You are on page 1of 9

Nhân dịp 1 số bạn thắc mắc về học FRM Part I, mình xin có bài trả hàng dựa quan

điểm của 1 người làm


ngân hàng như sau:
A. Tại sao nên thi FRM
- Hiệu quả: Rẻ hơn, ít level hơn, tăng giá trị trong tương lai nhanh hơn
- Cầu từ thị trường lao động: Cầu lớn, tăng trong tương lai gần từ các ngân hàng để triển khai
Basel (Chuẩn bị để tuân thủ Thông tư 41/2016 và 13/2018)
- Ít áp lực cạnh tranh: Ngành Risk ít gặp phải sự cạnh tranh của con ông cháu cha do tính
chuyên môn sâu
- Nền tảng để tiếp thu kiến thức: FRM hỗ trợ tiếp thu Basel và các thực hành tiên tiến khác.
- Nên thi càng sớm càng tốt: Đề thi FRM ngày càng khó. Nguồn cung FRM cũng ngày càng
nhiều nên cạnh tranh sẽ nhiều hơn  Nếu quyết định thi thì nên thi sớm
B. Trước khi ôn thi hay Các yếu tố bắt buộc
- Tiền: Chi phí thi tối thiểu 750$ cho Part 1, và thêm 350$ nếu thi Part 2. Mua thêm tài liệu thì
500k, liên hệ với Lê Đình Ngọc – Admin group “FRM vietnam group”
- Giáo trình: Nên có tối thiểu 1 bộ Swecher/GARP và có thể thêm Bionic để luyện bài tập.
- Nền tảng: Tiếng Anh đọc hiểu (nếu Tiếng Anh ngành Tài chính/ Rủi ro thì càng tốt), Toán cơ
bản, Kiến thức chung về Tài Chính. (Không bắt buộc phải có cả 3 nhưng nếu thiếu thì sẽ tiếp
thu chậm hơn)
- Thời gian:
o Bên Tây khuyến cáo nên dành 250h ôn thi (với người nói Tiếng Anh nhưng chưa có
nền tảng về Risk)
o Bên Ta thì mình khuyến cáo nên dành 200-250h nếu bạn có đủ 3 nền tảng kể trên. Nếu
thiếu 1 thì cộng thêm 50-100h với mỗi kỹ năng thiếu. Người có lợi thế như đã thi CFA/
làm việc trong ngành Risk/ có gia sư riêng,... thì sẽ mất ít thời gian hơn. Tuy nhiên
không nên dưới 150h.
- Máy tính: Máy + kỹ năng bấm máy. FRM chỉ chấp nhận máy tính tài chính (giống CFA), máy
này cần 1-3 tháng để sử dụng thành thục.
C. Bắt đầu ôn thi hay Các yếu tố khuyến nghị
- Xu hướng đề thi FRM: Càng ngày càng khó, theo hướng tăng tỷ trọng câu hỏi lừa/ yêu cầu
suy luận sâu/liên hệ giữa các book,.... Đề tháng 5 thường khác và khó hơn đề tháng 11 năm
trước và tương đương đề tháng 11 chính năm đó. => Nếu có khả năng thích ứng tốt thì nên thi
tháng 5, còn nếu học hành chăm chỉ nhưng yếu tim thì nên thi tháng 11.
Chia sẻ thêm, 3 năm trước, mình chỉ cần học vẹt và nhớ 1 phần công thức book 2 là có thể xếp
vào nhóm 50% cao điểm nhất. Thế nhưng các câu hỏi book 2 của năm ngoái thì rất khó, còn
đề năm nay thì tích hợp kiến thức book 2 vào các câu hỏi book khác. Thứ 2, dẫu đã chuẩn bị
tinh thần đề tháng 5 năm nay sẽ khó hơn năm ngoái, nhiều bạn vẫn shock khi gặp đề năm nay,
với nhiều câu hỏi thậm chí còn không biết thuộc book nào. Với xu hướng tiến hóa của đề thi,
các bên nên chuyển dần từ học vẹt, học nhớ sang học hiểu.
