You are on page 1of 8

"CHIẾN THUẬT" ÔN THI APC

Theo yêu cầu của Tư Hiền Nguyễn, mình xin có 1 vài chia sẻ về chiến thuật Ôn và thi CCKTHN
(APC) mà mình đã áp dụng cho kỳ thi năm 2016
Về cách ôn, phương pháp làm bài từng môn thì các thầy, cô đã chia sẻ giúp nhóm mình là tuyệt
đỉnh rồi, Ví dụ dụ như bài viết của cô Lý Phương Duyên về môn thuế chẳng hạn, rất hay và bổ ích.
Mình không phải “múa rìu qua mắt thợ” làm gì.
Mình chỉ chia sẻ với tư cách là người đi trước các bạn nửa bước thôi.
I. CHIẾN LƯỢC TỔNG THỂ
Nếu muốn đỗ ngay trong 1 kỳ thi cần giải bài toán: Tìm phương án tối ưu khi nguồn lực đầu vào hữu
hạn (tương tự bài trong Kế toán quản trị). Nguồn lực ở đây là thời gian hữu hạn cho khối lượng kiến
thức quá lớn. Càng về cuối các bạn sẽ càng thấy khối lượng kiến thức của kỳ thi này nó khổng lồ
đến thế nào. Chưa đi chưa biết Cửa Lò – Đi rồi mới biết nó To thế này! 😂 😂 .😂

Trước hết, để xây dựng được chiến lược hợp lý cho mình bạn phải biết rõ kết quả như thế nào thì
đỗ
+ Thứ nhất, các môn đều không được dưới 5đ
+ Thứ hai, tổng 4 môn phải từ 25 đ trở lên
(Thông tư 129, Bộ tài chính, năm 2012)
Như vậy, điểm của các môn có vai trò như nhau, và các bạn nên phân bổ thời gian nhiều vào các
môn dễ ăn điểm mà mất ít thời gian nhất, môn sở trường của mình. Từ đó xây dựng bảng điểm dự
kiến cho mình.
Mình xin phân tích từng môn theo quan điểm, khả năng của mình để các bạn tham khảo:
+ Kế toán: Đây là môn “xương” nhất mặc dù chúng ta đều là dân kế toán lâu năm. Để được 5-6đ
môn này thì không quá khó nhưng để tăng 1đ môn này thì tốn thời gian, sức lực gấp mấy lần môn
khác. Do vậy không nên ưu tiên học môn này. Trừ phần kế toán quản trị phải học kỹ để ăn chắc 2đ
(phần này ít, dễ học và dễ được điểm tối đa), lý thuyết ăn 2đ, định khoản ăn 2đ thì 6 đ trong tầm tay
rồi.
Mục tiêu: 5.5 -> 6đ
+ Pháp luật: Môn này mình thấy 1 số bạn điểm rất cao. Tuy nhiên quan điểm của mình kỳ vọng gỡ
điểm ở môn này thì rủi ro cũng rất lớn. Đề hỏi đúng chỗ cần học thuộc . mình k biết thì mất điểm
nguyên câu đó luôn.
Mục tiêu 6đ
+ Thuế: Tuy không phải là môn dễ nhưng nhìn chung các quy định về thuế là dễ hiểu và ít tranh cãi
hơn môn luật. Chịu khó làm hết bài tập cô Hoài, thầy Trường dạy là ổn.
Mục tiêu 6.5 -> 7đ
+ Môn Tài chính: Môn này tuy lúc học thì hơi khó nhưng các dạng bài lại không nhiều, không thay
đổi thường xuyên như môn Luật và môn Thuế. Chịu khó làm bài tập, làm đi làm lại cho quen để rút
ngắn thời gian làm bài (thường dài) và hạn chế nhầm lẫn bấm máy. Lý thuyết thì chỉ nên học những
vấn đề cơ bản các thầy dạy trên lớp (slides). Không cần sưu tầm bộ câu hỏi khó, các bạn sẽ tự làm
mình choáng.
