You are on page 1of 2

5 SAI LẦM KHIẾN ĐA SỐ HỌC SINH THI MÃI ĐIỂM VẪN THẤP

SAI LẦM 1: Môn nào thi trước thì ôn trước.


Đối với Phương thì đây là lỗi phổ biến nhất của các bạn. Nếu lịch thi giãn cách ra thì ôn như vậy
là đúng; tuy nhiên, lịch thi dày đặc cứ 1-2 ngày lại thi 1 môn, thì ôn như vậy là không hợp lý. Chưa
kể, có những môn thì chỉ 1 tín chỉ, môn thì lại 3 tín chỉ (trọng số khác nhau) nhưng thời gian các
bạn dành ra để ôn thi lại rất cảm tính, không tương đương với trọng số tín chỉ.
Mình thấy có quá nhiều bạn dành nguyên một nửa quãng thời gian đầu để ôn một vài môn thi đầu
tiên rất cẩn thận, rất chăm, nhưng đến những môn phía cuối lại chỉ có 3-5 ngày học. Dẫn đến việc
điểm mấy môn thì cao, nhưng điểm mấy môn thi phía sau lại thấp. Hoặc trường hợp khác, là
những môn “dễ”, ít tín chỉ, thì điểm rất cao, nhưng môn nhiều tín chỉ điểm lại thấp.
Cách làm đúng: Chia đều thời gian học các môn, tính toán bằng máy tính hẳn hoi sao cho mỗi tín
chỉ sẽ dành 1 unit thời gian bằng nhau. Nhưng vậy thì bạn có thể đảm bảo thời gian dành cho từng
môn học 1 cách hợp lý thay vì dành quá nhiều thời gian vào 1 môn cụ thể.
Cách tính toán cụ thể mình sẽ hướng dẫn ở buổi livestream chia sẻ kinh nghiệm ôn thi vào tối Chủ
nhật tuần này từ 9pm-10pm nha. Link đăng ký ở cuối bài.
SAI LẦM 2: Viết ra vở quá nhiều
Viết ở đây là cả khi ghi bài trên lớp, và khi học thuộc lòng, bạn chép đi chép lại các kiến thức ra vở
để ghi nhớ.
Khi bạn ghi từng câu từng chữ của thầy cô ra vở, bạn quyết định ôn tập, bạn mở vở ghi ra và thấy
Vạn Lý Trường Thành là chữ. Chỉ riêng việc nhìn thấy đống chữ đó thôi đã khiến bạn nản chí chứ
chưa nói đến việc ngồi học. Thêm nữa, rất nhiều bạn khi học các môn thuộc lòng, sẽ chép lại cả câu
ra vở. Bắt bộ não nhớ dàn trải cả những từ thừa thãi, không bổ trợ nội dung thật sự là một việc làm
vô vọng.
Thay vào đó, có rất nhiều phương pháp hiệu quả để hệ thống kiến thức ra vở một cách súc tích và
nhớ lâu, trong đó cách mình dung đó là lập Mindmap. Mình dùng Mindmap để phân chia và gộp
các nhóm thông tin lại với nhau.
Ví dụ: Phân chia các nhóm kiến thức theo chiều dọc: trong phạm vi cùng loại vấn đề, cùng lĩnh
vực, chủ đề.
Phân chia các nhóm kiến thức theo chiều ngang: là các kiến thức trong phạm vi cùng chương mục,
kiến thức khác nhau nhưng có liên quan đến nhau.
Sau khi bạn đã học xong lý thuyết trong vở thì bạn có thể ôn tập nhóm (2-3 bạn) một buổi, hoặc
tự đặt ra những câu hỏi liên quan đến nội dung ôn thi để xem mình đã hiểu rõ vấn đề đó chưa.
Phương thì hay ôn tập cùng 1 nhóm bạn sau khi đã học. Đó cũng là một cách để nhớ lâu và tạo cơ
sở để tăng dung lượng trí nhớ làm việc.
Ngoài ra, khi mình viết lại vào vở thì mình sẽ không bao giờ viết cả câu mà chỉ gạch đầu dòng từ
khóa. Bạn cũng có thể nhiều marker để highlight những từ khóa đáng chú ý. Như vậy thì ngay
trước ngày thi bạn có thể nhìn lướt lại những từ đã highlight để hệ thống lại kiến thức thật
nhanh.
SAI LẦM 3: Chỉ học theo giáo án (slide bài giảng trên lớp)
Nếu bạn muốn tiết kiệm thời gian học, và chỉ aim điểm 6, điểm 7 thì học theo slide bài giảng hay