- Học bản chất: Do các câu hỏi không còn đơn thuần là kiểm tra trí nhớ ở giáo trình, và nhớ
dạng bài tập mà được thay đổi để kiểm tra mức độ hiểu của thí sinh nên học bản chất ngày càng
quan trọng.
Một ví dụ để bạn hình dung, mình sẽ lấy 1 ví dụ ở Chap 1, Book 1, trong đó Credit risk có 4
types: Default, Bankruptcy, Downgrade, Settlement. Nếu học bình thường thì sẽ nhớ 4 loại rủi
ro này và láng máng hiểu được định nghĩa 4 loại rủi ro. Còn nếu học bản chất sẽ phân biệt được
4 loại rủi ro này, mối quan hệ của chúng với nhau và các rủi ro khác. Thử nhé, hãy phân biệt

1
Nguyễn Hoàng Anh
Nghoanganh6892@gmail.com
Default risk và Bankruptcy. Để chứng minh mình hiểu bản chất, bạn có thể dừng đọc ở đây,
đọc chap 1, quay trở lại trả lời câu hỏi này và kiểm tra đáp án ở Note 2 cuối bài này.
Vậy làm thế nào để hiểu được bản chất. Học bản chất khá gần với tư duy logic, phản biện. Đây
là 1 đề tài rộng, và mình sẽ không đi sâu ở đây. Mình chỉ khẳng định là tư duy logic không phải
là bẩm sinh mà là kỹ năng. Bạn có thể tìm hiểu về các sách về tư duy phản biện và THỰC
HÀNH các kiến thức đọc được. 1 cách đơn giản để hiểu sâu hơn là bạn CHỦ ĐỘNG so sánh
mối quan hệ giữa các khái niệm: Bao hàm, kế tiếp, loại trừ,....
- Liên hệ: Để hiểu sâu cũng cần liên hệ các kiến thức khác nhau. Tiếp tục ví dụ trước, Downgrade
risk và Settlement risk có quan hệ ntn với Market risk? Kiến thức về Market risk cũng ở Chap
1 - Book 1, khuyến khích bạn tự trả lời trước khi check đáp án ở Note 3 và tiếp tục đọc.
Khả năng liên hệ kiến thức quan trọng vì đề thi FRM có xu hướng tăng tỷ trọng câu hỏi link
kiến thức giữa các đơn vị kiến thức khác nhau, thậm chí giữa các book với nhau thay. Hơn nữa,
việc liên hệ giữa các kiến thức với nhau sẽ giúp bạn nhớ và hiểu kiến thức đó hơn. Hãy thử so
sánh mức độ hiểu Downgrade risk và Settlement risk trước và sau khi so sánh với Market risk.
Một cách để rèn khả năng liên hệ là vẽ mindmap, ban đầu có thể sử dụng phần mềm hỗ trợ cho
đỡ tốn giấy :D. Não trái được giải phóng khỏi lượng lớn thông tin chi tiết mà chỉ phải tập trung
vào cấu trúc của kiến thức. Khi vẽ, não trái sẽ kích thích vùng não phải giúp tăng năng suất
não. Kết hợp 2 não sẽ giúp bạn dễ nhìn được mối liên hệ hơn, đồng thời bớt sợ kiến thức và
nhớ lâu hơn.
