You are on page 1of 3

Kinh nghiệm tự học đến 9.

0 Reading
Xin chào mọi người, qua quá trình tự học mình nhận thấy để cải thiện kỹ năng Đọc, chúng mình
cần tìm được tài liệu phù hợp với trình độ để ôn luyện hiệu quả và đỡ nản. Hôm nay mình xin
phép chia sẻ nguồn tài liệu và quá trình mình đã học để đạt đến IELTS Reading 9.0.
Mình chia nguồn tài liệu và kinh nghiệm cá nhân thành các giai đoạn tương đối:
1. Giai đoạn < IELTS 4.5
- Tài liệu mình thấy tuyệt vời nhất là các cuốn sách bài tập của các giáo trình giao tiếp. Giai đoạn
này chúng mình chưa nên làm đề thi vội vì đề thi thật quá khó. Các cuốn sách bài tập có cả phần
từ vựng, ngữ pháp và bài đọc, mình lại kiểm tra được đáp án ở cuối sách sau khi làm. Hai giáo
trình mà mình tâm đắc là New English File – workbook và New Cutting Edge – workbook.
Chúng mình nên bắt đầu từ trình độ Pre-Intermediate sau đó đến Intermediate. Nếu ngữ pháp có
phần không hiểu mình có thể tìm kiếm kiến thức các dạng ngữ pháp trên mạng, đọc giải thích
bằng Tiếng Việt để hiểu rõ hơn.
- Ngoài ra, giai đoạn này nên được tận dụng để học nhiều Từ vựng và Ngữ pháp cơ bản. Từ vựng
thì hiển nhiên rất cần thiết để dịch hiểu, nhưng một phần không thể thiếu để làm bài chính xác là
Ngữ pháp. Mình xin giới thiệu bộ:
+ Oxford Word Skills (Basic + Intermediate)
+ ngữ pháp Grammar Practice – Longman (Elementary – Pre-Intermediate/ Intermediate).
=> tải trọn bộ sách tại đây : https://s.id/1SKt3
Vì đây là giáo trình bằng Tiếng Anh nên mình cần tìm tòi tra từ điển (có thể bắt đầu với từ điển
Anh – Việt, sau quen dần thì dùng Anh – Anh). Kiến thức ngữ pháp trong cuốn mình giới thiệu
cũng đơn giản, có thể hiểu được chứ chưa quá phức tạp.
2. Giai đoạn làm quen bài thi: IELTS 4.5 – 5.5
- Từ trình độ IELTS 4.5, chúng mình nên tiếp cận dần với bài đọc dài hơn ở các cuốn Basic
IELTS Reading, Get Ready for IELTS Reading – Collins, Complete IELTS 4-5 và bài đọc đầu
tiên của các sách Cambridge Practice Tests. Tự học đồng nghĩa với việc mình phải kiểm tra đáp
án kỹ lưỡng, tìm lại thông tin trong bài đọc để hiểu tại sao mình sai.
- Từ vựng: Ở bước này mình xin giới thiệu thứ tự ưu tiên học từ vựng của mình qua bài đọc.
1. Luôn học những từ đồng nghĩa ở câu hỏi với trong bài đọc.
2. Những từ ảnh hưởng đến việc dịch nghĩa ở bài đọc để làm được câu hỏi.
3. Những từ đã gặp đi gặp lại một vài lần, nhớ mang máng đã gặp ở đâu. hihi
- Từ vựng ở giai đoạn này bắt đầu khó hơn, có từ học thuật, mình ghi chép từ gốc, “word family”
(danh từ, động từ, tính từ, cụm từ, giới từ có liên quan), ghi luôn phát âm, trọng âm, ví dụ. Học
như vậy sẽ áp dụng cho cả phần Nói & Viết. Mình nhấn mạnh đừng quên học cụm từ có liên
quan (collocations), ví dụ achieve a result và result of sth. Về sách chúng mình có thể bắt đầu
học Vocabulary for IELTS nhưng mình thấy từ 5.0 trở lên học thì ổn hơn.
- Hiểu cách dùng các dạng ngữ pháp rất quan trọng để làm đúng vì mình đã thấy rất nhiều lần
câu hỏi và nội dung bài đọc dùng 2 thì khác nhau, bài đọc dùng dùng dạng giả định với điều kiện