Mục tiêu môn này 7 -> 8đ
Thế là các bạn đã có bảng điểm dự kiến cho mình rồi. Từ đó các bạn sẽ biết môn nào phải học thế
nào. Môn kế toán khối lượng rất lớn nhưng mục tiêu chỉ 5-5 -> 6 thì không học hết được cũng không
sợ nữa. Cứ bình tĩnh mà run! 😂

II. ÔN THI VÀ THI


1. Đi học đầy đủ
Bởi vì những gì cơ bản nhất, tinh hoa nhất các thầy cô đều nói trên lớp cả. Nhớ những gì các thầy
cô nói trên lớp là hành trang rất tốt để vào phòng thi.
Mình nhớ là đã đọc ở đâu đó người ta đã nghiên cứu rằng: Nghe người khác nói hiệu quả tiếp thu
nhanh gấp 4 lần tự đọc. Hơn nữa ở đây chúng ta lại toàn được nghe những chuyên gia hàng đầu thì
hiệu quả còn hơn nhiều.
2. Thu âm các bài giảng, copy vào điên thoại để thường xuyên nghe lại. Khi quên chỗ nào lại mở
máy ra để cô “giảng” lại cho. Khi khó ngủ, nằm cạnh chồng vẫn nghe được bình thường. 😎
3. Chỉ nên ôn trong phạm vi những bài học ở lớp ôn và trong tài liệu mà Bộ tài chính công bố. Yêu
tiên học kỹ hơn những phần quan trọng (các thầy nhấn mạnh trên lớp, hoặc đánh giá bằng cảm
quan của bản thân)
4. Về cuối đợt ôn nên giải hết các đề thi trong 3-5 năm gần nhất. Khi giải nên đặt mình vào hoàn
cảnh trong phòng thi. Làm nhiều sẽ quen, khi nào mỗi câu thời gian hoàn thành trong vòng không
quá 35’ là ok.
5. Chú ý luyện kỹ năng làm bài. Khi thi nhất định làm hết các câu. Câu nào không biết thì làm theo
kinh nghiệm hoặc suy đoán. Hãy nhớ: Viết sai không bị trừ điểm, không viết không có điểm. Nên
làm mỗi câu 1 tờ, việc bổ sung thêm ý sẽ dễ dàng hơn. Cố gắng dành 5-10’ cuối để soát lại bài.
Hy vọng bài viết sẽ giúp ích phần nào cho các bạn. Ít nhất là cổ vũ tinh thần. Mình còn đỗ thì các
bạn cứ yên tâm nhé. Đừng nghe người ta dọa mà sợ.
Chúc các bạn thành công!
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH NÂNG CAO

Em xin trân trọng cảm ơn GS Công Nguyễn đã ưu ái ACE ôn thi CA mà chia sẻ bao kinh nghiệm
quý giá ạ !
Kinh nghiệm ôn thi môn Phân tích hoạt động tài chính nâng cao
Chào các bạn!
Sếp Tư Hiền Nguyễn lệnh cho tui phải viết về kinh nghiệm ôn thi môn "Phân tích hoạt động tài chính
nâng cao" trong chương trình thi CPA cũng đã khá lâu nhưng hổm rày còn mải mê lo "cơm, áo, gạo,
tiền" nên cứ lần lữa mãi. Hơn nữa, tui nhát gan sợ viết ra những điều mà các bạn thấy có vẻ không
"lọt lỗ tai" lại cho vài cục gạch thì nguy! Tuy nhiên, Sếp Tư Hiền Nguyễn đã ra lệnh thì "cái thằng tui"
phải tuân thủ rồi. Cũng xin được thưa rõ: Qua nhiều năm hướng dẫn ôn thi, ra đề thi và chấm thi
môn "Phân tích hoạt động tài chính nâng cao" và cũng là một trong những thành viên tham gia biên
soạn chuyên đề này (hichic, biên soạn xong được ông Bộ Tài chính trả cho mấy đồng rùi mất quyền
tác giả lun), tui xin gói gọn một vài điểm gọi là kinh nghiệm ôn và thi sau đây:
1. Tài liệu ôn thi
Nhiều bạn phân vân trong việc lựa chọn tài liệu ôn thi, đặc biệt là phần tài liệu tham khảo. Xin thưa
rằng: các bạn đừng lăn tăn gì cả, chỉ cần sử dụng duy nhất tài liệu do Bộ Tài chính ban hành
(Chuyên đề 6 - Phân tích hoạt động tài chính nâng cao). Trong tài liệu, chúng tôi đã biên soạn rất
đầy đủ kiến thức phục vụ cho việc ôn thi môn này. Các bạn cũng đừng lăn tăn khi thấy một số nội
dung trong tài liệu này khác với các tài liệu khác mà các bạn đã đọc, thậm chí có thể sai, có thể lạc
hậu. Các bạn cứ yên tâm sử dụng vì quan điểm của Bộ Tài chính cả về đề thi và đáp án phải dựa
trên cơ sở tài liệu chính thống mà Bộ đã ban hành, không vượt quá và ra ngoài tài liệu.