- Từ biết đến hiểu: Khi học có 3 cấp độ: biết – hiểu – vận dụng. Phần này mình sẽ nói đến 2
cấp độ đầu, còn phần thực hành sẽ trình bày bên dưới. Biết (learning) 1 kiến thức là việc bạn
đã từng tiếp xúc 1 kiến thức, và bạn phải chủ động thì mới nhớ lại được (ý thức). Hiểu
(acquisition) là việc bạn thực sự làm chủ 1 kiến thức đó, có thể nhớ lại và sử dụng kiến thức đó
vô thức, hay không cần nỗ lực. (từ nay mình xin phép dùng 2 khái niệm bằng Tiếng Anh để
mọi người dễ theo dõi)
Để phân biệt rõ hơn 2 khái niệm này, bạn thử bắt đầu với khái niệm hầu hết mọi người đều đã
learning: “xác suất”. Nhưng hãy thử giải thích khái niệm “xác suất” là gì với 1 người khác, và
khó hơn, hãy giải thích với 1 đứa trẻ cấp 2 chỉ trong 3-5 câu. Nếu bạn làm được thì bạn đã
Acquisition rồi đấy. (Khi đã thực sự Acquisition, bạn sẽ giải thích vấn đề đơn giản, dễ hiểu và
ngắn gọn. Còn khi chưa thực sự hiểu kỹ, bạn sẽ thường lấp liếm bằng cách sử dụng các thuật
ngữ cao siêu. Trong đề thi tuyển dụng của 1 đại gia công nghệ là: Hãy giải thích khái niệm máy
chủ (sever) cho 1 đứa bé 8 tuổi). Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn, và luyện tập Acquisition ở đây:
http://cafebiz.vn/nha-vat-ly-doat-giai-nobel-chia-se-phuong-phap-hoc-nhanh-moi-thu-tren-
doi-chi-voi-3-buoc-20161203091338502.chn
Acquisition là level cao hơn hẳn và mang mang lại lợi thế lớn so với biết trong kỳ thi FRM, và
người học nên nâng tỷ lệ acquisition càng cao càng tốt. Với 1 bài tập đơn giản lợi thế của
acquisition so với learning là không nhiều, chỉ rút ngắn thời gian làm bài và tăng độ chính xác
hơn hơn. Lợi thế của việc Acquisition chỉ thể hiện rõ rệt khi gặp các bài tập khó. Hãy giả định
giới hạn năng lực não tại 1 thời điểm như RAM máy tính, luôn giữ ở mức 1 GB. Việc giải
quyết có ý thức 1 kiến thức là 0,6 GB, còn việc vô thức là 0,01GB, việc liên kết giữa 2 kiến
thức là 0,2GB. Nếu bạn phải giải quyết 1 vấn đề tạo bởi 2 kiến thức A và B. Nếu cả A và B
bạn mới dừng ở Learning thì bạn cần dùng 0,6 x 2 + 0,2 = 1,4 GB > 1 GB => Vượt quá năng
lực não bộ  Không giải quyết được. Nhưng nếu bạn đã Acquisition kiến thức A rồi thì bạn
chỉ cần dùng 0,01 + 0,6 + 0,2 = 0,81 GB < 1GB. => Giải quyết được vấn đề.
D. Tự học hay trung tâm
- Có nên học trung tâm?: Lợi ích không thể phủ nhận của trung tâm là tiết kiệm thời gian tự
nghiên cứu, kiến thức thường tin cậy hơn so với bạn tự đọc sách, có timeline học rõ ràng và áp
2
Nguyễn Hoàng Anh
Nghoanganh6892@gmail.com
lực để bạn tuân theo timeline đấy. Học trung tâm phù hợp với những bạn thiếu tự tin và năng
lực để tự học, thiếu khả năng sắp xếp timeline và kỷ luật để tuân thủ timeline đó, hoặc người
có đủ các kỹ năng trên nhưng muốn tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, trung tâm cũng có cũng có
nhược điểm, không bao gồm các vấn đề như học phí, thời gian di chuyển đến trung tâm, hay
tốc độ dạy quá nhanh/chậm.
Điểm nguy hiểm khác, học trung tâm cho bạn cảm giác an toàn giả tạo. Một buổi học ở trung
tâm thường có khối lượng kiến thức rất lớn, và khiến não bạn phát mệt và nghĩ rằng chỉ cần
nhớ hết là đủ để đi thi. Nhưng não bạn mệt vì nhớ chứ không phải mệt vì tư duy. Khi bạn sử
dụng kiến thức của người khác (giảng viên) nghiên cứu hộ và không tự đào sâu thêm kiến thức
thì có thể bạn chỉ nghiên cứu kiến thức khá nông và không hình thành đủ khả năng tư duy để
giải quyết đề thi. Nhưng để thi đỗ cần cả 2 yếu tố: kiến thức cơ sở và kỹ năng tư duy - tức kỹ
năng sử dụng kiến thức cơ sở này để làm bài thi. Vì vậy, nếu bạn học trung tâm, hãy chú ý đến
việc tự học của mình. Còn nếu bạn đã đỗ 1 chứng chỉ tương đương như CFA, CPA,... và có đủ
thời gian để ôn luyện, tự học có thể là phương án tốt với bạn hơn.
