nhuận? Lợi nhuận là bao nhiêu?

c. Xác định giá bán để DN tối đa doanh thu? Tính doanh thu tối đa của DN.

4. Có 70 người tiêu dùng SP X trên thị trường. Giả sử, hàm số cầu cá nhân của họ là
giống nhau và có dạng: P = 280 – 70/4Q. Chỉ có 1 DN sản xuất SP X và hàm chi phí SX
có dang: VC = 1/6Q2 + 30Q và FC = 15.000

a. Xác định hàm số cầu thị trường.

b. Để tối đa hóa lợi nhuận, DN cần SX mức giá và sản lượng bao nhiêu? Tính II đạt
được.
5. Giả sử bạn là nhà độc quyền cung cấp một loại đồ chơi trẻ em. Cầu của bạn được xác
định bởi phương trình: P = 80 – Q/2 và chi phí biên của bạn là MC = Q. Chi phí cố định
của bạn là 400. Vẽ đường cầu, đường chi phí biên, đường doanh thu biên cùng giá và
sản lượng tối đa hóa lợi nhuận trên đồ thị.

You might also like