2. Kinh nghiệm ôn
Cũng như các môn học có bài tập vận dụng khác, theo tui, các bạn cần kết hợp học lý thuyết và làm
bài tập theo từng nội dung. Lý thuyết không cần học thuộc mà chỉ cần học hiểu rồi tiến hành giải bài
tập. Khi giải bài tập, một lần nữa các bạn sẽ nhớ lại lý thuyết và vô hình trung, nội dung lý thuyết sẽ
đọng lại trong bộ nhớ của các bạn. Tui chắc chắn rằng: bất cứ thầy cô nào khi hướng dẫn ôn thi -
ngoài một số bài tập tổng hợp - cũng đều soạn riêng cho các bạn một số dạng bài tập khác nhau,
gắn với từng nội dung ôn tập. Các bạn cũng có thể sưu tầm và làm lại các đề thi cũ, vừa để ôn
luyện, vừa để thử sức và biết đâu, đề thi năm nay lại có dạng tương tự như thế! Haha.
3. Kinh nghiệm thi
Các bạn cứ xác định thi cử như một cuộc chơi, thắng thì tốt mà thua cũng hay. "Thua" hay vì nó cho
ta kinh nghiệm, cho ta bản lĩnh. Các bạn còn trẻ, thời gian còn dài, có thể làm lại, có sao đâu! Tuyệt
đối không cay cú. Có vậy, tư tưởng các bạn mới thoải mái, tâm hồn mới thanh thoát, các bạn mới
sáng suốt, mới có thể tập trung trí tuệ để làm bài thi được tốt. Các bạn chú ý mấy điểm sau nhé:
(1) Lựa chọn câu làm trước, sau:
Khi nhận đề thi, các bạn cứ đọc lướt qua một lần, hễ thấy câu nào không cần thời gian chuẩn bị là
làm ngay câu đó. Từ ngày xưa, "các cụ có câu" (hic, bây giờ vẫn đúng) là "hết nạc, vạc xương". Các
bạn cứ làm từ câu dễ đến câu khó, chẳng đi đâu mà "thong thả" cả! Từ từ, tất cả 05 câu trong đề thi
sẽ được các bạn giải quyết hết. Các bạn nhớ nhé: không được bỏ qua câu nào cũng như coi trọng
câu nào hơn câu nào vì mỗi câu trong bộ đề thi đều 02 điểm, ngang nhau tất.
(2) Trình bày nội dung từng câu:
Các bạn đọc kỹ từng câu, kể cả lý thuyết và bài tập để xem trong từng câu có những yêu cầu cụ thể
nào. Sau đó, các bạn trả lời thẳng vào từng ý của câu. Tuyệt đối không được gộp các ý của từng
câu vào cùng một câu trả lời, các bạn sẽ mất điểm đó. Trên thực tế, chúng tôi đã gặp khá nhiều bạn
trả lời theo cách gộp ý mà như các bạn biết, đáp án cho điểm chi tiết theo từng ý nên những bạn
gộp ý chỉ được một lần điểm của ý chủ đạo. Người chấm không được phép phân loại lại câu trả lời
để cho điểm theo từng ý.