- Lưu ý với người tự ôn thi: Để tự ôn thi, có vài tip với bạn như sau:
o Bắt đầu càng sớm càng tốt: Não bạn cần thời gian để tiêu hóa kiến thức, nên nếu
cùng thời lượng học là 250h thì dải đều trong 4 tháng sẽ tốt hơn cày cuốc trong 1 tháng.
Nên học có ít nhất 1 lần học lại để thấm những kiến thức đã học từ lần 1.
o Lên khung chương trình ôn chi tiết: Bạn nên sắp xếp để ôn lại 2 lần. Lần 1 là học
vỡ, học những kiến thức trọng tâm, bạn có thể có nhiều phần chưa hiểu kỹ. Lần thứ 2
là để học tỉ mỉ tất cả mọi thứ và liên kết các phần với nhau. Nếu bạn có 4 tháng để ôn
thì có thể phân: Lần 1 (1,5 tháng), Lần 2 (1,5 tháng), làm đề 1 tháng.
o Kỷ luật, kỷ luật và kỷ luật: Đây có lẽ là yếu tố quan trọng nhất. Mỗi người đều có
vấn đề của riêng mình: công việc, thi cử, gia đình,... nhưng bạn cần vượt qua điều đó
để không bỏ cuộc giữa chừng hoặc chậm tiến độ. Nếu có sự cố khiến bạn bị chậm tiến
độ, cố gắng học bù ngay sau đó để trở lại tiến độ.
o Học theo nhóm: Học khối lượng kiến thức khổng lồ 1 mình rất dễ nản, vì vậy bạn nên
kiếm 1-5 người để học cùng. Cả nhóm có thể thống nhất tiến độ, bài tập về nhà,... và
đặt ra mức phạt cho việc vi phạm. Việc học theo nhóm có thể giúp bổ sung quan điểm
khác nhau, gia tăng tính phản biện và tạo hứng thú. Tuy nhiên, nhóm vẫn nên có ít nhất
1 bạn có tư duy tốt hoặc đã thi 1 chứng chỉ tương đương để dẫn dắt nhóm.
- Lưu ý với người học trung tâm: Tương tự, có vài mẹo với các bạn học trung tâm.
o Bản thân: Dù bạn tự học hay học trung tâm thì việc phát triển kỹ năng tư duy của bản
thân là rất quan trọng. Sau mỗi buổi học ở trung tâm, bạn cần tự hỏi mình đâu là kiến
thức mình đã Acquisition, đâu chỉ là kiến thức learning. Giải thích/giảng lại cho người
khác để kiếm tra mức độ nắm kiến thức.
o Tìm bạn học chung: Bạn nên có 1 người học cùng để giải thích/kiểm tra kiến thức
cho nhau. Bạn có thể đặt ra luật chung để tăng cường tính kỷ luật.
o Trước và sau buổi học: Thường thì tốc độ học ở trung tâm khá nhanh do bị ép tiến
độ, và học viên có thể không theo kịp tốc độ hoặc bị stress do quá nhiều kiến thức ập
đến 1 lúc. Một số bạn thường giải quyết bằng đọc lại sau buổi học và lời khuyên là bạn
nên dành thời gian đó để nghiên cứu bài trước buổi học. Đọc trước buổi học sẽ khó
khăn hơn vì bạn tự phải nghiên cứu kiến thức mới và phần lớn đọc trước sẽ không hiểu
nhưng khó khăn là tốt vì nó bắt não phải làm việc, và tuy ý thức bạn không hiểu nhưng
tiềm thức của bạn vẫn xử lý thông tin bài học. Bạn có thể thử nghiệm với 2 buổi học:
1 buổi đọc trước, 1 buổi ôn lại sau và kiểm tra sự khác biệt sau đó 1 tuân

3
Nguyễn Hoàng Anh
Nghoanganh6892@gmail.com
Cách đọc trước có hiệu quả là tập trung vào cấu trúc thông tin thay vì nội dung chi tiết.