loại 2 (would)…Mình thì vẫn học Grammar In Use, nhưng các bạn thử tìm hiểu cả Giải thích
Ngữ pháp – Mai Lan Hương nhé.
3. Giai đoạn 5.5-6.5
- Giai đoạn này có nhiều tài liệu hơn rồi, mình thích nhất cuốn Complete IELTS (5-6.5) &
Improve your IELTS – Reading Skills, kếp hợp làm bài 2 & 3 bộ đề Cambridge Practice Tests.
Trong sách Improve your IELTS, kỹ năng Skimming & Scanning được giải thích rất rõ, các dạng
câu hỏi cũng được giới thiệu cách bước làm bài.
- Nếu ở đầu giai đoạn này thì sách Essential Words for the IELTS – Barron’s rất hay, họ dạy tư
duy về từ đồng nghĩa, dạy “word family” sau bài đọc.
- Mọi người đừng ngại làm lại các đề Reading ở sách Cambridge nhé, bản thân mình làm 3,4 lần,
có khi nhiều hơn. Mỗi lần làm lại sẽ thấy hiểu hơn, ôn lại từ mới và rút ra được chiến thuật tốt
hơn cho bản thân.
4. Từ 6.5 trở lên.
- Với giai đoạn này mình sẽ nói nhiều hơn về các dạng bài và chiến thuật làm bài vì tài liệu chủ
yếu bám vào bộ Cambridge. Với trình độ này chắc hẳn mọi người đều có cách làm riêng cho từ
dạng bài rồi, nhưng mình xin chia sẻ là bước “Đoán câu trả lời” (Prediction) rất hiệu quả với
mình. Mình không chỉ đoán loại từ cần điền dựa vào ngữ pháp mà còn đoán nội dung cần điền ví
dụ đơn giản như:
“…advantages of aluminium screw caps
- do not affect the 1…………. of the bottle contents
- are 2…………… to produce
- are 3…………… to use”
Lúc đọc đề mình sẽ đoán 1. quality; 2. cheap; 3. convenient
Cách này giúp mình định hướng tìm đáp án nhanh hơn, có thể áp dụng với nhiều dạng câu hỏi.
-Không phải nói thì quản lý thời gian với kỹ năng Đọc rất quan trọng, mình ép bản thân dịch,
scanning nhanh hơn qua mỗi lần làm bài, đoán nghĩa của từ nhiều hơn. Thời gian làm bài khoảng
15’ cho bài đầu, 20’ cho các bài sau và ép rút ngắn nhiều hơn nữa.
- Vì rút ngắn được thời gian nên đi thi mình thường có nhiều thời gian kiểm tra lại đáp án. Lúc
làm bài, mình luôn gạch chân và đánh dấu thông tin mình thấy ở bài đọc để sau soát lại. Đã có
nhiều lần mình sửa lại được đúng thêm 1,2 câu.
5. Đọc để giải trí và học hỏi
Ngoài học sách vở, mình tiến bộ nhiều qua đọc báo mọi người ạ. Mình thích đọc tin tức nên hay
lang thang đọc báo mạng nhiều hơn đọc sách. Mình nghĩ việc đọc mỗi ngày giúp bọn mình làm
quen với áp lực làm bài đọc đến 1h và mở rộng kiến thức. Mình recommend báo Reuters để bắt
đầu vì ngôn ngữ khá dễ hiểu, sau mọi người trọn trang mình thích như BBC, CNN, the Guardian,
Sky News…
6. Về tự học
Cuối cùng thì mình thấy rằng việc tự học một ngoại ngữ đòi hỏi nhiều thời gian, công sức. Mọi
người cứ tìm tài liệu đọc, nghe về lĩnh vực yêu thích thông qua sách, báo, tạp chí, các trang
mạng... Điều quan trọng là mình thấy việc học Tiếng Anh chỉ để bổ trợ cho đam mê và công việc
của mình, không bị áp lực quá về việc học. Dịch bệnh như thế này là cơ hội tốt để tận dụng thời
gian học, hãy làm gì đó mỗi ngày, xem 1 video Youtube, đọc 1 bài báo, nói, viết 1 vài câu mọi
người ạ.

You might also like