Khi trả lời, các bạn cũng chú ý: không được dài dòng, mất thời gian không cần thiết. Nhiều bạn khi
làm bài hết sức rông dài, như kiểu làm văn ngày phổ thông, cứ phải hết "mở bài" đến "thân bài" rồi
mới đến "kết luận" hay như các cháu thi "Đường lên đỉnh Olympia" ý, cứ phải qua giai đoạn "khởi
động", rồi "vượt chướng ngại vật" mới đến "tăng tốc" và cuối cùng mới "về đích"!
Về điểm này, xin thưa, các bạn cứ làm theo kiểu "gạch đầu dòng", trả lời theo từng ý, hỏi gì trả lời
nấy! Nếu các bạn nhớ điều này, chắc chắn các bạn sẽ không tốn thời gian vào những nội dung vô
bổ, không mang cho các bạn bất kỳ một tý điểm nào.
Đối với những câu hỏi lý thuyết kèm theo ví dụ minh họa, cha mẹ ơi, nhiều bạn - những bạn này tui
xếp vào nhóm "quá thông minh" - lấy ví dụ hết sức phức tạp, dài dòng. Điều này sẽ làm khó các
bạn, mất thời gian không cần thiết mà kết quả không hơn những bạn thông minh vì điểm của câu
cũng chỉ vậy. Các bạn nên nhớ rằng: ví dụ chỉ để minh họa yêu cầu lý thuyết nên các bạn lấy sao
cho càng đơn giản, càng phải ít tính toán càng tốt!
Đối với các câu bài tập, các bạn cố gắng thiết lập các bảng phân tích. Điều này không những giúp
các bạn tính toán dễ dàng mà còn giúp các bạn có cơ sở dữ liệu để so sánh, nhận xét nhanh, gọn.
Khi làm bài, các bạn chỉ cần nhìn dữ liệu ở bảng mà không phải "lục tung" để tìm dữ liệu trên các
trang viết vốn dĩ không được "sạch sẽ", "rõ ràng" của các bạn. Hơn nữa, các thầy khi chấm bài cũng
rất dễ nhìn nhận!
Và điều cuối cùng, các bạn cố gắng viết rõ ràng bài thi vì chữ viết của nhiều bạn - thú thật - đọc
không nổi. Mà đọc không nổi, làm sao có thể chấm được, đúng không bạn?
Túm lại, kinh nghiệm thi của tui chỉ có mấy điểm sau: (1) Dùng của nhà (tài liệu); (2) học đi đôi với
hành (ôn lý thuyết kết hợp giải bài tập); (3) Hết nạc, vạc xương (ưu tiên làm câu dễ trước); (4) mía
ngon đánh cả cụm (làm hết tất cả các câu); (5) hỏi gì, nói nấy (giải quyết trực tiếp theo từng ý của
từng câu, kiểu gạch đầu dòng, không rông dài); (6) minh họa giản đơn (lấy ví dụ càng đơn giản càng
tốt); (7) dùng hình thay chữ (sử dụng bảng phân tích khi giải bài tập) và (8) đọc được (viết rõ ràng,
không viết chữ "tác" sang chữ "tộ")!
Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kỳ thi!
THUẾ

PGS TS Ly Phuong Duyen


Chào các bạn
Hứa với Tư Hiền Nguyễn đã lâu nhưng bận quá nên hôm nay mới viết được. Trong stt này, mình
muốn chia sẻ với các bạn ôn thi CCHN KTKT một số kinh nghiệm để làm bài thi nói chung, bài thi
môn thuế nói riêng đạt kết quả tốt nhất - dưới góc nhìn của một giáo viên.
Các tiếp cận bài viết này của mình đi từ việc chỉ ra một số lỗi mà các bạn thường mắc phải khi làm
bài thi khiến cho các bạn không đạt được số điểm như mong muốn và cách khắc phục những lỗi đó
để có thể quét được tối đa số điểm với những kiến thức mà các bạn đã có.
1. Không làm hết các câu hỏi.
Các bạn sẽ bảo- có làm được đâu mà làm hết. Hoặc - có đủ thời gian đâu mà làm được hết.