Tức trong ví dụ mình lấy ở mục 1 thì nên tập trung vào rủi ro tín dụng bao gồm 4 loại
nhỏ, tên của 4 loại đấy thay vì cụ thể nội dung từng loại rủi ro. Nội dung chi tiết sẽ
được giải đáp trên lớp. Nếu được, bạn nên vẽ mindmap để hình dung mối quan hệ giữa
các nội dung học.
Sau buổi học trên lớp, bạn nên dành 15-30 phút để xem lại và sửa lại mindmap. Thời
gian ôn trước và sau buổi học chỉ khoảng 1h nhưng sẽ giúp bạn hiểu và nhớ hơn là để
đến cuối khóa mới review (với thời gian tương ứng).

E. Trước khi thi


Học kiến thức chỉ là bước đầu, sau đó đến bước vận dụng các kiến thức đó để làm bài tập, làm đề
thi thử và đi thi thật. Sau đây là 1 số lưu ý.
- Luyện bài tập và đề: Cách để nhớ kiến thức tốt nhất là sử dụng nó. Khi học xong 1 chap, bạn
nên làm ngay bài tập của chap đó để nhớ và hiểu kiến thức tốt hơn. Có 2 bộ bài tập phổ biến
của Kaplan (Q Bank chứ không phải 5 bài tập cuối mỗi chương đâu nhé) và Bionic Turtle. Sau
khi làm hết 1 bộ này là bạn đã nắm được kiến thức cơ bản của FRM. Sau đó, bạn có thể làm
Mock exam cho từng book và cả 4 book. Bạn nên làm trong thời gian quy định để luyện kỹ
năng kiểm soát thời gian.
- Nhanh hơn chứ không nhanh nhất: Như đã nói, các bài tập trên chỉ là cơ bản giúp bạn hiểu
và nhớ kiến thức hơn, đề thi thật sẽ khó hơn nhiều. Bạn có thể hình dung độ khó bằng làm đề
thi thử của GARP, đề này khó và hay hơn đề của Kaplan và Bionic nhưng vẫn kém đề thi thật
1 trình. Nhiều bạn làm đúng 80-90% đề thi thử của GARP nhưng đi thi vẫn bị sốc với đề thật.
Nhưng nếu đề và bài tập của Kaplan và Bionic thua xa đề thi thật như vậy thì mình luyện làm
gì? Xin trả lời với bạn là FRM đánh giá đỗ/trượt dựa vào kết quả tương đối so với mặt bằng
chung. Việc bạn làm hết 1 bộ đề giúp bạn nắm vững được các kiến thức cơ bản, và cung cấp
các hình mẫu tư duy cơ bản trong FRM để giải các câu hỏi khó hơn. Nếu bạn làm hết 1 trong
2 bộ này là bạn đã có ưu thế so với mặt bằng chung rồi.
Mình nói cũng khá nhiều rồi nhỉ? Để thư giãn, mọi người đọc 1 truyện cười để thư giãn cái đã
trước khi đến phần tiếp theo nhé: https://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/hoc-tieng-anh/9-
truyen-cuoi-tieng-anh-hay-nhat-trong-mat-sinh-vien-3321828-p3.html
- Xử lý các câu hỏi khó: Nếu bạn vẫn chưa hài lòng với lợi thế trên và muốn tiếp tục gia tăng
lợi thế cho mình thì câu trả lời ngay sau đây. Đề thi FRM thường có nhiều câu hỏi khác với các
dạng cơ bản hoặc ngoài tầm trí nhớ của bạn, như kiểu “Làm thế nào để tính VaR khi bạn quên
công thức”, hay “Làm thế nào để giải quyết bài toán lũy thừa khi bạn chỉ học phép cộng và
phép nhân”? Để giải quyết vấn đề này, bạn cần trả lời đồng thời 2 câu hỏi “Làm thế nào để hạn
chế tối đa các câu hỏi này?” và “Làm thế nào để trả lời đúng nhiều nhất có thể với nguồn lực
kiến thức biết trước?”.