đề cương thì hoàn toàn ổn. Nhưng nếu bạn muốn điểm 9, điểm 10 full A như mình, thì học trong
giáo án không bao giờ là đủ.
Bạn bè mình , nhiều bạn chăm chỉ học thuộc lòng cả slide bài giảng, cả đống đề cương, mà khi đi
thi vẫn không được điểm 9, 10. Lý do là bởi, những kiến thức cao hơn điểm 7 nó không nằm
trong slide bài giảng.
Mẹ mình là giảng viên đại học, và từ hồi mới chập chững học đại học mẹ mình đã luôn dặn:”Nếu
con chỉ đọc giáo án, thì con được 7 điểm là giỏi rồi. Còn nếu muốn được điểm 9, 10, thì phải đọc
trong giáo trình. Đây là cách các giáo viên như mẹ ra đề, vì kiến thức trong giáo án chỉ là kiến thức
cô đọng, cắt gọn, không thể dùng để giúp cho học sinh am hiểu và có kiến thức toàn diện để có
điểm 9, 10 được.”
SAI LẦM 4: Bỏ qua một số vấn đề hoặc chương.
Khi bạn dựa trên những phán đoán của bản thân và bạn bè để khoanh vùng một số chương cần
học nhất định thì sẽ có ngày bị ” tủ đè” không tiếc thương đấy. Trên thực tế có rất nhiều trường
hợp ” trúng tủ” tạo thêm niềm tin cho một thế hệ lười học. Tuy nhiên bạn cần tự nhận định rằng
việc học tủ như vậy là rất thiếu khoa học, sẽ khiến bạn dễ dàng mất điểm 9, 10 ngay đấy!
Giả sử đề cương có 10 câu, thì dù bạn ôn 9 câu kỹ càng mà bỏ 1 câu thì bao công sức bạn ôn thi
cũng dễ dàng bị đổ xuống sông xuống bể. Xin đừng dồn hết hy vọng vào 9 câu kia, mà hãy cố
gắng chia thời gian sao cho ôn đủ 10 câu
SAI LẦM 5: Thời gian tập trung cao độ quá ngắn
Có nhiều người bảo với mình là "Thà tập trung cao độ 30-40ph còn hơn ngồi dài cả vài tiếng
không hiệu quả". Nhưng mình xin phép phản biện lại là nếu ôn thi là quãng đường, thì quãng
đường bằng thời gian * vận tốc. Vận tốc của bạn có nhanh đến mấy mà thời gian không đủ dài thì
còn lâu mới đến được đích.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp rèn tính tập trung như Pomodoro, Deep Work mọi người có thể
tham khảo, lựa chọn phương pháp phù hợp với bản thân.
Còn với mình, nguyên tắc “vàng” là học 2 tiếng nghỉ 20 ph. Trong vòng 1 tháng ôn thi học kỳ thì
mỗi ngày mình học từ 6-10 tiếng tùy ngày.
Để đảm bảo bạn dành đủ thời gian học, hãy có 1 quyển sổ để track thời gian học của bạn. Cách
mình làm đó là cứ mỗi khi ngồi vào bạn học thì ghi giờ (check in) , đồng thời ghi giờ mình được
phép check out. Thời gian học 1 block của mình là 2 tiếng liền, và để điện thoại sang phòng khác
(xa 5 mét cũng không đủ nên có khi mình nộp điện thoại cho mẹ luôn)
Ví dụ trong số mình sẽ ghi giờ học như thế này:
Block 1: 9h – 11h: Học xong chương 2 môn Toán
Block 2: 11h30 – 1h30: học xong chương 2 môn Lý
Khi nghỉ thì cũng nhớ đặt chuông kẻo nghỉ quá giờ nha
Cứ như vậy, 1 ngày mình thường ôn 2-3 môn thay vì chỉ 1 môn duy nhất.
Mình biết giờ này có khi rất nhiều em, nhiều bạn có khi thi cuối kỳ rồi mới động đến giáo trình, mới
mượn vở xem bài giảng lần đầu tiên và có khi phải “ngốn” 7-8 chương trong 1 đêm. Để những
môn học sau không lâm vào tình trạng như vậy, và cũng để cứu cánh nếu đã lỡ, mình muốn chia sẻ
nhiều hơn kinh nghiệm ôn tập của mình và tư vấn nhiều hơn khó khăn của từng bạn.
Nguồn: Phương Clark

You might also like