Các bạn CHẮC CHẮN làm được
Các bạn luôn nhớ, đề thi có 5 câu, mỗi câu 2 điểm. Một câu trả lời của các bạn dù hay mấy, dù dài
mấy- đến 4 trang- cũng chỉ được tối đa 2 điểm. Nhiều người làm 3 tờ giấy thi mà điểm cũng không
cao hơn người làm 1 tờ giấy thi vì chỉ LÀM DÀI chứ không LÀM ĐỦ. Theo kinh nghiệm mà nhiều
người đã tổng kết- xác xuất đúng thường sẽ là 70% . Như vậy, nếu các bạn làm được cả 05 câu thì
xác xuất được 7 điểm sẽ cao hơn là làm chắc chắn 4 câu ( 8 x 70% = 5.6 điểm). Vì vậy, thay vì làm
quá kỹ một câu thì các bạn nên bố trí thời gian làm đủ cả 5 câu ( 180 phút /5 câu = 36phút/câu
nhưng phần lý thuyết có thể chỉ cần 25')
Tip: Đọc cả 5 câu, chọn câu có dạng quen thuộc hoặc dễ làm trước, các câu còn lại làm sau ( Tip
này quá quen nhưng không phải ai cũng làm được). Có nhiều bạn do gặp câu quen thuộc và dễ làm
trước nên làm rất cẩn thận và dài dòng, tốn rất nhiều thời gian nên các câu sau không còn thời gian
làm nữa. Hoặc, có bạn chỉ học kỹ một số sắc thuế như GTGT, TNCN và trong đầu luôn nghĩ là câu
hỏi về thuế TNDN là khó nên để cuối cùng. Tuy nhiên, trong nhiều TH, câu hỏi về TNDN rất dễ lấy
điểm mà bị bỏ qua, rất tiếc.
2. Làm đủ nhưng không hết ý của câu hỏi:
Nhiều bạn trả lời câu hỏi - đặc biệt là các câu hỏi lý thuyết - thường bỏ quên một vài ý hoặc để trống
một số ý mà các bạn chưa biết các trả lời và vì vậy, cũng không được hết số điểm của câu
Các bạn lưu ý là đáp án luôn cho điểm CHI TIẾT theo TỪNG Ý trong câu hỏi. Nếu các bạn bỏ qua ý
nào thì chắc chắn không thể có điểm cho ý đó vì sẽ bị vượt khung. Vì thế, tip thứ 2 là phải đọc, gạch
chân dưới các ý của câu hỏi và trả lời đủ các ý đó, đừng bỏ trống, cho dù hiểu như thế nào cũng
phải ghi câu trả lời vào vì có khi chỉ một gạch đầu dòng của các bạn đã được 0.5 điểm.
VD: Hãy cho biết thế nào là cá nhân cư trú? Cách xác định thuế TNCN đối với TN từ kinh doanh của
cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú có những khác biệt căn bản gì?
Câu trả lời phải đủ 2 ý: Tiêu thức xác định cá nhân cư trú và sự khác biệt( Chỉ rõ ai? Bao nhiêu?
như thế nào?)
3. Làm tắt các bước.
Thực tế cho thấy khi làm bài thi, thay vì tính toán số thuế cho từng nghiệp vụ, nhiều bạn làm tắt
bằng cách cộng gộp tất cả các khoản chi phí được trừ hoặc thuế VAT đầu ra, VAT đầu vào. Cách
này có thể làm cho các bạn bị bỏ qua một số điểm thành phần vì các lý do sau:
(1) Một trong số các khoản chi phí hoặc VAT đầu ra, VAT đầu vào bị tính nhầm thì TỔNG chi
phí/VAT đầu ra/VAT đầu vào sẽ bị sai và rất khó để G.V có thể tìm và nhặt TỪNG thông tin trong
phép tính để cho điểm. ( Mặc dù G.V vẫn thường phải làm như vậy). Và có nhặt thì cũng không bao
giờ cho hết điểm vì chưa ra đến kết quả cuối cùng. Nhưng nếu các bạn tách ra, đúng phần nào sẽ
được trọn vẹn điểm phần đó.
(2) Trong một số TH, đáp án yêu cầu phải có phần giải thích (vì sao lại tính/không tính; chịu/không
chịu thuế) thì các bạn sẽ bị bỏ mất điểm phần này.