Câu trả lời cho câu 1 là các phần mình đã đề cập ở trên: hiểu bản chất, học cách liên hệ và nâng
tỷ trọng Acquisition. Khi rèn luyện tốt kỹ năng này, kết hợp với 1 đề của Bionic/Kaplan để có
nguồn lực về các hình mẫu tư duy cơ bản trong FRM là bạn sẽ giải quyết được kha khá các câu
hỏi khó rồi.
Dù chuẩn bị kỹ thế nào, thì bạn vẫn sẽ gặp các câu hỏi mà bạn không đủ nguồn lực để giải
quyết trọn vẹn và bạn vẫn phải trả lời câu hỏi thứ 2. Câu trả lời chính là rèn luyện khả năng ra
quyết định/giải quyết vấn đề với thông tin/ nguồn lực hạn chế. Đây cũng là 1 chủ đề rộng và
khó trình bày hết ở đây. Một vài mẹo bạn có thể áp dụng là xem mối quan hệ giữa các đáp án
hoặc sử dụng 1 vài đặc điểm của đề bài để thu hẹp/loại bớt khả năng của đáp án. Kỹ năng được
rèn luyện qua thực hành, bạn có thể làm vài đề Mock exam để hiểu rõ ý của mình hơn.
4
Nguyễn Hoàng Anh
Nghoanganh6892@gmail.com
F. Sau khi thi
- Đừng quá quan trọng bài thi: Nếu bạn là người ôn luyện cẩn thận thì nhiều khả năng câu đầu
tiên bạn bước ra khỏi phòng thi là “Mày ơi, tao trượt rồi”. Nguyên nhân không phải vì bọn học
giỏi toàn chém là không làm được bài (như hồi cấp 3 ấy nhỉ :D) mà vì đề thi FRM sẽ khó hơn
các đề luyện thi, nên thi xong thấy shock và tự ti vào kết quả của mình. Hồi thi xong Part 1,
mình tin chắc là trượt rồi, và buồn mất cả 1 tuần. Sau đấy 1,5 tháng thì báo kết quả là book
1,3,4 được vào Quarter 1 (25% cao nhất), và book 2 vào Quarter 2 (nhóm từ 25%- 50%). Vậy
ý rút ra là đề khó sẽ khó chung, thi xong về các bạn đừng quá nặng nề về phần làm bài. Trong
1,5 tháng tới, còn nhiều việc để bạn làm hơn là ngồi lo lắng cho kết quả thi.
- Vận dụng kiến thức đã học: Việc thi đỗ FRM là quan trọng nhưng khi thi xong rồi bạn sẽ
thấy những gì bạn học được từ FRM còn quan trọng hơn. Em gái mình cũng ôn thi FRM nhưng
không được mình dạy vì mình quan niệm những gì tự tìm ra sẽ ở lại lâu hơn là tiếp thu thụ
động từ người khác. Khi bạn học FRM, bạn không chỉ nhận 1 chứng chỉ mà còn là kiến thức
trong đó và cách bạn tư duy, tự nghiên cứu nữa. Và đến đây, bạn đã hoàn thành 2 bước đầu
trong tiến trình Biết – Hiểu – Vận dụng. Bước cuối cùng là đưa kiến thức FRM vào công việc
hàng ngày của bạn hay sử dụng để nghiên cứu cao hơn.