Vì vậy tip 3- không làm tắt, không cộng gộp nếu có đủ thời gian
Với các kỳ thi của VN, các bạn cần ghi đủ cả các thông tin TỔNG - TỔNG VAT đầu ra, TỔNG VAT
đầu vào được khấu trừ, TỔNG cf được trừ...vì phần này vẫn được tính điểm. Nhg tip này không cần
thiết với các kỳ thi nước ngoài vì trong marking Scheme của các kỳ thi ( Malaysia, UK, Australia mà
mình có) chỉ quan tâm điểm thành phần, không quan tâm số cuối cùng 🙂

4. Trả lời không đúng ý câu hỏi - còn gọi là lạc đề


Lỗi này khá nhiều - đặc biệt là với câu hỏi lý thuyết. Và dù bạn có mất tgian viết rất dài thì cg không
có điểm vì trong đáp án không có. 😞

Tip: gạch chân các ý trong câu hỏi, định hình trước khi trả lời câu hỏi để có câu trả lời đúng ý câu
hỏi.( Tip này chỉ đúng trong TH các bạn có kiến thức về câu hỏi đó, trong TH không biết rõ câu trả
lời thì quay về Tip 1- cứ hiểu sao viết vậy, các bạn đã đi làm trong thực tế thế nào thì viết thế, ĐẶC
BIỆT, nếu không đủ thời gian hoặc nhớ không kỹ thì cứ KEY WORDS mà viết, vẫn được tính điểm,
không nên bỏ qua bất kỳ câu hỏi nào)
5. Lúng túng với câu hỏi có thông tin chưa đầy đủ nên làm bài mất rất nhiều thời gian cho câu hỏi
đó.
Trong một số TH, câu hỏi có thể đưa ra các thông tin chưa đầy đủ hoặc chưa chặt chẽ để có một
câu trả lời duy nhất nên nhiều bạn lúng túng, không biết nên làm NTN
Tip: các bạn có thể đưa ra một giả định ( kiểu bổ sung thông tin cho đề bài ấy) và làm theo giả định
của mình. Nếu còn nhiều thời gian thì đưa các giả định khác nhau, nếu không thì chỉ cần một giả
định vẫn có thể có điểm tối đa.
VD: đề thi cho thông tin : hàng hóa tiêu dùng nội bộ - không nói rõ là dùng cho SXKD hay không
dùng cho SXKD. Các bạn có thể cho giả định - Giả sử dùng cho SXKD --> không kê khai, tính thuế
GTGT đầu ra, thuế GTGT đầu vào vẫn được khấu trừ. Hoặc giả định: Không dùng cho SXKD-->tính
thuế GTGT đầu ra cho HHDV theo giá bán của SP cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát
sinh và làm theo giả định này.
6. Cho ví dụ dài dòng:
Trong đề thi lý thuyết thường có một số câu yêu cầu - cho VD minh họa.
Lưu ý rằng- VD minh họa cho một ý nhỏ thường chỉ được 1/4 - 2/4 điểm. Vì thế, không nên mất quá
nhiều thời gian về VD này. Hỏi gì cho VD ấy TRỰC TIẾP, LUÔN, không sa đà.
VD: - Các TH gia hạn nộp thuế, cho VD minh họa:
Trả lời: Trong năm tính thuế N, DN bị cháy một kho nguyên liệu và phân xưởng SX --> DN được gia
hạn nộp thuế. (XONG- 1/4 điểm. 🙂

Tạm thời thế đã nhé. Mình sẽ bổ sung sau. Tháng này mình rất bận nên chắc không trả lời inbox
cho các bạn được, bạn nào chưa hiểu ý tứ nội dung nào trong stt này có thể để lại comment, mình
sẽ tập hợp các ý kiến của các bạn để trả lời chung nhé.
Chúc các bạn thi đạt kết quả tốt nhất.
NGUYỄN BÍCH HUỆ
Xin mời CPA 2015 @Huệ Bích Nguyễn lên sóng nhé !
Quá phục em luôn, tự ôn thi ở những tháng cuối thai kỳ mà đỗ hết 4 môn 1 lần với số điểm từ 7-8,5 !