Việc sử dụng này có thể là trực tiếp như định giá hay tính VaR của danh mục ngoại hối, danh
mục trái phiếu,... Tuy nhiên, danh sách ứng dụng trực tiếp ở VN tương đối hạn chế, và nhiều
người than rằng học FRM xong chả giúp được gì trong công việc, ngoài 1 cái bằng để hỗ trợ
thăng tiến trong công việc. Thực ra, bạn cần nhìn rộng ra hơn, ứng dụng của FRM không chỉ
giới hạn ở các kiến thức mà là về tư duy rủi ro. Mình có làm công việc liên quan đến stress test
thanh khoản, trong đó phải xây dựng giả định về hành vi rút tiền của khách hàng trong điều
kiện bất lợi (kiểu tiền gửi 100 tỷ thì sau 1 ngày rút bao nhiêu tỷ, ngày thứ 2 rút thêm bao
nhiêu,...), và còn là định lượng nữa chứ. Trong FRM không có phần nào trực tiếp giải quyết
vấn đề này (3 chap cuối book 4 có nói về stress test nhưng toàn là các nội dung high level
không liên quan). Nhưng nếu bạn mở rộng góc nhìn 1 chút bạn sẽ thấy vấn đề tương đối giống
với vấn đề VaR – 1 công cụ đo lường với rủi ro thị trường và tín dụng sẽ gặp ở Book 4: mức
độ thiệt hại ứng với tình huống xấu (với xác suất xảy ra thấp) trong 1 thời gian nhất định. Và
khi đã nghĩ được như vậy, bạn chỉ cần xem lại các phương pháp tính VaR và chọn phương
pháp phù hợp để áp dụng tương tự.
- Không ngừng học hỏi: FRM khá quan trọng nhưng là chưa đủ. Để hỗ trợ chuyên môn cho
công việc, bạn nên học hỏi thêm các kiến thức khác nữa. Sau đây là các kiến thức mình tìm
hiểu thêm để phục vụ công việc liên quan đến Rủi ro thị trường và Rủi ro bảng cân đối (thanh
khoản, lãi suất)
o Basel: Cái này thì thôi khỏi cần nói nhỉ? 
o MS Excel: Sử dụng thành thục để tăng năng suất công việc. Nói chung hầu hết người
làm mảng RISK nên học
o VBA (cao hơn là SQL): Hữu ích với người thường xuyên làm việc với dữ liệu, đặc biệt
là dữ liệu nặng hoặc các công việc lặp đi lặp lại
o Kế toán ngân hàng: Giúp hiểu hơn về báo cáo tài chính của ngân hàng, theo dõi/hiểu
bản chất của sự biến động các khoản mục
o Kinh tế vĩ mô: Biết được sự ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô đến lãi suất, tỷ giá, thanh
khoản,...
G. F4U
Đây là 1 note rất dài và cảm ơn bạn đã đọc đến tận đây. Chia sẻ về cách học, sử dụng FRM đã hết và phần
cuối này để giới thiệu về trung tâm FRM mà mình tham gia giảng dạy. Do vậy, bạn có thể dừng ở đây.
5
Nguyễn Hoàng Anh
Nghoanganh6892@gmail.com
Bạn vẫn đọc tiếp à, cảm ơn . F4U hay Finance for you center là trung tâm dạy FRM mà mình là 1 trong
4 thành viên sáng lập. F4U hướng tới dạy các bạn hiểu bản chất FRM, cách ứng dụng FRM vào công việc
ngành RISK ở Việt Nam (trước mắt vẫn chỉ là ngành ngân hàng) và cung cấp các công cụ hỗ trợ để bạn có
thể nghiên cứu sâu về ngành tài chính.
Ưu điểm:
- Chương trình học hướng đến dạy bản chất, giúp học viên hiểu sâu kiến thức và tăng khả năng
tư duy FRM
- Option: Cung cấp các module để áp dụng FRM vào quản trị rủi ro trong ngân hàng ở Việt Nam.
NẾU CHỦ ĐỘNG, bạn sẽ học được hầu hết các công việc trong quản trị rủi ro thị trường, và
tự tin về chuyên môn nếu làm việc ở phòng Rủi ro thị trường của các ngân hàng.
- Option: Cung cấp các module ứng dụng các phần mềm phân tích số liệu như VBA, Matlab,...