"Chỉ còn tầm 1 tháng nữa là ngành kế toán, kiểm toán bước vào 1 cuộc thi cấp chứng chỉ hành
nghề độc lập. Cuộc thi này ko có loại bỏ cạnh tranh lẫn nhau như kỳ thi đại học nên cứ đủ điểm với
điều kiện là được cấp bằng.
Mặc dù rất nhiều bạn thi xong bảo không dùng bằng để làm gì được vì làm dịch vụ Kế toán kiểm
toán tồn tại độc lập nó còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác mới sống bằng nghề đó được. Tuy nhiên, là
một kế toán nhiều năm trong ngành và đã làm rất nhiều lĩnh vực nhưng vẫn phải thường xuyên học
hỏi, trau dồi kiến thức, cập nhật văn bản pháp luật thuế, kế toán tài chính để đáp ứng công việc.
Cũng nhân tiện đây mình nhắn nhủ các bạn không có điều kiện ôn thi thì lên mạng tải tài liệu quý
của các bạn tâm huyết chia sẻ ( Rất cám ơn các bạn trong wkt, các giáo viên, các cán bộ của trung
tâm luyện thi đã hỗ trợ về mặt tài liệu và phương pháp để bản thân mình vượt qua được), nhiều
người đã tự học và đạt kết quả rất cao.
Lan man một chút mình sẽ có một vài kinh nghiệm chia sẻ với các bạn trước khi bắt tay vào ôn thi.
Việc định hướng đi thi trước hết phải quyết tâm học ôn, có học ôn mới thi được, xác định không học
ôn thì không thể làm tốt các môn thi và đạt đủ điều kiện cấp chứng chỉ được. Vì vậy, không có cách
nào khác ngoài ôn thi.
Còn 1 tháng nữa, đủ thời gian để các bạn kế toán và kiểm toán bắt tay vào tổng ôn, thời gian này
nếu các bạn đã tham gia các lớp ôn thi tại cá trung tâm thì đã hình dung ra các nội dung phải ôn rồi
và chia thời gian để ôn lại các môn nhé. bạn nào không đi ôn trung tâm được thì gu gồ các trang
chia sẻ tài liệu, bài giảng để xem nội dung cần đề cập và ôn thi. Đặc biệt là các bạn đi ôn thì thực sự
hoang mang vì kiến thức quá nhiều mà vừa học vừa phải làm chứ k thể tập trung được và các bạn
chủ yếu đều có gia đình, buổi tối có học đc thì cho con đi ngủ xong mới dậy học được tý, đi làm về
mệt mỏi rồi ngồi vào bàn học tý là buồn ngủ ngay. Nhưng, nếu quyết tâm có thể làm được.
Theo kinh nghiệm mình khi ôn thi bất cứ môn nào ( Mình thi kế toán viên nên chỉ thi 4 môn), phần lý
thuyết mình đều ôn theo phương pháp Mind Map - lập sơ đồ đồ tư duy mở rộng từ chủ để - chương
mục - nội dung - định nghĩa - đặc điểm và liên hệ. Ít nhất mình có thể hình dung đc câu hỏi đang
nằm ở chủ đề nào, chương nào và mình sẽ hình dung được lại khi làm bài. Do hạn chế của thời
gian mình k thể đi vào chi tiết. Mình sẽ chia sẻ phương pháp làm bài thi như sau:
Đối với lý thuyết: Theo mình các bạn bắt tay vào làm thứ tự các bài chứ k nên bỏ qua, không được
phép bỏ qua câu nào, mỗi câu 2 điểm rồi bỏ là rủi ro rất lớn, bỏ qua là sau làm bài tập cuống lên là k
nghĩ được gì về lý thuyết đâu. Khi trả lời câu hỏi lý thuyết không nên trả lời quá súc tích gạch đầu
dòng, làm thế này mà trả lời không đúng ý là k đc điểm nào luôn. Làm lý thuyết thì trước hết nêu
qua định nghĩa, đại lý hay đặc điểm của nôi dung câu hỏi ( không cần thiết phải thuộc đầy đủ nội
dung trong sách), sau đó mới triển khai các nội dung đề cập trực tiếp, viết thành dạng bài văn chứ k
nên viết cộc lốc. Khi bạn viết thành bài văn thì người chấm thi sẽ đọc và nhặt ý để cho điểm, trong
nội dung bài có đề cập đến là có khả năng được điểm cho phần trình bày này.