- Học phí cạnh tranh
- Hình thức học linh hoạt: Offline hoặc Online
Học viên tiềm năng
- Những bạn muốn đỗ FRM 
- Những bạn muốn học FRM theo hướng bản chất
- Những bạn muốn học FRM theo hướng ứng dụng thực tế
Nếu muốn tham gia cùng chúng tôi thì sau đây là link đăng ký học:
https://www.facebook.com/groups/388642357938156/permalink/1213783055424078/

6
Nguyễn Hoàng Anh
Nghoanganh6892@gmail.com
Note 1: Hồ sơ người viết
Họ tên : Nguyễn Hoàng Anh
Kinh nghiệp : 4 năm trong lĩnh vực ngân hàng, hơn 3 năm trong lĩnh vực Quản trị rủi ro thị trường,
Quản trị rủi ro bảng cân đối (thanh khoản và lãi suất trên sổ ngân hàng)
Kết quả thi FRM: Đỗ ngay trong lần thi đầu tiên với thời gian ôn thi hạn chế (lưu ý là các bạn hãy theo
những gì tôi nói và đừng theo những gì tôi làm. Nên dành tối thiểu 150h mỗi Part để có kết quả như ý)
- Part 1: Tháng 5/2015 với thời gian ôn luyện gần 100h
- Part 2: Tháng 5/2016 với thời gian ôn luyện khoảng 50h
FB : https://www.facebook.com/hoang.anh.9678
Email : nghoanganh6892@gmail.com

7
Nguyễn Hoàng Anh
Nghoanganh6892@gmail.com
Note 2: Phân biệt Default risk và Bankruptcy risk
Mối quan hệ giữa Default risk và Bankruptcy risk là nối tiếp. Khi cho khách hàng vay thì gặp rủi ro khách
hàng không trả được nợ (default risk). Và khi khách hàng thực sự default rồi thì bên cho vay thường thu
hồi vốn bằng tài sản đảm bảo. Nếu bên cho vay bán tài sản đảm bảo được 80 tỷ, trong khi khoản vay ban
đầu là 100 tỷ thì bên cho vay chịu thiệt hại 20 tỷ - là bankruptcy risk. => Bankruptcy risk là rủi ro theo sau
Default risk.

8
Nguyễn Hoàng Anh
Nghoanganh6892@gmail.com
Note 3: Liên hệ giữa Downgrade risk, Settlement risk với Market risk
Downgrade risk: Khi bạn mua trái phiếu 1 doanh nghiệp với lãi suất chiết khấu x% và giá 100$. Sau đó,
tình hình doanh nghiệp đó xấu đi, lãi suất chiết khấu của thị trường tăng lên (x+s)% và giá trái phiếu giảm
xuống dưới (100 – Y)$. Khi đó, thiệt hại của bạn là phần giảm giá trái phiếu (Y$) nhưng khác với Default
risk (và Bankruptcy risk) là bạn chưa thực sự bị mất tiền trừ khi bạn bán trái phiếu đó đi. Thiệt hại của bạn
khá giống rủi ro lãi suất trong Market risk: bạn mua trái phiếu, lãi suất chiết khấu tăng khiến giá trái phiếu
giảm, gây thiệt hại cho người nắm giữ. Do trái phiếu là 1 hình thức cho vay đặc biệt, nên bạn suy luận tương
tự downgrade risk của 1 khoản vay.
Settlement risk Tên chính xác của rủi ro này là presettlement risk. Rủi ro xảy ra khi bạn tham gia 1 hợp
đồng phái sinh đáo hạn vào thời điểm t với đối tác X. Nếu thị trường biến động có lợi, thì hợp đồng phái
sinh đó mang lại lãi cho bạn. Tuy nhiên, bạn chưa nhận được khoản lãi đó ngay mà phải đợi đến khi hợp
đồng đáo hạn vào thời điểm t. Điều này phát sinh rủi ro trường hợp đối tác X phá sản vào trước thời điểm
t, và bạn không nhận được khoản lãi đáng được nhận. Rủi ro này ngược với Market – trường hợp thị trường
biến động bất lợi, gây tổn thất cho bạn. Tóm lại, khi bạn tham gia hợp đồng phái sinh, nếu lỗ bạn gặp market
risk và nếu lãi, bạn gặp presettlement risk.
Tiện đây, settlement risk được quy định trong Basel II.5 và TT41 dưới cái tên counterparty credit risk/ rủi
ro tín dụng đối tác. Bạn có thể đọc 2 văn bản này để hiểu sâu hơn.

9
Nguyễn Hoàng Anh
Nghoanganh6892@gmail.com

You might also like