Khi trả lời liên quan đến luật, nếu k nhớ chính xác điều nào, thông tư nào thì tốt nhất nên nói chung
chung chứ đưa ra sai là mất điểm luôn mà nói chung chung cũng sẽ được nhặt ý tính điểm. Điều
nữa là cố mà nặn ra viết cho dài dài chút chứ câu lý thuyết 2 điểm mà viết đc nửa trang giấy là k ổn,
cố viết dài dài nhé! Kinh nghiệm của bao nhiêu người thi qua trong lớp ôn thi của mình đấy, ôn rất
tốt, học rất kỹ nhưng khi vào gạch mây đầu dòng lại nhầm ý là mất điểm, điểm thấp ngay. Các bạn
lưu ý nhé! lý thuyết ngon lành là đã được 3- 5 điểm rồi.
Về phần bài tập, Phần này làm đến đâu phải chắc đến đấy chứ k như lý thuyết. Phần bài tập dài thì
cứ 1 bài tập xin 1 tờ giấy thi để làm, đừng trừ trống ra rồi áp lực về diện tích để viết, cứ xin 1 tờ làm
1 bài k hết để trống k sao cả, k nhất thiết phải viết hết kín tờ giấy thi 4 mặt mới xin sang tờ khác đâu,
cứ để vậy k sao cả. Khi làm bt thì nên đọc và làm bài nào nắm chắc nhất trước, làm mắc phát dừng
lại sang tờ khác làm bài khác, nhất là môn tài chính, dài kinh khủng và sai 1 bước là mất điểm luôn,
môn tài chính các bạn nên hên xui là có 5 chương có bài tập thì chọn 3 chuwong làm thật nhiều thật
chắc các dạng, sau ra bài tập là làm chắc đc 2/3 phần bài tập cũng đã kiếm đc tầm 3 điểm rồi.
không nên áp lực phải làm hết tất cả các dạng ở các chủ đề khác nhau nhất là các bạn không đi ôn
được thì nên chọn chiến thuật này để làm. Tất nhiên làm xong rồi có time sẽ làm tiếp, có thể cũng
hỏi được người bên cạnh ( cách chỗ) về kết quả, cách làm, cách định khoản ...( tất nhiên k thể đi hỏi
hết đc).
Môn kế toán năm nào cũng có câu tình huống, câu này trước hết các bạn nói qua về đặc điểm của
nội dung cần trình bày( Ví dụ năm 2014 có câu nghiệp vụ trên được điều chỉnh bằng phương pháp
nào? - Lúc đó mình có thể nêu qua vài dòng về các phương pháp điều chỉnh sau đó mới đi vào
nghệp vụ đó thuộc dạng nào nên áp dụng dạng điều chỉnh nào)
Môn thuế thì bài tập không khó nên môn này dễ ăn điểm nhất và cứu các môn khác, mn lưu ý một
số điểm thay đổi về luật và thông tư về thuế GTGT, TNDN, TNCN, TTDB trong 2 năm gần năm thi (
trong năm thi thì các văn bản ra sau 30/4 thì k có trong bộ đề thi)
Môn luật khi trả lời tình huống cũng nên nói qua luật đó nói gì rồi trả lời tình huống viết thành dạng
bài văn có mở thân và kết luận nhé!
Các môn kiểm toán tiếng anh, phân tích và kiểm toán thì mình k có ý định thi nên thể chia sẻ với các
bạn đc.
Mong rằng một số chia sẻ này sẽ giúp các bạn có thêm một chút kỹ năng khi làm bài.
CHÚC NHÀ NHÀ CÓ KỲ THI THẬT HIỆU QUẢ VÀ MANG ĐƯỢC CHỨNG CHỈ VÀO THÁNG 5
NĂM SAU VỀ NHÉ

You might also like